intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

110
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuẩn bị kế hoạch, khai hoang và đất trồng Điều tra khảo sát, xây dựng đề án toàn diện và thiết kế chu đáo là những điều kiện bảo đảm trồng cao su đạt hiệu quả kinh tế cao. Khi đã có quy hoạch, cần nắm rõ tình hình khí hậu và đất đai của vùng định trồng, phân rõ các khu không trồng được như: ao đầm, dốc lớn, đất nhiều đá, sỏi… Khai hoang đốn cây, dọn đất, chia ra từng khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật, ngay hàng thẳng lối nếu đất tương đối bằng phẳng. Nên khai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su

  1. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cao su Chuẩn bị kế hoạch, khai hoang và đất trồng Điều tra khảo sát, xây dựng đề án toàn diện và thiết kế chu đáo là những điều kiện bảo đảm trồng cao su đạt hiệu quả kinh tế cao. Khi đã có quy hoạch, cần nắ m rõ tình hình khí hậu và đất đai của vùng định trồng, phân rõ các khu không trồng được như: ao đầ m, dốc lớn, đất nhiều đá, sỏi… Khai hoang đốn cây, dọn đất, chia ra từng khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật, ngay hàng thẳng lối nếu đất tương đối bằng phẳng. Nên khai phá trong mùa nắng để kịp trồng mùa mưa, khớp với việc sản xuất cây con, mắt ghép, tránh để đất trống, cỏ dại mọc lại, đất dễ bị xói mòn. Bố trí các lô từ 2 đến 4ha (đồn điền nhỏ) hoặc 25 - 50ha, thậm chí 100ha (đồn điền lớn), có đường lô xung quanh rộng 3-4m thẳng góc với nhau và dẫn đến các đường trục lớn.
  2. Thường phải xây dựng sớm đường sá, công trình chống xói mòn, trồng cây phủ đất sớm, trước mùa mưa. Chừa lại nuôi dưỡng hoặc trồng các băng rừng chống gió (nếu ở vùng có gió to), cố gắng thẳng góc với hướng gió chính, có cả cây cao, cây thấp. Khoảng cách và mật độ trồng Mật độ trồng thường là 500-550 cây /ha (sau khi đốn tỉa, loại bớt, còn 450 cây), bố trí theo khoảng cách: 6x3m (555 cây/ha); 6x3,5m (476 cây/ha); 7 x 2,5m (571 cây/ha); 7 x 2,8m (510 cây/ha); 6,7 x 2,7m (544 cây/ha). Trên đất tốt, nếu cây phát triển mạnh thì trồng thưa, trên đất xấu thì trồng dày. Có nhiều cách bố trí theo ô vuông, chữ nhật, tam giác đều, nanh sấu…; trong đó cách nanh sấu (6 x 3m) là thích hợp nhất vì sự phân phối trong không gian rất đều. Trồng ở đất dốc Khi đất dốc hơn 8% (khoảng 5 độ), nhất thiết phải thực hiện các công trình chống xói mòn vì vùng trồng cao su thường có nhiều mưa. Từ 8 đến 20% (tức là từ 5 độ đến 12 độ), cần phải trồng theo đường đồng mức; trên 20% (tức trên 12 độ dốc),
  3. phải làm bậc thang theo đường đồng mức để trồng. Trên đất dốc, nhằm cản trở dòng chảy, mọi công trình (cắm hàng cây, trồng cây phủ đất, làm đường đào mương, đắp bờ…) đều phải thiết kế theo đường đồng mức và phải thực hiện ngay sau khi đã dọn đất xong. Cứ độ chênh mặt đất lên xuống 1m thì đào một mương sâu 40cm, đắp một bờ cao 40cm ở dưới theo đường đồng mức, song song với các hàng cao su. Mương thường là “mù”, nghĩa là từng đoạn ngắn 2m, sẽ thu giữ nước và đất màu bị trôi theo dòng nước, hàng năm vét đất màu đó rải lên mặt tầng. ở miền Nam, lượng mưa khoảng 2.000mm/năm, lại mưa tập trung (từ tháng 5 đến tháng 10), có những tháng dồn dập nhiều cơn mưa tầm tã, mỗi năm có hàng trăm tấn đất màu bị cuốn trôi khiến cây cao su có thể bị trốc gốc. Vì vậy, dù phải tốn kém nhiều, chúng ta cũng không được coi nhẹ công tác chống xói mòn, bảo vệ đất. Đổi mặt cạo Cạo hết một mặt thì đổi mặt cạo, tức là chuyển sang cạo vỏ mới ở nơi khác. Cách đổi như sau:
  4. - Mặt cạo đầu tiên có miệng dưới 60cm trên mối ghép (cây ghép) hoặc trên mặt đất (cây trồng hạt). - Mặt cạo thứ hai sẽ mở 2 năm sau, ở nửa thân bên kia và miệng dưới ở 80cm trên mối ghép hoặc trên mặt đất. - Mặt cạo thứ ba sẽ mở 3 năm sau nữa, trên nửa thân đã có đường cạo đầu tiên, miệng dưới cách mối ghép 1,25m (cây ghép) hoặc 1,05m trên mặt đất (cây trồng hạt). Khi đổi mặt cạo, dùng rập để mở đường cạo mới. Trên lý thuyết thì các mặt cạo được cạo xong cùng một lúc, nhưng thực tế có xê dịch một số lần cạo. Chú ý cắm máng xối, treo chén hứng mủ hơi thấp để đỡ phải di chuyển nhiều lần, gây vết thương ở vỏ. Kích thích chảy mủ Sản lượng mủ cao su thu hoạch phụ thuộc vào sự tái sinh mủ, sự kéo dài dòng chảy của mủ và sự chậm bít mạch mủ ở miệng cạo. Gần đây, người ta đã phát hiện ra
  5. nhiều cách kích thích chảy mủ như sử dụng dầu mỡ, gây chấn thương cơ học hay hoá học hoặc sử dụng ôc-xin và hoóc-môn thực vật. Đây là cách làm được dùng nhiều nhất. Các chất kích thích chảy mủ làm chậm quá trình bít mạch mủ ở miệng cạo (mủ chậm đông thành nút), có hiệu lực kéo dài sự chảy mủ thông qua sự có mặt của êtylen (C2H4). Sự có mặt ấy xảy ra bằng 2 cách: - Các chất như AIA (axit inđôn âxêtic), AIB (axit inđôn -butyric), 2,4-D (axit dicloro phênexy axêtic), ANA (axit naphtalen axetic) … kích thích mô của cây cao su tự sản xuất ra êtylen. - Ethrel chứa hoạt chất Ethephon (axít dicloro-êtyl-phốtphêric) khi tiếp xúc với mô của cây (môi trường bazơ) thì phân tích và giải phóng êtylen của mình ra. Tuỳ theo dòng vô tính, sự gia tăng sản lượng mủ bằng thuốc kích thích biến thiên từ 25 đến 100%. Nhưng khi kích thích quá mạnh hoặc với nồng độ hoạt chất quá cao trong thời gian dài thì ngoài sự tăng sản lượng còn có nhiều phản ứng bất lợi như: vỏ tái sinh bị hư hỏng, nổi u, nổi bướu, cây bị suy yếu, kiệt sức, sự sinh trưởng bị kìm hãm, bệnh khô miệng cạo xuất hiện trầ m trọng. Vì vậy, đi đôi với sự kích thích, người ta còn giảm cường độ cạo (rút ngắn miệng cạo, bớt nhịp độ cạo), chuyển mục đích cũ của việc kích thích là tăng sản lượng sang mục đích mới là
  6. tăng năng suất lao động của người cạo mủ, duy trì được sản lượng hay tăng một ít trong khi giảm cường độ cạo. Cụ thể, dùng Ethrel nồng độ 2,5-5% (ký hiệu ET), liều lượng 50-100mg hoạt chất/cây/lần, 3-4 lần/năm. Một nguyên tắc là kích thích phải đi đôi với giảm cường độ cạo. Có 3 cách bôi kích thích: Ngay dưới miệng cạo, sau khi nạo vỏ. Ngay vào mặt cạo, phía trên miệng cạo. Ngay trên miệng cạo không bóc lớp mủ dây trên miệng cạo. Chế độ cạo Toàn bộ kỹ thuật cạo, kể cả kích thích nói trên, gọi là chế độ cạo. Các chế độ cạo thường dùng như sau:
  7. - Cạo nửa vòng xoắn, ngày cạo, ngày nghỉ, 150 lần/năm: Hao dăm nhiều, khoảng 20 - 25cm/năm; được dùng nhiều ở các nước Đông Nam Á, nhất là Malaysia. - Cạo toàn vòng xoắn, 3 - 4 ngày/lần, tức là 2 lần /tuần và nghỉ ngày chủ nhật; 90 lần/năm; đang dùng ở nước ta đối với các cây già. - Cạo toàn vòng xoắn, hai tuần cạo 3 lần; 70 lần/năm; ít hao dăm, ít tốn công cạo. - Cạo nửa vòng xoắn, mỗi tuần 2 lần, có kích thích với Etharel, nồng độ 5%, 90 lần cạo/năm, hao dăm 15cm/năm. Mở miệng cạo ở độ cao 1,2m, năm thứ nhất cạo một nửa miệng cạo này, 5 tháng sau trên nửa miệng cạo kia. Một năm nghỉ cạo 2 tháng. Chế độ cạo này có lợi ích sau: - Cạo 13-14 năm mới hết mặt cạo; khi trở lại vỏ đã tái sinh tốt. - Không phải cạo xuống thấp. - Sản lượng được giữ vững trong thời gian dài.
  8. Hiện nay, cây cao su ở nước ta thường cạo theo chế độ sau: - Cây trung niên, không kích thích cạo nửa vòng xoắn từ trên xuống, 2 lần/tuần, 11 tháng trong năm cộng với cạo ngược, 2 tuần một lần vào 3 tháng cuối năm. - Đối với cây già khai thác mạnh hơn: 2 tháng/lần. Xem chi tiết về cao su tại www.caosugiong.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0