intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng đu đủ trái to và nhiều

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

925
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để có thể nhiều cây cái, có thể áp dụng một trong các cách sau : - Tỉa các nhánh đu đủ non mọc ra từ cây đu đủ cái tốt đang cho quả, đem giâm cành cây con để trồng. - Lấy cây đu đủ cái đã ra quả nhiều lần, bổ đôi theo chiều dọc cây, rồi đem giâm

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng đu đủ trái to và nhiều

  1. Kỹ thuật trồng đu đủ trái to và nhiều Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn 1. CHỌN GIỐNG : Để có thể nhiều cây cái, có thể áp dụng một trong các cách sau : - Tỉa các nhánh đu đủ non mọc ra từ cây đu đủ cái tốt đang cho quả, đem giâm cành cây con để trồng. - Lấy cây đu đủ cái đã ra quả nhiều lần, bổ đôi theo chiều dọc cây, rồi đem giâm (úp phía bề mặt cắt xuống) trên luốn đất đã được chuẩn bị sẵn, tưới và tủ mún hay rơm rạ để giữ ẩm cho các mắt là trên thân dễ sinh chồi. Khi chồi đã mọc đều (chồi ra ở mỗi mắt là trên thân giâm), dùng dao sắt cắt mỗi chồi dính theo một đoạn thân rồi đem trồng hay giâm lại sau sẽ trồng. - Lấy những hạt đen ở giữa phần trái đu đủ khi ăn (nếu thấy vừa ý để làm giống) thả vào nước, vớt những hạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống. Những hạt này có thể ngâm xâm xấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu men , sau đó dãi sạch chất keo, chất nhớt bám vào hạt, làm khô rồi đem gieo.Gieo hạt trên các luống đất được chuẩn bị như đất vườn ươm rau giống. Hạt được gieo theo hốc, mỗi hốc 2-3 hạt, mỗi hốc cách nhau 5-10cm. Gieo xong tủ rơm rạ hay bổi bùn, thường xuyên tưới đủ ẩm. Khi cây con đã mọc tưới ít dần. Khi cây con 4-5 là, chọn những cây con thấp lùn, nhặt mắt, gốc to, ngọn nhỏ bứng giâm vào bầu. Đất bầu ươm là hỗn hợp dất và phân chuồng hoai mục, tỉ lệ 1/1, cần ươm qua bầu mới đạt tỉ lệ sống cao. 2. TRỒNG ĐÚNG KỸ THUẬT
  2. Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chưa thích hợp (ph 5-6) đất trồng đu đủ phải thuận tiện cho việc tưới nước khi cần và thoát nước khi có mưa lớn. Hố trồng có kích thước 40x40x40cm. Trộn đất với 5kg phân chuồng +0,1 kg lân+ 0,3kg kali đổ vào hố vài ngày mới trồng cây - Khi đu đủ trong bầu cao 15-20cm thì đem ra trồng, chỉ lấy những cây có thân hình tháp bút, lóng ngắn sít nhau, có lá màu xanh đậm, xẻ 4 thuỳ, biểu hiện của cây cái. Tốt nhất là chọn quả chính và tháng 9 để lấy hạt gieo, ươm đến một tháng sang thắng 2 có cây con đem trồng, tỉ lệ sống sẽ cao và mau cho trái. Cây trồng cách nhau 2m, hàng với hàng cách nhau 2,5m. Đặt bầu nông vừa phải, trồng xong tưới nước tưới nước giữ ẩm, Khi cây cao 40-50cm ( 2,5-3 tháng tuổi) phải vun gốc bón thuốc bằng phân tổng hợp NPK hay DAP, hay bón 100gam urea+300g super lân +50g kali quanh gốc. Nếu trồng trên nướng trêng ruộng, trên đồi thì xẻ rạch 2 bên hông cây rồi bón phân, sau đó tưới nước cho phân tan để cây hút được chất dinh dưỡng. Khi cây đã ra hoa, trái thúc thêm một lần nữa. Đu đủ đã ngoài một năm tuổi nên bón thúc vào 2 kỳ : mùa xuân và mùa thu. Điều quan trọng là gốc đu đủ phải luôn sạch, được tủ gốc để giữ ẩm, thì đu đủ mới sai và to trái, vỏ căng, mã đẹp. 3 . PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH Đu đủ ít bị sâu tấn công mà thường bị bệnh, nhất là bệnh khảm vàng. Triệu chứng là lá đu đủ (dd) bị xoăn, phiến là biến dạng, mất diệp lục, trông lốm đốm vàng, thường gặp ở những cây đu đủ trong vườm nhà gần những cây xoan đã lớn hay trồng ở những nơi thiếu ánh sáng, có nơi nông dân gọi là 2 bệnh đốm lá. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh và lây lan rất mạnh vào mùa hè và mùa thu. Cây bị bệnh thường còi cọc, chồi ngọn và chồi nách cũng vậy quả phát triển không đều và chậm, khó chín trên cây, hay bị rụng non, vỏ dày và kém hấp dẫn.Virus gây bệnh thường hoà vào dịch tế bào của cây, của lá, phá huỷ diệp lục trong đó. Hiện chưa có thuốc đặc trị để trị bệnh này, biện pháp tổng hợp và khống chế bệnh này:
  3. +Chọn những cây giống tốt khoẻ đẹp +Trồng cây ở nơi đủ nắng, thoáng, cao ráo. +Phun các loại thuốc trừ các loại môi giới truyền bệnh như bọ phấn, bọ rệp, rầy các loại bằng các loại thuốc như BI58, TREBON,... khi thấy cúng xuất hiện trong vườn. +Chăm sóc cho đu đủ sau mỗi lần thu hoạch, để cây khoẻ mạnh tăng sức đề kháng . +Chặt bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh nặng để tránh lây lan cho các cây khác .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2