intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long (p1)

Chia sẻ: Lotus_7 Lotus_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

68
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thanh long (Hylocereus undotus, Haw.) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia. Thanh long được du nhập vào nước ta từ lâu, tuy nhiên trái thanh long mới được quan tâm đến trong những năm gần đây. Từ khi thanh long được xuất khẩu ở dạng trái tươi sang các nước như Hong Kong, Nhật, Singapore, một số nước Châu Âu ... và được thị trường trong nước ưa chuộng, lợi nhuận thu được từ thanh long gia tăng, người nông dân bắt đầu đầu tư vào trồng thanh long...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long (p1)

  1. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long (p1) GIỚI THIỆU: Thanh long (Hylocereus undotus, Haw.) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia. Thanh long được du nhập vào nước ta từ lâu, tuy nhiên trái thanh long mới được quan tâm đến trong những năm gần đây. Từ khi thanh long được xuất khẩu ở dạng trái tươi sang các nước như Hong Kong, Nhật, Singapore, một số nước Châu Âu ... và được thị trường trong nước ưa chuộng, lợi nhuận thu được từ thanh long gia tăng, người nông dân bắt đầu đầu tư vào trồng thanh long với qui mô thương mại. Mặc dù, thanh long tương đối dễ trồng nhưng để đạt năng suất cao, trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và đặc biệt cho trái nghịch vụ là điều mà không phải nhà vườn nào cũng nắm bắt và thực hiện được. NHU CẦU SINH THÁI: Thanh long sinh trưởng, phát triển tốt ở nơi có cường độ ánh sáng cao và ánh sáng toàn phần, nếu bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả.
  2. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau: đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ Lattosol (Long Khánh) ... Tuy nhiên, để trồng thanh long đạt năng suất cao nên chọn các chân đất có tầng canh tác dầy tối thiểu 30-50cm, tưới và giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. GIỐNG TRỒNG: Hiện nay, thanh long được trồng ở nước ta chưa phong phú về chủng loại giống. Chúng ta chỉ trồng phổ biến với hai dòng/giống là: Chợ Gạo và Bình Thuận. Sau đây là đặc điểm của dòng/giống Bình Thuận và Chợ Gạo: * Dòng/ giống Bình Thuận: + Cành phát triển mạnh, to và dài. + Trái có dạng hơi tròn, dày vỏ 2-2,5mm, gai nở to, vỏ có màu đỏ đẹp. + Tỷ lệ phần ăn được cao 68-72%. + Chắc thịt, vị ngọt, độ Brix 13-14%, độ chua pH/ep: 4,8-5,0; hạt nhỏ trọng lượng 1.000 hạt: 1,1 -1,2 gr. + Năng suất cao: 40-50 kg/trụ (Cây từ 5-7 tuổi). * Dòng/giống Chợ Gạo: Cành phát triển mạnh, to và dài. + Trái có dạng hơi dài hơn dòng/giống Bình Thuận, dày vỏ 2,5-3,0 mm, gai nở to, vỏ có màu đỏ đẹp. + Tỷ lệ phần ăn được: 60-64%
  3. + Chắc thịt, vị ngọt hơi chua, độ Brix 13-14%, độ chua pH/ep: 4,6-4,8; trọng lượng 1.000 hạt: 1,7-1,9g + Năng suất cao: 30-40 kg/trụ (Cây từ 5-7 tuổi). Ngoài ra, có 2 dòng/giống nhập từ Colombia là thanh long ruột đỏ, thanh long ruột vàng và từ Đài Loan là 6 dòng/giống A1, B1, C1A15, C1A16, Red fiesh, Vietnam, đang tiến hành trồng khảo nghiệm. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC: 1. Chuẩn bị đất: Vùng đất cao: Cắm cọc, trồng cây trụ (nên là trụ chết). Sau đó, đào xung quanh cây trụ sâu 20-30 cm bón lót phân chuồng 15-20 kg /trụ và phủ lớp đất mặt lên. Vùng đất thấp: Phải xẻ mương lên liếp, độ cao mặt liếp so với mực nước cao nhất trong năm từ 20-30 cm. Sau đó trồng cây trụ, để tránh mưa lớn nước có thể dâng cao ngập mặt liếp, ở các vùng đất thấp phải đắp thêm mô, kích thước mô cao 30cm, đường kính 70-100 cm, thành phần 15-20 kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai với đất mặt. 2. Mật độ, khoảng cách trồng, kiểu bố trí: Mật độ trồng: 70-100 trụ/1000 m2. Khoảng cách trồng (3 x 3,5) hay (3m x 3m).
  4. Có thể bố trí trồng xen với các loại cây khác. Tuy nhiên, phải đảm bảo cho thanh long nhận đầy đủ ánh sáng cây mới cho trái to, năng suất cao. 3. Thời vụ: Thường trồng vào tháng 10-11 dl, ưu điểm của vụ này là nguồn hom giống dồi dào do trùng vào lúc tỉa cành, lợi dụng được ẩm độ vào cuối mùa mưa, tránh được nguy cơ ngập úng ở các vùng đất thấp. Tuy nhiên, khi đến mùa khô cây chưa đủ lớn để chống chịu với nắng hạn, cần chú trọng tưới nước và giữ ẩm cho cây. 4. Chuẩn bị cây trụ: Cây thanh long cần bám vào cây trụ, nên cần chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom. Có 2 loại cây trụ. + Cây trụ chết: Có thể sử dụng trụ chết bằng các loại gỗ tốt: Căm xe, Cẩm liên, Cà chắc, Sao đen... chịu được nắng mưa, lâu mục; hay trụ gạch, trụ bằng ximăng cốt sắt. Tuy nhiên, trụ bằng ximăng vào mùa nắng rất nóng, các rễ khí sinh dễ bị đứt khỏi cây trụ trong giai đoạn đầu, cần trồng cây che mát như Bình linh, So đũa... Ưu điểm: Không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với thanh long, không tốn công tỉa cành cây trụ, dễ chăm sóc thanh long. Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao. + Cây trụ sống: Có thể sử dụng me tây, vông nem...
  5. Ưu điểm: Ít tốn chi phí đầu tư cây trụ. Nhược điểm: Cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với thanh long, tốn công tỉa cành cây trụ, khó chăm sóc thanh long. Do đó, nên tránh dùng trụ sống (nếu điều kiện cho phép) + Chuẩn bị cây trụ: Cây trụ cần được trồng trước khi đặt hom 1 tháng, chiều dài cây trụ từ 1,7-1,8 m từ mặt đất, chôn sâu 0,5-0,7m, đường kính cây trụ >15-20cm đối với trụ chết). Trồng cây trụ sao cho cây trụ phải thẳng, trên đầu mỗi trụ có thể đóng thêm giá đỡ hình chữ thập đường kính 0,8 m hoặc hình tròn đường kính 0,5 m để giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ đầu xuống. 5. Chuẩn bị hom giống: Hằng năm việc tỉa cành thanh long tạo nên nguồn hom giống dồi dào, tuy nhiên để cành phát triển tốt cần chọn các hom có tiêu chuẩn sau: - Tuổi hom từ 6-24 tháng, cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ, để giới hạn bệnh thối cành khi đặt cành xuống đất. - Chiều dài hom tốt nhất từ 50-70 cm. - Hom khỏe, có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh. - Các mắt mang chùm gai phải tốt, mẩy, khả năng nẩy chồi tốt. Sau khi chọn hom xong, hom được giâm nơi thoáng mát trên nền đất, khoảng 10-15 ngày sẽ ra rễ và đem trồng. Hoặc có thể đem hom trồng thẳng không qua giai đoạn giâm cành.
  6. 6. Cách đặt hom: - Đặt hom cạn 2-4 cm (tùy hom), chú ý đặt phần đã hóa gỗ xuống đất để tránh thối gốc. - Áp phần thẳng của hom vào mé trụ tạo điều kiện thuận lợi cho hom ra rễ và bám sát vào cây trụ. Mỗi trụ đặt 3-4 hom. - Cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã hom lúc đầu khi rễ cây chưa bám vào đất. Vào mùa nắng khi đất khô cần tủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm. 7. Tỉa cành: Sau khi trồng 5-7 ngày cây đã ổn định, bắt đầu đâm chồi, chọn một chồi phát triển tốt, dễ bám vào trụ cây để lại, các chồi còn lại tỉa bỏ, sau cho cành từ mặt đất đi thẳng đến đỉnh trụ. Khi cành dài khỏi đỉnh trụ 30-40cm tiến hành uốn cành nằm xuống đỉnh trụ. Cách uốn là vào lúc trưa trời nắng, khi đó cành mềm dễ uốn cong xuống, mỗi ngày cong một ít cho đến khi nằm được trên đỉnh trụ dùng dây nilon cột lại. Biện pháp này nhằm giúp cành mau ra chồi mới. Khi cành đâm chồi cũng chỉ chọn 1-2 chồi phát triển tốt để lại, các chồi còn lại tỉa bỏ. Khi cây cho trái: Sau khi thu hoạch trái xong tỉa hết cành cũ nằm bên trong tán, cắt ngang cành, cách gốc cành 30-40cm nhằm làm giá đỡ cho cây, cành vừa cho trái vụ trước sẽ để lại nuôi chồi mới, chú ý chỉ để lại 1 chồi trên 1 cành mẹ và sẽ tỉa ngay sau khi cành con trên cành đó dài 1,2 -
  7. 1,5 m, lúc này ta nên cắt đọt cành con, tạo điều kiện cho cành mập và nhanh cho trái. 8. Tỉa cây trụ: Đối với các vườn dùng cây trụ là cây sống phải thường xuyên tỉa cây trụ, trung bình 2 tháng tỉa một lần, nhằm giúp trụ thanh long nhận đủ ánh sáng, hạn chế sâu bệnh hại. 9. Bón phân: Phân bón cho cây thanh long tùy thuộc loại đất và giai đoạn phát triển của cây. Cần cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng cho thanh long phù hợp các giai đoạn phát triển. Đối với phân hữu cơ sinh học Humix (xin xem hướng dẫn của nhà sản xuất): Có Phân Vi Sinh HUMIX (dùng bón lót), Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX (Chuyên cho nhóm Cây ĂnTrái, Chuyên Cho Thanh Long) (dùng bón thúc) và phân Phun Qua Lá HUMIX. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân vi lượng bằng cách phun thêm các loại phân bón lá, từ 10 ngày sau khi đậu trái là lúc trái phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 10 ngày. 10 Xử lý ra hoa: Khi thử nghiệm dùng KNO3, nồng độ 0,4% để kích thích thanh long ra hoa cho thấy hoa ra trước 15-30 ngày ở các nghiệm thức có xử lý so với không xử lý.
  8. Xử lý bằng ánh sáng đèn: Vào tháng 5 dl, tiến hành cắt tỉa cành, bón thúc phân cho ra cành và nuôi cành lớn. Vào tháng 9-10 (DL) lúc này là thời gian ngày ngắn ở nước ta, thanh long là cây cần có ngày dài để phân hóa mầm hoa; vì vậy, cần sử dụng ánh sáng đèn. Giữa các trụ thanh long mắc một bóng đèn tròn 100- 200 W và mở đèn suốt đêm. Khi thấy các mắt trên cành u lên, chuẩn bị xuất hiện nụ thì ngưng đốt đèn. Thời gian từ khi đốt đèn đến xuất hiện nụ khoảng 15-20 ngày. Cần chú ý tuổi cành cho ra hoa phải từ 4,5-6 tháng. Để cho hoa ra rãi vụ nên chia vườn ra làm 3, mỗi đợt xử lý 1/3 vườn. Tuy nhiên, cách tiến hành như trên khá tốn kém khó thực hiện đối với các vườn thiếu vốn. Thanh long là cây cần có ngày dài để phân hóa mầm hoa. Do đó, chúng ta chỉ cần mở đèn từ 1- 2 giờ vào lúc tối để tạo ngày dài cho thanh long bằng cách phá đêm dài nhưng cần xác định số ngày đốt đèn cần thiết đủ để ra hoa, dài hơn số ngày này là không cần thiết. 11. Tưới nước – Tủ gốc: Thanh long là cây chịu hạn. Tuy nhiên, nếu thiếu nước cây sẽ chậm tăng trưởng, giảm khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất thấp. Do vậy, phải đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây và tủ gốc giữ ẩm cho cây vào mùa nắng. 12. Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Do vậy, thường xuyên diệt cỏ, có thể làm bằng tay hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1