intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỷ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

145
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nơi trồng Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào. Giống: Do măng cụt là loại cây có hạt hấp thụ phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ. Cây măng cụt Việt Nam và Thái Lan chỉ có 1 giống, do đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỷ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt

  1. Kỷ thuật trồng và chăm sóc cây măng cụt Nơi trồng Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nuớc tưới. Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào. Giống: Do măng cụt là loại cây có hạt hấp thụ phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ. Cây măng cụt Việt Nam và Thái Lan chỉ có 1 giống, do đó nhà vừơn nên mua giống của VIỆT Nam để ít tốn kém. Nhân giống: Trồng bằng hạt. Chọn hạt to.(trọng lượng hạt lớn hơn 1 gram) và ươm hạt trong môi trường tro trấu hoặc mụn xơ dừa. Khi cây con đạt 4-5 tháng tuổi mới chuyển sang bầu, đến khi cây được 1 tuổi lại chuyển cây sang bầu to hơn,lúc nầy
  2. bầu phải có kích thước 250cmX450cm để rễ măng cụt phát triễn thuận lợi trong năm thứ 2. Cả 2 giai đoạn nầy cần chọn vật liệu thoát nước tốt, giàu dinh dưởng làm bầu cho cây. Có thể dùng hổn hộp như sơ dừa, phân bò, đất =3:1:1, tưới nước đều đặn và che mát cho cây. Cần tưới nhẹ phân 2 tháng/lần theo công thức NPK=15:15:15, kết hợp thuốc trứ sâu, thuốc trừ bệnh nấ m giúp cây phát triển tốt. * Cách pha trọng lượng phân để đạt tỷ lệ NPK=15:15:15 +Urê (46%N) 3,2 kg +Super lân(16,5%P2 Ọ 5) 9 kg +Kali (50%K2O) 3kg Và cứ theo tỷ lệ nầy mà pha trộn đến khi đũ lượng cần thiết -Ghép ngọn: Chọn cây 2 năm tuổi để làm gốc ghép ở những cây đã cho trái để làm cành ghép (cành ghép có 3-4 cặp lá) Ghép theo kiểu nêm rồi dùng bao nylon bọc kín cành ghép.
  3. -Nơi ghép: Sau khi ghép xong cần giử trong nhà có che bóng và chăm sóc như trường hợp cây ươm hạt, Sau 2-3 tháng mới đưa ra ruộng sản suất. Trồng bằng cây ghép cây sẽ cho trái khi đạt 5-6 năm tuổi tùy vào cách thức chăm sóc. Các kết quả nghiên cứu ở Mãlai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt. Tóm lại cây măng cụt trồng hạt tốt hơn cây ghép Khoảng cách trồng Nên trồng măng cụt với khoảng cách 6-7 m/cây theo kiểu hình vuông. Mặc dù trồng dầy nhưng tàn cây không đựoc giáp nhau, do đó phải tỉa cành to tán sớm và thường xuyên cho cây sau mỗi vụ thu hoạch. Chuẩn bị hố trồng Hố được đào với kích thước 0,6mX0,6mX0,6m, bón lót 5-10 kg phân chuồng hoai kết hợp với 200g phân NPK/gốc.
  4. Đặt cây con Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất (cây 2 năm tuổi và cở khoảng 12-13 cặp lá) Đặt cây vào hồ và lắp đất ngang mặt bầu, cắm cọc để giữ cây khỏi đổ ngã và che bóng cho cây. Che bóng Măng cụt là cây ưa bóng ,đặt biệt là trong giai đoạn 1-4 năm đầu,việc che bóng cho cây con là điều cần thiết(giảm bớt 50-60% ánh sáng)trong giai đoạn cây con phải dùng mái che,khi trồng cũng nên che mát cho cây bằng vật liệu hay trồng chuối xung quanh đến cuối năm thứ tư ,trồng chuối cách gốc măng cụt ít nhất 1 mét. Bón phân * Giai đoạn cây con:
  5. Mỗi năm nên bón 5-10 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây và phân vô cơ theo công thức NPK 15:!5:15 ở giai đoạn cây chưa cho trái như sau: Bảng liều lượng phân vô cơ bón cho mỗi cây trong năm Tuổi cây Liều lượng So lần bón (năm) Kg/cây /năm (lần / năm) 1 0.5 2-4 2 1.0 2-4 3 1.5 2-4 4 2.0 2-4 + Chi chú: Hổn hộp phân theo công thức NPK=15:15:15 + Giai đoạn cây cho trái: Phân bón được áp dụng làm 3 lần như sau:
  6. Lần 1:Ngay sau khi thu hoặch xong cần tỉa cành và bón phân theo công thức:NPK=20:20:10 kết hợp với 10-20 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây. Pha trộn để đạt đúng với công thức NPK 20:20:10 + Urê ( 46%N ) 4,3 KG +Super lân ( 16,5 % P2 Ọ 5) 12,1 kg +Kali (50% k2O ) 2 kg Lần 2 : Trứơc khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ theo công thức NPK 8:24:24 Pha trộn để đúng với công thức NPK 8:24:24 +Urê ( 46%) 1,7 kg + Super lân ( 16,5 % P2 O 5) 14,5 kg + Kali ( 50% K2O) 4,8 kg Lưu ý : trong giai đoạn nầy tránh bón nhiều phân đạm vì sẽ kích thích ra lá mới làm chậm quá trình ra hoa.
  7. Lần 3 : Bón lúc cây đậu trái xong ( đường kính trái 2 cm ) phân vô cơ theo công thức : NPK 13:13:21 Pha trộn để đúng với công thức NPK 13:13:21 +Urê ( 46%) 2,8 kg +Super Lân ( 16,5 % p2 0 5 ) 7,8 kg + Kali ( 50% K2O ) 4,6 kg Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá NPK 20:20:20 phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần bắt đầu từ tuần thứ 7 sau đậu trái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0