intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm công tác phê bình nhiếp ảnh: ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

67
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội thảo “Lý luận phê bình Nhiếp ảnh” lần thứ Nhất (nhiệm kỳ 2005 2010) đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh trong hai ngày 14, 15 tháng 1 năm 2006 và ngày 13, 14 tháng 3 năm 2006 tại Hà Nội. Hội thảo với quy mô toàn quốc này là dịp gặp mặt của giới lý luận phê bình và các nhà nhiếp ảnh. Hội thảo nhằm khơi dậy những vấn đề còn tồn đọng trong nhận thức về nhiếp ảnh và chỉ ra những khoảng trống, những mặt hạn chế của lý luận phê bình, nhằm thúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm công tác phê bình nhiếp ảnh: ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’

  1. Làm công tác phê bình nhiếp ảnh: ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’ Hội thảo “Lý luận phê bình Nhiếp ảnh” lần thứ Nhất (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh trong hai ngày 14, 15 tháng 1 năm 2006 và ngày 13, 14 tháng 3 năm 2006 tại Hà Nội. Hội thảo với quy mô toàn quốc này là dịp gặp mặt của giới lý luận phê bình và các nhà nhiếp ảnh. Hội thảo nhằm khơi dậy những vấn đề còn tồn đọng trong nhận thức về nhiếp ảnh và chỉ ra những khoảng trống, những mặt hạn chế của lý luận phê bình, nhằm thúc đẩy tiềm năng sáng tác của những người cầm máy… Hội thảo đã nhận được hơn 30 tham luận của các cây viết, các nhà lý luận phê bình và các nhà sáng tác nhiếp ảnh. Nhiều tham luận đã thẳng thắn chỉ ra sự yếu kém trong công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh hiện nay và “hiến kế” để những người làm công tác lý luận phê bình thực sự xứng đáng là người lèo lái con đò nghệ thuật, là người thổi hồn cho sáng tác thăng hoa... Tuy nhiên, từ sau Hội thảo đến nay, tình hình công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh Việt Nam vẫn không thay đổi. Chưa có phép màu nào làm sống lại sự “tê liệt” trong công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh hiện nay. Thế mới biết: làm công tác phê bình
  2. nhiếp ảnh khó lắm thay. Tính đến thời điểm này, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có 6 hội viên được phong tước hiệu nhà Nghiên cứu Lý luận, phê bình Nhiếp ảnh (trên tổng 843 hội viên). Như vậy, thực tế cho thấy lực lượng làm công tác nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh hiện nay quá “mỏng” so với đội ngũ sáng tác. Nhưng có phải cái sự “mỏng” về lực lượng đã dẫn đến sự yếu kém trong công tác lý luận phê bình hay còn nguyên do gì khác? Tham khảo những tham luận tại Hội thảo Lý luận phê bình Nhiếp ảnh lần thứ Nhất (nhiệm kỳ 2005 - 2010), tôi rất tâm đắc với ý kiến của NSNA Hoàng Kim Đáng: “Vai trò của công tác nghiên cứu lý luận phê bình là rất quan trọng đối với nền nghệ thuật của mỗi quốc gia. Muốn làm tốt chức năng đó, người làm công tác nghiên cứu lý luận phê bình trước tiên phải là người có tâm, có kiến thức rộng, đặc biệt phải có kiến thức vững chắc về nhiếp ảnh, phải tiếp cận thực tiễn đời sống sáng tác, cập nhật thông tin mới, những thành tựu mới về kỹ thuật nhiếp ảnh mới đủ trình độ bình giá một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật đích thực, bởi người sáng tác họ luôn cập nhật những thông tin mới về kỹ thuật để ứng dụng trong quá trình hình thành tác phẩm. Điều đặc biệt quan trọng là phải có năng khiếu cảm thụ thẩm mĩ mới dễ dàng nhìn ra những ý tưởng của tác giả, biết phân tích ý nghĩa của nội dung chủ đề
  3. và giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà giới sáng tác đã làm ra... Trên bình diện quốc gia, người làm công tác phê bình nhiếp ảnh phải có cái nhìn tổng quan, khách quan và khoa học, phải thấy trước những gì nhiếp ảnh sẽ đạt tới, xu hướng đó xuất hiện tốt hay không tốt, nên tồn tại hay không tồn tại, phải thẳng thắn phát biểu chính kiến rõ ràng, đúng hay không đúng. Điều lý tưởng nhất là người làm công tác lý luận phê bình phải như một anh hề xiếc. Nghĩa là anh ta phải biết làm tất bật các tích trò ảo thuật và nghệ thuật của nghề xiếc. Trong quá trình biểu diễn, nhào lộn, anh ta còn giả vờ ngã để gây sự chú ý và gây cười cho khán giả ngồi xem. Nói cụ thể hơn là phải nói được, viết được và cầm máy cũng rất được”… Đưa ra những ý kiến đóng góp của NSNA Hoàng Kim Đáng cho công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh hiện nay, tôi không phủ nhận tài năng của những người làm công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh. Nhưng nhiều khi tôi cứ hoài nghi: Tại sao trước những cuộc thi và triển lãm ảnh hay những đợt xét tặng các giải thưởng về nhiếp ảnh, những người làm công lý luận phê bình không lên tiếng, không phát huy vai trò “đầu tầu”, không định hướng cho đội ngũ sáng tác, để đội ngũ sáng tác bước đi đúng quỹ đạo? - Một sự im lặng khó hiểu. Tuy nhiên, sau mỗi cuộc thi, triển lãm ảnh và những đợt xét tặng các giải thưởng thì một số
  4. người làm công tác LLPB lại đăng đàn “phản pháo”. “Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân” nhưng cả Ban Lý luận phê bình nếu nghiêm túc ngồi lại, họ có thể tìm ra hướng và tháo gỡ được, sẽ làm sống dậy một nền lý luận phê bình nhiếp ảnh đang thoi thóp. Nhưng mong muốn đó đã không xảy ra. Trong một cuộc tọa đàm về nhiếp ảnh và liên hệ với một cuộc thi, tại TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Ban LLPB đánh giá cao sự thành công cuộc thi thì tại Hà Nội, một thành viên khác của Ban LLPB lại “vạch lá tìm sâu”… Chưa hết, đọc một số bài phê bình, bạn đọc không khỏi giật mình vì bài viết thiếu tính xây dựng nhưng thừa sự hiềm khích cá nhân. Hay trong việc xét tặng giải thưởng nhiếp ảnh cao quý, đợt trước, nhà LLPB nhiếp ảnh nọ đã bỏ phiếu tôn vinh một số tác giả, đến năm sau lại lên tiếng phủ nhận các tác phẩm mà chính mình đã bỏ phiếu. “Tiền hậu bất nhất” tránh sao khỏi sự ồn ào - Một sự ồn ào đáng sợ. Mỗi người làm công tác phê bình nhiếp ảnh đều có quyền đưa ra quan điểm cá nhân. Nhưng quan điểm đó phải dựa trên cơ sở lý luận và không nằm ngoài thực tiễn. “Khen” phải “khen” cho khéo và “chê” cũng phải “chê” đúng mực… Để làm tốt công tác phê bình nhiếp ảnh, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2