Cuộc thi và triển lãm ảnh ‘Chân dung con người Việt Nam hôm nay’: Xung quanh những ý kiến trái chiều
lượt xem 11
download
Đông đảo du khách quốc tế xem triển lãm Ngày 12/3/2011, tại công viên Lam Sơn, TP Hồ Chí Minh, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Thông tin, Triển lãm TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc “Chân dung con người Việt Nam hôm nay”. Thành công không thể phủ nhận
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cuộc thi và triển lãm ảnh ‘Chân dung con người Việt Nam hôm nay’: Xung quanh những ý kiến trái chiều
- Cuộc thi và triển lãm ảnh ‘Chân dung con người Việt Nam hôm nay’: Xung quanh những ý kiến trái chiều Đông đảo du khách quốc tế xem triển lãm Ngày 12/3/2011, tại công viên Lam Sơn, TP Hồ Chí Minh, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Thông tin, Triển lãm TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc “Chân dung con người Việt Nam hôm nay”. Thành công không thể phủ nhận Như vậy, sau những cố gắng của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, cuộc thi đã kết thúc và triển lãm đã được tổ chức ở cả hai nơi là thủ đô Hà Nội (vào tháng 1/2011) và TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tại thành
- phố mang tên Bác Hồ, triển lãm được trưng bày ngoài trời, trong khuôn viên ở khu trung tâm thành phố, do đó, triển lãm đã thu hút được sự chú ý của đông đảo nhân dân thành phố và du khách trong nước, quốc tế. Đây cũng là hình thức tổ chức triển lãm mà Hội NSNAVN đang hướng tới, nhằm đưa nhiếp ảnh gần gũi với công chúng hơn, nâng cao hiệu quả quảng bá, phổ biến những tác phẩm nhiếp ảnh trong đời sống xã hội. Triển lãm trưng bày tại Công viên Lam Sơn, Q.1, TP Hồ Chí Minh - Ảnh: Hải Yến Xét về khía cạnh tổ chức, dù thời gian phát động không dài, hơn nữa đây là cuộc thi chuyên đề về thể loại chân dung và giới hạn mỗi tác giả chỉ gửi dự thi tối đa 8 tác phẩm, nhưng Ban tổ chức đã nhận được 4.112 tác phẩm (trong đó có 3.362 ảnh màu và 750 ảnh đen trắng) của 767 tác giả từ 61 tỉnh thành trong cả nước gửi về tham dự. Điều đó cho thấy, nội dung đề tài cũng như thể lệ của cuộc thi đã được đông đảo tác giả nhiếp ảnh trên cả nước ủng hộ. Tại vòng chấm giải, Hội đồng giám khảo đã có những cuộc tranh luận sôi nổi, sòng phẳng, công khai. Mỗi thành viên đều nêu rõ quan điểm của mình trước những bức ảnh được đề cử vào giải. Kết quả cuối cùng được khẳng định bằng việc bỏ phiếu kín, cho điểm từng tác phẩm. NSNA Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội
- NSNAVN, Chủ tịch Hội đồng giám khảo của cuộc thi đã nhận xét: “Nhìn chung 119 tác phẩm được chọn triển lãm lần này đã phản ánh chân dung con người Việt Nam trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Thông qua các tác phẩm ảnh, các tác giả đã ca ngợi hình ảnh con người Việt Nam trong công cuộc bảo vệ, đổi mới và xây dựng đất nước. 12 tác phẩm đoạt giải đã thể hiện được trạng thái tình cảm, hành động của nhân vật, nêu bật được nội dung ý tưởng của tác giả...”. Mặc dù đây là cuộc thi không thuộc hệ thống định kỳ, nhưng Hội NSNAVN đã có những bước chuẩn bị khẩn trương, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng… nên ý nghĩa xã hội của cuộc thi đã đạt được hiệu quả nhất định và thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của dư luận. Sáng tỏ sự thật về tác phẩm đoạt Huy chương Vàng Bên cạnh những ý kiến khẳng định thành công của cuộc thi, ngay sau triển lãm được trưng bày ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trong dư luận cũng có những ý kiến trái chiều, phần lớn tập trung vào quan niệm về thể loại ảnh chân dung cũng như công tác đánh giá, thẩm định ảnh. Đặc biệt, tác phẩm “Thầm lặng” đoạt HC Vàng, giải thưởng cao nhất của cuộc thi đã được dư luận “mổ xẻ” khá kỹ. Thậm chí có 2 trong số thành viên Hội đồng giám khảo cũng không đồng tình với việc trao “vương
- miện” cho tác phẩm này. Phần lớn ý kiến cho rằng đây là một tác phẩm sắp đặt và có những chi tiết không hợp lý. Tất nhiên, những ý kiến suy đoán mang tính chủ quan đó cũng sớm được hóa giải. Tại Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ở TP. Hồ Chí Minh, tác giả Diệp Đức Minh, chủ nhân của tác phẩm “Thầm lặng” đã được lãnh đạo Sở Cảnh sát Phòng cháy & chữa cháy TP. Hồ Chí Minh tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương. Tại đây, Thượng tá Vũ Văn Bổn, Trưởng phòng Chính trị Sở Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh đã phát biểu đánh giá về tác phẩm đoạt HC Vàng: “Chúng tôi rất vinh dự vì hoạt động nghề nghiệp của mình đã được các nghệ sĩ nhiếp ảnh quan tâm. Bức ảnh “Thầm lặng” của tác giả Diệp Đức Minh đã ghi lại rất trung thực tinh thần quả cảm chiến đấu với giặc lửa của lực lượng phòng cháy chữa cháy chúng tôi. Bức ảnh được vinh danh là món quà có ý nghĩa và nó đã khích lệ chúng tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ sau này…”. Thượng tá Vũ Văn Bổn trao Kỷ niệm chương và Bằng khen cho tác giả Diệp Đức Minh - Ảnh: Hải Yến Có mặt tại lễ trao giải, Thiếu úy Nguyễn Hữu Đạo, cán bộ đang công tác tại Phòng Cảnh sát PC&CC quận 4, chính là nhân vật trong bức ảnh, đã khẳng định đây là một tình huống có thật. Đó là trận chiến đấu với giặc lửa diễn ra ở khu nhà trệt bên bờ Kênh Tẻ, trên đường Trần Xuân Soạn (Q.7). Trước sức nóng từ đám cháy, từ nhiệt bức xạ, các
- chiến sĩ đã được người dân xung quanh mang nước uống đến tiếp sức. Tuy nhiên, do diễn biến khốc liệt của đám cháy, các chiến sĩ đã không thể ngưng nghỉ, mà vừa “làm mát” bản thân mình, vừa tiếp tục nắm chắc cây lăng, không rời vị trí chiến đấu. Trong bài viết trên website của Sở Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Cảm ơn tác giả Diệp Đức Minh đã cho chúng ta một tác phẩm đẹp - vì nó thật; giúp chúng ta hiểu hơn về những hy sinh nỗ lực của Cảnh sát PC&CC...”. Rõ ràng, tác phẩm “Thầm lặng” giành HC Vàng của cuộc thi với số điểm cao nhất của Hội đồng giám khảo là hoàn toàn xứng đáng. NSNA Vũ Quốc Khánh trao đổi với tác giả Diệp Đức Minh và Thiếu úy Nguyễn Hữu Đạo (nhân vật trong bức ảnh)- Ảnh: Hải Yến Mở rộng quan niệm về ảnh chân dung là cần thiết! Ngay trong quá trình chấm, chọn ảnh của cuộc thi, các thành viên Hội đồng giám khảo đã tranh luận khá sôi nổi xung quanh quan niệm về thể loại ảnh chân dung. Một bên trung thành với quan niệm cổ điển, đó là “tả thật dung nhan của con người”, một bên ủng hộ quan niệm được mở rộng hơn về ảnh chân dung. Cuối cùng thì Hội đồng giám khảo cũng đã có được tiếng nói chung là căn cứ theo nội dung gợi ý đã được
- ghi rõ trong thể lệ cuộc thi: “Ảnh chân dung tham dự cuộc thi này là những tác phẩm chụp đặc tả, bán thân hoặc toàn thân một cá nhân, một nhóm người… từ những góc chụp khác nhau. Với điều kiện thể hiện được trạng thái tình cảm, hành động của nhân vật, nêu bật được nội dung ý tưởng của tác giả”. Và sự thống nhất đó đã được thể hiện rõ qua 199 tác phẩm đoạt giải và trưng bày triển lãm. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn được giới chuyên môn tiếp tục tranh luận. Trong cuộc tọa đàm được tổ chức ngay sau khai mạc triển lãm tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều ý kiến cho rằng, ngày nay giới chuyên môn quan niệm về ảnh chân dung không chỉ dừng lại ở khái niệm cổ điển, mà nó đã được kế thừa và mở rộng hơn với những phương pháp thể hiện đa dạng, sáng tạo hơn, nhằm nâng cao giá trị nghệ thuật của tác phẩm. NSNA Thanh Tùng cho rằng: “Ngày nay, ảnh chân dung không chỉ dừng lại ở việc miêu tả khuôn mặt, ánh mắt của một người theo quan niệm Á Đông, mà có thể là của một nhóm người theo quan niệm của Châu Âu...”. NSNA Nguyễn Văn Thông thì đưa ra hai khái niệm về ảnh chân dung đó là chân dung lưu niệm và chân dung nghệ thuật: “Chân dung lưu niệm nhất thiết phải rõ khuôn mặt, đôi mắt, đôi tai… còn ảnh chân dung nghệ thuật thì có thể chụp một nửa khuôn mặt, một ánh mắt… miễn sao phải thể hiện được tâm tư tình cảm của con người…”. Có những ý kiến ủng hộ quan niệm mở rộng, nhưng đặt vấn đề mở rộng đến đâu, như thế nào, chứ không thể mở rộng đến mức dẫn đến lẫn lộn giữa ảnh chân dung với ảnh sinh hoạt đời thường, điều này rất dễ xảy ra với
- trường hợp ảnh chân dung chụp một nhóm người… Về quan điểm của Ban tổ chức cuộc thi, việc mở rộng khái niệm chân dung là cần thiết và phù hợp với xu thế hiện nay. Bởi nội dung của cuộc thi là phản ánh chân dung con người Việt Nam trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, hướng tới mục đích ca ngợi hình ảnh của con người Việt Nam trong công cuộc bảo vệ, đổi mới, xây dựng đất nước. Phạm vi mở rộng như thế nào đã được gợi ý và ghi rất rõ trong thể lệ cuộc thi. Mặt khác, để có cái nhìn rộng lượng hơn với quan niệm về ảnh chân dung trong xu thế hiện đại, chúng ta chỉ cần dùng công cụ tìm kiếm Google với nhóm từ khóa “Khái niệm ảnh chân dung” là sẽ tiếp cận với vô số quan niệm về thể loại ảnh này trên các diễn đàn nhiếp ảnh trong nước, quốc tế. Những tiếng chê cần thiết Bên cạnh những ý kiến ghi nhận và đánh giá cao cố gắng trong công tác tổ chức và giám khảo của cuộc thi, có không ít ý kiến đã thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế về chất lượng ảnh đoạt giải và trưng bày triển lãm. Với cuốn vựng tập trên tay, NSNA Tam Thái đã “soi” khá kỹ từng bức ảnh trong đó, đồng thời chỉ ra những lỗi rất cụ thể từ việc xử lý kỹ xảo, độ nét, bố cục… NSNA Phạm Hùng nhận xét: “Có những bức ảnh đoạt giải chưa thật sự thuyết phục về xử lý kỹ thuật, thậm chí mắc lỗi trong bố cục, mặc dù nội dung ảnh khá tốt”… Có thể thấy hạn rõ nhất của cuộc thi là việc đặt tên, hoặc chú thích không ăn nhập với nội dung, bối cảnh của bức ảnh, hoặc chú thích quá sơ sài, làm
- giảm giá trị của tác phẩm. Mặc dù tác phẩm đoạt HC Vàng được đánh giá cao, nhưng việc đặt tên cho tác phẩm của tác giả Diệp Đức Minh cũng bị “chê” khá nhiều. Theo NSNA Nguyễn Văn Thông: “Tác phẩm không có gì chê trách về nội dung cũng như xử lý kỹ thuật. Nhưng công việc chữa cháy của người lính cứu hỏa diễn ra công khai chứ không hề thầm lặng. Việc không tìm được một cái tên phù hợp với tính chất công việc của người lính cứu hỏa trong bức ảnh để nâng cao giá trị của tác phẩm đó là một điều thật đáng tiếc”… Lời khen, tiếng chê hiện diện ở mỗi cuộc thi là lẽ đương nhiên và cần thiết. Tuy nhiên, khen như thế nào và chê ra sao, để góp tiếng nói mang tính xây dựng cùng hướng tới sự phát triển chung, lại đòi hỏi mỗi người cần có cái tâm, lòng nhiệt huyết và bản lĩnh nghề nghiệp. Thời gian dành cho buổi tọa đàm không nhiều, những ý kiến tranh luận dù trái chiều nhau, nhưng cũng đủ để khái quát được những mặt tích cực và những vấn đề còn hạn chế của cuộc thi. Thay mặt Ban tổ chức và Hội đồng giám khảo, NSNA Vũ Quốc Khánh đã cám ơn và ghi nhận tất cả những ý kiến nhận xét của đông đảo hội viên và các tác giả. Đồng thời khẳng định, đó là những vấn đề sẽ được lưu ý ở những cuộc thi và triển lãm ảnh lần sau, nhằm nâng cao chất lượng các cuộc thi và triển lãm ảnh một cách toàn diện hơn, đáp ứng sự mong đợi của các tác giả cũng như công chúng yêu nghệ thuật nhiếp ảnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐẶT TÊN CHO ẢNH
4 p | 84 | 66
-
Đặt tên cho các ảnh
8 p | 92 | 17
-
Khám phá và sáng tạo – Nhìn từ triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24
12 p | 126 | 13
-
Ảnh ý tưởng – Một kỳ thú thi vị
10 p | 86 | 11
-
Ảnh ý tưởng - "đứa con" bị bỏ rơi?
6 p | 69 | 11
-
Helen Levitt: nên thơ và hóm hỉnh
7 p | 63 | 10
-
Vài suy nghĩ về triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 “Nhịp sống mới”
6 p | 70 | 9
-
Khen chê chuẩn cũng là tác phẩm
5 p | 65 | 9
-
Suy nghĩ sau cuộc thi và triển lãm ảnh Chân dung con người Việt Nam hôm nay năm 2010
5 p | 88 | 9
-
Thế nào là ảnh chân dung?
12 p | 132 | 9
-
NGUYỄN QUANG TUYẾN: tâm sự cùng “Nước”
6 p | 60 | 8
-
Nhiếp ảnh Việt Nam: Phải chăng đang có những lối mòn
7 p | 86 | 8
-
Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc: Dậm chân tại chỗ
5 p | 96 | 7
-
Những người được giải UNICEF 2010
9 p | 49 | 6
-
TÌNH NGƯỜI, TÌNH ĐỜI TRONG TRANH HỌA SĨ LÊ THỊ HOÀN
4 p | 91 | 3
-
Không cần thông điệp. Đó chỉ là cuộc sống, đang trôi
5 p | 55 | 3
-
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI ASTRUP FEARNLEY TẠI NA UY VÀ CUỘC TRIỂN LÃM THE NATRIOT ACT CỦA NGHỆ SĨ NATE LOWMAN
4 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn