intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc: Dậm chân tại chỗ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thảm xanh Tam Đảo - Ảnh: Võ Huy Cát Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 do Bộ Văn hóa Thông tin và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (Hội NSNAVN) phối hợp tổ chức vừa tổng kết và trao giải vào ngày 15-9-2006 tại Hà Nội. 343 ảnh ở cả 2 thể loại: ảnh chụp trực tiếp và ảnh kỹ thuật kỹ xảo của 256 tác giả đã được lựa chọn triển lãm. Qua cuộc triển lãm này đã có nhiều ý kiến nhận xét: Triển lãm thành công, ảnh đa dạng,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc: Dậm chân tại chỗ

  1. Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc: Dậm chân tại chỗ Thảm xanh Tam Đảo - Ảnh: Võ Huy Cát Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 24 do Bộ Văn hóa Thông tin và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (Hội NSNAVN) phối hợp tổ chức vừa tổng kết và trao giải vào ngày 15-9-2006 tại Hà Nội. 343 ảnh ở cả 2 thể loại: ảnh chụp trực tiếp và ảnh kỹ thuật kỹ xảo của 256 tác giả đã được lựa chọn triển lãm. Qua cuộc triển lãm này đã có nhiều ý kiến nhận xét: Triển lãm thành công, ảnh đa dạng, phong phú, đẹp, bám sát chủ đề... Nhưng cũng không ít ý kiến trái chiều rằng: ảnh ít sáng tạo, không có những nét mới, ý tưởng trùng lặp, xử lý kỹ thuật không đẹp, nhiều ảnh đặt trên không đúng với nội dung... Thành công về số lượng và cách tổ chức...
  2. Điều dễ nhận thấy và có thể cho là thành công là số lượng ảnh được chọn trưng bày triển lãm. Trước đây Hội NSNAVN chỉ có thể chọn trên dưới 200 ảnh để triển lãm, có số đó bây giờ là ngót nghét 400. Có ảnh được treo Triển lãm toàn quốc là "cửa ải" đối với bất kỳ ai muốn trở thành hội viên và đạt các tước hiệu khác của Hội NSNAVN, chính vì vậy, số lượng tác giả gửi tác phẩm mỗi năm đều tăng, cho dù Ban tổ chức có hạn chế số lượng ảnh dự thi. Hơn nữa, triển lãm ảnh năm nay kéo dài gần 15 ngày (từ 2 đến 15-9-2006) với phòng trưng bày rộng rãi, trang trọng và rất qui mô tạo cảm giác trân trọng cho không chỉ các tác giả có ảnh được triển lãm, các nghệ sĩ nhiếp ảnh, mà cả khách mời và nhân dân đến dự. Còn chất lượng, nội dung thì sao? Tác phẩm tham gia cuộc thi lần này gồm có 2 thể loại: ảnh chụp trực tiếp và ảnh kỹ thuật kỹ xảo. Ban tổ chức đưa ra thể lệ như vậy với hy vọng tác giả nào "hứng thú" với photoshop tha hồ được "tung hoành" ý tưởng, mặc sức sáng tạo... Nhưng xem ra, những bức ảnh mới chỉ "rụt rè" ở mức kích ánh sáng, thay phông nền, tăng độ đậm nhạt của màu sắc, thêm bớt một vài chi tiết... chưa tạo được sự đột phá, ấn tượng, cũng như ý tưởng sáng tạo được sự đột phá, ấn tượng, cũng như ý
  3. tưởng sáng tạo nghệ thuật. Nếu so sánh ảnh thể loại này của các tác giả nước ngoài mới thấy, ảnh Việt Nam còn lâu mới đuôir kịp được... Không những thế, đây lại là cơ hội cho một số tác giả "đánh lận con đen", rõ ràng có "shop" nhưng vẫn xếp ảnh của mình vào loại ảnh chụp trực tiếp. Có tác giả còn tự biện bạch rằng: Tôi có sửa bớt những rườm rà không cần thiết, lộ sáng 2 lần... và nhiều ảnh đã "qua mặt" được các vị giám khảo và nghiễm nhiên "ngự" trên tường triển lãm: "Hoa Trúc" của Huỳnh Thanh Phong (Bến Tre), "Đan vó" của Phan Ngọc Trì (Bình Định), "Lá thốt nốt" của Tuyết Giao (An Giang), "Sương hồng" - Tô Hồng Vũ (Cần Thơ), "Thế giới ngày mai" của Võ Văn Kiên (An Giang). Các vị giám khảo đều "botay.com" và chỉ biết chờ mong, kêu gọi lòng tự trọng, đạo đức nghề nghiệp của những người cầm máy - xem ra điều này không dễ... vì một số người dự thi với sự tham lam: nếu thể lệ cuộc thi hạn chế số lượng thì lấy bút danh (sau này "lỡ" có ảnh được chọn thì lúc đó sẽ "đính chính"), hay có vị lại lấy tên người thân (để rồi sau này những người có "danh" mà không có "thực" này cũng nghiễm nhiên khoác danh "nghệ sĩ" - hội viên của Hội NSNAVN - cho dù chẳng biết gì về ảnh nghệ thuật). Chủ đề chính ở lần này là "Nhịp sống mới", nhưng có vẻ như, ảnh chưa
  4. thực sự thể hiện được nội dung này. Người ta chưa thấy nét sôi động, nhộn nhịp, thiếu vắng những bức ảnh về giới trẻ - những người chủ tương lai của đất nước, bộ mặt của giới trí thức. Thậm chí có ảnh còn chẳng hề đúng chủ đề, nhưng vì đẹp quá, nên vẫn cứ được triển lãm, thậm chí còn được giải. Về phần triển lãm trước nhiều ngày để lấy ý kiến đóng góp của công chúng rồi mới quyết định trao giải - ý tưởng có vẻ hay, nhưng có thật sự là lắng nghe ý kiến của công chúng? Hay việc ta ta cứ làm. Ảnh đoạt giải "So bó đũa chọn cột cờ" - cụm từ này đã trở nên quen thuộc trong những năm gần đây với giới nhiếp ảnh. Năm nay cũng không có gì mới hơn. Điều đó cho thấy, bộ ảnh đoạt giải sàn sàn như nhau Tuy cũng đủ các giải Vàng, Bạc, Đồng và Khuyến khích nhưng xem ra, khoảng cách giữa các giải chẳng xa nhau là mấy. Và để "đứng" được trong lòng công chúng chẳng dễ dàng gì. Bức ảnh đoạt Huy chương Vàng hẳn nhiên là khá nhất - một bức ảnh cổ điển về bố cục, chủ đề cũng không có gì mới - nhưng cái đọng lại là nó khiến người xem không cảm thấy "nhàm" - tuy không thật sự xuất sắc, đột phá.
  5. Sau mỗi triển lãm, những người tổ chức và những nhà quản lý nhiếp ảnh đều mong muốn ảnh lần sau sẽ tốt hơn lần trước. Chẳng ai muốn "dâm chân" tại chỗ, nhưng để có những "bước đi" phải chăng cần có sự "đột phá" của chính những người tổ chức và Hội đồng giám khảo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2