intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì để đối phó với chứng rối loạn giấc ngủ?

Chia sẻ: Pham Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn giấc ngủ không chỉ làm bạn mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc... Rối loạn giấc ngủ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, hoạt động chậm chạp dù bạn đã đi ngủ từ rất sớm vào đêm hôm trước. Nói chung, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến hàng triệu người. Trên thực tế, các vấn đề với giấc ngủ (bao gồm cả việc buồn ngủ ban ngày) ảnh hưởng tới 35% tới 40% người lớn tại Mỹ vì thế bạn cần phải xem xét những liên hệ của việc khó ngủ tới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì để đối phó với chứng rối loạn giấc ngủ?

  1. Làm gì để đối phó với chứng rối loạn giấc ngủ? Rối loạn giấc ngủ không chỉ làm bạn mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc... Rối loạn giấc ngủ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, hoạt động chậm chạp dù bạn đã đi ngủ từ rất sớm vào đêm hôm trước. Nói chung, rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến hàng triệu người. Trên thực tế, các vấn đề với giấc ngủ (bao gồm cả việc buồn ngủ ban ngày) ảnh hưởng tới 35% tới 40% người lớn tại Mỹ vì thế bạn cần phải xem xét những liên hệ của việc khó ngủ tới vấn đề chăm sóc sức khỏe. Trong trường hợp này, thuốc ngủ lại làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn vì nó sẽ phá vỡ mọi thói quen và khiến cho bệnh càng khó chữa. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cách để giảm thiểu việc bị rối loạn giấc ngủ. 1. Nghiến răng khi ngủ Nghiến răng khi ngủ đơn giản là hoạt động của răng trong lúc chúng ta ngủ, nó thường được thực hiện cùng với lực ép của hàm. Mặc dù hầu hết mọi người khi bị rối loạn giấc ngủ không có nhận
  2. thức về việc mình làm lúc ngủ, nhưng chắc chắn rằng việc nghiến răng khi ngủ ấy sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của những người khác. Và những người thường ngủ một mình chỉ biết mình có chứng nghiến răng khi ngủ khi phát hiện những biến chứng như: mòn răng, nhức đầu, đau hàm, đau mặt mãn tính,… Nguyên nhân: Nguyên nhân của bệnh nghiến răng khi ngủ cũng không được biết rõ và có thể biến đổi từ người này sang người khác. Những căng thẳng và lo lắng hàng ngày, những kìm nén, tức giận và hoạt động thái quá có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Các yếu tố rủi ro khác như thuốc lá, rượu và caffein cũng là một nguyên nhân của bệnh. Không có phương pháp cụ thể nào để chữa khỏi bệnh này và bạn cũng không được yêu cầu phải điều trị bệnh vì các triệu chứng có thể nhẹ hoặc các rối loạn có thể tự mất đi theo năm tháng khi bạn đã xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh và cách xử lý để giái quyết được căn bệnh này. Điều trị bệnh: Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh nghiến răng trong lúc ngủ là do stress thì việc điều chỉnh giúp giảm stress chính là liều thuốc tốt nhất. Bạn có thể tìm một vài phương
  3. pháp thư giãn như: tập thể dục, tập yoga, thiền để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Trong khi các phương pháp nha khoa như mang một miếng bảo vệ miệng là có thể thực hiện được, thì việc thay đổi hành vi khi ngủ có thể sẽ đem lại thành công trong nếu mỗi cá nhân học cách thư giãn, từ bỏ các thói quen gây ảnh hưởng tới hàm. Và cuối cùng, các loại thuốc giúp thư giãn có thể có tác dụng nhưng không phải là luôn luôn tốt và có hiệu quả. 2. Rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng bất kỳ ai khi đã từng làm việc theo ca kíp sẽ biết rằng giấc ngủ của mình sẽ bị xáo trộn tới mức nào, và tất nhiên, rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca là có thật
  4. và nó ảnh hưởng tới 10% số người làm việc theo ca. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn giấc ngủ khi làm việc theo ca sẽ phải trải qua những cơn mất ngủ, đau đầu, khó tập trung và thiếu năng lượng cần thiết để làm việc. Nguyên nhân: Làm việc luân phiên và giấc ngủ thay đổi so với cơ chế tự nhiên của nhịp sinh học – vòng sinh học là sự kết hợp giữa các dấu hiệu hóa sinh, sinh lý hoặc hành vi gây điều chỉnh đồng hồ sinh học - và gây những rối loạn cho cơ thể bạn. Ngoài biện pháp là phải nghỉ việc thì các công nhân làm việc theo ca kíp cần phải được dành thời gian đầy đủ để ngủ bù, lấy lại được năng lượng để vươt qua các triệu chứng rối loạn. Điều trị bệnh: Việc bạn chuẩn bị tốt cho giấc ngủ là liều thuốc chữa tốt nhất. Trước khi đi từ cơ quan về nhà sau ca làm việc, bạn nên đeo kính râm để tránh ánh mặt trời, tránh các chất kích thích, đi ngủ càng sớm càng tốt sau khi đã về nhà, tạo ra một không gian ngủ đủ tối và yên tĩnh để ngủ…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2