intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi nhân viên ra đi?

Chia sẻ: Cho Co | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với các doanh nghiệp, nhân viên ra đi luôn luôn đặt ra nhiều vấn đề và thách thức. Tất nhiên, họ ra đi vì nhiều lý do: cần sự thăng tiến, kiếm một vị trí "ngon" hơn, muốn nghỉ hưu và đôi khi là vừa kết thúc hợp đồng lao động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi nhân viên ra đi?

  1. Làm gì khi nhân viên ra đi? Đối với các doanh nghiệp, nhân viên ra đi luôn luôn đặt ra nhiều vấn đề và thách thức. Tất nhiên, họ ra đi vì nhiều lý do: cần sự thăng tiến, kiếm một vị trí "ngon" hơn, muốn nghỉ hưu và đôi khi là vừa kết thúc hợp đồng lao động... Dù bất kể lý do nào thì một cuộc phỏng vấn trước khi nhân viên rời đi thực sự rất quan trọng đối với bạn và giám sát trực tiếp để biết được nhiều thông tin chính xác nhất về hiện trạng của nhân viên như: các kế hoạch, các hoạt động, mối quan hệ, sự kiện sắp tới và nghĩ vụ của họ. Theo cách này, sự chuyển đổi và thay thế một nhân viên mới sẽ tránh được nhiều phiền toái. 1. Bạn sẽ cần biết được câu trả lời của ít nhất là ba câu hỏi - Nhiệm vụ và bổn phận mà nhân viên hiện tại đã hoàn thành là gì? - Những tác động và kết quả của công việc khi làm việc với khách hàng trong và ngoài công ty là gì? - Trách nhiệm hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm của nhân viên đó là gì? Những bản báo cáo cập nhật, những đánh giá, những cuộc gọi sẽ là dữ liệu để bạn trả lời các câu hỏi trên. 2. Hiểu được nhiệm vụ mà nhân viên đó đã hoàn thành Tất nhiên, nhiều trong số đó được liệt kê tỏng bản miêu tả công việc, tuy nhiên, thường thì những dữ liệu đó không được cập nhật hoặc không phải là thông tin hoặc không hữu ích chút nào. Bạn sẽ cần biết các nhân viên hoàn thành nhiệm vụ như thế nào, với ai, ở mức độ nào và chất lượng ra sao. Thêm vào đó, bạn cần phải biết được nhân viên nào đã lưu vào bộ nhớ, vào email, vào sở ghi nhớ đối với những nhiệm vụ trên 3. Nhận ra người chủ chốt mà nhân viên hay tương tác Ai là người được nhân viên đó tin tưởng và trông đợi? Những cá nhân, tập thể sẽ ra đi là ai, các mục đích, các hoạt động ở mức độ nào? Ai là người mà nhân
  2. viên đó thường hứa hẹn, thu thập dữ liệu, hướng dẫn và hành động thậm chí là bờ vai cho nhân viên đó dựa vào?... 4. Cần biết được nhân viên đó đánh giá các đồng nghiệp cấp dưới, đồng nghiệp ngang hàng và cấp trên như thế nào Điều này sẽ giúp những nhân viên thay thế nhận ra được người ra đi vì mục đích gì, những người mà anh ta sẽ làm việc cùng và có thể tin tưởng về vấn đề, nhiệm vụ, trách nhiệm nào, ai là người anh ta có thể trao trọn niềm tin trong công việc, ai là người có thể cung cấp cho anh ta những chỉ dẫn cụ thể… Rõ ràng và dễ hiểu rằng, sau khi một nhân viên ra đi thì sẽ có nhiều lỗ hổng cần được hoàn thành. Theo thực tế, nhân viên ra đi sẽ phải cung cấp những ngày tháng đầu tiên khi bắt đầu làm việc cho bạn và những người khác để có thể ứng phó với các vấn đề cho đến khi có một người khác thay thế. Trong hoàn cảnh tốt nhất, nhân viên hiện tại sẽ duy trì đủ thời gian cho quá trình tuyển dụng một người mới và đào tạo lại, đồng thời cho phép sự thay thế này được êm xuôi hơn. Tuy nhiên, việc thiếu hiệu quả trong công việc là không thể tránh khỏi, song cần phải giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực. Trả lời các câu hỏi và những thách thức khi một nhân viên rời khỏi công ty của bạn sẽ giúp bạn tránh khỏi những khó khăn, giải quyết được các vấn đề nổi cộm. Tuy nhiên, những câu trả lời này không nên được sử dụng một cách “Bê tông cốt thép” và trở thành công thức áp đặt cho nhân viên nhân mới. Thay vào đó, hãy để những thông tin này được sử dụng như là bản đồ chỉ đường có hiệu quả cho phép những nhân viên mới bổ sung những kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm cho công việc hiện tại và tương lai. Việc thay đổi sẽ mang đến những cơ hội và sự đổi mới. Cho nên, bạn không nên có một sự rập khuôn của cá nhân trước. Mỗi người đều có những khả năng riêng, tầm nhìn và cách tiếp cận riêng với vấn đề, với con người khác nhau. Đơn giản là bởi vì các nhân viên đã ra đi tin tưởng vào đồng nghiệp cấp dưới, những người ngang hàng hoặc cấp trên mà không hàm ý hay đảm bảo rằng nhân viên mới cũng sẽ tin tưởng hoặc không tin vào một cá nhân cụ thể. Vì thế, nếu ứng xử giống như vậy cho nhân viên mới có thể khiến bạn thất bại. Bạn và những người khác càng nhìn tiến trình thay đổi này một cách tích cực thì bạn càng đối mặt được với những thử thách vốn có khi một nhân viên ra đi, và sự chuyển dịch này sẽ càng giúp bạn được thỏa mãn và làm việc có hiệu quả. www.diendanquantri.com sưu tầm Theo Entrepreneur
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2