intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để tính toán được các chi phí khởi nghiệp?

Chia sẻ: Lê Hoàng Bảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

310
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm sao để tính toán được các chi phí khởi nghiệp? Đối với những ai có ý định bắt đầu kinh doanh, việc quyết định bỏ ra bao nhiêu vốn liếng là mảng thông tin quan trọng nhất mà họ cần. Bên cạnh khoản đầu tư ban đầu cho đất đai, nhà cửa, nội thất, trang thiết bị, người chủ doanh nghiệp mới cũng cần mua hàng hóa, các khoản phụ trợ và nhiều thứ quan trọng khác để có thể mở được công ty. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để tính toán được các chi phí khởi nghiệp?

  1. Làm sao để tính toán được các chi phí khởi nghiệp? Đối với những ai có ý định bắt đầu kinh doanh, việc quyết định bỏ ra bao nhiêu vốn liếng là mảng thông tin quan trọng nhất mà họ cần. Bên cạnh khoản đầu tư ban đầu cho đất đai, nhà cửa, nội thất, trang thiết bị, người chủ doanh nghiệp mới cũng cần mua hàng hóa, các khoản phụ trợ và nhiều thứ quan trọng khác để có thể mở được công ty. Song có đủ tiền chỉ đế mở công ty thôi chưa đủ. Họ cũng phải có tiền để giữ cho doanh nghiệp mình đi lên và vận hành đến khi nó bắt đầu tự lập được. Tình trạng thất thoát vốn làm ăn là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của một doanh nghiệp mới. Nếu lợi nhuận duy nhất mà bạn thu được từ việc tham gia vào một hệ thống nhượng quyền là những thông tin cần thiết để biết được bạn sẽ cần bao nhiêu vốn thì việc trả chi phí nhượng quyền cũng chẳng đáng là bao. Nếu không có được kiến thức từ người nhượng quyền đi trước, các chủ doanh nghiệp nhỏ phải tự tìm kiếm những người hỗ trợ trang thiết bị cho mình, làm việc với các kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất, xác định những yêu cầu về địa điểm, định vị nơi bán ..v..v.. Nhưng nếu không có một cơ sở để tham khảo ý kiến và một ai đó đã từng trải qua quá trình này trước đây để xin lời khuyên thì việc xác định được mọi nguồn thông tin sẽ khiến họ mất nhiều thời gian. Trong khi đó đối với chủ doanh nghiệp mới, thời gian là một mặt hàng vô cùng đắt. Nhượng quyền đem lại hai nguồn thông tin giúp những người nhận quyền mới xác định các khoản chi phí mở cửa hàng: 1. Những người nhận quyền hiện tại trong hệ thống. Những người nhận quyền vừa mới phát triển các địa điểm mới có thể cho bạn biết lúc nào thì cần cái gì. Thậm chí với thông tin do người nhượng quyền cung cấp, những bên nhận quyền mới, nhạy bén sẽ nói chuyện với những người nhận quyền khác để xác nhận lại những gì mà người nhượng quyền đề ra. 2. Mục VII trong Bản thông tin nhượng quyền (UFOC). Mỗi người nhượng quyền được yêu cầu chuẩn bị và đưa cho bên nhận quyền tương lai một bản sao tài liệu công khai là UFOC. Với UFOC người nhượng quyền bắt buộc phải ước tính khoản đầu tư ban đầu mà mỗi người nhận quyền cần có – bao gồm vốn hoạt động mà họ cần có trong suốt những tháng đầu đi vào hoạt động. Dù cho bạn lên kế hoạch mở một doanh nghiệp độc lập hay một doanh nghiệp nhượng quyền, ngoài phí nhượng quyền và các chi phí khác trong nhượng quyền, các chủ doanh nghiệp mới cần phải dự tính các khoản sau đây:
  2. · Chi phí tìm kiếm mặt bằng: Thậm chí nếu chủ mặt bằng trả tiền huê hồng cho công ty bất động sản, bạn vẫn phải chịu chi phí tìm kiếm trên thị trường gồm có khách hàng, các nghiên cứu về trao đổi buôn bán tại đó và đối thủ của mình. · Tiền cọc: Bất kỳ ai cũng yêu cầu bạn đưa cho họ một khoản tiền để giữ chỗ – chủ mặt bằng · Phí đảm bảo sự chuyên nghiệp: Thuê các tòa nhà hay thậm chí là tu sửa lại một địa điểm cũ cũng phải có các kế hoạch thiết kế. Ngoài chi phí thiết kế ra, bạn cũng phải tính đến cả tiền lương cho các kỹ sư. Nếu mặt bằng không được qui hoạch theo loại hình kinh doanh của bạn, bạn có thể yêu cầu các luật sư và những chuyên gia khác giúp lên một bản qui hoạch. · Phí tạo mặt bằng: Sẽ có nhiều chi phí phát sinh trong việc tìm thầu, xây dựng và trang trí mặt bằng, bảng hiệu, đồ nội thất, thiết kế bao bì và khung cảnh bên ngoài. Những thứ bạn đặt vào trong đó có thể được chở đến bằng xe tải vì vậy hãy tính luôn phí vận chuyển và thuế mua bán. Có lẽ địa điểm đã sẵn sàng để kinh doanh nhưng bạn vẫn còn vài điều cần tiến hành. · Mở các kho cung cấp hàng: Nguyên liệu thô, giấy, dụng cụ quét dọn và mọi thứ bạn cần để chuẩn bị cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. · Bảo hiểm: Không chỉ có bảo hiểm tài sản hay tai nạn mà còn có khoản bồi thường cho nhân viên và nếu bạn có phương tiện đi lại cũng nên đóng thêm bảo hiểm xe cộ. Hãy dự trù khi nhân viên bán bảo hiểm của bạn yêu cầu tất cả hay một phần khoản tiền đóng bảo hiểm trong năm đầu của bạn dùng làm tiền đặt cọc. · Kỹ thuật Point of Sales và các phần cứng lẫn phần mềm máy tính khác: Ngày nay mỗi doanh nghiệp dù là nhỏ vẫn cần có một hệ thống máy tính chắc chắn. Nếu bạn không thể tìm thấy phần mềm phù hợp với doanh nghiệp bạn, hãy lên kế hoạch trả tiền cho các chuyên viên phát triển phầm mềm giúp bạn. · Lệ phí đảm bảo sự chuyên nghiệp khác: Ngoài các khoản tiền dành cho công trình xây dựng và kĩ thuật, bạn cũng cần có một luật sư và một kế toán giúp bạn thiết lập doanh nghiệp, thương lượng với chủ cho thuê mặt bằng và lập bảng qui hoạch ..v..v.. · Thuê nhân viên trước khi khai trương: Việc thuê nhân viên không nên bắt đầu vào ngày mà vị khách đầu tiên bước vào cửa hàng. Bạn cần phải thuê người quản lý và các nhân viên trước khi công ty khai trương để giúp bạn chuẩn bị công ty cũng như tham gia vào các lớp huấn luyện bắt buộc. · Vốn lưu động: Vốn lưu động là một khoản tiền bạn cần có trong tay để thanh toán các hóa đơn trong phạm vi không bao gồm tiền mặt thu vào. Tùy theo doanh nghiệp của mình mà bạn có thể dùng vốn lưu động để hoạt động trong những tuần đầu tiên nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp khác cần phải có thêm vốn trong hai hay ba năm đầu. Bạn có thể hi vọng vào điều tốt nhất nhưng cũng cần chuẩn bị cho những điều tệ nhất. Hãy lên kế hoạch dựa trên các dự tính thực tế thay vì các mong ước trên trời. Trong khi người nhượng quyền sẽ đề ra các yêu cầu về vốn ban đầu đủ điều kiện để khai trương của bạn trong UFOC, những tính toán này thường được dựa vào các tiêu chuẩn của hệ thống. Cửa hàng của bạn có thể sẽ khác với tiêu chuẩn theo một cách nào đó. Nó có thể lớn hơn, nằm trong một khu vực đắt đỏ hơn hay có thể tiền thuê mướn nhân viên hoặc doanh số bán hàng của bạn khác hơn so với mong đợi của bên nhượng quyền. Những người nhận quyền thông minh sẽ điều tra các khoản chi phí trong khu vực của họ và sửa đổi các đề xuất của bên nhượng quyền dựa trên thực tế của thị trường mình. Đừng đổ lỗi cho người nhượng quyền nếu bạn không làm trước mọi thứ.
  3. Bắt đầu công việc kinh doanh là cả một khoảng thời gian căng thẳng. Nếu bạn lập kế hoạch tốt, đó có thể là một trong những khoảng thời gian đáng có và thú vị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1