intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để bé không ích kỷ?

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

110
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu các bậc cha mẹ không dạy dỗ, bảo ban con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời, bé sẽ phát triển bản tính ích kỷ thường thấy ở Đứa trẻ nào cũng có bản năng trẻ con và tồn tại cho đến chia sẻ và quan tâm đến người khi trưởng thành. khác, vì thế bố mẹ cần hướng dẫn uốn nắn để bé phát huy những bản tính tốt đẹp. Ở trẻ nhỏ, bẩm sinh có bản năng biết quan tâm đến người khác, con bạn cũng không ngoại lệ. Một số ví dụ điển hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để bé không ích kỷ?

  1. Làm thế nào để bé không ích kỷ? (Webtretho) Nếu các bậc cha mẹ không dạy dỗ, bảo ban con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời, bé sẽ phát triển bản tính ích kỷ thường thấy ở Đứa trẻ nào cũng có bản năng trẻ con và tồn tại cho đến chia sẻ và quan tâm đến người khi trưởng thành. khác, vì thế bố mẹ cần hướng dẫn uốn nắn để bé phát huy Ở trẻ nhỏ, bẩm sinh có bản những bản tính tốt đẹp. năng biết quan tâm đến người khác, con bạn cũng không ngoại lệ. Một số ví dụ điển hình về sự quan tâm của
  2. bé đối với người khác trong những năm đầu đời: • Bé sẽ khóc theo khi nghe tiếng khóc của một đứa trẻ khác, đó là cách bé thể hiện sự quan tâm theo bản năng. • Khi được một tuổi, trẻ đã biết làm cho người khác vui khi thấy họ buồn. Trẻ muốn mang đến cho người khác niềm vui và sự thoải mái, mặc dù trẻ không hiểu vì sao họ không vui hay họ đang thật sự cần gì. • Một đứa trẻ chưa đến tuổi đi học thường rất quan tâm đến em trai hoặc chị gái của mình. Trẻ sẵn sàng bênh vực anh chị em của mình và không để họ có bất kì sự tổn hại nào. Những lúc “bản năng” quan tâm bị bỏ quên Những biểu hiện quan tâm tử tế kể trên diễn ra tự nhiên mà không có sự ép buộc nào từ phía người lớn. Cứ theo bản năng, một đứa trẻ sẽ biết khi nào nên quan tâm, khi nào nên giúp đỡ, và khi nào là thời điểm tốt nhất để đem đến niềm vui cho người khác. Mặc dù những khuynh hướng này là tự
  3. nhiên, nhưng lại có nhiều thái độ ích kỷ, khó gần gũi xảy ra ở những trẻ hai tuổi. Các nhà tâm lý đã đưa ra nhiều lời giải thích: Một đứa trẻ có nhiều bản năng cơ bản (trong đó bao gồm bản năng quan tâm đến người khác). Bản năng này cạnh tranh với bản năng khác. Đôi khi bản năng làm thỏa mãn cơn ích kỷ của trẻ còn mạnh hơn bản tính chia sẻ, nhường nhịn, cho nên trẻ có thể sẽ xô bạn của mình ra để dành lấy kẹo. Không có sự chỉ bảo, uốn nắn từ cha mẹ, bé sẽ ngày càng lãng quên bản tính quan tâm, tử tế và trở nên ích kỷ. Trẻ cần được dạy dỗ để hướng thiện hơn. on cách chia sẻ đồ chơi cùng bạn bè. Ảnh: Sciencephoto.com
  4. Khi trẻ bắt đầu học nói, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi cách cư xử của những người xung quanh, nhất là cha mẹ. Trẻ bắt đầu bắt chước những hành động của mọi người trong gia đình. Nếu trẻ thấy cha mẹ, anh chị cãi nhau về chuyện rửa bát đĩa, hoặc tranh nhau lựa chọn chương trình TV, trẻ bị ảnh hưởng, có thể trẻ sẽ làm giống như vậy trong tình huống tương tự. Bản năng quan tâm, tử tế của một đứa trẻ cũng có thể bị ngăn chặn bởi ảnh hưởng của truyền hình. Hầu hết những anh hùng, siêu nhân trong tivi, rất được trẻ nhỏ khâm phục vì sức mạnh, lòng dũng cảm của họ. Những anh hùng này cho thấy nhiều hành động nghĩa hiệp nhưng những việc làm tốt như thế lại bị bỏ qua trong con mắt của trẻ nhỏ, chúng lại thích thú những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, đánh đấm bạo lực hơn. Để trẻ biết cư xử tốt Để chắc rằng những cảm xúc, hành động của trẻ có thể
  5. được biểu lộ một cách đúng đắn, hãy xem xét vài lời khuyên dưới đây: • Chính bạn là một tấm gương tốt: Bạn không thể mong đứa con chỉ mới một tuổi của mình cư xử tốt nếu bạn xử sự ích kỷ. • Khen trẻ khi trẻ làm điều tốt: Sẽ có những lần đứa con nhỏ mới 2 tuổi của bạn đối xử tốt với bạn bè. Khi đó, hãy nói với con là bạn hài lòng và tự hào như thế nào. • Nhấn mạnh rằng hành động của trẻ sẽ mang lại nhiều hệ quả: Hãy nói với con bạn một cách rõ ràng: “Khi con đánh trúng mẹ, mẹ sẽ bị đau” hoặc “khi con dọn dẹp đồ chơi của con, điều đó khiến mẹ hạnh phúc”. Những lời bày tỏ như thế giúp đứa trẻ dù chỉ mới biết đi nhận thấy được mối liên kết giữa hành động của chúng và cảm xúc của người khác. • Tạo cơ hội để trẻ trở nên có ích: Phân công cho trẻ những việc lặt vặt chẳng hạn như cất đồ chơi trở vào tủ hay bỏ giấy vào thùng rác.
  6. • Dạy trẻ chia sẻ: Khuyến khích trẻ chia sẻ với bạn bè và với anh chị em ở nhà. Trẻ rèn luyện càng nhiều, thì càng cư xử tốt với bạn bè và mọi người. Dạy trẻ biết cư xử tốt với người khác là một công việc khó. Có thể trẻ sẽ kháng cự lại những dạy bảo của cha mẹ vì nó mâu thuẫn với đòi hỏi của trẻ. Nhưng đó chính là những bước đầu tiên cho hành trình dạy dỗ con nên người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2