intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để trẻ chia sẻ với bạn những gì xảy ra ở trường học

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi đón con, một số cha mẹ thường hỏi "Con hôm nay ở trường thế nào?". Và một ngày nào đó, bạn sẽ nhận được câu trả lời của trẻ "Con không muốn nói đâu. Sau ngày nào mẹ cũng hỏi con như vậy?" Cảnh đó không phải chỉ mình bạn gặp phải bởi rất nhiều trẻ không nói với cha mẹ về những việc chúng đã làm ở trường. Hoặc cha mẹ không biết trẻ học được những gì cũng như bạn bè chúng là ai. Dưới đây là 5 gợi ý giúp bạn có thê biết trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để trẻ chia sẻ với bạn những gì xảy ra ở trường học

  1. Làm thế nào để trẻ chia sẻ với bạn những gì xảy ra ở trường học Khi đón con, một số cha mẹ thường hỏi "Con hôm nay ở trường thế nào?". Và một ngày nào đó, bạn sẽ nhận được câu trả lời của trẻ "Con không muốn nói đâu. Sau ngày nào mẹ cũng hỏi con như vậy?" Cảnh đó không phải chỉ mình bạn gặp phải bởi rất nhiều trẻ không nói với cha mẹ về những việc chúng đã làm ở trường. Hoặc cha mẹ không biết trẻ học được những gì cũng như bạn bè chúng là ai. Dưới đây là 5 gợi ý giúp bạn có thê biết trẻ đã làm gì ở trường. Tham gia cùng trẻ Cha mẹ có thể dành thời gian tham gia vào lớp học của trẻ để có thể biết môi trường học hang ngày và bạn bè của trẻ. Với cách đó, bạn sẽ thân thiện với trẻ hơn khi nói chuyện
  2. với trẻ về giáo viên, bạn bè hoặc những công việc mà trẻ làm ở lớp. Hỗ trợ trẻ Trẻ cần cảm thấy rằng cha mẹ là những người có thể tin cậy để chia sẻ những cảm xúc mà không sợ bị phê phán. Bởi vì một số trẻ không muốn nói về những chuyện tiêu cực ở lớp như bắt nạt, áp lực của bạn bè và các vấn đề xã hội khác, do đó, bạn cần nhận biết được các dấu hiệu cho thấy trẻ gặp rắc rối – ủ rũ, kêu ốm hoặc tỏ ra thật sự lo lắng trước khi tới lớp; hoặc giảm thứ hạng trong học tập – và không phê phán hay chỉ trích khi hỏi trẻ để tìm ra nguyên nhân của các vấn đề đó. Nếu bạn thường xuyên phàn nàn về điểm kém của con hoặc hỏi con "Con làm cái gì vậy?" khi trẻ nói với bạn về những việc mà trẻ đã làm với bạn bè, trẻ sẽ lập tức không chia sẻ với bạn và không cảm thấy thoải mái khi thảo luận với bạn. Do đó, bạn cố gắng hỗ trợ trẻ bất cứ khi nào trẻ chia sẻ với bạn.
  3. Cha mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái để chia sẻ bằng cách tỏ ra thong cảm với tình huống mà trẻ gặp phải và để trẻ biết rằng Cha và mẹ đã từng có những ngày khó khăn giống như trẻ. Chia sẻ những khó khăn của mình cũng là cách tốt để cha mẹ và con cái gần gũi nhau hơn về những vấn đề ở trường học. Lựa chọn thời gian hợp lý Thời gian để nói chuyện với con là yếu tố quan trọng để trẻ tập trung chú ý. Thay vì hỏi trẻ ngay khi vừa đón trẻ, bạn có thể để trẻ có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi. Zakreski, chuyên gia về tâm lý, chia sẻ: "Trong gia đình tôi, chúng tôi không bật tivi trước khi trẻ làm xong bài tập. Bọn trẻ ngồi tại bàn học và làm hết các bài tập về nhà trước khi bật ti vi. Đó là cơ hội để bọn trẻ có thể nhớ lại và nói về những gì xảy ra ở lớp." Giờ ăn cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình thảo luận. Nhưng nếu để đảm bỏa nhận được thông tin ở lớp của con, bạn cần hỏi những câu hỏi cụ thể. Tránh biến giờ ăn thành giờ chỉ trích và phê phán.
  4. Bạn không nên hỏi những câu hỏi chung chung như "Ngày hôm nay con thế nào?". Những câu hỏi như vậy gây quá nhiều áp lực cho trẻ. Thay vì vậy, bạn nên hỏi những vấn đề cụ thể như "Cô giáo con nghĩ gì về bài tập toán mà con làm tối qua?" hoặc "Con biết không, mẹ thực sự rất thích chiếc đèn lồng này đấy. Ngày hôm nay con đã làm nó như thế nào?" Không chì chiết trẻ Khi làm việc với trẻ, cha mẹ rất khó cân bằng giữa nhu cầu tò mò muốn tìm hiểu thông tin với nhu cầu riêng tư của trẻ. Mỗi lần, bạn chỉ nên hỏi 2 câu ohir. Với cách đó, trẻ biết rằng bạn quan tâm tới chúng và trẻ cũng không cảm thấy bạn đang chất vấn trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý để không thường xuyên hỏi những câu tương tự nhau. Hiểu trẻ Ngoài ra, bạn không nên chỉ tập trung tìm hiểu về những người mà trẻ giao tiếp, mà bạn nên tìm hiểu trẻ và nhận biết những hành vi không bình thường của trẻ. Hành vi của trẻ đôi khi thay đổi. Bạn không nên e ngại khi nói về những thay đổi trong hành vi của trẻ. Nếu trẻ không cởi mở với
  5. bạn, bạn có thể trao đổi với giáo viên hoặc các tư vấn viên về những băn khoăn của bạn. Có thể do trẻ khó nhìn bảng hoặc lớp của trẻ học về những chủ đề mới hoặc khó. Cách bạn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bạn sẽ quyết định liệu trẻ có tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, mong muốn, vấn đề khó khăn và nhu cầu của trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1