Làm thế nào để đọc kỹ một bài báo khoa học?
lượt xem 49
download
Khi một giả thiết nào đó được chứng minh, nó luôn kèm theo những câu hỏi, những vấn đề mới được phát sinh, đây là một sự xuất hiện tự nhiên trong nghiên cứu khoa học. Hãy đặt ra một vài câu hỏi mới trong đầu bạn, hãy tiên đoán những thực nghiệm mới có thể được làm để trả lời cho các câu hỏi đó, Sẽ có bao nhiêu thực nghiệm mới cần phải tiến hành để đưa ra sự minh chứng trong tương lai cho các giả thiết trước đây. ......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Làm thế nào để đọc kỹ một bài báo khoa học?
- Làm thế nào để đọc kỹ một bài báo khoa học? I. Chức năng của các phần trong một bài báo Trong một bài báo thường bao gồm các phần chính với những chức năng như sau: 1. Title (tiêu đề): Tiêu đề cung cấp thông tin về những gì bài báo sẽ đề cặp một cách cô động nhất, nó cho phép ta có quyết định đọc bài báo đó nữa hay không. 2. Authors (Tác giả): Cho ta biết ai là người đã thực hiện công trình, ai là người chịu trách nhiệm chính. 3. Abstract (tóm tắt): Phần này tổng kết những kết quả của bài báo, và đôi khi có một chút ít giải thích. 4. Introduction (mở đầu hoặc giới thiệu): Xác định khuôn khổ của bài báo, tại sao bài báo lại quan trọng? những vấn đề nào được quan tâm? 5. Materials and methods hoặc experimental (tư liệu và phương pháp luận hoặc kỹ thuật thực nghiệm): Phần này đưa ra những chi tiết về tư liệu và phương pháp thực hiện hoặc phương pháp thực nghiệm, được sử dụng. 6. Kết quả: Báo cáo những gì mà tác giả thực tế đã tìm ra. Số liệu này có thể là hình vẽ, bảng biểu hoặc ảnh. 7. Thảo luận Phần này gồm có 2 vấn đề: Đó chính là sự thích hợp của thực nghiệm Mối quan hệ với các công trình khác. 8. Phần tài liệu tham khảo. Phần này liệt kê những công trình liên quan, nó cũng tương đối quan trọng đối với người đọc báo, bạn có thể sẽ kiếm được những thông tin sâu hơn rộng hơn về vấn đề đang quan tâm từ phần này II. Các bước khi đọc một bài báo hoặc nghiên cứu một tài liệu khoa học Có nhiều kiểu đọc một bài báo khoa học, đọc kiểu gì phụ thuộc vào thông tin người đọc cần. Dưới đây là cách đọc kỹ càng một bài báo khoa học. Một chiến lược chung để đọc và hiểu một bài báo khoa học là đọc những dữ liệu trong bài báo một cách nghiêm túc. Có hai chủ tố cơ bản cho chiến lược này là:
- Thứ nhất: Cần phải đặt những câu hỏi về những gì đề cặp trong bài báo như: về phương pháp thực hiện, số liệu, đồ thị, khái niệm,....) và cố gắng trả lời những câu hỏi này sau khi đã phân tích kĩ bài báo. Thứ hai: Cần liên kết những thông tin từ bài báo đến khối lượng lớn kiến thức hiểu biết của mình. Chủ tố thứ hai này đạt được một cách thành công bằng việc rút ra một mô hình minh họa về "cái thực tế mới" mà bài báo tiết lộ. Đọc cẩn thận một bài báo gồm các bước chính sau đây Bước 1. Hãy nhìn vào các hình vẽ, bảng biểu, đồ thị,... Trước khi đọc một bài báo, hãy nhìn vào và cố gắng hiểu mỗi hình vẽ, bảng biểu, đồ thị. Những dữ liệu này là điểm trọng tâm của bài báo. Phần chữ viết sẽ giúp bạn hiểu chúng một cách hoàn thiện, bước này chỉ đặt bạn vào "mô hình đặt câu hỏi" và giúp bạn tiến đến bắt đầu với với việc xem xét kỹ lưỡng bài báo. 1. Hãy nhìn vào mỗi hình vẽ, đồ thị, hoạc bẳng và cố gắng hiểu cái gì đang được trình bày. Đọc những lời ghi chú, những chú thích trên mõi mảnh số liệu đó. 2. ghi chú ngắn gọn những gì bạn hiểu về mỗi một hình vẽ, ví dụ như cái gì đã được đo đạc? họ dùng kỹ thuật nào để đưa ra được số liệu này? Nhũng biến số độc lập, biến số phụ thuộc và những kết quả đối chứng là gì,..). nếu như bạn hiểu khái niệm ẩn chứa trong những kỹ thuật khác nhau để tạo ra các số liệu trong bài báo, hãy xác định chúng. Còn nếu như bạn không hiểu về các kỹ thuật này thì hãy học chúng trước khi cố gắng đọc bài báo đó nhé. Việc tìm tài liệu về các kỹ thuật này hoàn toàn không khó, bạn có thể tìm từ sách chuyên ngành hoặc search trên mạng. 3. Hãy viết một những câu hỏi rõ ràng về những thứ bạn không hiểu. Ví dụ như: Mũi của người Hàn và người Việt có khác nhau không? sau đó bạn đặt câu hỏi tiếp, tại sao mũi của bọn hàn lại nhỏ hơn người Việt? Tiếp đến, Yếu tố nào tạo nên sự khác nhau đó? Khí hậu, gen di truyền?,... Cứ như thế, bạn hãy cố gắng trả lời những câu hỏi này dựa trên những hiểu biết của bạn. 4. Sau khi kết thúc việc đọc các hình vẽ, bẳng biểu, đồ thị, hãy đoán xem phương pháp nào họ sẽ trình bày ở phần kỹ thuật thực nghiệm (hay phương pháp và tư liệu). Một lần nữa, nếu bạn không hiểu về những kỹ thuật được trình bày ở phần này, không hiểu kết quả được làm như thế nào, thì thật là khó mà hiểu được công trình nghiên cứu của họ. Hãy nghiên cứu thêm về các kỹ thuật đó trước khi bắt đầu đọc báo nhé. Bước 2. 1. Hãy đọc bài báo một lượt từ đầu đến cuối
- 2. Đánh dấu hoặc dùng bút bôi (highlight) tất cả những chỗ mà một trong những câu hỏi dễ hơn của bạn được trả lời. 3. Trình bày rõ ràng chính xác những câu hỏi mới về những thứ mà bạn không hiểu. Hãy chắc chắn rằng bạn rất rõ về những câu hỏi của bạn. Bước 3. Phân tích Phân tích là bước tối quan trọng để hiểu được những gì hiện hữu trong một bài báo. Phân tích gồm các bước sau đây: 1. Những hiểu biết quan trọng trước tiên/Những điều hiện tại không biết: Những kiến thức chuyên môn nào là cơ sở cho những thực nghiệm được báo cáo trong bài báo. Thông thường, Bạn có thể tìm thấy những thông tin này ở phần mở đầu (introduction). Bạn hãy tự hỏi là: cái gì được biết và cái gì vẫn chưa được biết về cái nghiên cứu này. 2. Những Khả năng và Giả thiết: Tất cả các công trình được định hướng bởi một giả thiết và một hoặc nhiều giả thiết có thể được chọn để thay thế. Tất cả các giả thiết định hướng cho công trình nghiên cứu này. 3. Giả định rõ ràng và giả định ẩn: Thường thì tác giả sẽ nói với bạn rằng hộ giả sử một cái gì đó sẽ ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm của họ, đó là giả định rõ ràng. Cũng có thể một vài giả định được tác giả gợi ý (giả định ẩn), những giả định này thường không rõ ràng. Bạn hãy xác định tất cả các giả định đã được tạo ra trong bài báo đó và nói rằng tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý với chúng. ghi chú: Các giả thiết là những thú được kiểm tra trong công trình nghiên cứu và giả định là những thứ không được kiểm tra. Bạn cần phân biệt ý nghĩa của hai từ này nhé. 4. Những yếu tố chứng minh hoặc không chứng minh: Những câu hỏi nào đã được trả lời và những giả thiết nào đã được chứng minh hoặc không được chứng minh trong quá trình tiến hành nghiên cứu? Hãy xem lại số liệu và đọc lại phần kỹ thuật thực nghiệm và kết quả. Phương pháp nào thích hợp? họ có cung cấp bằng chứng để chứng minh giả thiết hay không? số liệu nào được làm sáng tỏ một cách đúng đắn? Một điều quan trọng cần lưu ý là không phải cứ bài báo nào được đăng đều có độ tin tưởng cực cao.
- Hãy nhớ rằng bạn đang được đào tạo để chở thành một nhà khoa học. Vì thế Số liệu trong bài báo cần thuyết phục được bạn rằng chúng chứng minh những giả thiết mà tác giả bài báo đưa ra. 5. Công trình này thay đổi thực tế? Những số liệu trong bài đáo đã chứng minh những giả thiết nào? có thể giải thích được tại sao có hoặc không? Công trình này có một đóng góp có ý nghĩa hay chỉ rất nhỏ vào "ngôi đền" khoa học? những nghiên cứu này có thể ứng dụng để làm nên những việc to lớn hay không? Công trình này đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta như thế nào? Hãy vẽ hai mô hình dạng đồ họa, mô hình thứ nhất mô tả những gì đang quan tâm trước khi công trình này thực hiện và mô hình thứ hai mô tả sau khi công trình này thực hiện, sau đó so sánh xem 2 mô hình này khác nhau ở chỗ nào, và rút ra được kết luận công trình này đã thay đổi thực tế gì? 6. Bước tiếp theo Khi một giả thiết nào đó được chứng minh, nó luôn kèm theo những câu hỏi, những vấn đề mới được phát sinh, đây là một sự xuất hiện tự nhiên trong nghiên cứu khoa học. Hãy đặt ra một vài câu hỏi mới trong đầu bạn, hãy tiên đoán những thực nghiệm mới có thể được làm để trả lời cho các câu hỏi đó, Sẽ có bao nhiêu thực nghiệm mới cần phải tiến hành để đưa ra sự minh chứng trong tương lai cho các giả thiết trước đây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết để có các tin bài hay
7 p | 272 | 116
-
Vài trò của nhà báo (2)
9 p | 455 | 100
-
Các cách để mở đề cho bài viết
15 p | 179 | 56
-
Cách học tốt và hiệu quả
3 p | 203 | 32
-
Những năm tháng không thể nào quên
15 p | 118 | 27
-
Vài lời khuyên về cách viết bài báo
15 p | 139 | 17
-
Định nghĩa để giúp độc giả hiểu khái niệm
6 p | 212 | 15
-
Làm báo trực tuyến: Lượng truy cập cao chưa hẳn là thành công
3 p | 91 | 14
-
CHƯƠNG XIV - NHỮNG NGUYÊN NHÂN NGĂN TRỞ TÁC DỤNG CỦA QUY LUẬT
6 p | 111 | 10
-
Về đọc và viết - Zarathustra đã nói như thế
5 p | 66 | 8
-
Kỹ năng "địa phương hóa"
4 p | 75 | 6
-
Quyển Đệ Thập Lục Tạp Ký
8 p | 52 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn