Làng cổ Thổ Hà - Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang
lượt xem 12
download
Làng cổ Thổ Hà - Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang Cách Hà Nội gần 50km, phía bên kia con sông Cầu thơ mộng, có một làng cổ còn tồn tại tới ngày nay và không ít người đang lo ngại rằng trong một ngày không xa ngôi làng cổ kính có tên là Thổ Hà ấy có thể sẽ mất đi... Làng Thổ Hà, thuộc thôn Cổ Hà, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang tồn tại như một ốc đảo trên diện tích với 20ha. Ngôi làng bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi dòng sông Cầu và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Làng cổ Thổ Hà - Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang
- Làng cổ Thổ Hà - Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang Cách Hà Nội gần 50km, phía bên kia con sông Cầu thơ mộng, có một làng cổ còn tồn tại tới ngày nay và không ít người đang lo ngại rằng trong một ngày không xa ngôi làng cổ kính có tên là Thổ Hà ấy có thể sẽ mất đi... Làng Thổ Hà, thuộc thôn Cổ Hà, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang tồn tại như một ốc đảo trên diện tích với 20ha. Ngôi làng bị ngăn cách với thế giới bên ngoài bởi dòng sông Cầu và hồ ao, đồi núi lớn nhỏ. Có lẽ cũng vì vậy mà nó còn lưu giữ được nhiều nét cổ xưa của một làng nghề miền Bắc Việt Nam. Hình ảnh đầu tiên gây cảm xúc cho chúng tôi khi đặt chân đến nơi đây là những con đò đơn sơ đậu bên bến nước với những cây si già buông chùm rễ dài xù xì xuống dòng sông. Lũ trẻ làng vắt vẻo trên cành cây, tiếng cười đùa lanh lảnh lan tỏa trên mặt nước. Ngay trên bến có một ngôi đền cổ thờ Thành Hoàng. Cạnh ngôi đền là một quán nước nhỏ, bàn ghế gỗ cũ kỹ trên nền đất lồi lõm. Bà chủ quán mái tóc bạc phơ, hiền hậu, ngồi nhai trầu bỏm bẻm như trong truyện cổ tích. Những con đường trong làng nhỏ hẹp và đều được lát bằng thứ gạch đỏ truyền thống đã mòn vẹt vì thời gian Nhà cửa san sát, mái ngói nhuốm màu rêu phong. Những bức tường không trát vữa, có chỗ chỉ là những viên gạch, ngói nung hay tiểu sành được xếp chồng lên nhau theo tầng, theo lớp, tạo nên một sự độc đáo trong xây dựng. Cổng làng, đình, chùa nơi đây mang dáng dấp, màu sắc cổ xưa và hầu hết đều được xây bằng gạch thô không trát vữa... Phong cảnh làng cổ Thổ Hà đã làm xao xuyến tâm hồn bao nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ mọi miền. Xưa kia nghề truyền thống của dân Thổ Hà là làm gốm sứ. Tiếc thay, nghề này hầu như đã bị mai một. Nhiều thanh niên đã bỏ nghề, rời làng đi nơi khác kiếm sống để đến khi phất lên, lại quay về mảnh đất tổ tiên xây dựng lên những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi hay mái bằng kiên cố chen lẫn những ngôi nhà rêu phong cổ xưa. Ðiều đó cho thấy một số hộ dân nơi đây đã có cuộc sống kinh tế khám khá hơn, nhưng cũng chính là điều đang đe dọa làm mất đi sự hài hòa cho cảnh quan của một làng cố... Làm gì để vừa bảo tồn được nét đẹp cổ, vừa cải thiện được cuộc sống của Thổ Hà đang là câu hỏi được đặt ra không chỉ với chính quyền và người dân nơi đây. Làng gốm Thổ Hà thuộc vùng Kinh Bắc, nằm ven dòng sông Cầu. Con sông từ thuở nào đã đi vào lời ca “nước chảy lơ thơ...”. Giữa một vùng đồng bằng trù phú, nơi nhiều nghề phụ, xứ sở của quan họ, làn khói những lò gốm đã bay khoan thai tự bao đời... Thơ ca cổ, có rất nhiều vần thơ, bài thơ hay ca ngợi vẻ đẹp và sự trù phú của làng gốm ven sông. Ở đây tôi muốn trích ra một khổ thơ viết về làng gốm Thổ Hà của một nhà thơ. Đó là khung cảnh làm ăn tấp nập và sầm uất: Làng gốm cữ này đang độ lửa Khói cỏ de thơm khắp cả làng
- Thuyền đinh khoang nặng đang rời bến Thanh Nghệ xuôi vào, Tuyên Thái sang... (Làng gốm Thổ Hà - Vũ Quần Phương) Cổng làng gốm Thổ Hà Làng gốm Thổ Hà thuộc vùng Kinh Bắc, nằm ven dòng sông Cầu. Con sông từ thuở nào đã đi vào lời ca “nước chảy lơ thơ...”. Giữa một vùng đồng bằng trù phú, nơi nhiều nghề phụ, xứ sở của quan họ, làn khói những lò gốm đã bay khoan thai tự bao đời. Trong Kinh Bắc phong thổ ký diễn quốc sự thời Lê có viết: Mã Đông Hồ gấm thêu hoa quyện Cày làng Lê dựng nghiệp nông gia Chĩnh chum thời có Thổ Hà Theo sử sách thì gốm Thổ Hà, gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng đã có từ thời Lý. Làng gốm Thổ Hà xưa ở núi Gốm (Quế Dương) rồi cứ tiến dọc triền sông. Qua Vạn Yên qua làng Đặng, làng Chọi, Quả Cảm... cho đến cuối đời Trần mới dừng lại Thổ Hà giờ đây(l). Dấu vết trên đường rời quê ấy, dọc triền sông, nay người ta còn đào được nhiều mảnh sành mảnh sứ. Hẳn thời nguyên sơ, con sông Cầu còn vật vã dữ dội. Những làng xóm thuở ấy còn nhỏ bé. Cuộc sống con người còn gian nan. Thiên nhiên đầy khắc nghiệt. Để có sự bình yên như bây giờ, phải biết bao công sức của con người. Tôi đi trong làng Thổ Hà đã bao lần, mà mỗi lần cứ nao nao xúc
- cảm. Những ngõ hẻm chạy dài sâu, hai bên bờ tường cao xây bằng tiểu, bằng vại nèn đất làm ngõ càng hẹp, càng hun hút hơn. Lối ngõ lát toàn mảnh sành, mảnh gốm vỡ. Một tiếng cười ở đầu ngõ cũng cứ âm vang. Mái ngói kề mái ngói ngả màu rêu. Những dãy lò đang ăn lửa. Vài chiếc lò con cóc bỏ không. Một khoảng trời xanh đất chợt ở cuối ngõ... Sự phồn thịnh ấy, tất cả đều do bàn tay con người. Cụ Vọng, nghệ nhân xuất sắc của làng gốm nói với tôi về cái nghề gốm của làng cụ: “Đất và bàn tay mình thôi. Bao đời rồi chúng tôi nặn nồi bát ven sông...”. Phải! Thật kỳ lạ khi xem những mặt hàng gốm mà nơi đây làm ra. Từ cái vại mộc, đến cái thống men trồng hoa..., tất cả đều nặn từ đất. Người Việt mình gắn bó với bao đồ gốm, đồ sành. Từ khi ra đời cắt nhau cho vào cái nồi đất chôn ngoài cổng ngõ, rồi tắm lọt lòng trong cái chậu sành da lươn, lớn lên cầm bát cơm, cái điếu bát hút thuốc lào, cái nồi kho cá, cái vại muối cà, cái chum kê bên gốc cau hứng nước mưa... Rồi đến khi nhắm mắt nằm xuống, thay đổi hài cốt, người lại được nằm trong cái tiểu sành. Đất với người, người với đất gắn bó, thuỷ chung như thế. Thổ Hà xưa nay không có một thửa ruộng nào. Mọi công việc đều quay quanh mấy chục cái lò gốm. Xưa toàn xây kiểu lò con cóc... chưa có lò rồng nhiều bầu như giờ. Lò rải khắp làng như những con cóc cụ ngồi chồm hỗm. Những cột khói bốc lên nghi ngút khắp làng. Nhà giàu, có nhà hai lò. Nhà nghèo chung nhau mấy nhà một lò. Nghèo nữa thì đi làm mộc, đi gánh gồng thuê. Công việc vất vả nhất là khâu làm mộc. “Hòn đất mà vật lên nồi”. Bàn tay người làm nên cả thôi. Nào quây, vần, chuốt. Đất sét sau nhiều lần đảo trộn, cầm lên tay dẻo dai như cơm nếp. Không phải đất nào cũng làm gốm được. Cuộc di quê dọc sông Cầu xưa, chắc là cũng vì một phần theo nguyên liệu đất chăng? Thổ Hà có từng đoàn thuyền đi lấy đất. Có khi đi xa ngót hai mươi cây số tận Xuân Cai, Đồng Trũng mua đất về Người trong nghề quen rồi. Cứ nhìn sắc đất biết là mẻ gốm đẹp hay thường. Hòn đất cầm vê trên tay cứ mịn, dẻo là được mua với giá cao. Nay làm ăn có tập thể, đất tìm được ngay đồng gần làng không phải đi xa nữa. Lại có dự án cứ đào sâu dưới lòng sông Cầu, sét nhiều mà tốt lắm. Làng gốm thỏa sức mà làm... Tôi cứ mê đi trước cảnh từng dãy nhà, các bác, các chị ngồi chân đạp bàn xoay, tay chuốt hình. Nào lọ, nào vò, nào chum, nào vại cứ hiện dần lên dưới tay người. Dưới đôi bàn tay ấy là cuộc sống bừng dậy. Ngày trước người làm gốm chỉ làm bộ, không biết rót khuôn như bây giờ. Ấy thế mà, con mắt và bàn tay thần kỳ làm sao, bao hình dáng cân đối và đều nhau như thế. Nay trong làng còn nhiều gia đình giữ lại được một số đồ cũ. Những chum, ang cao ngập đầu người. Những chiếc chậu cảnh nuôi cá rộng như cái nia. Những họa tiết, những đường riềm trên những đồ vật ấy cứ sống động, trẻ mãi. Từ khối đất sét dẻo quánh kia, người dựng hình lên thế nào. Bao đời, bàn tay con người mới kỳ diệu làm sao... Cụ Vọng nói: “Là nghề của chúng tôi, mọi cái rồi quen cả thôi. Thật ra thì cũng khó khăn đấy. Khi làm mộc khô, đưa vào lò, hàng to thế, phải bốn năm người khênh, mà chỉ cần không đều tay một tí là vỡ, là âm ngay. Lại còn cho lửa ăn nữa.
- Nếu lửa già quá thì hàng bị nứt nẻ. Ăn non lửa, hàng lại rộp lên như bánh đa quạt than...”. Ngày trước trong làng chỉ có vài người biết đun lò. Những sư lò được trọng đãi lắm. Lò này gọi, lò kia gọi. Ngày đun lò là ngày nôn nóng hơn. Từng đống cỏ tranh khô cứ vơi dần. Khi nhìn qua cửa lò, chum vại đỏ rực lên như sắp cháy. Ấy là hạ lửa. Chờ vài ngày sau lửa tắt, lò nguội dần là ra lò. Vui nhất là ngày ra lò. Lò này ra, lò kia ra. Trong nhà, ngoài ngõ tất bật hẳn lên. Thuyền đỗ đầy ngoài bến chờ ăn hàng. Những chiếc chum to hai người, bốn người đòn chão khênh. Chum nhỏ một người ôm một. Có người đội lên đầu, cứ thế lênh khênh mà đi. Tiếng cười oang oang đầu ngõ. Trẻ con cũng xúm vào làm theo. Đứa xách cái vò, đứa xách cái lọ chạy luýnh quýnh. Sân chứa hàng một lúc đã đầy cả lên nào chum, nào chĩnh, nào vại, nào chậu, nào nồi. Trời ơi, nhìn những mặt hàng ăn lửa chín đều, cứ xăn xắn, gõ vào thành nghe canh canh tiếng chuông lòng ai mà yên được. Cái niềm vui rân rân dâng lên như rượu mạnh... Làng gốm ở đây cứ liên tiếp những niềm vui như thế. Sau những mùa gốm, làng xóm lại thêm bao nếp nhà ngói. Cái ngõ lát mảnh sành, mảnh sứ cài răng lược lại kéo dài thêm ra... Anh cán bộ kỹ thuật Dong đang say mê nghiên cứu cách pha chế men sao cho đẹp, vừa rẻ, lại vừa có sắc riêng của Thổ Hà. Trong phòng làm việc của anh đầy những vò, lọ, chậu, cốc đựng hóa chất. Học xong khoa gốm Trường Mỹ thuật Công nghiệp, anh xin về công tác ở đây. Buổi đầu tiên, sau khi đi thăm các bác, các anh thợ gốm làm việc, là anh đi vẽ bức tranh bột màu về cái cổng làng Thổ Hà. Bức tranh hiện nay anh vẫn giữ, phần là kỷ niệm, phần là ghi nhận ngày về với quê hương thứ hai của mình. Được biết anh vừa pha chế thành công một số mẫu men mới. Anh say sưa nói với chúng tôi về men nặng lửa, men nhẹ lửa. Và thật kỳ lạ, đồ làm bằng đất, lại lấy từ đất ấy làm men tráng lên, sau khi nung, hàng được tráng lớp men bóng và đẹp lạ. Anh đang băn khoăn làm sao tạo được nhiều mặt hàng đẹp, vừa mới, vừa giữ được đường nét dân tộc. Điều băn khoăn lớn của ngành thủ công là làm sao kế truyền được những tinh hoa của cha ông trước kia, kẻo mai một đi. Làng gốm cổ Thổ Hà với những bức tường đặc trưng đầy rêu phong và cổ kính Làng gốm Thổ Hà, ngành nung nay đã có từng tổ nung. Những sư lò nay là những nghệ nhân già, là những thanh niên mới lớn lên. Và đặc biệt có cả con gái nữa. Câu chuyện của những sư lò mới dùng củi thay cỏ, dùng than thay củi thật vui, thật cảm động. Lớp thợ mới lớn lên trên đất quê mình. Với tinh hoa của cha ông, với trái tim mình, bàn tay người thợ gốm Thổ Hà ngày càng khéo hơn. Giờ đây tôi đang đứng giữa sân thành phẩm, lòng cứ rạo rực một niềm vui khôn kể. Nào vại nào chum. Nào lọ nào lò. Nào ấm nào nồi. Nào chậu hoa, nào đôn cảnh... Hàng thì trơn, hàng thì men hoa. Cụ Vọng nhấc lên một chiếc nồi đất, cụ nói với tôi: “Gì thì gì, chứ tôi cứ thấy cơm thổi nồi đất ngon hơn thổi nồi đồng, nồi
- nhôm...”. Tôi mải nghĩ miên man, vùng sông Cầu đây xưa thường có hội thi bơi thuyền nấu cơm. Phải chăng, xưa những cô gái vùng Kinh Bắc đây vận áo tứ thân, nón quai thao, hát quan họ, tay chèo thuyền, tay nhóm lửa thổi cơm bằng chiếc nồi đất như thế này? Nồi cơm nào ngon nhất hội đã dâng lên nhà vua? Bao vại muối dưa, muối cà kia đã nuôi lớn bao người?... Nói về gốm Thổ Hà, cái chính, cũng là muốn để nói những nét tiêu biểu của gốm Phù Lãng (Đại Tân, Quế Võ) - hai làng gốm này đều nằm ven sông Cầu. Công nghệ ở hai vùng này đều có từ những năm ba ông tổ nghề đi sứ về, rồi dạy nghề cho dân làng. Phương pháp làm đất, lên xương gốm, vào lò nhóm lửa để nung đốt, rồi khi hạ lửa, ra lò... Ở hai làng gốm này, thao tác giống nhau lắm. Cách thức tổ chức sản xuất gốm cá thể xưa và gốm tập thể nay ở Thổ Hà cũng tương tự như ở Phù Lãng. Chỉ có một điểm khác nhau chút ít là ở mặt hàng: Gốm Phù Lãng hầu hết là gốm sinh hoạt thực dụng hàng ngày, như ấm, nồi đất, vò, lọ vại chum nhỏ... Còn ở Thổ Hà, ngoài các mặt hàng đó chúng tôi thấy có làm những mặt hàng lớn hơn. Như những chum đại, ang lớn và các kiểu tiểu sành ở Thổ Hà thì tự xửa xưa đã có uy tín lắm. Hai làng giữ nghề sớm như nhau, sản xuất mặt hàng tương tự nhau, ấy vậy, Phù Lãng vẫn thiệt thòi hơn Thổ Hà, bởi lẽ, đa phần người ta chỉ biết tới Thổ Hà và đến Thổ Hà mua hàng, vì Thổ Hà gần trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh. Đường đi lối lại vào Thổ Hà cũng có phần gần và tiện lợi hơn. Thuở trước, Thổ Hà cũng như Phù Lãng đều giấu nghề kỹ lắm. Hai nơi cùng công nghệ, vậy họ vẫn giữ bí quyết riêng của họ. Ngày nay, Phù Lãng và Thổ Hà đều đã có hợp tác xã gốm. Kỹ thuật nay là của chung, cùng nhau trao đổi, bàn bạc, chứ không còn phải giấu riêng, giữ riêng nữa. Hiện tại, ngoài việc sản xuất đồ gốm dân dụng, Thổ Hà và Đại Tân có sản xuất số lượng hàng gốm phục vụ kiến trúc đáng kể. Những đình chùa trong tỉnh, ngoài tỉnh cần trùng tu, là phải nhờ Thổ Hà và Đại Tân phục chế các kiểu ngói cổ. Hàng gốm kiến trúc như ngói bò, ngói ống, ống gốm thoát nước; các vật gốm trang trí kiến trúc như hoa cửa, tháp nhọn trên nóc nhà, do Thổ Hà và Đại Tân sản xuất, thì ai cũng ưa dùng. Nó vừa bền, vừa đẹp và giá cả lại phải chăng. Nói gì thì nói, gạch thất, gạch lục, gạnh vuông cỡ đại thì vẫn phải nói tới Bát Tràng. Còn như, gạch lá nem lát nền nhà, là phải tìm tới Thổ Hà sản xuất, vừa nuột mặt, vừa phẳng, lại đều nhau chằn chặn. Mười viên, cứ là cả mười giống nhau. Ngày xưa, lại còn làm cả loại gạch lá nem có tráng dầu trên bề mặt nữa. Nhìn viên gạch lá nem tráng dầu nhẵn bóng không kém gì gạch men hoa. Xem ra, ở nông thôn, người ta còn ưa dùng gạch lá nem Thổ Hà để lát nền nhà hơn cả gạch men. Bởi lẽ, màu gạch lá nem Thổ Hà là màu đất, đằm, không rực rỡ như gạch men và không trơn như gạch men. Ngoài ra, còn có ưu điểm khác, là loại gạch lá nem lại hút cả nước. Vì vậy,
- loại gạch này bốn mùa đều hợp với nhà ở thôn quê. Trời mưa dầm, trời trở nồm, thì nền nhà lát gạch lá nem Thổ Hà vẫn khô ráo, sạch sẽ. Từ mấy thế kỷ trước, dân cư làng Thổ Hà ( xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) đã có nghề làm đồ gốm. Gốm Thổ Hà từng theo thuyền bè xuôi ngược sông Cầu đến mọi miền đất nước. Vậy mà giờ đây, dấu tích nghề gốm thịnh vượng xưa kia dường như chỉ còn vương lại trong ký ức của những nghệ nhân cao tuổi, bảng lảng đâu đó trên bức tường những ngôi nhà cổ được dựng nên bởi vô vàn mảnh gốm vỡ mà vững chãi qua mấy trăm năm. Có hai thứ khiến mọi người nhớ đến xã Vân Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) nhiều nhất là nghề nấu rượu làng Vân và làng gốm Thổ Hà. Vì cả hai thứ này đã nổi tiếng khắp vùng và là nghề duy trì cuộc sống của người dân. Một ngày đông se lạnh, tôi tìm về làng gốm. Qua bến đò Thổ Hà dừng chân bên hữu ngạn sông Cầu, nơi con đò nhỏ đưa qua đất Thổ Hà, tôi đã cảm thấy được vẻ đẹp của sông nước, mây trời nơi đây. Sông Cầu thật êm ả, hiền hòa. Theo bia "Thủy tạo đình miếu" dựng năm 1692 có ghi "... địa hình sơn thủy, Thổ Hà eo ở phía đông giống như hình con rồng quay lại chầu chốn Tổ. Ở phía tây tựa hình con hổ ngồi chầu về tôn miếu. Ở phía nam thì đỉnh non nguyệt ghi rõ trong sách trời..." Phải chăng địa thế ấy đã giúp cho Thổ Hà trở thành một làng nghề thịnh vượng bậc nhất thời bấy giờ? Theo gia phả làng nghề và những mẫu hiện vật khảo cổ được tìm thấy thì Thổ Hà là một trong những chiếc nôi của nghề gốm sứ. Sản phẩm của làng nghề đã có thời nổi danh khắp thiên hạ. Từ lúc có nghề gốm đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, cả làng chỉ sống bằng nghề gốm. Ðồ gốm Thổ Hà được nung ở nhiệt độ cao nên đã thành sành, gốm màu nâu sẫm, thâm tím đanh mặt, gõ trên gốm tiếng kêu coong coong như thép, mảnh gốm có cạnh sắc như dao, đựng chất lỏng không bao giờ thấm qua, đựng chất rắn đầy chặt không bao giờ ẩm mốc. Nhờ có nghề làm gốm mà cuộc sống của người dân trước đây hơn hẳn những nơi khác. Người Thổ Hà vắt đất nhào nặn thành nhiều mặt hàng, từ đồ nặn các cỡ, có thể chứa 350 lít nước, đến chĩnh chõ, chum, vại... mà nhiều làng nghề huyện Quế Võ khi đồ xôi cho hội xuân, nhất định phải có chõ sành của Thổ Hà mới ưng ý. Vì thế mà gốm của làng nổi danh khắp thiên hạ và kéo theo hẳn làng Vọng Nguyệt cùng xã chỉ chuyên làm thuê, chở hàng thuê cho làng. Nghề làm gốm Thổ Hà xuất hiện từ thế kỷ XIV. Với địa thế thuận lợi là làng ven sông, nơi đây nhanh chóng trở thành một thương cảng gốm tấp nập của vùng Kinh Bắc. Sự hưng thịnh của nghề gốm đã giúp người dân xây dựng một quần thể kiến trúc đình chùa bề thế uy nghi. Mất nghề, cả làng lao đao
- Trong suốt quá trình phát triển, gốm Thổ Hà luôn đi đầu trong việc sản xuất đồ gốm gia dụng. Hầu hết các gia đình ở đất Bắc đều có một hoặc hai sản phẩm của làng trong nhà. Sau miền Bắc giải phóng, làng nghề chuyển thành hợp tác xã, rồi thành xí nghiệp gốm Thổ Hà. Sản phấm chủ đạo là gốm sành các loại: chum, vại, ống máng nước...theo dòng sông Cầu toả đi khắp đất nước. Thế nhưng bước sang nền kinh tế thị trường, nghề làm gốm ở đây không còn trụ vững, chỉ còn một vài gia đìnn duy trì sản xuất, bởi sản phẩm không có nơi tiêu thụ. Đến năm 1992, nhà kho, xưởng gốm được thanh lý, nghề gốm Thổ Hà thực sự mất hẳn sau gần 6 thế kỷ tồn tại và phát triển. Nhưng đến đầu những năm 90, cũng giống như bao làng nghề truyền thống khác, gốm Thổ Hà rơi vào tình trạng sản phẩm làm ra không bán được và mai một dần. Do thị hiếu, nhu cầu trên thị trường thay đổi mà những sản phẩm gia dụng không còn phù hợp. Sản phẩm làm ra cứ chất đầy sân, đầy nhà. Rồi không trụ được, cả xí nghiệp và hợp tác xã cứ tan rã dần. Và lò gốm ở đây ngừng đỏ lửa cho đến gần đây. Ông Nguyễn Bá Quyền, Trưởng thôn Thổ Hà ngậm ngùi nói: "Mất nghề đồng nghĩa với mất nghiệp. Từ lúc hình thành làng cho đến tận bây giờ, dân Thổ Hà không làm gì khác ngoài nghề gốm. Nay mất nghề cả làng lao đao. Vì cả làng không có lấy một tấc ruộng. Ðất ở thì khá chật hẹp bình quân mỗi nhà được hơn 50 m2. Mất nghề cũng đồng nghĩa với việc mất đi toàn bộ nguồn thu nhập. Sản phẩm làm ra không bán được, đành bỏ nghề để tìm kế sinh nhai...". Nói đến đây, ông Quyền buồn lắm, vừa vân vê điếu thuốc lào hút một hơi thật sâu để nén cái thở dài. Ông nói: "Hậu quả của việc mất nghề vẫn đeo đẳng người dân Thổ Hà đến ngày nay. Làng đã xoay đủ nghề nào là chạy chợ, làm miến dong, bánh đa nem... giật gấu vá vai vậy mà vẫn thiếu ăn...". Cả thôn có 3.248 khẩu thì có tới 70% là thiếu ăn. Cả làng đều trong tình trạng ăn đong". Gần một nghìn con người phải loay hoay đi tìm nghề mới. Trong khoảng thời gian từ năm 1990-2000 thì cả làng không còn ai làm gốm nữa”. Trong “cơn gió lốc” của thị trường, do không kịp chuyển mình để thích ứng, nghề gốm ở Thổ Hà đã ngày càng mai một đi. Nhớ nghề cũ, năm 2002, ông Cáp Trọng Tuất quyết định trở lại với nghề làm gốm. Tìm cả làng không còn một lò nung, sân phơi gốm ngày xưa đã được san đi làm nhà ở. Vậy là ông phá hai gian nhà ngang để xây lò nung gốm. Chỉ một cái lò con con mà cũng ngốn của ông 30 chục triệu đồng. Đất chật nên cái cửa lò gốm đành phải để thông với một gian buồng vì không có cách nào khác được. Có lò rồi nhưng mỗi năm ông Tuất cũng chỉ đốt được một hai lò gốm. Không phải vì gốm làm ra không bán được, không phải vì ông thiếu tiền đầu tư mà đơn giản vì ông đã già, các con ông lại đi làm ăn xa và không có ai biết nghề của cha mẹ, một mình ông xoay sở sao cho được?. Trong suy nghĩ, băn khoăn khi tuổi già đã sầm sập đuổi sau lưng, ông lo rằng, chẳng bao lâu nữa, những lớp người còn biết nghề như ông mất đi, ai sẽ nối nghiệp để khôi phục nghề làm gốm?. Một nghề mới muốn “ cấy” được ở một làng quê có khi mất vài chục năm mà chưa
- chắc đã thành. Vậy mà một nghề truyền thống đã tồn tại qua vài thế kỷ, nay lại để thất truyền thật đáng tiếc lắm thay. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Quyền, trưởng thôn Thổ Hà cho biết : “ Đúng là bây giờ khôi phục lại nghề gốm thật khó, đất ở đây chật chội nên thiếu mặt bằng để xây dựng lò gốm và sân phơi, cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cho nghề này tương đối lớn, sau bao năm vắng bóng trên thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm gốm không phải dễ dàng, đội ngũ những người nắm được kỹ thuật làm gốm đang ngày càng ít đi. Phải khắc phục được những khó khăn đó mới mong khôi phục được những lò gốm Thổ Hà” Lửa gốm Thổ Hà giờ chỉ còn leo lét, mỗi năm ngọn lửa ấy chỉ cháy lên một, hai lần trong chiếc lò nung bé nhỏ của gia đình ông Tuất... Trong chuyến đi của tôi: Gặp anh Tân, chủ một trong những gia đình hiếm hoi còn đang sản xuất gốm ở làng Thổ Hà. Anh cho biết : " Gốm Thổ Hà làm rất công phu, nếu như đưa 100 sản phẩm vào lò nung mà có 20 sản phẩm ra lò đạt yêu cầu là người thợ phải có tay nghề rất cao mới làm được". Anh còn cho biết: "Nếu như cùng một sản phẩm ở nơi khác làm đựợc 10 cái trong 1 ngày thì gốm Thổ Hà chỉ cho ra được một cái". Như để chứng minh lời nói của mình anh mang một sản phẩm khác ra so sánh và chỉ cho tôi tại sao gốm Thổ Hà lại khó làm đến vậy. Mong rằng anh Tân, với sự yêu nghề truyền thống và đựợc chân truyền bởi 7 người thày giỏi sẽ là người đưa gốm Thổ Hà trở lại thời kỳ hoàng kim như thửo trước, thuở mà làng Thổ Hà còn 10 cây đa cổ thụ 5 ngừời ôm không xuể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lắng nghe chuông Nhà Thờ đổ tại café Ha Noi House
10 p | 138 | 24
-
Mùa hè của cô bé mất gốc
8 p | 133 | 11
-
Đền Voi Phục - Hà Nội
3 p | 133 | 8
-
Chùa Huy Văn: Dấu tích Vua hiền - Hà Nội
7 p | 80 | 6
-
Giethoorn: Ngôi làng đẹp như tranh vẽ
8 p | 86 | 5
-
Mùa Hạ Cuối
2 p | 86 | 5
-
Làng Thanh Nhàn – Hà Nội
5 p | 53 | 4
-
Lạc Thổ (Bắc Ninh) – Làng văn hóa cổ đất Kinh Bắc
4 p | 81 | 4
-
Giethoorn (Hà Lan) – Ngôi làng đẹp như tranh vẽ
3 p | 74 | 4
-
Lụa Hà Đông
4 p | 109 | 4
-
Thăm làng cổ Ðường Lâm
4 p | 61 | 4
-
Khám phá những chiếc cối xay gió cổ ở Hà Lan
5 p | 129 | 3
-
Mùa của Hạ
6 p | 38 | 3
-
Làng quê nơi phố cổ
4 p | 75 | 3
-
Những Người Thợ Cửi
16 p | 56 | 3
-
Chùa Ba Làng và pho tượng Ngô Long
4 p | 64 | 2
-
Chuyện Cây Cầu Làng Lão Hâm
5 p | 63 | 2
-
Có Bao Giờ Anh Biết
3 p | 105 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn