làng nghề truyền thống - Quảng Ninh - Nghề đánh bắt hải sản
lượt xem 25
download
Quảng Ninh - Nghề đánh bắt hải sản Ðánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công cổ truyền như: nghề câu mực, câu cá song, câu cáy, nghề chã, nghề chài, nghề đào sái sùng, nghề đánh cá đèn, nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà...không những có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hoá và du lịch. Vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi thủy...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: làng nghề truyền thống - Quảng Ninh - Nghề đánh bắt hải sản
- Quảng Ninh - Nghề đánh bắt hải sản Ðánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công cổ truyền như: nghề câu mực, câu cá song, câu cáy, nghề chã, nghề chài, nghề đào sái sùng, nghề đánh cá đèn, nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà...không những có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hoá và du lịch. Vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi thủy sản rất phong phú, có nhiều loại tôm, cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao cả ở trong nước và xuất khẩu như các loại cá ngon nổi tiếng: chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ, các đặc sản như: tôm he, mực ống, cua, ghẹ, sái sùng, sò huyết, hải sâm, ngán, các loại ốc... Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã quan tâm đầu tư nâng cấp tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ, nâng cao sản lượng, kết hợp với việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ở ven bờ. Ðó là một hướng đi đúng, phù hợp với thời đại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện tại, người dân vùng biển Quảng Ninh còn duy trì nghề đánh bắt hải sản bằng thủ công khá phổ biến. Ðó là các nghề: nghề câu mực, câu cá song; câu cáy; nghề chã, nghề chài; nghề đào sái sùng; nghề đánh cá đèn; nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà,...Nghề câu mực, câu cá song có ý nghĩa kinh tế lớn. Mấy năm vừa qua, nghề câu cá song phát triển rất mạnh ở vùng biển Cô Tô. Có đêm một
- người thu được vài triệu đồng. Câu cáy ở ven biển, ở những bãi sú vẹt thường là để giải trí, đi câu cho vui và kết hợp kiếm bát canh cho khoẻ người. Câu cáy không cần mồi, chỉ cần 2 - 3 lưỡi câu buộc chụm lại, thả xuống cáy chạy ra ngậm càng vào, thế là nhấc vội lên, không cần phải gỡ mà cáy tự nhả càng ra rơi vào giỏ đựng. Nghề chã, nghề chài bằng thuyền nhỏ, không ra khơi xa, chỉ ở trong vịnh, ven bờ. Có khi cả gia đình sống trên một chiếc thuyền nhỏ. Cảnh thường gặp và gây ấn tượng là cảnh phơi lưới thường thấy ở lán bè thành phố Hạ Long mà các họa sĩ đã thể hiện trong các bức tranh của mình. Nghề đánh cá đèn cách đây vài chục năm, trên vùng biển Quảng Ninh còn rất phổ biến nghề đánh cá đèn. Khi đèn thắp sáng trong đêm thì cá đua nhau tìm đến và người ta bủa lưới bắt cá. Du khách có dịp đi cùng thuyền đánh cá đèn tha hồ mà ngắm nhìn tôm cá tung tăng bơi lội dưới ánh đèn. Người ngư dân vớt mực đem nướng trên phễu đèn rồi chủ khách cùng ăn. Mực tươi nướng thơm phức, ngọt lịm, nhấm nháp với một vài chén rượu, du khách như cảm thấy cảnh thần tiên trên mặt biển. Mặt biển trong đêm rực sáng như một thành phố nổi thật là ngoạn mục nên thơ. Nghề đào sái sùng người đi đào sái sùng lăm lăm trong tay cái mai, cán dìu, mắt quan sát về phía trước, bước chân đi nhẹ nhàng. Khi phát hiện có sái sùng thì họ hết sức nhanh nhẹn dùng mai lao xuống cát hất vội con sái sùng nâng lên, nhặt đưa ngay vào giỏ. Nếu đẩy mạnh và chậm một chút thì sái sùng luồn sâu vào trong cát rất khó bắt. Nhìn ngắm cảnh đào bắt sái sùng có cảm tưởng như thấy
- người nghệ sĩ đang biểu diễn trên bãi cát rất điệu nghệ, cũng rất gây ấn tượng. Quảng Ninh có ngư trường rộng lớn, có bờ biển dài hơn 250km từ Trà Cổ thuộc thị xã Móng Cái giáp với Trung Quốc đến đảo Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng giáp với Hải Phòng. Kết quả khai quật ở nhiều di chỉ khảo cổ học ở vùng biển Hạ Long cho thấy nghề đánh bắt hải sản xuất hiện rất sớm, cách đây bốn, năm ngàn năm đến sáu, bảy ngàn năm. Ðó là các hòm chỉ lưới bằng đất nung, các mũi nhọn, kim khâu bằng xương để đan lưới tìm thấy ở các di chỉ Soi Nhụ, Thoi Giếng, Ngọc Vừng, Hoàng Tân... hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh. Quảng Ninh - Nghề mỹ nghệ than đá Nghề thủ công mỹ nghệ bằng than đá ở Quảng Ninh đến nay đã trở thành một nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng. Kiểu loại của sản phẩm rất phong phú, đa dạng từ những con trâu, con nai, gạt tàn thuốc lá quen thuộc trước đây, đến những tác phẩm điêu khắc đạt trình độ cao. Cùng với việc khai thác than, nghề thủ công mỹ nghệ bằng than đá ở Quảng Ninh cũng hình thành và ngày càng phát triển, đến nay đã trở thành một nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng. Sản phẩm mỹ nghệ bằng than đá ngày càng được đông đảo khách trong nước và quốc tế ưa thích bởi vẻ đẹp và sự độc đáo về chất liệu, tính thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tài hoa. Từ những cục than bình thường, qua con mắt và bàn tay người thợ đã trở thành sản
- phẩm hàng hoá có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế rất lớn. Có sản phẩm trị giá một vài chục ngàn đồng, có sản phẩm trị giá vài triệu đồng. Kiểu loại cũng rất phong phú, đa dạng từ những con trâu, con nai, gạt tàn thuốc lá quen thuộc trước đây, đến những tác phẩm điêu khắc đạt trình độ cao. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để nghề thủ công mỹ nghệ than đá ngày càng phát triển nhằm xây dựng thành những dãy phố, những làng nghề chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng này, vừa trở thành những địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn vừa góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá vùng công nghiệp mỏ, đồng thời tạo thêm mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. - Nghề nuôi cấy ngọc trai Vị trí: Làng nghề nuôi cấy ngọc trai thuộc huyện đảo Vân Ðồn, tỉnh Quảng Ninh. Ðặc điểm: Nghề nuôi cấy Ngọc trai ra đời cách đây khoảng 40 năm. Ở đây có rất nhiều các loại trai quý và có giá trị xuất khẩu cao như: trai Mã Thị, trai Vỏ Dày, trai Cánh Dài và loài Jamson. Làng nghề nuôi cấy ngọc trai trên biển đầu tiên của vùng Ðông Bắc Việt Nam thuộc huyện đảo Vân Ðồn, cách thành phố Hạ Long khoảng 60km. Nghề này đã ra đời và phát triển ở đây khoảng 40 năm. Huyện đảo Vân Ðồn có diện tích các bãi triều ngập nước là 10.969ha, cùng hàng vạn ha đất có mặt nước tại
- các vụng, tùng, vịnh... ẩn khuất trong trùng điệp núi đá, núi đất thuộc vịnh Bái Tử Long là những nơi lý tưởng để phát triển nghề này. Vân Ðồn là nơi tập trung tới bốn loài trai ngọc có giá trị, gồm trai Mã Thị, trai Vỏ Dày, trai Cánh Dài và loài Jamson. Ðây là những loài trai ngọc rất quí và có giá trị xuất khẩu cao. Với diện tích mặt nước hàng vạn ha, cùng với khí hậu, môi sinh rất thuận lợi cho việc nuôi trai cấy ngọc, tạo nên một vùng nuôi cấy ngọc trai rất lớn ở Vân Ðồn. Theo tàu ra Vịnh, du khách có dịp tới thăm các "ngư trường" nuôi trai cấy ngọc trên biển của “làng” trai ngọc Vân Ðồn. Dưới ánh nắng ban mai lấp loá những giàn phao, lưới lồng nhấp nhô trải dài theo con sóng, chắc bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng, thích thú bởi cảnh vật nơi này. Ngày xưa, nghề nuôi trai, cấy ngọc được làm theo phương pháp thủ công. Lồng nuôi trai, cấy ngọc được treo lên đầu sào tre, số lượng ít, hiệu quả kinh tế không cao. Ngày nay nhờ áp dụng kĩ thuật nuôi trai lồng bè với phao dây theo phương pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến như treo lồng ở độ sâu không quá 2,5m để khi triều rút, lồng nuôi không được nổi lên mặt nước biển hoặc không được chạm đáy, loài khác sẽ ăn trai hoặc con trai sẽ hớp phải bùn... Một phương pháp nữa cũng được áp dụng, đó là ghép bè thành giàn bằng các cây tre dài và thẳng, diện tích vài trăm mét vuông/khu, mỗi lồng cách nhau 0,5m. Những bè nuôi như vậy có thể nuôi trai theo nhiều lứa tuổi, việc di chuyển chăm sóc trai cũng dễ dàng hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tập 1 Hà Nội làng nghề truyền thống
38 p | 452 | 146
-
làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: phần 1
109 p | 119 | 24
-
làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: phần 2
160 p | 104 | 17
-
Thực trạng sản xuất của các cơ sở nghề và làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh
15 p | 123 | 9
-
Kinh nghiệm bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống ở một số nước Châu Á và gợi ý cho tỉnh Đắk Lắk trong việc bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống
6 p | 9 | 5
-
Khôi phục làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ non nước thành phố Đà Nẵng
10 p | 60 | 4
-
Hội văn nghệ dân gian Việt Nam: Nghề và làng nghề truyền thống: Phần 1
233 p | 28 | 4
-
Nghề và làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế: Thực trạng và định hướng phát triển bền vững
16 p | 85 | 4
-
Bảo tồn một số làng nghề truyền thống ở miền Bắc của Vương quốc Thái Lan
11 p | 13 | 3
-
Văn hóa làng nghề truyền thống (Qua dẫn liệu làng nghề gỗ Sơn Đồng, gốm Bát Tràng - Hà Nội và chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình)
11 p | 53 | 3
-
Xây dựng quản lý, duy trì và phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống thành phố Hà Nội
144 p | 11 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Làng nghề truyền thống Việt Nam năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 15 | 3
-
Phát triển thương hiệu nước mắm của làng nghề truyền thống Nam Ô, thành phố Đà Nẵng
15 p | 10 | 3
-
Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
11 p | 160 | 3
-
Hiện trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
8 p | 9 | 2
-
Sự biến đổi về sản phẩm của làng nghề truyền thống tại tỉnh Bắc Ninh
6 p | 38 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Làng nghề truyền thống Việt Nam năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 10 | 2
-
Sự biến động giá trị văn hoá làng nghề truyền thống ở Bình Dương trong thời kỳ hội nhập
9 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn