intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãnh đạo tài chính trong cơn khủng hoảng

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

70
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Căn nguyên của cơn bão khủng hoảng tài chính đang quét qua nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung chính là do các ngân hàng đã thất bại trong việc thừa nhận những khuyết điểm của họ, và Ban quản lý tài chính quốc gia dường như đã không biết chính xác kế hoạch giải cứu tài chính của họ phải nhằm vào đâu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãnh đạo tài chính trong cơn khủng hoảng

  1. Lãnh đạo tài chính trong cơn khủng hoảng Căn nguyên của cơn bão khủng hoảng tài chính đang quét qua nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung chính là do các ngân hàng đã thất bại trong việc thừa nhận những khuyết điểm của họ, và Ban quản lý tài chính quốc gia dường như đã không biết chính xác kế hoạch giải cứu tài chính của họ phải nhằm vào đâu. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đang ngày càng trở lên tồi tệ hơn, thậm chí nó đã chuyển từ trạng thái tồi tệ sang trang tình trạng tệ hại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia
  2. kinh tế không ngớt than phiền về tình trạng cạn kiệt nguồn tín dụng trên khắp thế giới. Tuy vậy, bên cạnh đó còn có một vấn đề lớn hơn và quan trọng hơn rất nhiều, đó là tình trạng khan hiếm trầm trọng nguồn lực lãnh đạo tài chính. Peter Drucker - người đã bắt đầu nghiên cứu về lãnh đạo tài chính từ những năm 1940 - rất lâu trước khi chủ đề này được mọi người quan tâm để ý - đã coi những nhà lãnh đạo thực thụ là những người mang trách nhiệm giải trình, kiên định và nhạy bén. Xét về tình trạng tài chính lộn xộn trong giai đoạn hiện tại, những người có trách nhiệm trên thị trường Phố Wall và ở cả Washington đã hoàn toàn thất bại trên cả ba mặt trận. Chiều cao của sự thận trọng? Richard Fuld, người chủ trì cuộc họp về sự sụp đổ của tập đoàn tài chính khổng lồ Lehman Brothers trong vòng xoáy của cuộc khủng hoảng, đã nói với những người tham dự rằng tất các các quyết định của ông đều “thận trọng và hợp lý”, dựa trên thông tin mà công có được tại thời điểm đó.
  3. Như vậy nếu điều này là đúng, thì có nghĩa là tổ chức của ông chưa được trang bị đủ tốt để thu thập đầy đủ những thông tin mà ông đòi hỏi - một sự suy sụp quản lý cực kỳ nghiêm trọng nằm bên trong và của chính tổ chức đó. Trong khi đó, các quan chức công cũng đã không thể hiện được những phẩm chất lãnh đạo gương mẫu. Drucker từng viết rằng: “Nhiệm vụ đầu tiên của nhà lãnh đạo đó là họ phải là cây kèn biết thổi một âm thanh rõ ràng. Lãnh đạo hiệu quả - một triết lý uyên thâm không mới - đó là không chỉ dựa trên trí thông minh; mà nền tảng đầu tiên đó là lòng kiên định”. Nhưng sự rõ ràng và lòng kiên định hầu như không “xuất đầu lộ diện” trong phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ trước cơn khủng hoảng. Trước tiên, Chính quyền Bush đã có một khoảng thời gian giải thích tại sao khoản tiền giải cứu 700 tỉ đô la Mỹ không chỉ đơn giản là một khoản thuế - hỗ trợ tài chính cho các công ty đang lung lay trước cơn bão khủng hoảng. Và cuối cùng, những nỗ lực của Chính quyền Bush dường như đã dần trở lên lộn xộn và không chắc chắn, như thể họ đang không
  4. biết chính xác sẽ phải thổi bản nhạc nào dù đang cầm kèn trong tay. Ví dụ như, các quan chức Bộ Tài chính đã coi thường ý kiến của Chính phủ Mỹ trong việc mua lại một phần cổ phần của các ngân hàng quốc gia. Sau đó họ đi ngược lại và thông báo rằng họ đầu tư 250 tỉ đô la Mỹ vào khu vực Ngân hàng. Hành động của họ đã góp phần khôi phục lại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Nhưng người ta vẫn tiếp tục chờ đợi khi nào kế hoạch của Chính phủ sẽ được tập trung vào những việc đúng đắn xác đáng. Tóm lại, có vẻ như là Chính phủ có thể thành công trong việc chống đỡ nguy cơ sụp đổ toàn bộ hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn nhưng có lẽ họ không thể chắc chắn liệu còn có bất cứ cuộc suy thoái tài chính nào khác trong tương lai gần hay không. Một trong những vấn đề nghiêm trọng đã không được chú tâm đúng mức đó là việc buộc các tổ chức tài chính tiết lộ một cách chính xác những loại rủi ro nào họ đang phải đổi mặt trong giai đoạn hiện tại và trong tương lai.
  5. Trong cuốn sách viết năm 2004 (nay được coi là tác phẩm tài chính tiên tri), Sự thất bại của Phố Wall, Erik Banks - cựu chiến binh của Merrill Lynch - đã viết: “Có một điều gì đó đang diễn ra, các nhà điều chỉnh thị trường đòi hỏi nhiều thông tin rủi ro hơn, các ngân hàng công bố thông tin rủi ro trong một khoảng thời gian ngắn, không ai thấy những luồng thông tin này là đặc biệt hữu ích bởi vì nó được diễn đạt bằng những thuật ngữ làm méo mó thông tin đi, như thể trong thực tế sẽ chẳng có gì xảy ra, và sau đó những thông tin này bị chôn vùi đi dưới dạng tài liệu không thể đọc được trong các lời chú thích cuối trang báo cáo tài chính; các nhà điều chỉnh thị trường, khách hàng và các nhà đầu tư không còn nhớ gì tới các luồng thông tin này, và dần dần nó tích tụ thành một vụ bùng nổ khủng hoảng tài chính”. Lần này, khi đã phải thực sự chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra, chúng ta cần phải làm tốt hơn - nhưng đó là lời kêu gọi chiêu mộ những nhà lãnh đạo không chỉ có đủ tài năng điều trị cơn bão tài chính hiện thời, mà còn cả những vấn đề nằm ở phía dưới tảng băng trôi, bao gồm cả tình trạng thiếu sự minh bạch tài chính.
  6. Mở rộng giới hạn biên Theo nhận định của Drucker, một trong những công việc quan trọng nhất của nhà lãnh đạo đó là phải dàn xếp một cách cẩn thận những việc mà anh tạ hi vọng sẽ hoàn tất bằng mỗi quyết định quan trọng. Drucker đã viết: “Những mục tiêu mà quyết định cần phải đạt được là gì? Kết quả tối thiểu mà nó cần phải đạt được là gì? Các điều kiện mà nó cần phải thỏa mãn là gì?” Drucker đã chỉ ra rằng trong khoa học, có những khái niệm được biết tới là “những điều kiện biên”. Và một quyết định không làm thỏa mãn những điều kiện biên này còn tệ hại hơn cả những quyết định xác định sai vấn đề”. Drucker đã thuật lại chi tiết việc cựu Tổng thống Mỹ Roosevelt đã mở rộng các điều kiện biên của bản thân ông sau vụ “sụp đổ kinh tế đột ngột” giữa mùa hè năm 1932 và mùa xuân năm 1933. Trước đó, Roosevelt đã theo đuổi một chính sách tương đối bảo thủ về phục hồi kinh tế. Nhưng khi tình trạng khủng hoảng ngày càng tệ hại hơn, mục
  7. tiêu của ông đã chuyển từ không chỉ phục hồi mà còn là cải tổ hoàn toàn nền kinh tế. Một ví dụ điển hình về “mở rộng các điều kiện biên” của các nhà lãnh đạo trong lịch sử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2