intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lao động ngành kế toán trong thời đại số: Cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Lao động ngành kế toán trong thời đại số: Cơ hội và thách thức" tìm hiểu về tác động của công nghệ số tới ngành kế toán Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra các cơ hội và thách thức cho lao động ngành kế toán trong thời đại số. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu có liên quan, từ đó khái quát hóa, tổng hợp để đưa ra các nhận định phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lao động ngành kế toán trong thời đại số: Cơ hội và thách thức

  1. LAO ĐỘNG NGÀNH KẾ TOÁN TRONG THỜI ĐẠI SỐ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Thị Lan Phương* Khoa Kế toán – Tài chính, Đại học Nha Trang * Tác giả liên hệ: phuongntl@ntu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này tìm hiểu về tác động của công nghệ số tới ngành kế toán Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra các cơ hội và thách thức cho lao động ngành kế toán trong thời đại số. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu có liên quan, từ đó khái quát hóa, tổng hợp để đưa ra các nhận định phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay công nghệ số đang tác động mạnh mẽ tới ngành kế toán Việt Nam trên nhiều khía cạnh, nó tạo ra không ít cơ hội cũng như thách thức cho lao động ngành kế toán đòi hỏi chúng ta cần có nhiều giải pháp để thích ứng với bối cảnh này. Từ khóa: Công nghệ số, Cơ hội, Lao động kế toán, Thách thức, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Thời đại công nghệ số bùng nổ với những thành tựu nổi bật đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có ngành kế toán. Công nghệ số không chỉ ảnh hưởng tới quy trình kế toán, công tác quản lý, đào tạo kế toán mà ngay cả các dịch vụ kế toán cũng như chính các kế toán viên cũng có sự thay đổi nhất định. Công nghệ số khiến nhu cầu sử dụng lao động cũng như yêu cầu về chất lượng lao động cung ứng trong nhiều ngành nghề bị tác động, đặc biệt là trong ngành kế toán. Với điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Blockchain, Big Data… kế toán viên có nhiều cơ hội tự động hóa các quy trình, ghi chép và giảm bớt các nghiệp vụ trùng lắp, từ đó tiết kiệm thời gian, nguồn lực và nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, cũng từ sự bùng nổ công nghệ số, sự kết nối toàn cầu mà thị trường lao động ngành kế toán có sự cạnh tranh gay gắt đồng thời yêu cầu về kỹ năng, thái độ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng khắt khe hơn bên cạnh việc cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào công việc kế toán. Thông qua bài viết này tác giả tập trung tìm hiểu những tác động của công nghệ số tới ngành kế toán Việt Nam, đồng thời tác giả cũng phân tích, tổng hợp những cơ hội và thách thức cho lao động nghành kế toán trong thời đại số, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp để lao động ngành kế toán có thể thích ứng với bối cảnh này. 2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu và nghiên cứu có liên quan công nghệ số và lao động nghành kế toán trong thời đại số. - Khái quát hóa, tổng hợp để đưa ra các luận điểm chính về những tác động của công nghệ số tới ngành kế toán, các cơ hội và thách thức đối với lao động ngành kế toán trong thời đại số hiện nay. - Dựa vào kết quả đạt được, sử dụng phương pháp suy diễn để đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp phù hợp. 3. Kết quả và thảo luận Tác động của công nghệ số tới ngành kế toán Việt Nam hiện nay: Hiện nay, công nghệ số đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành kế toán tại nước ta ở nhiều khía cạnh, cụ thể: Thứ nhất, các quy trình kế toán đang dần được tự động hóa: Với việc sử dụng rộng rãi phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp thì việc xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ sách kế toán đang dần được tự động hóa giúp kế toán viên giảm bớt khối lượng công việc, tránh sự nhầm lẫn và sai sót kế toán. Ngoài ra, việc ứng dụng các chương trình, trang thiết bị, công nghệ số hiện đại khiến cho việc thu thập, xử lý thông tin kế toán ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn. Thứ hai, sự thay đổi trong phương thức lưu trữ kế toán: Hiện nay theo quy định các doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử, đồng thời quá trình lưu trữ cũng được các doanh nghiệp thực hiện trên máy nhằm phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số. Ngoài ra với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các 373
  2. thành tựu nổi bật như điện toán đám mây, công nghệ blockchain và dữ liệu lớn giúp việc lưu trữ thông tin có hệ thống hơn, khoa học hơn với dung lượng lớn hơn, từ đó giúp thông tin kế toán an toàn, đảm bảo độ tin cậy và dễ dàng truy cập hơn. Thứ ba, giải pháp phần mềm kế toán đang thay thế dần kế toán thủ công: Với sự phát triển đa dạng và ngày càng hoàn thiện của các phần mềm kế toán không những đang giúp kế toán viên giảm bớt thời gian và khối lượng công việc mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn nhân lực kế toán, từ đó cắt giảm chi phí đáng kể. Hiện nay đa số các công ty, doanh nghiệp đã và đang áp dụng các phần mềm kế toán phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp, việc sử dụng phần mềm kế toán còn giúp các số liệu kế toán chính xác hơn, thông tin kế toán được bảo mật và lưu trữ tốt hơn. Thứ tư, có sự hài hòa các nguyên tắc và thông lệ chuẩn mực kế toán quốc tế: Cùng với sụ phát triển của công nghệ số và xu hướng hội nhập thế giới, hiện nay kế toán Việt Nam đang dần dần tiệm cận với kế toán quốc tế thông qua việc ban hành và áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế. Lúc này, kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế không còn nhiều khoảng cách và khác biệt trong công tác kế toán, từ đó cũng tạo ra những cơ hội việc làm mới cho các kế toán viên đạt chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế. Đồng thời sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số còn tạo điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi lẫn nhau giữa các kế toán viên cũng như các công ty kế toán trong và ngoài nước. Cơ hội và thách thức đối với lao động ngành kế toán trong thời đại công nghệ số: Công nghệ số đã và đang mở ra một kỷ nguyên mới cho thị trường lao động nói chung và lao động ngành kế toán nói riêng, nó tạo ra vô vàn cơ hội việc làm cũng như giúp nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng đội ngũ kế toán tại nước ta. Có thể nói, thời đại công nghệ số giúp lao động ngành kế toán có những điều kiện thuận lợi để dễ dàng tiếp cận với kế toán quốc tế và có cơ hội mở rộng thị trường làm việc. Với sự phát triển của mạng internet hay điện toán đám mây đã và đang giúp kế toán dễ dàng thu thập các thông tin bổ ích chỉ cần một cú nhấp chuột, họ có thể nhanh chóng truy cập và chiết xuất dữ liệu từ nguồn dữ liệu lớn, ngoài ra kế toán cũng có thể thực hiện công việc của mình bất kỳ nơi đâu, không còn cần phải luôn luôn đến cơ quan làm việc, khoảng cách địa lý được rút ngắn và không còn là rào cản trong việc thực hiện công tác kế toán. Chính vì vậy, đối với đội ngũ kế toán đạt chuẩn quốc tế họ không còn bị giới hạn bởi công việc kế toán của một công ty, một tổ chức hay một quốc gia mà lúc này kế toán có thể làm việc và được công nhận trên toàn thế giới, họ có nhiều cơ hội để mở rộng phạm vi hoạt động, trao đổi học hỏi lẫn nhau từ đó khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực kế toán cũng được nâng cao rõ rệt. Hơn thế nữa, với những kỹ năng mềm đa dạng, phong phú hơn, các kỹ thuật về máy móc, công nghệ nhạy bén hơn thì trong tương lai kế toán không đơn thuần chỉ là việc xử lý, hạch toán nghiệp vụ mà họ còn có thể là cố vấn chiến lược hay chuyên gia kinh doanh cho các tổ chức và doanh nghiệp, lúc này kế toán sẽ thể hiện những vai trò có tính sáng tạo và tầm nhìn sâu rộng hơn. Bên cạnh đó, công nghệ số cũng mang lại những điều kiện làm việc thuận lợi hơn giúp hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác kế toán, giảm bớt khối lượng công việc và giải phóng sức lao động cho kế toán viên, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Hiện nay, cùng với việc phần mềm kế toán, các chương trình và trang thiết bị hiện đại đang được sử dụng rộng rãi thì thông tin kế toán được thu thập một cách dễ dàng hơn, việc truy cập và chiết xuất dữ liệu nhanh chóng hơn, bên cạnh đó các khâu nhập chứng từ, hạch toán kế toán hay ghi sổ cũng đang dần được tự động hóa cũng đã giảm áp lực rõ rệt cho kế toán viên, tiết kiệm chi phí và thời gian làm việc. Đồng thời với mạng lưới kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế, ngân hàng hay các đối tác cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác kế toán, việc đối chiếu hay trao đổi thông tin dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra với kế toán máy thông tin kế toán cũng được lưu trữ an toàn, tin cậy và bảo mật hơn. Không những thế công nghệ số cũng giúp việc khai thác dữ liệu thuận tiện hơn, độ tin cậy của các báo cáo kế toán cũng được nâng cao và ít sai sót hơn so với kế toán thủ công. Ngoài ra, thời đại công nghệ số cũng mở ra thêm nhiều cơ hội để các công ty dịch vụ tư vấn kế toán có thể cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng các tiện ích kèm theo và xâm nhập vào thị trường các nước không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. Với thị trường mở như hiện nay, các công ty có nhiều cơ hội thuận lợi để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế. Kết nối internet có thể giúp các công ty tìm kiếm thông tin khách hàng, trao đổi thông tin dễ dàng, nhanh chóng, đồng thời khi khoảng cách địa lý được rút ngắn, các công ty không còn bị giới hạn bởi 374
  3. không gian hoạt động, với các công ty có đội ngũ kế toán viên đạt chứng chỉ kế toán quốc tế thì họ có thể cung cấp các dịch vụ kế toán cho mọi doanh nghiệp trong khu vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những có cơ hội có được, thời đại công nghệ số cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho lao động ngành kế toán. Thứ nhất, khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới: Hiện nay, các doanh nghiệp kế toán tại Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại trong việc đưa công nghệ mới vào công tác kế toán vì đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư cho công nghệ còn nhiều hạn chế, một số doanh nghiệp chưa khai thác hết các lợi ích mang lại nên họ chưa sẵn sàng bỏ ra một số tiền vốn lớn để đầu tư và ứng dụng công nghệ mới. Ngoài ra với đội ngũ nhân viên kế toán còn hạn chế về trình độ công nghệ thông tin cũng như các kỹ năng mềm nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng công nghệ vào việc thực hiện các phần hành kế toán. Đặc biệt với tâm lý ngại thay đổi nên lãnh đạo doanh nghiệp hoặc kế toán viên vẫn còn khá e ngại và từ chối việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động kế toán. Thứ hai, chất lượng đội ngũ lao động kế toán nước ta chưa cao, chưa thích ứng kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số: Thực tế cho thấy việc đào tạo kế toán tại các cơ sở giáo dục vẫn còn mang tính truyền thống, chương trình đào tạo chưa ưu tiên các học phần thực hành thực tế mà vẫn còn chú trọng vào lý thuyết, phương pháp giảng dạy, đánh giá chưa có sự đổi mới nhằm phát triển năng lực cho người học, việc phát triển các kỹ năng mềm trong sinh viên chưa được chú trọng do đó nguồn lao động trình độ cao ngành kế toán vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Hiện nay, với xu hướng hội nhập quốc tế thì đội ngũ lao động ngành kế toán cũng cần được chuẩn hóa theo trình độ quốc tế, ngoài việc cần nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán cần trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết, có phong cách làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm kỷ luật và nỗ lực đạt hiệu quả làm việc cao nhất. Ngoài ra với việc ứng dụng công nghệ số, tuy có giảm bớt được khối lượng công việc cho kế toán viên nhưng cũng phát sinh các công việc hay nghiệp vụ mới, do đó đòi hỏi kế toán viên phải nắm bắt được các xu thế trong tương lai, hình dung và xử lý được các quy trình kế toán mới bên cạnh việc nắm rõ kiến thức lý thuyết, thành thạo phần thực hành kế toán nhằm đạt được kết quả công việc như mong muốn. Thứ ba, sức ép và sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường lao động kế toán: Với sự mở rộng thị trường và giao thoa giữa các nước trên toàn thế giới tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kế toán nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam, do đó sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp kế toán trong nước phải tự hoàn thiện, học hỏi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể đứng vững và mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động. Bên cạnh đó, với thời đại công nghệ số, một số công việc kế toán thủ công đã được thay thế bằng ứng dụng khoa học công nghệ, tình trạng mất việc hoặc tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng cao nếu các doanh nghiệp không nỗ lực mở rộng thị trường lao động, các kế toán viên không tự mình thay đổi để thích ứng với sự phát triển chung này. 4. Kết luận và kiến nghị Thời đại công nghệ số tuy ẩn chứa vô vàn khó khăn, thách thức nhưng cũng tạo cho lao động ngành kế toán những thời cơ, cơ hội rõ rệt. Với những thành tựu công nghệ mới, một số công việc kế toán truyền thống đang dần được thay thế bởi các phần mềm kế toán, các chương trình, trang thiết bị công nghệ đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường lao động kế toán, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội giúp các kế toán viên mở rộng phạm vi tìm kiếm việc làm, các công ty dịch vụ kế toán mở rộng quy mô hoạt động cũng như liên kết, hợp tác với các công ty khác trên toàn thế giới. Để lao động ngành kế toán có thể có chỗ đứng bền vững và thích nghi với sự phát triển của thời đại công nghệ số không chỉ cần sự cố gắng và thay đổi của bản thân các kế toán viên mà cần sự vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo cũng như các cơ quan chức năng. Về phía các tổ chức, doanh nghiệp: Trước hết nhà lãnh đạo, quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp cần có sự thay đổi nhận thức, tư duy của mình về vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động kế toán nói riêng. Các doanh nghiệp cần thấy rõ ứng dụng công nghệ số là một xu thế tất yếu, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không thể đứng ngoài xu thế này. Do đó cần thay đổi về tư tưởng, phương châm quản lý cũng như các thói quen kế toán truyền không, không nên có tư tưởng ngại khó, ngại đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, vượt qua những khó khăn, thách thức ban đầu để tiếp cận, học hỏi và tiến tới đưa công nghệ số vào công tác kế toán của doanh nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả công việc. 375
  4. Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần có sự đầu tư thích đáng để phát triển đội ngũ nhân viên kế toán có kiến thức chuyên môn sâu rộng, lành nghề, có tư tưởng tiếp nhận cái mới và có khả năng hội nhập. Doanh nghiệp tập trung nguồn lực để đào tạo phát triển các kỹ năng mềm cho kế toán viên bên cạnh việc sử dụng thành thạo công nghệ số theo nhu cầu thị trường. Muốn như vậy các doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên kế toán tham gia các khóa học bồi dưỡng, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại số, đảm bảo cán bộ nhân viên đều sử dụng nhuần nhuyễn, thành thạo các phần mềm kế toán và các phần mềm khác, đồng thời nâng cao các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán cũng như đảm bảo tính an toàn, bảo mật trong suốt quá trình sử dụng, vận hành. Bên cạnh đó cần khuyến khích các bộ phận áp dụng các công cụ công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực khai thác và phân tích dữ liệu có liên quan. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có những chính sách phù hợp để thu hút được nguồn nhân lực kế toán có chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới. Công nghệ số và quá trình hội nhập không chỉ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong nước mà cả những doanh nghiệp trong khu vực và trên toàn thế giới, do đó các doanh nghiệp cần có chính sách, chế độ đãi ngộ, lương thưởng và cơ hội thăng tiến hợp lý nhằm có thể tuyển dụng và tạo sự gắn bó lâu dài của các kế toán viên tâm huyết, nhanh nhạy và có năng lực thực sự. Về phía các cơ sở đào tạo: Cần tiếp tục có sự đổi mới toàn diện trên nhiều khía cạnh như chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy - đánh giá, giáo trình tài liệu theo hướng giao thoa với kế toán quốc tế và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phù hợp với thời đại số. Bên cạnh việc tập trung vào các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cần đầu tư phát triển hơn nữa các kỹ năng mềm cũng như trình độ tin học, ngoại ngữ cho sinh viên, cần tăng thời lượng giảng dạy các học phần thực hành, thực tế hoặc những học phần có tính ứng dụng công nghệ nhằm giúp sinh viên làm quen với công tác kế toán thực tế ngay khi còn trên giảng đường. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cũng cần tăng cường tổ chức cho sinh viên tham quan thực tế tại doanh nghiệp, phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp tổ chức các khóa học hoặc các buổi chia sẻ kinh nghiệm tới sinh viên. Cần có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ nhằm giúp sinh viên có thể thực hành trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ. Các cơ sở đào tạo cần ưu tiên đầu tư mạng internet, các phần mềm kế toán, xây dựng phòng kế toán mô phỏng, hệ thống học liệu mở, thư viện điện tử,… để giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm tài liệu và thực hành trong quá trình học. Cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Luôn động viên khuyến khích đối ngũ giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dựng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, đánh giá. Tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia các khóa học ngắn hạn nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học hay bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ… Khuyến khích giảng viên tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế, động thời có chính sách khen thưởng, động viên giảng viên có nhiều đổi mới trong công tác giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng, phương pháp đánh giá… Về phía các kế toán viên: Kế toán viên cần tự ý thức được vai trò và tầm quan trọng của công nghệ trong xã hội hiện nay để sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc nhằm tiết kiệm thời gian, nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc. Các kế toán viên cần đổi mới về tư duy và cách làm việc để phù hợp với thời đại công nghệ số, không nên giữ phong cách làm việc thủ công của kế toán truyền thống, không nên có tư tưởng ngại khó, ngại khổ để trì hoãn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc kế toán. Họ phải thường xuyên học hỏi, cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất có liên quan đến công tác kế toán cũng như môi trường kinh doanh để phục vụ tốt nhất cho công việc. Để phù hợp với sự phát triển chung này khi mà công việc kế toán đang ngày càng phụ thuộc vào máy tính nhiều hơn thì kế toán viên cần phải học cách chấp nhận và sẵn sàng học hỏi các công nghệ mới nổi, làm quen với các thay đổi về công nghệ trong công việc hàng ngày. Kế toán viên cần luôn tự nỗ lực học hỏi, phát triển, nâng cao năng lực bản thân. Ngoài việc không ngừng trau dồi các kiến thức chuyên môn, cập nhật các quy định mới thì kế toán viên cần đầu tư nhiều thời gian học ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm nhằm thích nghi với sự bùng nổ công nghệ số. Trong thời đại công nghệ số, ngoài những chức năng và vai trò thông thường, kế toán cũng có cơ hội thể hiện các vai trò chiến lược hơn như chăm sóc khách hàng, cố vấn kinh doanh cho doanh nghiệp hay đối tác, do đó họ cần sử dụng khoảng thời gian tiết kiệm được nhờ công nghệ để không ngừng trau dồi khả năng giao tiếp, phát triển các mối quan hệ với khách hàng, chứ không chỉ đơn thuần là việc ghi chép 376
  5. hay lập các báo cáo kế toán. Đặc biệt kế toán viên cần có sự tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế, tham gia các khóa học ngắn hạn để đạt được chứng chỉ hành nghề quốc tế, từ đây có thể phục vụ tốt cho công việc kế toán tại doanh nghiệp cũng như có cơ hội mở rộng cơ hội việc làm cho chính bản thân mình. Kế toán viên cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp, hiểu rõ các quy tắc ứng xử trong lĩnh vực kế toán cũng như các lĩnh vực có liên quan, đồng thời luôn có ý thức tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc đó. Mỗi kế toán viên cần thể hiện được khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng. Các thành tựu của công nghệ số sẽ hỗ trợ và giúp công việc của kế toán viên thuận lợi và nhanh chóng hơn nhưng vai trò của kế toán viên vẫn vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp, kế toán viên cần tuân thủ pháp luật, vạch ranh giới rõ ràng trong công việc để giữ vững đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp, vì chính bản thân mình và vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Về phía cơ quan chức năng Cần chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, kịp thời nhằm đáp ứng xu thế phát triển hệ thống số toàn cầu và phục vụ quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Đặc biệt, cần tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống an ninh mạng nhằm giúp các thông tin, dữ liệu kế toán được bảo mật cao và an toàn. Ngoài ra, cần xây dựng và sử dụng hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác quản lý điều hành, quản lý của đơn vị cũng như các phần mềm hỗ trợ công tác kế toán. Cần tập trung nguồn lực rà soát và hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực kế toán để đưa vào sử dụng rộng rãi. Cần có chiến lược và khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đồng bộ trong việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác kế toán. Bên cạnh đó cần tập trung ban hành, hướng dẫn việc thực hiện các chuẩn mực kế toán quốc tế để kế toán Việt Nam hội tụ với kế toán quốc tế, mở ra các cơ hội cho lao động ngành kế toán nước ta. Cần xây dựng và thường xuyên bổ sung, cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu, kết nối, liên thông, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu của các đơn vị kế toán để hệ thống dữ liệu lớn ngày càng đầy đủ và đa dạng. Tiến hành thu thập, sắp xếp tạo lập hệ thống dữ liệu lớn, cập nhật, bổ sung làm phong phú kho dữ liệu điện tử, thiết lập được kho dữ liệu cơ sở. Cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, các cơ sở đào tạo kế toán để ngày càng tạo ra nguồn nhân lựckế toán chất lượng cao, bên cạnh đó cần định hướng và khuyến khích chuyển dịch lao động trong khu vực, không ngừng nỗ lực phát triển các thị trường dịch vụ kế toán bền vững, lành mạnh. Tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, tăng cường mối quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để trao đổi học hỏi kinh nghiệm về kế toán không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn trong công cuộc ứng dụng các thành tựu công nghệ số vào công tác kế toán, đồng thời nhận sự hỗ trợ đối với các dự án đổi mới mô hình quản lý nghề nghiệp kế toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Xuân Tiên. (2021). Xu hướng phát triển công nghệ số trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – Những tác động, thách thức và cơ hội đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số 218, tháng 11/2021. Truy xuất từ http://vaa.net.vn/xu-huong-phat-trien-cong-nghe-so-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-nhung-tac- dong-thach-thuc-va-co-hoi-doi-voi-linh-vuc-ke-toan-kiem-toan/ 2. Lê Thị Kim Triệu (2021). Ngành kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 29 năm 2021. Truy xuất từ https://kinhtevadubao.vn/cong-tac-dao-tao-ke-toan-kiem-toan-trong-boi-canh-cach-mang- cong-nghiep-40-21398.html 3. Mai Thị Hoa (2022). Xu hướng của ngành kế toán, kiểm toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí tài chính số kỳ 2 tháng 6/2022 (779), 117-119. 4. Nguyễn Thị Dung (2023). Cơ hội và thách thức của nghề kế toán - kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh công nghệ số. Tạp chí công thương số 7 tháng 3 năm 2023. Truy xuất từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/co-hoi-va-thach-thuc- cua-nghe-ke-toan-kiem-toan-viet-nam-trong-boi-canh-cong-nghe-so-105782.htm 5. Nguyễn Thị Lan Phương (2023). Tác động của công nghệ số tới việc đào tạo kế toán tại Việt Nam. Kỷ yếu của Hội thảo khoa học quốc gia: Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính – ngân hàng tại Việt Nam. Đại học Lao động - Xã hội, Hà Nội. 377
  6. 6. Ninh Thị Thúy Ngân (2023). Trao đổi về ngành kế toán trong thời đại chuyển đổi số. Tạp chí Tài chính số kỳ 2 tháng 3/2022. Truy xuất từ https://tapchitaichinh.vn/trao-doi-ve-nganh-nghe-ke-toan-trong-thoi-dai-chuyen-doi-so.html 7. Vũ Thị Thê (2019). Lao động ngành kế toán Việt Nam: Nhìn từ tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 7/2019 (708), 112-115 8. Website https://apt.edu.vn/apt-tin-tuc/phat-trien-nganh-ke-toan-kiem-toan-viet-nam-thoi-ky-cach-mang-cong- nghiep-4-0/, truy cập 4/1/2023. 378
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2