intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lao động tiền lương (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lao động tiền lương (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được khái niệm, phân loại các hao phí thời gian làm việc, các phương pháp xây dựng mức lao động, khảo sát thời gian làm việc trong ca làm việc; nắm được những vấn đề cơ bản về tiền lương, tiền thưởng, các hình thức trả lương, các chế độ tiền lương, phụ cấp lương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lao động tiền lương (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG NGÀNH/NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số : 368ĐT /QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Khoa học về lao động tiền lương cũng như các môn học khoa học và xã hội khác luôn xuất phát từ thực tiễn, là sự tổng kết và khái quát hóa thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Sự vận động của quan hệ lao động – tiền lương trong nền kinh tế thị trường không tách rời khỏi sự vận động chung của các quan hệ kinh tế -chính trị - xã hội. Tiền lương trong nền kinh tế thị trường luôn là động lực kích thức khả năng lao động sáng tạo không giới hạn của lực lượng lao động quốc gia và phản ánh tính tích cực tiến bộ của xã hội. Mặt khác, quan hệ tiền lương cũng như sự vận động của nó chịu sự tác động của cơ chế quản lý tiền lương ở cấp vĩ mô việc thực hiện các nghiệp vụ tiền lương tại các đơn vị cơ sở. Giáo trình Lao động tiền lương nhằm trang bị cho sinh viên, học sinh những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản về lao động và tiền lương. Giáo trình được biên soạn và kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Định mức lao động Chương 2: Những vấn đề cơ bản về tiền lương Chương 3: Các chế độ tiền lương Chương 4: Các hình thức trả lương Chương 5: Phụ cấp lương, tiền thưởng Với kết cấu như vậy, về nội dung cơ bản thống nhất với chương trình quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cho đối tượng Cao đẳng/Trung cấp các ngành Kế toán. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cân nhắc và lựa chọn các nội dung phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo để đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại của giáo trình, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc và các thầy, cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2019 Biên soạn Ths Phạm Thị Thuý Hà 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 3 PHẦN 1: LAO ĐỘNG ....................................................................................................... 9 Chương 1: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG .............................................................................. 9 1.1. Khái niệm và các hình thức biểu hiện ....................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm:.............................................................................................................. 9 1.1.2. Các hình thức biểu hiện ........................................................................................ 9 1.1.2.1.Mức thời gian (Mtg). ............................................................................................ 9 1.1.2.2.Mức sản lượng (MSL) ........................................................................................... 9 1.1.2.3.Mức phục vụ (Mpv) ............................................................................................. 10 1.1.2.4.Mức biên chế (Mbc) hay còn gọi là mức định biên. ........................................... 10 1.2.Phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân. ............................................. 10 1.2.1.Mục đích ............................................................................................................... 10 1.2.2. Căn cứ để phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân....................... 10 1.2.3.Phân loại hao phí thời gian làm việc trong ngày (ca) của người lao động. ...... 11 1.2.3.1.Thời gian được định mức TĐM............................................................................ 11 1.2.3.2.Thời gian không được định mức còn gọi là thời gian lãng phí. ........................ 12 1.2.4. Các công thức tính mức kỹ thuật lao động ........................................................ 13 1.2.4.1.Kết cấu mức thời gian và công thức tính........................................................... 13 1.2.4.2. Công thức tính mức sản lượng ......................................................................... 15 1.3. Phương pháp định mức ............................................................................................ 16 1.3.1. Thống kê .............................................................................................................. 16 1.3.1.1. Khái niệm: ........................................................................................................ 16 1.3.1.2.Trình tự tiến hành .............................................................................................. 16 1.3.2.Phân tích tính toán ............................................................................................... 17 1.3.2.1.Khái niệm: ......................................................................................................... 17 1.3.2.2.Trình tự tiến hành .............................................................................................. 17 1.3.3. Phân tích khảo sát ............................................................................................... 17 1.3.3.1.Khái niệm ........................................................................................................... 17 1.3.3.2.Trình tự tiến hành .............................................................................................. 18 1.4.Phương pháp khảo sát hao phí thời gian làm việc của công nhân ........................ 18 1.4.1. Phương pháp chụp ảnh ....................................................................................... 18 1.4.1.1.Khái niệm ........................................................................................................... 18 1.4.1.2.Mục đích ............................................................................................................ 18 1.4.1.3.Trình tự chụp ảnh thời gian làm việc ................................................................ 18 4
  5. 1.4.2.Bấm giờ ................................................................................................................. 28 1.4.2.1.Khái niệm ........................................................................................................... 28 1.4.2.2.Mục đích của bấm giờ. ...................................................................................... 28 1.4.2.3.Các phương pháp bấm giờ. ............................................................................... 28 1.4.2.4.Trình tự bấm giờ. ............................................................................................... 28 PHẦN 2: TIỀN LƯƠNG ................................................................................................. 36 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG ....................................... 36 2.1.Tiền lương ................................................................................................................... 36 2.1.1.Khái niệm .............................................................................................................. 36 2.1.2.Yêu cầu .................................................................................................................. 36 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng ...................................................................................... 37 2.1.4. Chức năng của tiền lương .................................................................................. 37 2.1.4.1.Thước đo giá trị sức lao động ........................................................................... 37 2.1.4.2.Tái sản xuất sức lao động .................................................................................. 37 2.1.4.3.Kích thích lao động ........................................................................................... 38 2.1.4.4.Bảo hiểm, tích lũy .............................................................................................. 38 2.1.4.5.Xã hội ................................................................................................................. 38 2.2. Tổ chức tiền lương .................................................................................................... 39 2.2.1.Khái niệm .............................................................................................................. 39 2.2.2.Yêu cầu .................................................................................................................. 39 2.2.3. Các nguyên tắc..................................................................................................... 40 2.2.3.1. Trả lương theo số lượng và chất lượng lao động ............................................. 40 2.2.3.2.Đảm bảo tốc độ tăng NSLĐBQ tăng nhanh hơn tốc độ tăng TLBQ. ................ 40 2.2.3.3. Trả lương theo các yếu tố thị trường................................................................ 40 2.2.3.4. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. ..................................................................... 40 2.2.3.5. Tiền lương phụ thuộc vào khả năng tài chính .................................................. 40 2.2.3.6.Kết hợp hài hòa các dạng lợi ích trong trả lương ............................................. 41 Chương 3: CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG .................................................................... 43 3.1.Chế độ trả lương tối thiểu ......................................................................................... 43 3.1.1.Khái niệm .............................................................................................................. 43 3.1.2. Vai trò của tiền lương tối thiểu ........................................................................... 43 3.1.3. Các chế độ tiền lương tối thiểu ........................................................................... 43 3.1.3.1.Tiền lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở) .................................................. 43 3.1.3.2.Tiền lương tối thiểu vùng................................................................................... 45 3.2. Chế độ tiền lương cấp bậc ........................................................................................ 48 3.2.1.Khái niệm .............................................................................................................. 48 5
  6. 3.2.2.Đối tượng áp dụng ................................................................................................ 48 3.2.3.Ý nghĩa .................................................................................................................. 48 3.2.4. Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương cấp bậc ............................................... 49 3.2.4.1.Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật .............................................................................. 49 3.2.4.2. Thang lương, bảng lương ................................................................................. 49 3.2.4.3.Mức lương ......................................................................................................... 50 3.3.Chế độ tiền lương chức vụ......................................................................................... 51 3.3.1. Khái niệm ............................................................................................................. 51 3.3.2.Đối tượng áp dụng ................................................................................................ 51 3.3.3. Ý nghĩa ................................................................................................................. 51 3.3.4. Các yếu tố cấu thành ........................................................................................... 51 3.3.4.1.Chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức...................................................... 51 3.3.4.2.Bảng lương ........................................................................................................ 52 3.3.4.3. Mức lương cơ bản tính theo tháng ................................................................... 52 Chương 4: CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG ............................................................. 54 4.1.Hình thức trả lương theo thời gian .......................................................................... 54 4.1.1.Khái niệm .............................................................................................................. 54 4.1.2.Đối tượng, điều kiện áp dụng .............................................................................. 54 4.1.3.Các hình thức trả lương theo thời gian ............................................................... 54 4.1.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian giản đơn ................................................... 54 4.1.3.2.Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng .................................................. 56 4.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm ......................................................................... 56 4.2.1.Khái niệm .............................................................................................................. 56 4.2.2.Đối tượng, điều kiện áp dụng .............................................................................. 56 4.2.3. Các hình thức trả lương sản phẩm ..................................................................... 56 4.2.3.1 Trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân ....................................................... 56 4.2.3.2. Trả lương theo sản phẩm tập thể...................................................................... 57 4.2.3.3.Trả lương theo sản phẩm khoán ........................................................................ 58 4.2.3.4.Trả lương sản phẩm có thưởng ......................................................................... 59 4.2.3.5.Trả lương sản phẩm lũy tiến.............................................................................. 60 Chương 5: PHỤ CẤP LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG........................................................ 63 5.1.Phụ cấp lương ............................................................................................................. 63 5.1.1.Bản chất và vai trò. ............................................................................................... 63 5.1.1.1.Bản chất ............................................................................................................. 63 5.1.1.2. Vai trò ............................................................................................................... 64 5.1.2.Các chế độ phụ cấp lương cơ bản do Nhà nước quy định ................................. 64 5.1.2.1.Phụ cấp thâm niên vượt khung .......................................................................... 64 6
  7. 5.1.2.2.Phụ cấp chức vụ lãnh đạo ................................................................................. 66 5.1.2.3.Phụ cấp khu vực ................................................................................................ 67 5.1.2.4.Phụ cấp thu hút .................................................................................................. 69 5.1.2.5. Phụ cấp độc hại nguy hiểm .............................................................................. 70 5.1.2.6. Phụ cấp trách nhiệm công việc ........................................................................ 72 5.1.2.7.Phụ cấp đặc thù theo nghề ................................................................................ 74 5.2. Tiền thưởng ............................................................................................................... 75 5.2.1.Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc ........................................................................... 75 5.2.1.1.Khái niệm ........................................................................................................... 75 5.2.1.2.Ý nghĩa ............................................................................................................... 75 5.2.1.3. Nguyên tắc ........................................................................................................ 75 5.2.2.Một số hình thức tiền thưởng đang áp dụng ...................................................... 76 5.2.2.1.Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật .................................................................... 76 5.2.2.2.Thưởng từ lợi nhuận .......................................................................................... 77 5.2.2.3.Thưởng tiết kiệm vật tư ...................................................................................... 78 7
  8. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Lao động tiền lương Mã môn học: MH07 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí ở học kỳ thứ 3 - Tính chất: Là môn học cơ sở. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học cung cấp cho người học các vấn đề lý luận cơ bản về lao động và tiền lương Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Trình bày được khái niệm, phân loại các hao phí thời gian làm việc, các phương pháp xây dựng mức lao động, khảo sát thời gian làm việc trong ca làm việc. + Trình bày được những vấn đề cơ bản về tiền lương, tiền thưởng, các hình thức trả lương, các chế độ tiền lương, phụ cấp lương. - Về kỹ năng: +Tính được mức lao động. + Khảo sát thời gian hao phí làm việc trong ca của người lao động. + Tính được tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng cho người lao động khối hành chính sự nghiệp. + Tính được tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng cho người lao động khối doanh nghiệp - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung của môn học: 8
  9. PHẦN 1: LAO ĐỘNG Chương 1: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Giới thiệu: Chương này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về mức lao động, các phương pháp xây dựng mức lao động, các phương pháp khảo sát thời gian làm việc của người lao động. Từ đó xác định được mức lao động, làm cơ sở để xác định đơn giá tiền lương, chi phí lương trong doanh nghiệp. Mục tiêu: - Trình bày khái niệm và các loại mức lao động. - Trình bày được các phương pháp xây dựng mức lao động. - Xác định được mức lao động - Khảo sát được thời gian làm việc của người lao động trong ca làm việc. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm và các hình thức biểu hiện 1.1.1. Khái niệm: - Mức lao động: là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phểm (hoặc khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. - Để có được mức lao động giao cho người lao động thực hiện phải dựa trên cơ sở, quá trình xây dựng, xét duyệt, ban hành áp dụng, quản lý thực hiện, sửa đổi mức không phù hợp với thực tiễn và dự tính áp dụng vào sản xuất những biện pháp tổ chức kỹ thuật có năng suất cao. Quá trình đó gọi là công tác định mức lao động. 1.1.2. Các hình thức biểu hiện 1.1.2.1.Mức thời gian (Mtg). Mức thời gian là lượng thời gian hao phí cần thiết được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo mức thời gian là giây, phút, giờ trên đơn vị sản phẩm. Người lao động làm quá lượng thời gian đã quy định là không hoàn thành mức lao động. 1.1.2.2.Mức sản lượng (MSL) Mức sản lượng là số lượng đơn vị sản phẩm ( hoặc khối lượng công việc) quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo mức sản lượng là đơn vị sản phẩm trên đơn vị thời gian (phút, giờ, ca) người lao động làm được nhiều hơn số lượng đơn vị sản phẩm quy định là hoàn thành vượt mức lao động. 9
  10. Mức sản lượng thường được xác định trên cơ sở mức thời gian và dùng công thức: T M SL = M tg Trong đó T là đơn vị thời gian tính trong mức sản lượng (1giờ hay 1 ca = 8 tiếng) Như vậy mức sản lượng và mức thời gian là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau. 1.1.2.3.Mức phục vụ (Mpv) Mức phục vụ là số lượng nơi làm việc, đơn vị thiết bị, diện tích sản xuất.. trong doanh nghiệp quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuạt nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ. Đơn vị đo mức phục vụ là số đơn vị đối tượng phục vụ trên một hay một nhóm người lao động. Mức phục vụ thường được xác định trên cơ sở mức thời gian phục vụ. Mức thời gian phục vụ là đại lượng thời gian quy định để thực hiện một đơn vị phục vụ trong những điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định. Mức phục vụ được xác định để giao cho những người lao động phục vụ sản xuất mà kết quả không đo được bằng những đơn vị đo của mức sản lượng . 1.1.2.4.Mức biên chế (Mbc) hay còn gọi là mức định biên. Mức biên chế là số lượng người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp được quy định chặt chẽ để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo của mức biên chế là người trên công việc. Mức này được áp dụng trong điều kiện công việc đòi hỏi hoạt động phối hợp của nhiều người làm kết quả không tách riêng được cho từng người, không thể xác định được mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ. 1.2.Phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân. 1.2.1.Mục đích - Xác định những hao phí thời gian có ích để định mức lao động. Đồng thời phát hiện các thời gian lãng phí và nguyên nhân gây ra để tìm biện pháp khắc phục. - Nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các phương pháp làm việc của những công nhân tiên tiến cho toàn bộ công nhân cùng thực hiện và tìm ra hình thức tổ chức lao động hợp lý nhất. 1.2.2. Căn cứ để phân loại hao phí thời gian làm việc của công nhân. - Khái niệm và đặc điểm của các loại hao phí thời gian, có nắm chắc các khái niệm và đặc điểm của các loại hao phí thời gian chúng ta mới có thể xác định được mỗi hao phí thời gian trong quá trình lao động của công nhân thuộc loại nào. - Điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể đã quy định ở nơi làm việc. Có dựa vào điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể ở nơi làm việc ta mới xác định được những hao phí thời gian của công nhân làm việc có thuộc nhiệm vụ sản xuất của họ không. - Thời điểm xuất hiện của hao phí thời gian trong ca làm việc. - Nguyên nhân gây ra mỗi hao phí thời gian giúp ta phân loại được chính xác. 10
  11. 1.2.3.Phân loại hao phí thời gian làm việc trong ngày (ca) của người lao động. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và phân loại các hao phí thời gian làm việc của người lao động trong quá trình lao động nhằm mục đích xác định những hao phí thời gian có ích để định mức kỹ thuật lao động, cũng như thời gian lãng phí và nguyên nhân gây ra để có biện pháp khắc phục. Đồng thời nghiên cứu phương pháp làm việc của những người lao động tiên tiến để phổ biến và áp dụng rộng rãi cho tập thể người lao động và tìm ra hình thức, phương pháp làm việc có hiệu quả. Trong lao động sản xuất, thời gian làm việc trong ngày của người lao động được ký hiệu là Tca, được chia ra: thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, công tác còn gọi là thời gian được định mức – ký hiệu là TĐM và thời gian lãng phí còn gọi là thời gian không được định mức ký hiệu TDM . 1.2.3.1.Thời gian được định mức TĐM. Thời gian được định mức bao gồm: thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên, thời gian công nghệ. a/Thời gian chuẩn kết – TCK. Thời gian chuẩn kết là thời gian người lao động dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất, công tác để thực hiện khối lượng công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn thành khối lượng công việc đó. Thời gian chuẩn kết chỉ xảy ra khi bắt đầu và kết thúc công việc, chỉ hao phí một lần cho cả loạt sản phẩm sản xuất, không phụ thuộc và số lượng sản phẩm của loạt và thời gian của ca làm việc. Tỷ trọng thời gian chuẩn kết trong toàn bộ thời gian hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, công tác lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại hình sản xuất, tổ chức lao động, đặc tính của máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ của bước công việc cần định mức kỹ thuật lao động. Muốn xác định lượng thời gian chuẩn kết có thể căn cứ vào các tài liệu tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động hoặc chụp ảnh quá trình làm việc của người lao động. b/Thời gian tác nghiệp – TTN. Thời gian tác nghiệp là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc và được lặp đi lặp lại qua từng sản phẩm hoặc một số sản phẩm nhất định. Nếu bước công việc được hoàn thành bằng máy thời gian tác nghiệp được chia ra thời gian chính và thời gian phụ. Thời gian chính (TC) còn gọi là thời gian công nghệ là thời gian biến đổi đối tượng lao động về mặt chất lượng: hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá… Thời gian chính có thể là thời gian làm bằng tay, bằng máy hoặc vừa bằng tay vừa máy. Trong các bước công việc được cơ giới hoá thời gian chính phần lớn là thời gian máy chạy. (TM) Thời gian phụ (TP) là thời gian người lao động thực hiện những thao tác phụ, tạo điều kiện hoàn thành thao tác chính. Nó được lặp lại khi gia công từng sản phẩm hoặc một số sản phẩm nhất định. Thời gian phụ phần nhiều là thời gian làm việc bằng tay. Thời gian tác nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: đối tượng lao động, mức độ phức tạp của công việc, đặc điểm thiết bị, dụng cụ, trình độ tay nghề của người lao động.. Khi định mức lao động thời gian tác nghiệp đối với mỗi sản phẩm càng ngắn càng tốt. Nhưng tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong ca càng lớn càng tốt.Trong thời gian tác 11
  12. nghiệp thì tỷ trọng của thời gian phụ càng nhỏ càng tốt. Như vậy năng suất lao động mới không ngừng nâng cao. Thời gian tác nghiệp được xác định trên cơ sở tài liệu tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động hoặc bấm giờ. c/Thời gian phục vụ nơi làm việc TPV. Thời gian phục vụ nơi làm việc là thời gian hao phí để trông coi và bảo đảm cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc. Trong quá trình sản xuất bằng máy, thời gian phục vụ có thể được chia ra thời gian phục vụ kỹ thuật và thời gian phục vụ tổ chức. Thời gian phục vụ kỹ thuật TPVK là thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ có tính chất kỹ thuật, nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường của máy móc, thiết bị.. Thời gian phục vụ tổ chức – TPVT là thời gian hao phí để làm các công việc phụ vụ có tính chất tổ chức nhằm duy trì trật tự, vệ sinh và hợp lý hoá nơi làm việc. Thời gian phục vụ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: tổ chức và phục vụ nơi làm việc, chất lượng của máy móc, dụng cụ, thiết bị…Muốn xác định thời gian phục vụ nơi làm việc có thể sử dụng các tài liệu tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động hoặc chụp ảnh thời gian làm việc của người lao động trong ca. d/Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên của người lao động trong ca TNN. Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên là thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong ca làm việc. Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên bao gồm: thời gian nghỉ giải lao và thời gian nghỉ vì nhu cầu tự nhiên, Thời gian nghỉ giải lao ký hiệu TNGL là thời gian người lao động ngừng hoạt động sản xuất để phục hồi khả năng lao động đã bị hao phí tạm thời trong quá trình làm việc. Thời gian nghỉ giải lao có thời gian nghỉ giải lao thụ động (ngồi nghỉ, nằm nghỉ) và thời gian nghỉ giải lao tích cực (tập thể dục, nghe ca nhạc..). Thời gian nghỉ vì nhu cầu tự nhiên ký hiệu TNTN là thời gian người lao động nghỉ làm việc giải quyết những nhu cầu tự nhiên như uống nước, vệ sinh Muốn xác định thời gian này có thể căn cứ vào các tài liệu tiêu chuẩn định mức kỹ thuật thời gian hoặc chụp ảnh thời gian làm việc của người lao động. e/Thời gian ngừng công nghệ TNC còn gọi là thời gian nghỉ kỹ thuật. Thời gian ngừng công nghệ là thời gian gián đoạn do yêu cầu của kỹ thuật sản xuất mà người lao động bắt buộc phải ngừng việc. Thời gian ngừng công nghệ được xác định dựa trên cơ sở nội dung quy trình sản xuất, các tài liệu tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động hoặc chụp ảnh thời gian làm việc của người lao động. 1.2.3.2.Thời gian không được định mức còn gọi là thời gian lãng phí. Là thời gian hao phí vào những công việc không cần thiết và làm những công việc không thuộc nhiệm vụ sản xuất. Bởi vậy thời gian này không được tính vào mức kỹ thuật thời gian. a/Thời gian không hợp lý TKH. 12
  13. Thời gian không hợp lý là thời gian người lao động làm những công việc không thuộc nhiệm vụ của mình. b/Thời gian lãng phí khách quan TLPKQ. Thời gian lãng phí khách quan là thời gian người lao động phải ngừng việc do công tác tổ chức – kỹ thuật không tốt gây ra hoặc do những nguyên nhân khác. Thời gian lãng phí khách quan do nguyên nhân tổ chức gọi tắt là thời gian lãng phí tổ chức: T LPT. Thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật gọi tắt là thời gian lãng phí kỹ thuật: LPK. Thời gian lãng phí khách quan không phải do doanh nghiệp gây ra gọi là thời gian lãng phí ngoài doanh nghiệp: TLPN. c/Thời gian lãng phí do người lao động hay còn gọi là thời gian lãng phí chủ quan:TLPC Thời gian lãng phí do người lao động hay còn gọi là thời gian lãng phí chủ quan:TLPC là thời gian ngừng việc do người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Muốn khắc phục thời gian này doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và tăng cường kỷ luật lao động, thường xuyên kiểm tra sự có mặt của người lao động tại nơi làm việc, áp dụng trong sản xuất, công tác những mức lao đọng trung bình tiên tiến và các chế độ khuyến khích lợi ích vật chất, động viên khen thưởng kịp thời những người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tổ chức tốt đời sống cho người lao động. Tóm lại, việc phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động có thể biểu diễn bằng sơ đồ: Tca TĐM TĐM TCK TTN TPV TNN TNC TKH TLPKQ TLPC TC TP TPVK TPVT TNGL TNTN TLPT TLPK TLPN Muốn phân loại chính xác hao phí thời gian làm việc của người lao động và đề ra biện pháp cụ thể, sát hợp để khắc phục những thời gian lãng phí, ngoài việc nắm vững nội dung từng loại thời gian như đã nêu trên, còn phải đi sâu nắm vững nguyên nhân gây ra những hao phí thời gian đó. 1.2.4. Các công thức tính mức kỹ thuật lao động 1.2.4.1.Kết cấu mức thời gian và công thức tính Trong mức kỹ thuật thời gian bao gồm các loại hao phí thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất hay còn gọi là thời gian được định mức. Mức kỹ thuật thời gian được thể hiện ở sơ đồ sau: 13
  14. Mức thời gian đầy đủ một sản phẩm (Mtg) Mức thời gian không đầy Thời gian chuẩn kết đủ một sản phẩm (Mtgk) (TCK) Thời gian tác Thời gian phục Thời gian ngừng nghiệp (TTN) vụ (TPV) Thời gian nghỉ công nghệ (Tnc) ngơi và nhu cầu tự nhiên (Tnn) Thời gian Thời Thời Thời Thời Thời gian chính (TC) gian phụ gian gian gian nghỉ vì (Tp) phục vụ phục vụ nghỉ giải nhu cầu tổ chức kỹ thuật lao tự nhiên (Tpvt) (Tpvk) (Tngl) (Tntn) Nếu có đầy đủ hao phí thời gian các loại quy định hoàn thành một đơn vị sản phẩm, áp dụng công thức: Mtg=tCK+ttn+tpv+tnn (1) Hoặc Mtg=tck+ttn+tpv+tnn+tnc (2) Trong đó: Mtg : mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm. tck: thời gian chuẩn kết. ttn: thời gian tác nghiệp. tpv: thời gian phục vụ. tnn: thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên. tnc: thời gian ngừng công nghệ. Thông thường mức thời gian có bốn loại: tck,ttn,tpv,tnn. - Nếu biết tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong ca và thời gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm, có công thức: tTN T M tg = = tTN . ca (3) TTNca TTNca Tca 14
  15. Tca hay M tg = tTN . (4) Tca − (Tck − T pv − Tnn ) Trong đó: tTN : thời gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm. TTNca : tỷ trọng thời gian tác nghiệp ca. Tca -Trong sản xuất hàng loạt, thời gian chuẩn kết quy định chung cho cả loạt sản phẩm, mức thời gian cho một sản phẩm được tính theo công thức: Tck M tg = + M tgk (5) n Trong đó: Tck : thời gian chuẩn kết cho loạt n sản phẩm. n: số lượng sản phẩm của loạt. Mtgk: mức thời gian không đầy đủ cho một đơn vị sản phẩm tức là không có Tck: M tgk = ttn + t pv + t nn Dựa vào đặc điểm của mỗi loại hao phí thời gian và tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động quy định mà có công thức tính mức kỹ thuật thời gian cho mỗi đơn vị sản phẩm trong từng loại hình sản xuất như sau: + Trong loại hình sản xuất hàng khối: M tgk = ttn (1 + a1 % pvt + b%nn) + t c .a2 % pvk (6) +Trong loại hình sản xuất hàng loạt: M tgk = ttn (1 + a% pv + b%nn) (7) Trong đó: a1%pvt, b%nn, a%pv là tỉ lệ thời gian phục vụ tổ chức, thời gian nghỉ ngơi, thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp. a2%pvk: tỉ lệ phần trăm phục vụ kỹ thuật so với thời gian chính. 1.2.4.2. Công thức tính mức sản lượng Khi biết mức thời gian, mức sản lượng được tính theo công thức: T M SL = (9) M tg Tương tự như trên ta có công thức tính Msl cho loại hình sản phẳm sản xuất hàng khối: Tca − Tck M SL = (10) M tgk Khi xác định được thời gian tác nghiệp trong ca và thời gian tác nghiệp một đơn vị TTNca sản phẩm, ta có công thức: M SL = (11) ttn Tca − (Tck + T pv + Tnn ) Hay M SL = (12) ttn 15
  16. 1.3. Phương pháp định mức 1.3.1. Thống kê 1.3.1.1. Khái niệm: Là phương pháp định mức cho một bước công việc nào đó dựa trên cơ sở số liệu thống kê năng suất lao động của người lao động làm bước công việc ấy, kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật hoặc khảo sát tại nơi làm việc. 1.3.1.2.Trình tự tiến hành - Bước 1: Thống kê năng suất lao động của những người lao động làm bước công việc cần định mức. + Về hiện vật: W1, W2… + Về mặt hao phí thời gian: t1, t2… - Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình. n W + W2 + ... + Wn W i + Về hiện vật: W = 1 = i =1 n n n t + t + ... + t n t i + Về thời gian: t = 1 2 = i =1 n n - Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến. m W ' + W2' + ... + Wm ' W j=1 ' j + Về hiện vật: Wtt = 1 = Wj'  W m m m t + t + ... + t ' ' ' t j=1 ' j + Về thời gian: t tt = 1 2 m = t 'j  t m m - Bước 4: Kết hợp năng suất lao động trung bình tiên tiến với kinh nghiệm của bản thân cán bộ định mức, đốc công hoặc nhân viên kỹ thuật để quyết định mức hoặc kết hợp phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân tại nơi làm việc qua khảo sát thực tế. Cách tính mức lao động theo phương pháp thống kê phân tích như sau: -Về mặt hiện vật: Tca Tca M SL = Wtt  M TG = TĐM M SL -Về thời gian hao phí TĐM Tca M TG = t tt  M SL = Tca M tg Ưu điểm: Tương đối đơn giản, tốn ít công sức, có thể xây dựng được hàng loạt mức lao động trong thời gian ngắn. 16
  17. + Kết hợp NSLĐ trung bình tiên tiến với việc phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của người lao động tại nơi làm việc nên đã loại trừ được các loại thời gian hao phí trông thấy Nhược điểm: Không phân tích được tỉ mỉ năng lực sản xuất, các điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của người lao động, không xây dựng được các hình thức tổ chức lao động tổ chức sản xuất hợp lý, không khai thác được các khả năng tiềm tàng trong sản xuất, công tác mà ngược lại nó còn hợp pháp hoá những thiếu sót đó, kìm hãm nâng cao năng suất lao động, khiến mức đặt ra thường thấp hơn so với khả năng thực hiện của người lao động. Biện pháp khắc phục: - Chấn chỉnh biểu mẫu thống kê. Số liệu thống kê phải đồng chất (những đối tượng thống kê cùng làm một công việc, cùng cấp bậc kỹ thuật, cùng điều kiện tổ chức kỹ thuật), phải rõ ràng và trung thực. - Phải chọn người thực sự có năng lực, có kinh nghiệm để làm công tác định mức 1.3.2.Phân tích tính toán 1.3.2.1.Khái niệm: Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đén hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời tian cho bước công việc. 1.3.2.2.Trình tự tiến hành - Bước 1: Phân chia bước công việc ra các bộ phận hợp thành về mặt lao động (chia thành các thao tác, động tác và cử động) cũng như về mặt công nghệ và nghiên cứu kết cấu của các bước công việc (loại bỏ những bộ phận thừa, thay thế những bộ phận lạc hậu bằng những bộ phận tiên tiến), sau đó thiết kế kết cấu bước công việc hợp lý - Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận công việc, phân tích các điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của nơi làm việc.. trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề của công nhân cần sử dụng, máy móc thiết bị cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và tổ chức nơi làm việc hợp lý nhất. - Bước 3: Dựa vào quy trình công nghệ và tiêu chuẩn các loại thời gian, tính hao phí thời gian cho từng bộ phận của bước công việc. Tổng cộng các hao phí thời gian này, ta được mức kỹ thuật thời gian cho cả bước công việc. - Ưu điểm: mức xây dựng nhanh chóng, đỡ tốn công sức và độ chính xác tương đối cao. Điều kiện thực hiện của phương pháp: sản xuất phải tương đối ổn định, cán bộ định mức phải nắm vững nghiệp vụ. Tiêu chuẩn định mức phải phù hợp và chính xác. 1.3.3. Phân tích khảo sát 1.3.3.1.Khái niệm Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức kỹ thuật lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các chứng từ kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của công nhân ở ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho bước công việc. 17
  18. 1.3.3.2.Trình tự tiến hành - Bước 1: Phân chia bươc công việc ra những bộ phận hợp thành (về mặt lao động và về mặt công nghệ) và loại bỏ những thao tác thừa, động tác thừa tiến đến xây dựng kết cấu bước công việc hợp lý. - Bước 2: PHân tích nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian hoàn thành từng bộ phận, bước công việc, phân tích các điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của nơi làm việc.. trên cơ sở đó xác định trình độ lành nghề mà công nhân cần có, máy móc thiết bị dụng cụ cần dùng, chế độ làm việc tối ưu và xây dựng những điều kiện tổ chức kỹ thuật, tổ chức lao động hợp lý nhất. - Bước 3: Tạo ra điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như quy định ở nơi làm việc và chọn công nhân có năng suất trung bình tiên tiến (nắm vững kỹ thuật sản xuất, có thái độ đúng đắn và sức khoẻ trung bình). Sau đó tiến hành khảo sát hao phí thời gian trong ca làm việc của công nhân đó tại nơi làm việc bằng chụp ảnh và bấm giờ. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, ta tiến hành xây dựng mức theo công thức sau: TTNca Tca M SL = M tg = t tnsp M SL - Ưu điểm: mức lao động xây dựng được chính xác, tổng hợp được những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân, cung cấp số liệu một cách đầy đủ để cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và xây dựng các loại tiêu chuẩn định mức kỹ thuật lao động đúng đắn. - Điều kiện: sản xuất tương đối ổn định, phải tốn nhiều thời gian và công sức. Cán bộ định mức phải thành thạo nghiệp vụ và am hiểu kỹ thuật. 1.4.Phương pháp khảo sát hao phí thời gian làm việc của công nhân 1.4.1. Phương pháp chụp ảnh 1.4.1.1.Khái niệm Chụp ảnh thời gian làm việc là phương pháp khảo sát nghiên cứu tất cả các loại hao phí thời gian làm việc của người lao động trong một thời gian nhất định. Nếu nghiên cứu thời gian cần thiết để người lao động hoàn thành một công việc gọi là chụp ảnh quá trình làm việc, còn nghiên cứu thời gian làm việc của người lao động trong một ca làm việc gọi là chụp ảnh ngày làm việc. 1.4.1.2.Mục đích -Xác định thời gian làm việc cần thiết, thu thập tài liệu để nghiên cứu xây dựng mức và bảng tiêu chuẩn định mức lao động -Phát hiện các loại thời gian lãng phí để tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục. -Phân tích tình hình thực hiện mức, phát hiện ra những nguyên nhân không đạt mức và tìm ra những mức sai, mức lạc hậu để kịp thời điều chỉnh. - Nghiên cứu và phổ biến áp dụng kinh nghiệm sản xuất của những công nhân tiên tiến nhằm sử dụng hợp lý thời gian làm việc , nâng cao năng suất lao động. - Thu thập tài liệu ban đầu để nghiên cứu cải tiến tổ chức lao động, cải tiến tổ chức sản xuất hợp lý. 1.4.1.3.Trình tự chụp ảnh thời gian làm việc 18
  19. a. Giai đoạn chuẩn bị. - Xác định mục đích chụp ảnh: Phải xác định mục đích của việc quan sát trong từng trường hợp cụ thể và giải thích cho người lao động hiểu rõ để không tìm cách đối phó lại. - Chọn đối tượng chụp ảnh: tuỳ theo mục đích đã được xác định mà chọn đối tượng chụp ảnh cho thích hợp. - Nghiên cứu nơi làm việc: Trước khi chụp ảnh xây dựng mức lao động phải xem xét việc tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, xác định nội dung, đặc điểm, tính chất của công việc, đặc điểm của người lao động, điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện công việc..ở nơi làm việc tạo thuận lợi cho việc chụp ảnh đạt hiệu quả cao. - Chuẩn bị các phương tiện phục vụ cho chụp ảnh: như đồng hồ, các phiếu khảo sát, bút. b.Giai đoạn khảo sát. - Người quan sát phải đến nơi quan sát trước giờ làm việc 15 phút để kiểm tra lại công tác chuẩn bị và khớp đồng hồ của mình với đồng hồ của doanh nghiệp. - Trong quá trình quan sát phải ghi đầy đủ liên tục các nội dung, hao phí thời gian từ lúc bắt đầu đến kết thúc ca làm việc theo trình tự thực hiện của người lao động. - Người quan sát tuyệt đối không được rời vị trí, không được kết hợp làm công việc khác. Phải tập trung tư tưởng để quan sát, để xác định các nội dung hao phí thời gian, xác định nguyên nhân ngừng việc. - Ghi chép rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể và chính xác. c. Giai đoạn phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát. Bước 1: + Kiểm tra số liệu ghi chép, xác định lượng thời gian của từng nội dung (thời hạn của nội dung).Thời gian kéo dài của một nội dung công việc nào đó bằng thời gian tức thời ghi cùng dòng trừ đi thời gian tức thời ghi ở dòng trên kề đó. Nếu chụp ảnh tập thể thì phải cộng dồn các khoảng thời gian thực hiện của nội dung công việc. + Xác định, phân loại hao phí thời gian và các ký hiệu thời gian cho từng nội dung công việc. Bước 2: Lập biểu tổng hợp hao phí thời gian cùng loại cho một ca, mỗi ca khảo sát có một phiếu khảo sát và phải lập một biểu tổng hợp thời gian tiêu hao cùng loại. (có bao nhiêu ca phải khảo sát thì có bấy nhiêu biểu tổng hợp, căn cứ và số liệu ghi trong phiếu khảo sát mà tập hợp các nội dung quan sát theo từng loại hao phí thời gian Tck, Ttn, Tpv.. Bước 3: + Lập biểu tổng kết thời gian tiêu hao cùng loại (trong nhiều ca): biểu này nhằm xác định thời gian hao phí trung bình mỗi loại của những ngày khảo sát và tỷ trọng của các loại thời gian trung bình ấy trong ca. Số liệu lấy từ các biểu tổng hợp thời gian tiêu hao cùng loại. Trong biểu này có tất cả những nội dung quan sát, những thời hạn của mỗi nội dung quan sát trong những ca (ngày) đã khảo sát ghi trong các phiếu khảo sát và các biểu tổng hợp thời gian tiêu hao cùng loại. Bước 4 19
  20. Lập biểu cân đối thời gian tiêu hao để xác định thời gian làm việc cần thiết hợp lý, xác định thời gian định mức cho từng loại.Trong phiếu có 2 phần: thời gian hao phí thực tế lấy từ biểu tổng kết sang và thời gian dự tính định mức căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý mà doanh nghiệp có thể thực hiện được ở nơi làm việc, xét thời gian hao phí thực tế mà xác định thời gian dự tính định mức mỗi loại. Đối với loại thời gian lãng phí phải được khắc phục hoàn toàn, các loại thời gian lãng phí này trong cột thời gian dự tính định mức đều bằng 0. + Phần thời gian hao phí thực tế, số liệu được lấy từ bảng tổng kết thời gian tiêu hao cùng loại chuyển sang. + Phần thời gian dự tính định mức: căn cứ vào số liệu khảo sát được, tính chất công việc, điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể và các chế độ chính sách có liên quan để xácđịnh thời gian dự tính định mức mỗi loại. T pvđm + T tnđm = Tca – ( T ckđm + T nnđm) Tpvtt Tpvđm dpv = = Tpvtt + Ttntt Tpvđm+Ttnđm Bước 5: Xây dựng mức kỹ thuật lao động T tnca T ca MSL = và Mtg = t tnsp M SL Bước 6 - Xác định tìm nguyên nhân gây lãng phí và xây dựng hệ thống các biện pháp khắc phục đi kèm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2