intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp; thống kê kết quả sản xuất trong doanh nghiệp; thống kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười

  1. SỞ LAO ĐỘNG – TB&XH ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH Môn hoc: Thống kê doanh nghiệp Ngành: Kế toán doanh nghiệp Trình độ: Trung cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số 03a /QĐ-TTCTM ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Trường Trung cấp Tháp Mười) Tháp Mười, năm 2020
  2. LỜI GIỚI THIỆU Thống kê doanh nghiệp nằm trong nhóm kiến thức chuyên môn của nghề Kế toán doanh nghiệp. Môn học thống kê doanh nghiệp cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về thống kê làm cơ sở cho học sinh nhận thức các môn chuyên môn của ngành nghề. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của học sinh và sự chỉ giáo của người đọc. Xin trân trọng giới thiệu cùng các học sinh và bạn đọc. Nhóm tác giả
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU..............................................................................................................................2 CHƯƠNG 1...................................................................................................................................... 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP.............................................. 1 2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp............................................................................................. 1 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................................1 2.2.1. Các hiện tượng và sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1 2.2.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp......................................................................1 2.2.3. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp..................................................................... 2 2.2.4. Các bộ phận tổ chức hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp:......................................2 2.3. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp của thống kê kinh doanh ................................................2 2.4. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp ....................................................................................2 Câu hỏi ôn tập............................................................................................................................ 3 THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP.................................................4 2.1. Khái niệm, Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất .............................................. 4 2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất trong doanh nghiệp ............................................. 6 2.3. Phương pháp tính kết quả sản xuất trong doanh nghiệp ........................................................... 6 2.3.1. Phương pháp tính khối lượng sản phẩm vật chất trong doanh nghiệp (tính bằng hiện vật)............................................................................................................................................ 6 2.3.2. Phương pháp tính giá trị sản xuất trong doanh nghiệp .............................................. 7 2.4. Thống kê chất lượng sản phẩm ............................................................................................ 7 2.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm......................................................... 7 2.4.2. Thống kê chất lượng sản phẩm có ích............................................................................7 2.4.3. Thống kê tỷ lệ sản phẩm hỏng........................................................................................8 Câu hỏi ôn tập............................................................................................................................ 8 CHƯƠNG 3:................................................................................................................................... 10 THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP........................................................................................................................................... 10 2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của lao động trong DN .......................................................10 2.1.1. Một số khái niệm:.......................................................................................................... 10 2.1.2. Ý nghĩa của thống kê lao động trong doanh nghiệp...................................................10 2.1.3. Nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp................................................10 2.2. Thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp. .................................................................. 11 2.2.1. Phân loại lao động trong đơn vị....................................................................................11 2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động...................................................................... 11 2.2.3. Thống kê biến động số lượng lao động....................................................................... 13 2.2.4. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động..........................................................13 2.2.5. Kiểm tra thực hiện kế hoạch thời gian hao phí lao động...........................................14 2.3. Thống kê năng suất lao động ............................................................................................ 14 2.3.1. Khái niệm NSLĐ............................................................................................................14 2.3.2. Các chỉ tiêu năng suất lao động....................................................................................14 2.3.3. Các chỉ số năng suất lao động.......................................................................................15 2.3.4. Phân tích sự biến động của năng suất lao động..........................................................15
  4. 2.4. Thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp. ...........................................................15 2.4.1. Khái niệm thu nhập của lao động................................................................................ 15 2.4.2. Cấu trúc thu nhập của lao động trong DN..................................................................15 2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương................................................................16 2.4.4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân........................................... 16 Câu hỏi ôn tập.......................................................................................................................... 16 Câu 1: Hãy nêu Thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp.........................................16 Câu 2: Hãy trình bày Thống kê năng suất lao động.............................................................16 Câu 3: Thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp............................................. 16 CHƯƠNG 4:................................................................................................................................... 17 THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP.................................................... 17 2.1. Khái niệm, Ý nghĩa và Nhiệm vụ. ...........................................................................................17 2.2. Phân loại tài sản cố định. ...................................................................................................18 2.2.1. Căn cứ vào tính chất của tài sản cố định..................................................................... 18 2.2.2. Căn cứ vào trạng thái của TSCĐ................................................................................. 18 2.3. Thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng TSCĐ ......................................................................19 2.3.1. Thống kê số lượng TSCĐ..............................................................................................19 2.3.2. Thống kê kết cấu TSCĐ................................................................................................ 19 2.3.3. Thống kê hiện trạng TSCĐ...........................................................................................19 2.4. Thống kê tình hình biến động, trang bị và HQSD TSCĐ........................................................ 20 2.4.1. Thống kê tình hình biến động TSCĐ........................................................................... 20 2.4.2. Thống kê mức trang bị TSCĐ cho lao động................................................................20 2.4.3. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ...............................................................................20 Câu hỏi ôn tập.......................................................................................................................... 20 Câu 1: Hãy Phân loại tài sản cố định.....................................................................................20 Câu 2: Hãy trình bày Thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng TSCĐ.................................20 Câu 3: Thống kê tình hình biến động, trang bị và HQSD TSCĐ........................................20 CHƯƠNG 5:................................................................................................................................... 21 THỐNG KÊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP................................................21 2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê tài sản lưu động ............................................................... 21 2.2. Phân loại tài sản lưu động .................................................................................................22 2.2.1. Phân loại theo các giai đoạn của quá trình Kinh doanh:...........................................22 2.2.2. Phân loại theo trạng thái tồn tại của Tài sản lưu động.............................................. 22 2.2.3. Phân loại theo hình thái biểu hiện................................................................................22 2.3. Thống kê kết cấu Tài sản lưu động.......................................................................................... 22 2.4. Thống kê phân tích tình hình cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục..............................................................................................................................................22 2.4.1. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp Nguyên vật liệu theo yêu cầu đầy đủ...................................................................................................................................... 23 2.4.2. Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp Nguyên vật liệu theo yêu cầu kịp thời và đầy đặn ................................................................................................................23 2.5. Thống kê tình hình sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp...........................................23
  5. 2.6. Theo dõi tình hình thực hình thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm .........................................................................................................................................23 2.6.1. Các chỉ số phản ánh biến động mức tiêu hao Nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm............................................................................................................................................... 23 2.6.2. Phân tích các nhân tố cấu thành trong mức tiêu hao Nguyên vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm..................................................................................................................... 24 Câu hỏi ôn tập.......................................................................................................................... 24 CHƯƠNG 6:................................................................................................................................... 25 THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP..........................................25 2.1. Khái niệm và ý nghĩa nghiên cứu giá thành sản phẩm ..........................................................25 2.1.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm................................................................................25 2.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu thống kê giá thành sản phẩm......................................................25 2.1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu thống kê giá thành....................................................................25 2.2. Phân tích kết cấu giá thành sản phẩm ................................................................................. 26 2.2.1. Kết cấu giá thành theo khoản mục chi phí..................................................................26 2.2.2. Kết cấu giá thành theo tính chất chi phí:.................................................................... 26 2.2.3. Kết cấu giá thành theo hình thức (phương pháp) hạch toán.....................................26 2.2.4. Kết cấu giá thành theo đặc điểm chi phí......................................................................26 2.3. Phân tích thống kê hoàn thành kế hoạch và biến động giá thành sản phẩm............................ 26 2.3.1. Phân tích hoàn thành kế hoạch giá thành................................................................... 26 2.3.2. Phân tích biến động giá thành sản phẩm theo thời gian............................................26 2.3.3. Phân tích mối quan hệ giửa hoàn thành kế hoạch giá thành sản phẩm với biến động giá thành.........................................................................................................................................27 2.4. Phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm............................ 27 2.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng biến động của từng khoản mục chi phí đến biến động giá thành sản phẩm..............................................................................................................................27 2.4.2. Khoản mục Nguyên vật liệu..........................................................................................27 2.4.3. Phân tích biến động khoản mục tiền lương công nhân đến biến động giá thành sản phẩm............................................................................................................................................... 28 2.4.4. Phân tích khoản mục khấu hao tài sản cố định.......................................................... 28 2.4.5. Phân tích khoản mục chi phí chung.............................................................................29 2.5. Phân tích mối quan hệ giữa giá bán, giá thành sản phẩm ...................................................... 29 Câu hỏi ôn tập.......................................................................................................................... 30
  6. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Mục tiêu: - Xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê - Trình bày được nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp - Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp - Lựa chọn phương pháp thống kê kinh doanh trong doanh nghiệp. - Có ý thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu Nội dung: 2.1. Khái niệm thống kê doanh nghiệp Thống kê doanh nghiệp là một bộ phận của hạch toán thống kê. Nó là một loại thống kê nghiệp vụ chuyên đi sâu nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp tính, các hệ thống chỉ tiêu phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Các hiện tượng và sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các hiện tượng và sự kiện về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được coi là đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp bao gồm: - Các hiện tượng về lao động, tài sản, vốn,…sử dụng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự kiện về tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng và kết quả sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động. - Các hiện tượng và sự kiện về nhu cầu tiêu dùng cả xã hội (trong nước và nước ngoài), về sự biến động kinh tế. - Các hiện tượng thiên nhiên tác động đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động: - Hoạt động kinh doanh sản xuất. - Hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất. - Hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại. - Hoạt động kinh doanh khác: Phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ tư vấn,… 1
  7. 2.2.3. Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp. - Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường. Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận. - Phân loại doanh nghiệp: Theo bản chất kinh tế của chủ ở hữu chúng ta sẽ có 3 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp danh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. 2.2.4. Các bộ phận tổ chức hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp: - Bộ phận hoạt động sản xuất - Bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.3. Cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp của thống kê kinh doanh - Cơ sở lý luận là kinh tế chính trị, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh tế học. Chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị học nghiên cứu các phạm trù kinh tế, bản chất và tính quy luật chung về sự phát triển kinh tế - xã hội…là cơ sở nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất. - Cơ sở phương pháp là chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, lý thuyết xác suất, lý thuyết thống kê: + Phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin đề ra phương pháp quan sát và nhận thức sự vật tồn tại của xã hội một cách thực tế khách quan trong mọi mối liên hệ biện chứng ràng buộc lẫn nhau như một thể thống nhất ở trạng thái vận động không ngừng. + Lý thuyết xác xuất, lý thuyết thống kê đề ra phương pháp thu thập dữ liệu (tình hình và số liệu), tính toán các chỉ tiêu, phân tích, đánh giá tình hình và dự báo thông kê…là cơ sở cần thiết để thống kê doanh nghiệp hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê doanh nghiệp thích hợp. + Thống kê doanh nghiệp lấy chủ nghĩa duy vật làm cơ sở phương pháp luận: Đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái động. Xem xét trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả. Xây dựng các phương pháp tính toán mang tính hệ thống và lôgic. 2.4. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp, bao gồm: - Thống kê, phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất, vốn, lao động, nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở từng thời kỳ. - Thống kê và phân tích giá thành, hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 2
  8. - Thống kê và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. - Thống kê và phân tích lựa chọn quyết định đúng đắn cho hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và lâu dài. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Hãy nêu Khái niệm thống kê doanh nghiệp. Câu 2: Hãy nêu Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 3: Hãy nêu Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp. 3
  9. CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu: - Mô tả được những khái niệm cơ bản liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Phân tích được hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phương pháp tính - Trình bày được nội dụng thống kê chất lượng sản phẩm - Giải thích được phương pháp phân tích thống kê nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Thống kê và tính được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Thống kê và đánh giá được chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp - Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những đề xuất cụ thể cho doanh nghiệp - Có ý thái độ nghiêm túc trong học tập - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong luyện tập Nội dung: 2.1. Khái niệm, Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất - Hoạt động sản xuất kinh doanh: + Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thỏa mẫn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cấu nhằm thu lợi nhuận kinh doanh. + Phân biệt hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc và hoạt động sản xuất kinh doanh: Giống nhau đều phải sử dụng các yếu tố đầu vào như nhau đối với cùng một loại sản phẩm, Khác nhau: Sản xuất tự cấp, tự túc Sản xuất kinh doanh - Mục đích sản xuất thỏa mãn nhu cầu - - Thu lợi nhuận tối đa là mục đích người sản xuất. - - Quy mô sản xuất tùy thuộc vào nhu - Quy mô sản xuất nhỏ. cầu của thị trường và năng lực sản xuất - Không cần so sánh về chất lượng, mẫu của doanh nghiệp. mã, hình thức,… - Luôn quan tâm đến so sánh chất - Không cần phải được xã hội thừa nhận. lượng, mẫu mã với các doanh nghiệp - Không cần phải hạch toán kinh tế. khác. - Không cần quan tâm đến thông tin giá - Phải được xã hội thừa nhận. 4
  10. cả thị trường. - Luôn tiến hành hạch toán kinh tế, - Luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị trường. - Yêu cầu để được coi là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: + Nó là kết quả của lao động hữu ích. + Do những người lao động trong đơn vị đó làm ra trong thời gian tính toán + Những sản phẩm mua về mà doanh nghiệp không có đầu tư gì thêm để gia công, chế biến thì không được coi là kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: + Bán thành phẩm: là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở gian đoạn công nghệ cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. + Sản phẩm hoàn thành: là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm và đã hoàn thành chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. + Tái chế phẩm: là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang được chế biến ở một khâu nào đó. Nó không đem đi tiêu thụ được. + Sản phẩm sản xuất dở dang: gồm toàn bộ bán thành phẩm, tái chế phẩm có tại thời điểm nghiên cứu. + Sản phẩm chính: là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất. + Sản phẩm phụ: là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất. + Sản phẩm song đôi: gồm hai hoặc nhiều sản phẩm cùng là sản phẩm chính, thu được trong một quy trình sản xuất. + Hoạt động sản xuất chính: là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất của một đơn vị sản xuất. + Hoạt động sản phẩm phụ: là các hoạt động của một đơn vị sản xuấtđược thực hiện nhằm tận dụng các yếu tố dư thừa của hoạt động chính để sản xuất ra các sản phẩm phụ nhưng giá trị gia tăng của nó phải nhỏ hơn giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chính. + Hoạt động sản xuất hỗ trợ: là các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp để tự thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất chính hoặc sản xuất phụ của doanh nghiệp. Nó không phục vụ cho bên ngoài doanh nghiệp. - Đơn vị biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên thang đo định danh như đơn vị đo hiện vật, đơn vị đo hiện vật kép,.. - Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh: + Phải là kết quả lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ và chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. + Được tình toàn bộ sản phẩm làm ra trong kỳ báo cáo. + Tính cho các đơn vị thường trú tại Việt Nam. 5
  11. + Tính theo hai loại giá Giá so sánh (cố định)và giá hiện hành. + Không tính trùng giá trị luân chuyển nội bộ trong doanh nghiệp. + Chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam. 2.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả sản xuất trong doanh nghiệp - Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp: quy ước là chỉ tiêu phẩn ánh lượng sản phẩm tính đổi từ lượng các sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức độ hoàn thành, quy cách phẩm chất. - Giá trị sản xuất: là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính là 1 năm. 2.3. Phương pháp tính kết quả sản xuất trong doanh nghiệp 2.3.1. Phương pháp tính khối lượng sản phẩm vật chất trong doanh nghiệp (tính bằng hiện vật). Qtt = ∑(Qi x H) Hệ số tính đổi (H) được xác định căn cứ vào tính chất biểu thị giá trị sử dụng, lao động hao phí để sản xuất sản phẩm và được xác định theo công thức. Bài tập ứng dụng 1. Tại nông trường A trong kỳ báo cáo có số liệu sao đây: Sản lượng thóc thu hoạch là 100 tấn. Sản lượng ngô thu hoạch là 25 tấn. Sản lượng khoai lang tươi thu hoạch là 90 tấn. Sản lượng sắn tươi thu hoạch là 120tấn. Sản lượng dong giềng thu hoạch là 100 tấn. Biết rằng người ta lấy thóc là sản phẩm qui ước để tính đổi cho tất cả các sản phẩm lương thực về một dạng cụ thể như thóc theo tỷ lệ sau: 1kg thóc = 1kg ngô = 3kg khoai lang = 3kg sắn tươi = 5kg dong giềng. Yêu cầu: Xác định tổng sản phẩm lương thực quy thóc của nông trường trên. Bài giải: Theo công thức trên, ta tính được sản phẩm lương thực quy thóc của doanh nghiệp trong kỳ Qtt = (100 x 1) + (25 x 1) + (90 x 1/3) + (120 x 1/3) + (100 x 1/5) = 215 tấn Bài tập ứng dụng 2: Có số liệu của một doanh nghiệp sản xuất máy kéo nông nghiệp như trong bảng dưới đây: Loại máy kéo Sản lượng hiện vật Kế hoạch Thực hiện 1 2 3 6
  12. Máy kéo 5 tấn 15 20 Máy kéo 7 tấn 20 20 Máy kéo 12 tấn 15 10 Yêu cầu: Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất máy kéo nông nghiệp của doanh nghiệp theo hai phương pháp: a. Hiện vật b. Hiện vật quy ước 2.3.2. Phương pháp tính giá trị sản xuất trong doanh nghiệp - Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của doanh nghiệp. - Giá trị thành phẩm sản xuất bằng nguyên vật liệu của khách hàng. - Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài đã hoàn thành trong kỳ. - Chênh lệch giá trị cuối kỳ trừ (-) đầu kỳ của sản phẩm dở dang, công cụ mô hình tự chế. - Doanh thu bán phế liệu, phế phẩm. - Gía trị sản phẩm tính theo quy định đặc biệt. - Doanh thu cho thuê thiết bị máy móc thuộc dây truyền sản xuất của doanh nghiệp và các khoản thu khác. - Bán thành phẩm của hoạt động công nghiệp không tiếp tục chế biến, bán ra ngoài bộ phận công nghiệp của doanh nghiệp. 2.4. Thống kê chất lượng sản phẩm 2.4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Nâng cao chất lượng sản phẩm là một hình thức quảng cáo hữu hiệu, không mất tiền đối với các cơ sở sản xuất. - Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giảm chi phí cho việc sửa chữa sản phẩm hỏng trong thời gian bảo hành. - Tăng thêm khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là một yêu cầu khách quan của tất cả các doanh nghiệp, các ngành sản xuất. Nghiên cứu thống kê chất lượng sản phẩm là điều kiện cần thiết trong công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế. 2.4.2. Thống kê chất lượng sản phẩm có ích - Thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có phân chia thành cấp chất lượng: + Phương pháp hệ số phẩm cấp: tính riêng cho từng loại sản phẩm. + Phương pháp giá bình quân. + Phương pháp tỷ trọng. - Thống kê chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm không được phân chia thành cấp chất lượng: Một sản phẩm nào đó khi sản xuất đòi hỏi phải đạt đồng thời 7
  13. rất nhiều tiêu chuẩn. Có khi sản phẩm làm ra có hình thức đẹp, chất lượng tốt nhưng chỉ cần một chi tiết nhỏ nào đó không đạt tiêu chuẩn đã làm giảm uy tín nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Để thống kê thống kê chất lượng sản phẩm phải tính chỉ số chất lượng tổng hợp của sản phẩm và nghiên cứu chất lượng tổng hợp của nhiều sản phẩm. 2.4.3. Thống kê tỷ lệ sản phẩm hỏng - Các doanh nghiệp đều mong muốn không có sản phẩm hỏngnhưng nó vẫn tồn tại ở hầu hết các doanh nghiệp. Phấn đấu giảm sản phẩm hỏng là điều cần thiết tất yếu đối với doanh nghiệp sản xuất. - Trong thực tế có những sản phẩm chỉ có thể sử dụng được khi phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, nếu một tiêu chuẩn nào đó không đạt yêu cầu thì sản phẩm đó cũng xếp vào sản phẩm hỏng. - Sản phẩm hỏng của doanh nghiệp sản xuất ra bao gồm: + Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được (hỏng hoàn toàn) + Số sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được. - Phương pháp thống kê sản phẩm hỏng (tỷ lệ sai hỏng) để đánh giá sự biến động của chất lượng sản phẩm. Ta so sánh tỷ lệ sản phẩm hỏng thực tế so với kế hoạch ( hoặc thực tế so với kỳ trước). Tỷ lệ sản phẩm hỏng càng cao thì chất lượng sản phẩm sẽ càng giảm và ngược lại. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Phân biệt hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc và hoạt động sản xuất kinh doanh giống và khác nhau như thế nào. Câu 2: Có số liệu của một doanh nghiệp sản xuất máy kéo nông nghiệp như trong bảng dưới đây: Sản lượng hiện vật Loại máy kéo Kế hoạch Thực hiện Máy kéo 5 tấn 20 25 Máy kéo 7 tấn 25 25 Máy kéo 12 tấn 20 15 Yêu cầu: Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất máy kéo nông nghiệp của doanh nghiệp theo hai phương pháp: a. Hiện vật b. Hiện vật quy ước Câu 3: Tại doanh nghiệp N có số lao động trong danh sách ở các ngày trong quý I/2011 như sau: - Trong ngày từ 01/01 – 14/01: Có 52 người mỗi ngày. - Trong ngày từ 15/01 – 03/02: Có 56 người mỗi ngày. - Trong ngày từ 04/02 – 07/02: Có 55 người mỗi ngày. 8
  14. - Trong ngày từ 08/02 – 28/02: Có 53 người mỗi ngày. Biết rằng tháng 3 ngừng hoạt động, tháng 2 có 28 ngày. Yêu cầu: - Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong quý I/2011. - Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong tháng 01/2011. 9
  15. CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP Mục tiêu: - Trình bày được nội dung thống kê lao động - Trình bày được nội dung thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp - Trình bày được nội dung thống kê tiền lương trong doanh nghiệp - Thống kê và phân tích được tình hình lao động, năng suất lao động và tiền lương trong doanh nghiệp - Đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả lao động trong doanh nghiệp - Có thái độ nghiêm túc trong học tập Nội dung: 2.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của lao động trong DN 2.1.1. Một số khái niệm: - Thống kê lao động trong doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp thường bao gồm nhiều loại lao động khác nhau. Mỗi loại lao động có những đặc điểm khác nhau đòi hỏi phải có những biện pháp tổ chức, quản lý và sử dụng khác nhau. Do vậy khi thống kê số lượng lao động trước hết người ta thường tiến hành phân loại lao động theo những tiêu thức khác nhau. - Tiền lương trong doanh nghiệp: là tổng số tiền doanh nghiệp dung để trả lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương cho toàn bộ công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định nói cách khác là tất cả các khoảng tiền mà doanh nghiệp dung để trả cho công nhân viên theo kết quả lao động của học căn cứ vào các chế độ về tiền lương và phụ cấp tiền lương hiện hành. 2.1.2. Ý nghĩa của thống kê lao động trong doanh nghiệp. - Giúp doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp mình co hợp lý hay không (tiết kiệm hy lãng phí). - Trên cơ sở thống kê tình hình sử dụng lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp có các biện pháp quản lý và sử dụng tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động. 2.1.3. Nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp. - Phải điều tra, tính toán các chỉ tiêu về số lượng lao động, thời gian sử dụng lao động theo ngày công, giờ công,.. - Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu vê số lượng, thời gian lao động đã tổng hợp được ở trên từ đó có biện pháp sử dụng hiệu quả lao động trong doanh nghiệp. 10
  16. 2.2. Thống kê số lượng lao động của doanh nghiệp. 2.2.1. Phân loại lao động trong đơn vị - Căn cứ vào việc tổ chức, sử dụng và trả lương: + Lao động trong danh sách: Là tất cả những người có tên trong danh sách của doanh nghiệp, thuộc phạm vi quản lý, sử dụng và trả lương của doanh nghiệp. Lao động trong danh sách của doanh nghiệp bao gồm: + Lao động thường xuyên: Là những người được tuyển dụng chính thức vào làm việc lâu dài trong doanh nghiệp và những người tuy chưa có quyết định chính thức nhưng làm việc liên tục cho doanh nghiệp. + Lao động tạm thời: Là những người làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng tạm tuyển để làm các công việc có tính đột xuất, tính thời vụ hoặc ngắn hạn tạm thời. + Lao động ngoài danh sách: Là những người làm việc tại doanh nghiệp nhưng không thuộc thẩm quyền quản lý, trả lương hay sinh hoạt phí của doanh nghiệp. - Căn cứ vào chính chất hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gồm: Lao động làm việc trong các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. 2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động * Tính số lao động bình quân trong trường hợp có số liệu hằng ngày về số công nhân có trong danh sách của doanh nghiệp (kể cả sản xuất liên tục và thời vụ). Trong đó: - Ti: Là số công nhân hiện có trong danh sách của mỗi ngày trong khoảng thời gian thứ i. - ti: là độ dài khoảng thời gian thứ i (biểu thị bằng hằng số ngày). - T: là số công nhân bình quân trong danh sách hằng ngày trong kỳ. Chú ý: - Ngày lễ, ngày chủ nhật lấy số liệu của ngày hôm trước kề nó. - Đối với những doanh nghiệp mang tính thời vụ thì những khoảng thời gian doanh nghiệp không sản xuất thì lấy Ti = 0; Bài tập ứng dụng: Tại doanh nghiệp X có số lao động trong danh sách ở các ngày trong quý I/2007 như sau: - Trong ngày từ 01/01 – 14/01: Có 50 người mỗi ngày. - Trong ngày từ 15/01 – 03/02: Có 54 người mỗi ngày. - Trong ngày từ 04/02 – 07/02: Có 53 người mỗi ngày. - Trong ngày từ 08/02 – 28/02: Có 51 người mỗi ngày. Biết rằng tháng 3 ngừng hoạt động, tháng 2 có 28 ngày. Yêu cầu: - Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong quý I/2007 - Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong tháng 1/2007 Bài giải: 11
  17. - Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong quý I/2007 - Xác định số công nhân viên trong danh sách bình quân trong tháng 1/2007 * Tính số lao động bình quân đối với công nhân viên tạm thời. - Có thể áp dụng một trong 2 phương pháp sau: + Phương pháp tính theo năng suất lao động bình quân: Trong đó: Ttt: Số công nhân tạm thời bình quân trong danh sách. Q: Khối lượng sản phẩm do số công nhân tạm thời tạo ra trong kỳ. Wn: Năng suất lao động bình quân ngày của 1 công nhân thường xuyên.. tcd: Số ngày chế độ trong kỳ - Bài tập ứng dụng: Tại doanh nghiệp X có tài liệu như sau: Bộ phận công nhân nhận việc về gia đình làm trong tháng đã sản xuất được một số sản phẩm trị giá là 15.600.000 đồng. Biết rằng một công nhân thường xuyên trong doanh nghiệp làm cùng một công việc đó mỗi ngày bình quân làm được một số sản phẩm trị giá 25.000 đồng, số ngày chế độ trong tháng là 25 ngày. Bài giải: Căn cứ vào tài liệu đã cho, chúng ta xác định số công nhân tạm thời bình quân tháng theo công thức sau: - Phương pháp tính theo tiền lương bình quân. Trong đó: F: Tổng số tiền doanh nghiệp đã trả cho số công nhân tạm thời trong kỳ. Xn: Tiền lương bình quân ngày của 1 công nhân thường xuyên trong kỳ. Bài tập ứng dụng: Tại doanh nghiệp X có tài liệu sau: Tổng số tiền công doanh nghiệp đã trả cho số công nhân tạm thời trong tháng là 46.800.000 đồng. Biết rằng tiền lương bình quân ngày của 1 công nhân thường xuyên là 25.000 đồng, số chế độ trong tháng là 25 ngày. Bài giải: 12
  18. Căn cứ vào tài liệu đã cho, ta xác định số công nhân tạm thời bình quân tháng theo công thức sau: 2.2.3. Thống kê biến động số lượng lao động. - Thống kế biến động số lượng lao động tính bằng đơn vị hiện vật. - Thống kế biến động số lượng lao động tính bằng tiền. 2.2.4. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động. * Các chỉ tiêu phản ánh quỹ thời gian lao động theo ngày công - Tổng số ngày công dương lịch trong tuần + Khái niệm: Là toàn bộ số ngày công dương lịch mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong kỳ báo cáo (không kể họ có mặt hay vắng mặt). + Cách tính: Cộng dồn số công nhân có trong danh sách hàng ngày của kỳ báo cáo (ngày lễ, ngày chủ nhât, thứ 7 nếu được nghỉ) tính theo số liệu của ngày hôm trước kề nó hoặc lấy số công nhân trong danh sách bình quân với số ngày theo lịch trong ngày. - Tổng số ngày công chế độ + Khái niệm: Là toàn bộ số ngày công tính theo số ngày làm việc theo chế độ quy định của toàn bộ công nhân của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. + Cách tính: Lấy tổng số ngày công dương lịch trừ đi số ngày công nghỉ lễ, chủ nhật hoặc có thể lấy số công nhân trong danh sách bình quân với số ngày làm việc theo chế độ quy định cho mỗi công nhân trong kỳ - Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất trong kỳ. + Khái niệm: Là tổng số ngày công doanh nghiệp có thể sử dụng tối đa vào quá trình sản xuất chính của doanh nghiệp. + Cách tính: Lấy tổng số ngày công chế độ trừ đi số ngày công nghỉ phép năm của công nhân trong kỳ báo cáo. - Tổng số ngày công có mặt trong kỳ + Khái niệm: Là toàn bộ số ngày công mà người công nhân có mặt tại nơi làm việc theo quy định của doanh nghiệp, không kể thực tế có làm việc hay không làm việc do các nguyên nhân khách quan. + Cách tính: Lấy tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất trong kỳ trừ đi số ngày công nhân vắng mặt trong kỳ, hoặc có thể tiến hành cộng dồn số công nhân có mặt hàng ngày của kỳ báo cáo đã được ghi trong bảng chấm công. - Tổng số ngày công vắng mặt trong kỳ Là tổng số ngày mà người công nhân không có mặt tại nơi làm việc vì mọi nguyên nhân: ốm đau, hội họp, thai sản, nghỉ không lý do. - Tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ. Là tổng số ngày mà người công nhân thực tế làm việc trong phạm vi ngày công quy định trong chế độ (không kể làm đủ ca hay không) - Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn. Là tổng số ngày công làm việc thực tế trong chế độ và tổng số ngày công làm thêm ca. * Các chỉ tiêu phản ánh quỹ thời gian theo giờ công 13
  19. - Tổng số giờ chế độ. + Khái niệm: Là toàn bộ số giờ trong kỳ báo cáo mà chế độ nhà nước quy định người công nhân phải làm việc. + Cách tính: Tổng số ngày công làm Tổng số giờ công Số giờ công chế độ = việc thực tế hoàn toàn trong x chế độ trong kỳ của 1 ngày kỳ - Tổng số giờ công làm việc thực tế trong chế độ. Là toàn bộ số giờ mà công nhân thực tế làm việc trong những ngày – công làm việc thực tế hoàn toàn của kỳ báo cáo ( kể cả số giờ công ngừng việc nội bộ ca được sử dụng vào sản xuất). - Tổng số giờ công làm thêm. Là số giờ công mà người công nhân làm việc vào thời gian ngoài ca làm việc quy định (không kể thời gian làm thêm có đủ ca hay không). - Tổng số giờ công làm việc thực tế hoàn toàn. Là tổng số giờ công làm thêm cộng với số giờ công làm việc thực tế trong chế độ. 2.2.5. Kiểm tra thực hiện kế hoạch thời gian hao phí lao động Khi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường dùng hai phương pháp: - Phương pháp giản đơn. - Phương pháp kiểm tra có liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch. 2.3. Thống kê năng suất lao động 2.3.1. Khái niệm NSLĐ Năng suất lao động là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp biểu hiện kết quả lao động có ích của con người, được tính bằng số lượng sản phẩm có ích sản xuất ra trên một đơn vị thời gian hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. 2.3.2. Các chỉ tiêu năng suất lao động. - Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và tài liệu tính toán ( hay căn cứ vào phương pháp xác định số lượng) năng suất lao động trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại. + Năng suất lao động hiện vật: chỉ tiêu này dùng để xác định mức năng suất lao động đối với từng loại sản phẩm căn cứ vào sản lượng hiện vật và số lượng đơn vị lao động hao phí. + Năng suất lao động giá trị ( năng suất lao động tính bằng tiền) chỉ tiêu này dùng để xác định mức năng suất lao động chung đối với các loại sản phẩm khác nhau, căn cứ vào giá trị sản phẩm và số lượng đơn vị lao động hao phí - Căn cứ vào đơn vị đo lường lao động hao phí + Năng suất lao động bình quân giờ: chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một giờ công làm việc thực tế hoàn toàn. 14
  20. + Năng suất lao động bình quân ngày: chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một ngày công làm việc thực tế hoàn toàn. + Năng suất lao động bình quân tháng (quý, năm): chỉ tiêu này phản ánh số lượng sản phẩm do một lao động sản xuất trong tháng (quý, năm). - Căn cứ vào việc sắp xếp, bố trí lao động năng suất lao động bình quân một lao động được chia thành các chỉ tiêu: + Năng suất lao động bình quân một công nhân chính: chỉ tiêu này biểu hiện số lượng sản phẩm do một công nhân chính sản xuất ra trong kỳ. + Năng suất lao động bình quân một công nhân: chỉ tiêu này biểu hiện số lượng sản phẩm do một công nhân sản xuất ra trong kỳ. 2.3.3. Các chỉ số năng suất lao động - Chỉ số năng suất lao động hiện vật. - Chỉ số năng suất lao động tính bằng thời gian lao động. 2.3.4. Phân tích sự biến động của năng suất lao động - Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân: + Phương pháp dùng hệ thống số cấu thành khả biến năng suất lao động bình quân biến động phụ thuộc chủ yếu vào 2 nhân tố sự biến động bản thân năng suất lao động và sự biến động của kết cấu lao động có các mức năng suất lao động khác nhau. + Phương pháp dựa vào các nhân tố liên quan đến tình hình sử dụng thời gian lao động + Phương pháp dựa vào các nhân tố liên quan đến tình hình sắp xếp, bố trí lao động trong doanh nghiệp. - Một số phương pháp phân tích biến động sản lượng theo các nhân tố về sử dụng lao động + Phương pháp phân tích theo 2 nhân tố: năng suất lao động và số lượng lao động. + Phương pháp phân tích theo các nhân tố có liên quan đến tình hình sử dụng thời gian lao động 2.4. Thống kê thu nhập của lao động trong doanh nghiệp. 2.4.1. Khái niệm thu nhập của lao động. Tiền lương: là hình thức thu lao lao động, đó là số tiền mà cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trả cho công nhân, viên chức căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của họ đã đóng góp cho doanh nghiệp. 2.4.2. Cấu trúc thu nhập của lao động trong DN. - Chỉ tiêu tiền lương bình quân: + Tiền lương bình quân giờ. + Tiền lương bình quân ngày. + Tiền lương bình quân tháng. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
29=>2