Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
lượt xem 10
download
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) được biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh sinh viên, đồng thời là tài liệu tham khảo cho tất cả những người quan tâm đến lĩnh vực thống kê. Giáo trình kết cấu gồm 7 chương và chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp; thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp; thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX-ĐT ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xô Ninh Bình, năm 2019 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Là công cụ không thể thiếu trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn, giáo trình thống kê doanh nghiệp được biên soạn theo chủ trương đổi mới nội dung, chương trình đào tạo của Trường cao đẳng cơ điện xây dựng Việt Xô, nhằm trang bị những kiến thức thống kê chuyên ngành cơ bản, hiện đại cần thiết cho học sinh, sinh viên khối ngành kinh tế. Giáo trình biên soạn nhằm phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh sinh viên, đồng thời là tài liệu tham khảo cho tất cả những người quan tâm đến lĩnh vực thống kê. Giáo trình được biên soạn theo chương trình môn học đã được Hội đồng thẩm định Nhà trường thông qua với phương châm chú trọng thực hành, gắn kết thực tế. Giáo trình bao gồm các chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp Chương 2: Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chương 3: Thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp Chương 5: Thống kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong DN Chương 6: Thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Chương 7: Thống kê các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp Tham gia biên soạn cuốn giáo trình “Thống kê doanh nghiệp” gồm: - Ths. Đỗ Văn Mạnh (chủ biên) - Các giảng viên trong khoa kinh tế Chúng tôi hy vọng cuốn giáo trình “Thống kê doanh nghiệp” sẽ phục vụ được đông đảo bạn đọc, các giảng viên, các doanh nghiệp và sinh viên các ngành kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh của các trường trung cấp có các nghề đào tạo này. 2
- Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, song do khả năng có hạn và cùng với những điểm mới bổ sung, nên nội dung giáo trình biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót và những hạn chế nhất định. Chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. CÁC TÁC GIẢ 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP ................................................................................................................ 9 1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp ........................... 9 1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp .................................................................................................................... 9 1.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp .......................................... 10 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp ...................... 10 3. Phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp ................................................ 10 3.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học ......................................................... 10 3.2. Cơ sở lý luận của môn học ........................................................................... 11 4. Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp ..................................................... 11 4.1 Thu thập thông tin ......................................................................................... 11 4.2 Cung cấp thông tin ........................................................................................ 11 CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ................ 12 CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................................................... 12 1. Những khái niệm cơ bản ................................................................................. 12 1.1. Hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh ................................ 12 1.2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ....................... 13 1.3. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp .............. 13 1.4. Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh của DN ........... 14 2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phương pháp tính ................................................................................ 15 2.1. Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp .............................................. 15 2.2. Giá trị sản xuất (GO - Gross Output ) .......................................................... 16 2.3. Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost) ................................................. 20 2.4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA- Value Added)................................................ 20 2.5. Giá trị gia tăng thuần của doanh nghiệp (NVA- Net Value Added)............ 21 2.6. Doanh thu bán hàng (giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ) ........................... 22 2.7. Doanh thu thuần ........................................................................................... 22 2.8. Lợi nhuận (hay lãi) kinh doanh của doanh nghiệp ....................................... 22 3. Thống kê chất lượng sản phẩm ....................................................................... 23 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm của DN ............................ 23 3.2. Các phương pháp thống kê chất lượng sản phẩm ........................................ 23 3.3. Thống kê sản phẩm hỏng ............................................................................. 27 4. Phương pháp phân tích biến động kết quả sản xuất kinh doanh ..................... 28 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 28 CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ......................................................................................................... 33 1. Ý nghĩa và nhiệm vụ thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất 33 1.1. Khái niệm, phân loại nguyên vật liệu .......................................................... 33 1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp ........... 34 2. Thống kê tình hình cung cấp nuyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất .... 34 4
- 2.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình cung cấp nguyên vật liệu ........................... 34 2.2. Kiểm tra, phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu .............................. 34 3. Thống kê dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất ................................................ 35 3.1. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ ............................................ 35 3.2. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên ................................... 35 3.3. Chỉ tiêu lượng vật tư dự trữ bổ sung ............................................................ 35 3.4. Chỉ tiêu lượng dự trữ vật liệu bảo hiểm cho sản xuất .................................. 36 3.5. Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ ...................................... 36 4. Thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu ................................................... 36 4.1. Các chỉ tiêu thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu ............................. 36 4.2. Kiểm tra, phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ................................ 36 4.3. Phân tích mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.............. 38 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 41 CHƯƠNG 4: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG ................................. 44 DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 44 1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp ............. 44 1.1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định ............................................................ 44 1.2. Ý nghĩa của thống kê tài sản cố định ........................................................... 45 1.3. Nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định ........................................................ 45 2. Thống kê khối lượng và kết cấu TSCĐ........................................................... 45 2.1. Thống kê khối lượng TSCĐ ......................................................................... 45 2.2. Thống kê kết cấu TSCĐ ............................................................................... 47 3. Thống kê tình hình biến động và hiệu quả sử dụng TSCĐ ............................. 47 3.1. Thống kê tình hình tăng, giảm TSCĐ .......................................................... 47 3.2. Thống kê hiện trạng TSCĐ .......................................................................... 48 3.3. Thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ ............................................................... 49 4. Thống kê thiết bị trong sản xuất ...................................................................... 50 4.1. Thống kê số lượng thiết bị trong sản xuất.................................................... 50 4.2. Thống kê thời gian thiết bị sản xuất ............................................................. 52 4.3. Thống kê năng suất thiết bị sản xuất ............................................................ 55 4.4. Thống kê sử dụng tổng hợp thiết bị sản xuất ............................................... 55 CHƯƠNG 5: THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ........................................... 60 1. Thống kê lao động trong doanh nghiệp .......................................................... 60 1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp ................... 60 1.2. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp ........................................ 61 1.3. Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động ........................................... 66 2. Thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp .......................................... 70 2.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê năng suất lao động trong doanh nghiệp ... 70 2.2. Phương pháp xác định NSLĐ ...................................................................... 71 2.3. Thống kê sự biến động của NSLĐ ............................................................... 71 3. Thống kê tiền lương trong doanh nghiệp ........................................................ 73 3.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê tiền lương trong DN ................................. 73 5
- 3.2. Chỉ tiêu tiền lương bình quân trong doanh nghiệp và phương pháp phân tích sự biến động ........................................................................................................ 74 3.3. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương ................................................. 76 3.4. Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng tiền lương BQ và tốc độ tăng NSLĐ BQ ....................................................................................................................... 77 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 78 CHƯƠNG 6: THỐNG KÊ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ...................... 83 DOANH NGHIỆP ............................................................................................... 83 1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ......................................... 83 1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ............................................. 83 1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm ................................. 85 2. Ý nghĩa, nhiệm vụ thống kê giá thành sản phẩm ............................................ 87 2.1. Ý nghĩa ......................................................................................................... 87 2.2. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 87 3. Thống kê sự biến động của giá thành sản phẩm ............................................. 87 3.1. Thống kê sự biến động giá thành sản phẩm so sánh được ........................... 87 3.2. Thống kê tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm so sánh được .. 89 3.3. Phân tích sự biến động của tổng giá thành đối với sản phẩm so sánh được 92 4. Thống kê giá thành cho một đồng sản lượng hàng hoá .................................. 92 4.1. Khái niệm và cách xác định chỉ tiêu: ............................................................ 92 4.2. Hệ thống chỉ số giá thành một đồng sản lượng hàng hoá ............................ 93 5. Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí ................................................... 93 5.1. Phân tích biến động khoản mục chi phí NVL ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm .................................................................................................................... 93 5.2. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí tiền lương ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm .................................................................................................... 94 5.3. Phân tích sự biến động khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm .............................................................................................................. 95 BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 96 CHƯƠNG 7: THỐNG KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH .......................... 98 TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ........................................................... 98 1. Thống kê vốn cố định ...................................................................................... 98 1.1. Khái niệm, đặc điểm vốn cố định................................................................. 98 1.2. Các chỉ tiêu thống kê vốn cố định ................................................................ 98 1.3. Thống kê hiệu quả sử dụng vốn cố định .................................................... 100 2. Thống kê vốn lưu động ................................................................................. 101 2.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động .................................................. 101 2.2. Thống kê khối lượng vốn lưu động ............................................................ 101 3. Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh .......................................................... 104 3.1. Thống kê doanh thu của doanh nghiệp ...................................................... 104 3.2. Thống kê lợi nhuận của doanh nghiệp ....................................................... 104 3.3. Thống kê doanh lợi của doanh nghiệp ....................................................... 105 BÀI TẬP THỰC HÀNH ................................................................................... 106 6
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Mã môn học: MH18 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học thống kê doanh nghiệp nằm trong nhóm kiến thức chuyên môn của nghề Kế toán doanh nghiệp. - Tính chất: Môn học thống kê doanh nghiệp là môn học chuyên môn bắt buộc, cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về thống kê làm cơ sở cho học sinh nhận thức các môn chuyên môn của nghề. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Thống kê doanh nghiệp là một công cụ sắc bén, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. + Thống kê doanh nghiệp cũng góp phần phục vụ công tác quản lý kinh tế của ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày và phân tích được đối tượng nghiên cứu của thống kê + Trình bày được nội dung thống kê kết quả sản xuất kinh doanh, thống kê nguyên liệu vật liệu, tài sản cố định, lao động tiền lương, giá thành và tình hình tài chính trong doanh nghiệp sản xuất. - Về kỹ năng: + Thống kê được kết quả sản xuất kinh doanh, tài sản, lao động tiền lương, giá thành, tình hình tài chính trong doanh nghiệp. + Ứng dụng được các kiến thức trong môn Thống kê doanh nghiệp vào thực tế sản xuất - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Xác định đúng mục tiêu của môn học + Nghiêm túc, cẩn thận và chính xác trong luyện tập Nội dung của môn học: Chương 1: Những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp Chương 2: Thống kê kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
- Chương 3: Thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp Chương 4: Thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp Chương 5: Thống kê lao động, năng suất lao động và tiền lương trong DN Chương 6: Thống kê giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Chương 7: Thống kê các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp 8
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP Mã chương: MH18.01 Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp - Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản của thống kê doanh nghiệp - Phân tích được vai trò thông tin của thống kê đối với quản lý - Xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê - Có ý thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Nội dung chính: 1. Vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp 1.1. Vai trò của thông tin đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1. Thông tin xác định phương hướng sản xuất kinh doanh Trước khi xây dựng mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thay đổi phương hướng sản xuất kinh doanh người có quyền ra quyết định phải nắm được các thông tin về: + Quan hệ cung - cầu về hàng hoá + Tình hình phát triển các mặt hàng thay thế, bổ sung + Giá cả các yếu tố đầu vào, giá bán SP, hàng hóa, dịch vụ. + Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đối với quá trình phát triển SPHH trong hiện tại và tương lai. 1.1.2. Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh: - Để chiến thắng trong cạnh tranh, một mặt đòi hỏi DN phải bí mật thông tin về tình hình sản xuất và chi phí của mình, mặt khác lại phải nắm các thông tin của đối thủ cạnh tranh. - Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi các DN vừa phải tổ chức thu thập thông tin nội bộ DN vừa phải tổ chức các cuộc điều tra chuyên môn trên thị trường để có các thông tin về đối thủ cạnh tranh như điều tra thị hiếu, điều tra nhu cầu giá cả thích hợp, nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư… 9
- 1.1.3. Thông tin phục vụ tối ưu hoá sản xuất: DN phải nắm bắt các thông tin có liên quan đến sản xuất, giá cả các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 1.1.4. Thông tin về kinh tế vĩ mô - Đứng trên giác độ tổ chức, việc cung cấp thông tin từ bên ngoài gồm có: + Thông tin quản lý; Gồm những thông tin mới nhất về các quan điểm với các loại ý kiến mới nhất rút ra hội thảo.. + Thông tin kinh tế: Giá cả, thị trường tài chính, thương mại.. + Thông tin về khoa học kỹ thuật - Thông tin nội bộ là thông tin về quá trình sản xuất, kinh doanh của bản thân doanh nghiệp phải tự tổ chức thu thập lấy. 1.2. Nguồn thông tin phục vụ quản lý doanh nghiệp - DN tự tổ chức thu thập thông tin: + Trong phạm vi DN thì DN tổ chức ghi chép, tổ chức điều tra (toàn bộ hoặc không toàn bộ) + Ngoài phạm vi DN thì tổ chức điều tra hoặc mua lại thông tin từ các cơ quan có liên quan - Thông tin sẵn có như: radiô, truyền hình, sách báo, niên giám thống kê, hội trợ…. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp - Mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất - Nghiên cứu hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội số lớn và biểu hiện tính qui luật kinh tế trong quá trình tái sản xuất của DN. - Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật đến quá trình phát triển sản xuất. 3. Phương pháp luận của thống kê doanh nghiệp 3.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học Thống kê doanh nghiệp lấy chủ nghĩa duy vật làm cơ sở phương pháp luận, điều đó được thể hiện trên các phương diện: - Phương pháp xem xét và đánh giá quá trình hoạt động của DN trong trạng thái động. - Xem xét mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả 10
- - Xây dựng các phương pháp đo lường, các công thức tính toán mang tính hệ thống, logíc… 3.2. Cơ sở lý luận của môn học - Các học thuyết kinh tế - Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước 4. Nhiệm vụ công tác thống kê doanh nghiệp 4.1 Thu thập thông tin + Liên quan đến yếu tố đầu vào (cung, cầu, giá cả) + Tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào. + Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 4.2 Cung cấp thông tin + Phân tích thông tin đã thu thập + Lập báo cáo thống kê định kỳ 11
- CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Mã chương: MH18.02 Mục tiêu: - Mô tả được những khái niệm cơ bản liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Phân tích được hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phương pháp tính - Trình bày được nội dụng thống kê chất lượng sản phẩm - Giải thích được phương pháp phân tích thống kê nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Thống kê và tính được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Thống kê và đánh giá được chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp - Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Đánh giá được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có những đề xuất cụ thể cho doanh nghiệp - Có ý thái độ nghiêm túc trong học tập - Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong luyện tập. Nội dung chính: 1. Những khái niệm cơ bản 1.1. Hoạt động sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh - Giống nhau: Đó là việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ. - Khác nhau: Sản xuất tự cấp, tự túc Sản xuất kinh doanh - Mục đích sản xuất thoả mãn nhu cầu của - Mục đích là thu lợi nhuận tối đa người sản xuất - Qui mô sản xuất nhỏ - Qui mô sản xuất tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường và năng lực SX của DN 12
- - Không cần so sánh về chất lượng, mẫu - Luôn quan tâm đến so sánh chất lượng, mã, hình thức… mẫu mã với các DN khác - Không cần được xã hội thừa nhận - Phải được xã hội thừa nhận - Không cần phải hạch toán kinh tế - Luôn tiến hành hạch toán kinh tế - Không cần quan tâm đến thông tin giá cả - Luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị thị trường. trường. 1.2. Khái niệm về kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải thoả mãn các yêu cầu: - Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do lao động sản xuất của doanh nghiệp làm ra, phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định cho loại sản phẩm đó. - Đáp ứng được một yêu cầu tiêu dùng cụ thể của cá nhân hoặc cộng đồng. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải mang lại lợi ích kinh tế chung cho tiêu dùng xã hội. 1.3. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp * Căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm, kết quả sản xuất bao gồm: - Thành phẩm: là sản phẩm đã trải qua toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất của DN, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà DN đề ra, đã được tiến hành kiểm tra chất lượng và đã hoặc đang làm thủ tục nhập kho (trừ một số loại sản phẩm có quy định riêng, không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm và không phải làm thủ tục nhập kho: sản xuất điện năng, nước sạch, nước đá…) - Bán thành phẩm (nửa thành phẩm): là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu trong các công đoạn sản xuất của DN nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng. + Bán thành phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng của các giai đoạn công nghệ đã qua chế biến có thể đem tiêu thụ được, trường hợp này được coi như sản phẩm hoàn thành. 13
- + Bán thành phẩm có thể tiếp tục chế biến ở các giai đoạn công nghệ tiếp theo để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh của DN. Bộ phận bán thành phẩm tiếp tục chế biến coi là sản phẩm chưa hoàn thành của DN. - Sản phẩm sản xuất dở dang: Là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang được chế biến ở một khâu nào đó. Nó không đem đi tiêu thu được. * Căn cứ vào vị trí (vai trò) của sản phẩm. Kết quả sản xuất bao gồm: - SP chính: là SP thu được thuộc mục đích chính của qui trình sản xuất. - SP phụ: là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của qui trình sản xuất. - Sản phẩm song đôi: là hai hoạc nhiều sản phẩm cùng thu được với SP chính trong một qui trình sản xuất. Kèm với các loại sản phẩm trên là các hoạt động của DN. - Hoạt động sản xuất chính: là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất của 1 đơn vị sản xuất. - Hoạt động sản xuất phụ: Là các hoạt động của một đơn vị sản xuất được thực hiện nhằm tận dụng các yếu tô dôi thừa của hoạt động chính để SX ra các sản phẩm phụ nhưng giá trị gia tăng của nó phải nhỏ hơn giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chính. * Căn cứ vào đơn vị đo lường của kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất của DN gồm: - Kết quả được đo bằng đơn vị hiện vật và đơn vị hiện vật qui ước. - Kết quả được đo bằng đơn vị giá trị. 1.4. Những nguyên tắc chung tính kết quả sản xuất kinh doanh của DN - Tính cho các đơn vị thường trú (là các đơn vị có thời gian hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia sở tại từ một năm trở lên). - Phải là kết quả trực tiếp do lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp không tính vào kết quả sản xuất kinh doanh của mình những kết quả thuê bên ngoài làm. Ngược lại doanh nghiệp được tính vào kết quả của mình các hoạt động làm thuê cho bên ngoài. - Không tính trùng giá trị luân chuyển nội bộ trong doanh nghiệp (Trường hợp được tính trùng thì Chính phủ của từng quốc gia sẽ quy định cụ thể cho từng DN, từng ngành). 14
- - Chỉ tính kết quả hữu ích, tức là chỉ tính những sản phẩm đủ tiêu chuẩn nằm trong khung chất lượng đã được quy định cụ thể cho loại sản phẩm ấy, hoặc sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận. - Chỉ tính các kết quả đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. - Tính theo hai loại giá: Giá so sánh (giá cố định) và giá hiện hành. 2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phương pháp tính 2.1. Chỉ tiêu sản phẩm hiện vật của doanh nghiệp 2.1.1 Đơn vị hiện vật: Là biểu hiện khối lượng sản phẩm sản xuất ra theo đơn vị đo lường tự nhiên. Cái, con, chiếc, mét, lít. - Ưu điểm: + Biểu hiện rõ KLSP mới do DN sản xuất và cung cấp cho nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ. + Là cơ sở tính sản lượng bằng tiền - Nhược điểm: + Không tổng hợp được kết quả chung cho nhiều loại sản phẩm. + Không đánh giá hết thành quả lao động 2.1.2 Đơn vị hiện vật qui ước (tính theo sản phẩm tiêu chuẩn): Là loại đơn vị người ta qui nhiều loại sản phẩm có đặc tính tương tự nhau về một loại sản phẩm chuẩn nào đó. Công thức: Q= q hi i Đặc tính của sản phẩm cần quy đổi hi = Đặc tính của SP được chọn làm SP chuẩn + qi: Là sản lượng theo từng thứ hạng, quy cách tính bằng hiện vật + hi: Hệ số qui đổi của loại sản phẩm i + Q: Sản lượng (SP) hiện vật quy ước - Ưu điểm : Phạm vi nghiên cứu được mở rộng hơn đơn vị hiện vật - Nhược điểm: Làm mất đi tính rõ ràng của chỉ tiêu hiện vật * Ví dụ: Theo tài liệu thống kê về tình hình sản xuất của 1 DN chế biến xà phòng trong năm 2018 như sau: Theo kế hoạch năm 2018 DN phải sản xuất 500 tấn xà phòng bột, 300 tấn xà phòng thơm hương chanh và 200 tấn xà phòng thơm hương táo. Sản lượng 15
- thực tế DN đã sản xuất được 600 tấn xà phòng bột, 320 tấn xà phòng thơm hương chanh và 180 tấn xà phòng thơm hương táo.Tỷ lệ axit béo trong xà phòng bột 75%, xà phòng chanh 60%, xà phòng hương táo 40%. Yêu cầu: a. Tính sản lượng hiện vật và hiện vật quy ước của tất cả các loại sản phẩm trên theo kế hoạch và thực tế lấy xà phòng bột làm sản phẩm chuẩn. b. Đánh giá trình độ hoàn thành kế hoạch sản xuất theo hai đơn vị hiện vật và hiện vật quy ước. Hướng dẫn giải - Tính hệ số quy đổi - Tính sản lượng hiện vật quy ước - Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất 2.2. Giá trị sản xuất (GO - Gross Output ) - Khái niệm: GO là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất định, thường là tháng, quý, năm. - Ý nghĩa + Dùng để tính GO, GDP của nền kinh tế quốc dân + Tính VA, NVA của DN + Tính các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của DN. 2.2.1. Giá trị sản xuất của DN công nghiệp 2.2.1.1. Nguyên tắc: - Được tính cho các đơn vị là doanh nghiệp công nghiệp thường trú - Được tính toàn bộ kết quả trực tiếp, hữu ích do hoạt động sản xuất công nghiệp của DN tạo ra. - Tính toàn bộ giá trị thành phẩm mà DN tạo ra trong kỳ. - Giá trị sản xuất của DN và của ngành công nghiệp được tính thei phương pháp công xưởng, nghĩa là tính kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất của DN. Theo phương pháp này loại trừ tình trạng tính trùng trong nội bộ DN. - Kết quả sản xuất công nghiệp của thời kỳ nào thì tính vào thời kỳ đó, không đem kết quả sản xuất của thời kỳ này tính cho thời kỳ khác và ngược lại. 16
- - Giá trị sản xuất được tính theo 2 loại giá: Giá thực tế năm báo cáo (giá hiện hành) và giá so sánh năm gốc (giá cố định) + Giá thực tế: Là loại giá được tính theo năm báo cáo, kỳ báo cáo + Giá so sánh: Là giá cả của một năm nào đó được chọn làm gốc để tính cho tất các năm khác. Mục đích nhằm loại bỏ ảnh hưởng của giá cả khi nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế theo thời gian. 2.2.1.2. Phương pháp tính * Theo giá cố định: có 2 cách tính Cách 1: GO = ∑pq Trong đó: p: đơn giá cố định của từng loại SP q: Khối lượng sản phẩm sản xuất Cách 2: GO = YT1+YT2 + YT3 +YT4 + YT5 YT1: Giá trị thành phẩm đã sản xuất được trong kỳ (bằng NVL của DN hoặc của người đặt hàng đem đến) YT2: Giá trị phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm thu hồi trong quá trình sản xuất. YT3: Giá trị chênh lệch cuối kỳ so với đầu kỳ của bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng tồn kho. YT4: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm thuê cho bên ngoài hoàn thành trong kỳ. YT5: Giá trị của hoạt động cho thuê máy móc thiết bị trong dây truyền sản xuất của DN. * Theo giá hiện hành: GO = ∑pq Trong đó: p: Giá thực tế của từng loại SP tại thời điểm xác định q: Khối lượng sản phẩm sản xuất. * Hoặc tính theo công thức: Tổng chi phí sản Thuế sản xuất Lợi tức thuần từ GO = + + xuất trong kỳ (thuế gián thu) hoạt động SXKD Thuế sản xuất bao gồm: Thuế VAT, thuế TTĐB, thuế XNK, thuế vốn, đất và các khoản lệ phí coi như thuế… 2.2.2. Giá trị sản xuất của DN nông, lâm nghiệp 2.2.2.1. Nguyên tắc: 17
- - Được phép tính trùng sản phẩm giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp khi tính toán. - Được tính theo hai loại giá. 2.2.2.2. Phương pháp tính * GTSX của ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) bao gồm: - Giá trị sản phẩm trồng trọt + Giá trị sản phẩm chính như thóc, lúa, ngô + Gía trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng. - Giá trị sản phẩm chăn nuôi + Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong năm của gia súc, gia cầm (không bao gồm súc vật làm chức năng TSCĐ như nái sinh sản, đực giống, súc vật lấy sữa) + Giá trị sản lượng của các loại sản phẩm chăn nuôi thu được trong năm không phải thông qua việc giết thịt (sữa, trứng, lông cừu, mật ong) + Giá trị cá loại thuỷ sản nuôi trồng trong năm ở Ao, Hồ, Sông + Giá trị các loại sản phẩm phụ thu được trong chăn nuôi như phân bón + Chênh lệch giá trị sản phẩm sản xuất dở dang của trồng trọt và chăn nuôi ở cuối năm so với đầu năm. - Giá trị các dịch vụ sản xuất nông nghiệp mà DN làm thuê cho bên ngoài (dịch vụ giống cây trồng, thú y, làm đất, tưới, tiêu, phòng trừ sâu bệnh...) * Giá trị sản xuất lâm nghiệp: bao gồm: - Giá trị công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng tự nhiên do DN quản lý. - Giá trị công việc trồng mới, chăm sóc, tu bổ rừng tự nhiên và rừng trồng do DN thực hiện. - Thu nhặt các nguyên liệu trong rừng gồm: nhựa cây thơm, quả có dầu và các loại quả khác.. - Các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp: bảo vệ rừng, nhân cây giống cho trồng mới và trồng tái sinh rừng. - Vận chuyển gỗ trong rừng từ nơi khai thác đến bãi II, kết hợp sơ chế gỗ trong rừng. - Chênh lệch giá trị sản phẩm sản xuất dở dang của hoạt động lâm nghiệp cuối năm so với đầu năm. 18
- 2.2.3. Giá trị sản xuất của DN xây dựng 2.2.3.1. Nguyên tắc: - Chỉ được tính thành quả trực tiếp và hữu ích trong quá trình thi công xây lắp. - Giá trị sản xuất của DN xây dựng chỉ bao gồm giá trị xây dựng và lắp đặt thiết bị (không bao gồm thiết bị máy móc được đưa vào lắp đặt) - Được tính theo hai loại giá. 2.2.3.2. Phương pháp tính Giá trị sản xuất của hoạt động xây dựng bằng tổng các yếu tố sau: GO = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp + Chênh lệch số dự cuối kỳ trừ số dư đầu kỳ về chi phí xây lắp và sửa chữa lớn dở dang. + Các khoản thu do bán phế liệu, phế phẩm. + Doanh thu về cho thuê máy thi công có người điều khiển đi theo. + Giá trị sản xuất của hoạt động khảo sát thiết kế (tính phần thiết kế thuộc công việc xây dựng phải làm) + Giá trị sản xuất của hoạt động sửa chữa lớn nhà cửa vật kiến trúc. + Doanh thu các hoạt động sản xuất phụ khác của đơn vị không có đủ cơ sở thông tin để tách riêng về các ngành thích hợp. 2.2.4 . Giá trị sản xuất của DN thương nghiệp 2.2.4.1. Nguyên tắc - Chỉ tính cho các đơn vị thường trú trên lãnh thổ của quốc gia sở tại (Việt Nam). Những hoạt động khác trong các đơn vị kinh doanh thương nghiệp không tính vào kết quả sản xuất của DN thương nghiệp (chỉ tính kết quả trực tiếp do hoạt động thương nghiệp tạo ra trong kỳ). - Chỉ được tính phần giá trị tăng thêm giữa mua vào và bán ra. - Tính theo hai loại giá: giá thực tế và giá so sánh. 2.2.4.2. Phương pháp tính Phương pháp 1: Doanh thu Thuế hàng hóa phát Giá vốn Giá trị sản xuất = + - thuần sinh phải nộp hàng bán Phương pháp 2: 19
- Giá trị Thuế hàng hóa Lợi tức thuần từ Chi phí sản xuất sản = phát sinh phải + hoạt động kinh + kinh doanh theo xuất nộp doanh yếu tố Chú ý: Thuế hàng hóa phát sinh phải nộp trong ngành thương nghiệp không tính phần thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. 2.2.5. Các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất khác khi tính GO cũng dựa trên nguyên tắc và nội dung chung như đã nêu và điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành. 2.3. Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost) - Khái niệm: Là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ khác của DN trong một thời kỳ nhất định. - Nội dung: Chi phí trung gian bao gồm: + Chi phí vật chất: NVL chính, phụ, nhiên liệu (xăng, dầu mỡ..), chi phí văn phòng phẩm, … + Chi phí dịch vụ: Chi phí vận tải; công tác phí; tiền thuê nhà, MMTB; trả tiền dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng; tiền công đào tạo và nâng cao tay nghề cho cán bộ nhân viên; trả tiền thuê quảng cáo, pháp lý; chi phí dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường; chi phí về khách sạn, y tế; trả tiền cước phí thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông; trả tiền các dịch vụ khác: In, chụp, sao văn bản, lệ phí ngân hàng. Chú ý: Không tính vào chi phí trung gian chi phí mua sắm và khấu hao TSCĐ. 2.4. Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA- Value Added) 2.4.1. Khái niệm: Giá trị gia tăng là toàn bộ kết quả lao động hữu ích của những người lao động trong DN mới tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quí, năm..) 2.4.2. Phương pháp tính - Phương pháp sản xuất: VA = GO - IC - Phương pháp phân phối: VA = V + M + C1 Trong đó: V: Thu nhập lần đầu của người lao động 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - GS.TS Bùi Xuân Phong
232 p | 2772 | 1265
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - ThS Đồng Thị Vân Hồng
146 p | 695 | 255
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp
94 p | 120 | 20
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
157 p | 77 | 17
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 61 | 16
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
145 p | 50 | 15
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Tái bản lần thứ nhất): Phần 1
250 p | 18 | 13
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
117 p | 29 | 12
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
49 p | 28 | 10
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
104 p | 74 | 10
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
90 p | 47 | 9
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Tái bản lần thứ nhất): Phần 2
464 p | 11 | 9
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
35 p | 10 | 7
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
59 p | 14 | 5
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
50 p | 28 | 3
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 23 | 3
-
Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
77 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn