Lập trình gia công trên máy điều khiển số
lượt xem 127
download
Lập trình : Là quá trình thiết lập các chuỗi lệnh cho dụng cụ cắt từ bản vẽ chi tiết và sổ tay dụng cụ cùng với việc phát triển các lênchj của chương trình sau đó chuyển tất cả các thông tin này sang bộ phận mang dữ liệu được mã hoá đặc biệt cho hệ thống điều khiển số
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lập trình gia công trên máy điều khiển số
- LẬP TRÌNH GIA CÔNG TRÊN MÁY ĐIỀU KHIỂN SỐ Ths.Phùng Xuân Lan Bộ môn CNCTM Khoa Cơ Khí 1
- Nội dung của bài giảng Khái niệm chung Quy trình lập trình gia công trên máy điều khiển số Phương pháp lập trình Ngôn ngữ lập trình Mã ISO cơ bản Các chức năng dịch chuyển, các chu trình Các chức năng phụ Các chức năng vận hành máy Lập trình theo kích thước tuyệt đối, tương đối Các dạng nội suy Các chức năng hiệu chỉnh Xê dịch điểm chuẩn 2
- Khái niệm chung Lập trình Là quá trình thiết lập các chuỗi lệnh cho dụng cụ cắt từ bản vẽ chi tiết và sổ tay dụng cụ cùng với việc phát triển các lênchj của chương trình sau đó chuyển tất cả các thông tin này sang bộ phận mang dữ liệu được mã hoá đặc biệt cho hệ thống điều khiển số Chương trình Là toàn bộ các câu lệnh cần thiết để gia công chi tiết trên máy công cụ điều khiển số Từ lệnh Là sự phối hợp các con số, chữ cái để lượng hoá chính xác các chức năng yêu cầu thực hiện Câu lệnh Là sự ghép nối tối thiểu của các từ lệnh cần thiết để thực hiện một dịch chuyển hoặc 1 chức năng khác của máy công cụ 3
- Khái niệm chung Câu lệnh tổng quát (ISO 6983) N…G…X…Y…Z…A…B…C…I…J…K…HD…T…M…S…F…; N: Số thứ tự của câu lệnh trong chương trình G: Điều kiện hoặc dữ liệu dịch chuyển X, Y, Z: Các toạ độ thẳng A, B, C: Các toạ độ quay I, J, K: Thông số nội suy HD: Hiệu chỉnh T: Dụng cụ M: Chức năng phụ S: Tốc độ số vòng quay F: Lượng tiến dao ; : Kết thúc câu lệnh 4
- Khái niệm chung Quy trình lập trình gia công NC 5
- Khái niệm chung Quy trình lập trình gia công NC Xác định điểm 0 (W) của chi tiết gia công Lập sơ đồ gá đặt chi tiết gia công trên máy CNC Lập sơ đồ toạ độ Lập tiến trình công nghệ gia công chi tiết Quy trình công nghệ, thứ tự các nguyên công Lập phiếu dụng cụ cắt Số hiệu dao, vị trí ở ổ tích dao, dữ liệu công nghệ Lập trình chương trình NC theo chỉ dẫn lập trình bảng cốt mã lập trình NC Thử nghiệm, sửa đổi chương trình NC 6
- PHƯƠNG PHÁP LẬP TRÌNH 7
- Phương pháp lập trình Sơ đồ các phương pháp lập trình Các yếu tố: Vị trí lập trình Mức độ tự động hoá đã có Kiểu máy tính sử dụng Các phương tiện hỗ trợ lập trình đã có Các phương tiện hỗ trợ điều khiển và kiểm tra Các phương pháp lập trình Lập trình trong khu vực Lập trình tại phân xưởng chuẩn bị sản xuất Cấp lệnh bằng tay tại máy Lập trình bằng tay Lập trình bằng máy Lập trình tự động 8
- Phương pháp lập trình Lập trình tại phân xưởng Là quá trình tìm ra các thông số điều khiển và nạp chúng vào hệ điều khiển thực hiện trực tiếp trên máy CNC thông qua bảng điều khiển, sau khi lập trình có thể gia công luôn trên máy. Một số chức năng của bảng điều khiển Các nút bấm có biểu tượng riêng lẻ có thể gọi ra một cách trực tiếp các chức năng cơ bản của quá trình tạo hình hoặc những chu trình gia công riêng. Kỹ thuật menu đưa ra các khả năng lựa chọn thích hợp trong một lĩnh vực cụ thể cho người điều khiển (như là các dữ liệu về vật liệu, các giá trị thích hợp về tốc độ cắt, lượng chạy dao tương ứng sau khi chọn được vật liệu gia công) Soft-keys là những phím bấm gắn liền với màn hình mà chức năng của chúng không xác định theo thời gian (có thể thay đổi tuỳ theo menu lựa chọn và được hiện thị trên màn hình) Màn hình đồ hoạ là sự đảm bảo hơn quá trình lập trình bằng tay vận hành an toàn thông qua mô phỏng trên màn hình điều khiển 9
- Phương pháp lập trình Lập trình trong khu vực chuẩn bị sản xuất (ngoài phân xưởng) Là phương pháp lập trình theo ngôn ngữ lập trình phù hợp và độc lập với máy gia công Lập trình bằng tay có sự trợ giúp của máy tính Theo ngôn ngữ lập trình phù hợp bằng cách dùng tay gõ các phím của máy tính để soạn thảo chương trình gia công NC Lập trình bằng tay đòi hỏi người lập trình phải có kiến thức vững về hình học và công nghệ gia công. Người lập trình phải biết chính xác dạng dao cụ và khả năng sử dụng chúng trên một máy CNC xác định Lập trình tự động bằng máy Từ dữ liệu thiết kế chi tiết (dữ liệu CAD) chuyển giao liền cho khâu gia công (CAM) nhờ hệ tích hợp, liên hoàn theo hai bước chính sau: Dùng menu Design để vẽ chi tiết gia công Dùng menu Create G-code để lập chương trình gia công NC cho chi tiết đã vẽ, kết hợp chạy mô phỏng trên máy tính 10
- Phương pháp lập trình Ưu điểm của cách lập trình bằng máy Ngôn ngữ lập trình là thống nhất cho các phương pháp gia công khác nhau (tiện, phay, khoan, laser…) Tiết kiệm thời gian đáng kể khi mô tả chi tiết và quá trình gia công cần thiết Thể hiện bằng đồ hoạ các mô phỏng động học và hình học của chi tiết trong quá trình cắt, trong một số trường hợp có thể mô phỏng cả dao cụ có thể kiểm tra chương trình dễ dàng Chương trình gia công được lưu giữ rất thuận tiện cho việc chuyển tin trực tiếp tới máy, thông qua các mạng nội bộ hoặc gián tiếp qua các vật mang tin Có thể áp dụng các giải pháp CAD/CAM-CNC tích hợp- liên thông- khép kín từ thiết kế chi tiết, lập trình gia công NC đến gia công NC trên các máy công cụ. 11
- NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 12
- Phân loại Cấp thấp Lập trình cơ sở bằng ngôn ngữ của hệ điều khiển số (ISO code) Cấp cao Lập trình nâng cao bằng ngôn ngữ lập trình cao cấo ví dụ (APT – Automatically Programmed Tool) 13
- Mã ISO cơ bản Đặc điểm Tiêu chuẩn quốc tế ISO 6983 quy đinh một bộ mã (ISO code) cho các máy NC, CNC để điều khiển quá trình gia công cơ khí. Chương trình NC lập theo ISO là một tệp ký tự có cú pháp riêng được lưu giữ trên đĩa mềm hay đĩa cứng, được lập bằng tay với sự hỗ trợ của một hệ soạn thảo văn bản nào đó hoặc lập tự động (bằng phần mềm lập trình tự động trên máy tính nối với hệ điều khiển cuar máy CNC) 14
- Mã ISO cơ bản Các chức năng điều khiển và kí tự mã hoá 15
- Mã ISO cơ bản Các lệnh dịch chuyển và chu trình 16
- Mã ISO cơ bản Các lệnh phụ trợ 17
- Ngôn ngữ lập trình theo mã ISO cơ bản Cấu trúc một chương trình NC theo ISO-DIN 66025 % PM; {Chương trình chính} O…; {Số hiệu chương trình} N01 G17 hoặc G18; {Khai báo mặt phẳng cần gia công} N02 G99; {Khai báo biên dạng của chi tiết gia công} N03…; … … …; … … …; {Các câu lệnh khác của chương trình} … … …; M30; {Kết thúc chương trình} 18
- Ngôn ngữ lập trình APT Cấu trúc của ngôn ngữ Bao gồm các từ xác định được ghép nối với nhau theo một nguyên tắc cú pháp cho trước. Các chỉ dẫn này được người lập trình tổng kết thành câu và đưa vào trong máy tính Ngôn ngữ dùng cho văn bản đưa vào bộ xử lý NC đã được tiêu chuẩn hoá Hình học của chi tiết Người lập trình phân tách hình dáng của chi tiết gia công thành các yếu tố hình học. Mỗi yếu tố hình học này xác định khi bắt đầu chương trình và có trang bị bằng một tên ký hiệu Hầu hết tất cả các đường viền hình học được thể hiện qua các thành phần hình học cơ bản như: điểm (POINT), đường thẳng (LINE) và vòng tròn (CIRCLE) 19
- Ngôn ngữ lập trình APT 6 loại câu lệnh trong một chương trình gia công NC theo ngôn ngữ APT Các câu lệnh định nghĩa ban đầu (định nghĩa hình học, kích thước của phôi, định nghĩa hình học, kích thước chi tiết cần gia công, vật liệu gia công, các đặc tính và thông số cảu dụng cụ gia công…) Các lệnh dịch chuyển (định vị dụng cụ gia công, mô tả quỹ đạo chuyển động của dụng cụ gia công…) Các lệnh mô tả nguyên công (xác định/đặt chế độ cắt, chọn dao, bật/tắt dung dịch trơn nguội…) Các lệnh phụ trợ công nghệ (định nghĩa dung sai, chế độ dừng máy, các lệnh hiệu chỉnh dao…) Các cấu trúc điều khiển (vòng lặp, chương trình thứ cấp, chương trình con, các chu trình gia công…) Các lệnh tính toán (thực hiện các phép toán thông thường, tính toán các hàm số toán học vi phân/tích phân. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn lập trình và vận hành máy phay CNC EMCO PC MILL 50
250 p | 1366 | 404
-
Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy
15 p | 210 | 256
-
GIÁO TRÌNH CAD – CAM CNC CĂN BẢN - BÀI TẬP
15 p | 544 | 204
-
Đề thi học phần Máy tự động và Robot công nghiệp
3 p | 562 | 124
-
CAD-CAM CNC - Ths. Phùng Xuân Lan
204 p | 320 | 114
-
Bài toán lập lịch
5 p | 725 | 100
-
Giáo trình công nghệ chế tạo máy - Chương 7
15 p | 330 | 94
-
Chương VII: Chương trình tham số
13 p | 234 | 78
-
Bài giảng Công nghệ gia công trên máy CNC
80 p | 356 | 62
-
Bài giảng Chương 3,4: Lập chương trình gia công trên máy tiện và phay CNC - TS. Hồ Thị Thu Nga
176 p | 261 | 56
-
Bài giảng CAD/CAM - CNC - TS. Nguyễn Huy Ninh
100 p | 178 | 35
-
Bài giảng học phần CAD – CAM - CNC - Lê Chí Thanh, Phạm Văn Tuân
84 p | 173 | 32
-
Bài giảng Giới thiệu chung về môn học CAD/CAM - CNC
204 p | 311 | 23
-
Bài giảng Điều khiển số máy công cụ - Đào Văn Hiệp
81 p | 131 | 20
-
Hệ thống lập trình cắt TOWEDM
20 p | 148 | 18
-
Bài giảng Lập trình gia công trên máy điều khiển số - ThS. Phùng Xuân Lan
54 p | 132 | 13
-
GIÁO TRÌNH CAD/CAM - PHẦN 5 CÔNG NGHỆ NHÓM VÀ KẾ HOẠCH GIA CÔNG - CHƯƠNG 13
5 p | 88 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn