intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lễ hội chùa Dạm

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lưng chừng núi Dạm có ngôi chùa Dạm cổ kính. Hàng năm, từ 7-9/9 người dân xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh lại tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Dạm. Chùa Dạm có tên chữ là “Đại Lãm Tự” hay chùa Cao, chùa Bà Tấm là đại danh lam thắng cảnh trên núi Dạm được Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông xây dựng vào năm Quảng Hựu 2 (1086) và đến năm Hội Phong 3 (1094) thì khánh thành. Đến năm Long Phù thứ 5 (1105), vua còn cho dựng ba cây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lễ hội chùa Dạm

  1. Lễ hội chùa Dạm Lưng chừng núi Dạm có ngôi chùa Dạm cổ kính. Hàng năm, từ 7-9/9 người dân xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh lại tưng bừng tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Dạm. Chùa Dạm có tên chữ là “Đại Lãm Tự” hay chùa Cao, chùa Bà Tấm là đại danh lam thắng cảnh trên núi Dạm được Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông xây dựng vào năm Quảng Hựu 2 (1086) và đến năm Hội Phong 3 (1094) thì khánh thành. Đến năm Long Phù thứ 5 (1105), vua còn cho dựng ba cây tháp đá lớn ở chùa. Phong cảnh chùa thâm u, cổ kính với 100 gian nhà được ghép bằng đá, chiều dài 120 mét, chiều rộng 70 mét, với khoảng 12 toà sen tráng lệ. Chùa được coi là trung tâm Phật giáo nổi tiếng thời Lý. Thời Lê Trung Hưng, chùa Dạm được trùng tu tôn tạo. Việc trùng tu, tôn tạo chùa còn được lưu lại trên tấm bia đá có tên: “Đại Lãm Thần Quang tự trùng tu bi ký” được dựng năm Chính Hoà 15 (1694). Những năm kháng chiến chống Pháp, giặc Pháp đã phá huỷ hoàn toàn chùa Dạm. Chỉ còn lại dấu tích 4 lớp nền móng kè đá còn nguyên gốc (cao chừng 5 – 6 m), những tảng đá chân cột (0,7 x 0,7 m) được chạm khắc cánh hoa sen cầu kỳ, viên gạch ngói đất nung có chạm khắc tinh xảo của thời Lý với nhiều hoa văn nghệ thuật, giếng Bống và 2 pho tượng Hoàng thái hậu Nguyên Phi Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông. Đặc biệt, nơi đây còn bảo lưu được một cột đá nguyên khối cao hơn 5 m, gồm 2 phần: phần dưới là khối hình hộp, (cạnh 1,4m x 1,6m), phần trên là khối hình trụ có tiết diện tròn (đường kính 1,3m) được chạm nổi đôi rồng lớn quấn quanh cột, đầu rồng ngẩng
  2. cao, miệng ngậm ngọc, chầu vào hình mặt trời tỏa sáng, mào và bờm bốc lên như ngọn lửa. Đến năm 1986, để bảo tồn khu di tích vô cùng quý giá này, nhân dân địa phương đã xây dựng tạm một ngôi chùa nhỏ thờ Phật, phía sau là ngôi đền nhỏ thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan và vua Lý Nhân Tông là người có công xây dựng chùa. Các thôn nằm quanh chân núi Dạm được ăn lộc điền của chùa như: Môn Tự, Tự Thôn, Sơn Nam đều thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan làm Thành Hoàng làng. Hàng năm cứ đến ngày 7 tháng 9 (âm lịch) chùa Dạm lại tưng bừng mở hội. Lễ hội đã trở thành hoạt động sinh
  3. hoạt tín ngưỡng tâm linh ăn sâu trong tiềm thức của người dân địa phương. Trong 3 ngày, đông đảo người dân và du khách thập hương nô nức về trảy hội chùa Dạm thành tâm lễ Phật và thưởng ngoạn cảnh đẹp của ngôi chùa cổ. Đặc biệt vào ngày chính hội mùng 8 tháng 9, các thôn quanh núi Dạm như: Sơn Nam, Môn Tự, Sơn Trung, Triều Thôn và Tự Thôn đều có tục rước kiệu Thành Hoàng làng lên đền “Bà Tấm” (tức đền Vua Bà thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan) để yết kiến “Vua Bà”. Kiệu Thần của các thôn được rước lên chùa tập trung tế lễ theo nghi lễ truyền thống. Lễ vật dâng lên “Vua Bà” bao giờ cũng phải có bánh trưng, bánh dày. Sau khi tế lễ ở chùa một ngày xong, kiệu của làng nào được rước về đình của làng đấy, tiếp tục tế lễ và mở hội. Sau phần lễ trang nghiêm, phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như Vật, đu, cà kheo, thi dệt vải, thi cỗ, đập niêu, chọi gà… và thưởng thức những làn điệu quan họ đối đáp ngọt ngào, mượt mà của các liền anh, liền chị. Chia tay lễ hội, hẹn năm sau gặp lại, âm vang của làn điệu quan họ của vùng Kinh Bắc còn vấn vương níu chân du khách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2