intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử báo quốc ngữ ở Sài Gòn: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của cuốn sách "Cuốn sách "Báo quấc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỷ 19" sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số tờ báo quốc ngữ thế kỷ 19 như: Thông Loại Khóa Trình - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên, báo Nam Kỳ, Phan Yên Báo,… Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử báo quốc ngữ ở Sài Gòn: Phần 2

  1. THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên https://tieulun.hopto.org
  2. Thông Loại Khóa Trình số đầu tiên năm 1888. https://tieulun.hopto.org
  3. T hông Loại Khóa Trình còn có tên Miscellanées là tờ nguyệt san văn hóa do Trương Vĩnh Ký sáng lập và làm chủ, ra đời vào tháng 5-1888 (từ số 3 ghi tháng 7-1888, số 4 ghi tháng 8 và số 5 ghi tháng 9-1888 mà suy ra). Báo in khổ 16x24, ba số đầu có 12 trang, số 7 có 20 trang và các số còn lại 16 trang. Tòa soạn báo có lẽ đặt tại nhà ông Ký ở Chợ Quán (nay là số 520 Trần Hưng Đạo) có lẽ ngó ra đường Trần Bình Trọng hiện nay vì đường Trần Hưng Đạo thế kỷ 20 mới có. Báo ra được 18 số (một năm rưỡi) thì tự đình bản. Đây là tờ nguyệt san có nhiều cái “đầu tiên”. 1. Là tờ báo tư nhân đầu tiên. 2. Là chuyên san khảo cứu văn hóa đầu tiên. 3. Là tờ báo dành riêng cho học sinh đầu tiên. 4. Tờ báo tự đình bản đầu tiên. 5. Tờ báo người Việt làm chủ đầu tiên. Chưa rõ quá trình chuẩn bị ra đời của Thông Loại Khóa Trình như thế nào, nhưng 10 năm cuối đời, ông Trương Vĩnh Ký đã “chánh thức trở thành chủ báo” khi cho ra đời tờ báo này. “Coi sách dạy lắm, nó cũng nhàm; nên phải có cái chi vui pha vào một hai khi, nó mới thú. Vậy ta tính làm ra một tháng đôi ba kì, một tập mỏng mỏng, nói chuyện sang đàng, chuyện tam hoàng cuốc chí, pha phách lộn lạo, xào bần để cho THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 95 https://tieulun.hopto.org
  4. học trò coi chơi cho vui. Mà chẳng phải chơi không vô ích đâu: cũng là những chuyện con người ta ở đời nên biết cả... Phép học là trước học lễ sau học văn; được cả hai ấy mới ra con nhà gia giáo, biết phép tắc lễ nghi, cang thường, luân lý, biết chữ nghĩa văn chương, kinh sử truyện tích cổ kim...” (Bảo - số 1 năm 1888). Với lời nói đầu này, Trương Vĩnh Ký xác định tiêu chí và đối tượng độc giả của báo. Thế nhưng, ông Ký không thể đi đến cùng được cái mục tiêu cao đẹp ấy mà phải đóng cửa báo vào tháng 10-1889 (số 18) vì “hết tiền in báo” (Cho Hay - số 6 tháng 10-1889). Ông Ký viết “Năm ngoái năm nay sách Thông Loại Khóa Trình có người mua hết thảy chừng ba bốn trăm; nên còn đọng lại nhiều lắm; không biết lấy đâu mà chịu tiền in. Xin văn nhơn học sĩ quang cố; tuy hữu hằng tâm mà vô hữu hằng sản thì biết làm làm sao được?”. Năm 1930 và 1931, ông Trương Vĩnh Tống, con trai ông Trương Vĩnh Ký, đã “cho in lại” bộ báo này qua nhà xuất bản Đức Lưu Phương. “Tôi sở dĩ in lại đây, là không phải có ý gì vụ danh hay vụ lợi; vì tôi thấy một bộ sách có bổ ích cho mọi người, mà từ ấy nhẫn nay đã hơn 40 năm, tưởng không còn ai giữ đặng nguyên bổn. Vã (vả) lại tôi tiếc cái công trình trước thuật của tiên nghiêm tôi đã hết lòng vì phong hóa xã hội, lủ (lũ) trẻ đoàn em, nên tôi không nỡ để cho công trình ấy ngày sau mai một”. Coi kỹ lại thì ông Tống không “in lại toàn bộ” mà chỉ in thêm bìa và “mấy lời nói đầu” rồi đóng thành bộ những tờ báo cũ của ông Ký còn tồn. Có lẽ cũng nhờ đóng bộ (mỗi bộ 6 tờ) như vậy mà Thông Loại Khóa Trình còn lưu lại được tới hôm nay! Năm 1888, sau 6 năm chữ quốc ngữ bị chánh quyền thực 96 BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 https://tieulun.hopto.org
  5. dân “buộc người Việt” phải sử dụng trong toàn cõi Nam Kỳ (theo nghị định ngày 1-1-1882 của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Viler) và hơn 20 năm thứ chữ này được công khai xuất hiện ở vùng đất Lục tỉnh thuộc Pháp, thời điểm này, Pháp đã chiếm Bắc Kỳ và hình thành Liên hiệp Đông Dương gồm 5 khu vực Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung kỳ - từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), Nam Kỳ (từ giáp Bình Thuận đến Cà Mau), Mên (Miên, Cam Bốt hay Kampuchia) và Ai Lao (Lào) và đặt phủ toàn quyền ở Hà Nội. Tuy vậy, chữ quốc ngữ lúc ấy chỉ phổ biến ở Lục tỉnh và số người học chữ không nhiều lắm, dù có nhiều ưu đãi từ chánh quyền Pháp. Chữ quốc ngữ tuy có trường học nhưng trường không nhiều và thường không gần nhà. Hạt Gia Định năm 1899 với 18 tổng, 191 làng và có 16 trường tổng. Tổng Dương Hòa Thượng có 14 làng chỉ có một trường ở làng Tân Sơn Nhì, nay là trường Ngô Đa, tên cũ là trường Tiểu học cộng đồng Bà Quẹo. Các Tổng An Thạnh, An Thịt (còn gọi là An Thít) và Cần Giờ có 20 làng chỉ có một trường ở Cần Thạnh (nay là trung tâm huyện Cần Giờ). Đây là trường cấp 1. Học lên cao một chút (cấp 2 và 3) thì trường càng ít. Cả Lục tỉnh chỉ có trường Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chiểu) ở Mỹ Tho và trường Chasseloup Laubat (Lê Quý Đôn), Tabert (Trần Đại Nghĩa) ở Sài Gòn. Gia đình muốn con đi học chữ phải “gởi nhờ” nhà trường hoặc người quen, vừa tốn kém, vừa xa con cái. Chưa kể nỗi lo “mất con” vì không biết học hành như vậy thì Tây có bắt con mình qua Tây hay không... Trường ốc như vậy, người đi học hẳn không nhiều và người có học đủ sức đọc được Thông Loại Khóa Trình càng ít! THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 97 https://tieulun.hopto.org
  6. Báo không in giá tiền nhưng có lẽ giá một tờ báo cao nhứt chừng hai cắc (0$20 tiền Đông Dương khoảng 1 franc). Thời kỳ này, tiền rất có giá trị, một thước vuông đất ở trung tâm Sài Gòn giá 1,5 đồng (khoảng 7,5 franc) thì hai cắc là số tiền lớn. Một giáo viên tập sự lương 360 đồng/năm, còn giáo viên chánh thức 600 đồng/năm (theo Lịch Annam 6 tỉnh Nam Kỳ năm 1899). Muốn mua được báo, học sinh phải là con nhà giàu, có khi là giàu lắm mới có tiền hằng tháng bỏ ra mua báo. Tất nhiên, còn phải có lòng “mê” sách báo nữa. Với điều kiện như vậy, sự tồn tại của tờ báo quả là mong manh, điều mà một người như ông Ký, người dành cả đời để nghiên cứu, học hành, ít quan tâm đến đời sống xã hội, có khi không chú ý mấy. Ngày nay, dù điều kiện học hành tốt hơn, trường lớp mọc khắp nơi, học hành là động lực rất lớn để thanh niên vào đời, nhưng sách báo vẫn “ế”. Hiện nay, Việt Nam tròm trèm 100 triệu dân mà mỗi lần in loại sách mang chút tính học thuật các nhà xuất bản chỉ dám in 1000 bản/lần, huống hồ thời ông Ký cả Nam Kỳ độ chừng 2-3 triệu người. Ít người đọc, ít người có tiền mua báo nên tờ báo chết là bình thường. Theo lời “Cho hay” ở số cuối cùng, ông Ký cho biết báo muốn tồn tại thì phải có từ 2.000 đến 2.500 người mua báo nhưng thực tế chỉ có 400 tờ báo được bán ra và trong số đó nhiều người “thiếu nợ” lâu ngày. Đó là cái chết được báo trước mà “ông thầy” Trương Vĩnh Ký vì quá đam mê nghiên cứu sách vở, đam mê làm báo, đam mê truyền đạt kiến thức cho đời sau quên mất. “Nay nhân vì bởi không có vốn cho đủ mà in luôn sách Thông Loại Khóa Trình nữa, nên ta cực chẳng đã phải đình in đi cho đến khi các nơi các xứ có người 98 BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 https://tieulun.hopto.org
  7. chịu mua trước cho đủ số ít là 2.000, 2.500 thì mới có lẽ mà in lại nữa được là có tiền mà trả tiền in cho ít nữa là 2/3 thì mới dám lãnh làm luôn; phải có củi đậu nấu đậu mới được. Phải chi mỗi Sở Tham biện anh em đồng chí lo giùm cho có được chừng 200, 250 người xin mua mà coi thì có lẽ lấy vốn ấy nhen nhúm mà làm thì còn trông xấp xỉ đủ sở phí. Phần thì bây giờ ta đang lo in các thơ văn như Vân Tiên, Thúy Kiều, Phan Trần... lại in sách Minh Tâm tứ thơ, nên sở phí lớn lắm không dám chắc có vốn mà làm cho đủ nữa. Năm ngoái năm nay Thông Loại Khóa Trình có người mua hết thảy chừng ba bốn trăm; nên còn đọng lại nhiều lắm; không biết lấy đâu mà chịu tiền in. Xin văn nhơn học sĩ quang cố; tuy hữu hằng tâm mà vô hữu hằng sản thì biết làm sao được?”. Đây là lời “tâm sự” đầy đau khổ của người mê làm báo mà phải đóng cửa báo vì... hết tiền! Và sự hết tiền này đã “góp” thêm một cái nhứt nữa cho tờ báo “tờ báo đóng cửa trước nhứt”. Bởi sau đó, rất nhiều tờ báo ra đời rồi đóng cửa vì rất nhiều lý do, trong đó cũng có không ít tờ tự đình bản vì “hết tiền”. Thông Loại Khóa Trình là tờ báo tiên phong trong việc phổ biến kiến thức, là chuyên san đầu tiên về văn hóa, nghiên cứu văn học, lịch sử nước nhà mà bất cứ chánh quyền nào cũng quan tâm đầu tư. Song Thông Loại Khóa Trình ra đời không đúng lúc và lại do một tư nhân “không giàu có” về tiền bạc mà chỉ có tâm huyết nên lực bất tòng tâm, có hằng tâm mà không hằng sản nên... Giả dụ thời ấy mà ông Ký “nắm áo” các đại gia như Tổng đốc Phương, Huyện Sĩ để đỡ đầu hẳn tờ báo không chết yểu! Thông Loại Khóa Trình ra đời vào buổi bình minh của báo THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 99 https://tieulun.hopto.org
  8. chí quốc ngữ, là tạp chí “lạc lõng” trong chế độ thực dân. Năm ra đời của tờ báo, thực dân Pháp vừa chiếm Bắc kỳ không bao lâu, tình hình chính trị chưa thật ổn định. Ở miền Trung thì phong trào Văn Thân đang nổi lên với nhiều cuộc “dậy giặc”, thực dân vừa lo trong triều đình vừa xua quân “dẹp giặc” ở trong rừng. Năm 1888 cũng là thời điểm mà chữ quốc ngữ vẫn chưa bám rễ chắc chắn vào lòng người Việt ngay ở Nam Kỳ, vùng đất từ năm 1862 rồi 1874, nhà Nguyễn đã để cho Pháp trọn quyền cai trị. Với thực dân, chữ quốc ngữ được cổ võ phổ biến với nhiều trường lớp, thầy dạy... là nhằm để có người biết chữ để “phục vụ cho nhà nước Đại Pháp”, để làm công chức trung gian giữa người Pháp nắm trọn quyền lực ở mỗi địa phương với người dân bị trị, để người dân có thể đọc biết được những lịnh lạc từ chánh quyền mà chấp hành, chớ không phải dạy chữ để dân biết lịch sử hào hùng, nền tảng văn hóa, nhân cách cao đẹp của người Việt. Chánh quyền nào cũng muốn dân chúng dễ dạy, biết nghe lời, chỉ đâu làm đó... chớ không muốn dân chúng trên dưới đều là “trí thức” (vốn là loại người biết nhiều chuyện, hay có ý kiến, thích bàn bạc, cãi lại các lịnh lạc từ chánh quyền) để việc trị an rối rắm, mất sức, nhứt là chánh quyền thực dân. Từ tâm lý ấy, việc Thông Loại Khóa Trình ra đời không nhằm vào việc thông tin bình thường mà chỉ chăm chăm việc nâng cao kiến thức cho dân chúng, chăm chăm việc làm tăng thêm sự hiểu biết của người học chữ quốc ngữ về lịch sử, văn hóa của nước Việt là “đi ngược” lại ý đồ của thực dân. Hẳn nhiên, Pháp là một quốc gia có nền văn hóa đáng nể, người Pháp có truyền thống văn hóa trong cách hành xử và ông Ký là một nhân 100 BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 https://tieulun.hopto.org
  9. vật đương thời được kính nể. Song thực dân là thực dân! Dù có truyền thống mấy, có lịch sự mấy, có kính nể mấy thì nhà cầm quyền Nam Kỳ cũng không thể ủng hộ việc làm của ông Ký. Song việc họ để cho ông Ký làm mà không cấm, không phá chính vì lịch sự và kính nể, nhưng không hoàn toàn ủng hộ. Do không ủng hộ nên tờ báo phải chết yểu. Cứ theo lời “cho hay” của ông Ký thì các Sở Tham biện không mua nhiều báo lắm! Mức mong muốn của ông Ký chỉ là 200 tới 250 tờ một Sở Tham biện cũng không có. Tham biện là cơ quan tương đương cấp tỉnh hiện nay nhưng địa giới có lẽ lớn hơn nhiều. Đó là nơi tập trung hầu hết những người “biết chữ quốc ngữ” là lực lượng thông ngôn và các quan chức người Việt từ làng xã đến tỉnh. Tới năm 1888, ai không biết chữ quốc ngữ đều bị loại ra khỏi hệ thống hành chánh (theo nghị định ngày 1-1-1882 của thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers) từ làng xã trở lên và chắc chắn số công chức ấy không thể dưới 250 người/tỉnh. Vậy mà... cho thấy thực dân đã ngấm ngầm tẩy chay bằng cách không hoặc mua báo rất ít! Đây là cách tẩy chay “vô cùng lịch sự”. Bởi chánh quyền vẫn để ông Ký mua giấy, in báo (thuở ấy chỉ có vài nhà in nằm trong tay nhà nước và giáo hội) để rồi sau khi in ra thì bán không hết và “còn đọng lại nhiều lắm”. Đây là nguyên nhân chánh khiến Thông Loại Khóa Trình chết chớ không chỉ vì ông Ký không còn tiền để tiếp tục công trình đáng kính phục này. Bởi dù tiếng là xuất bản để “học trò coi chơi” nhưng có mấy học trò đủ tiền mua báo hằng tháng? Quy định của chánh quyền năm 1881, mỗi học sinh được vô trường Chasseloup - Laubat được học bổng hằng tháng là 5 đồng dành cho ăn ở, áo quần, tập vở, bút mực... Bỏ ra một số THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 101 https://tieulun.hopto.org
  10. Bài sưu tầm trên Thông Loại Khóa Trình. https://tieulun.hopto.org
  11. tiền chừng một, hai cắc mua một tờ báo đối với học sinh là quá xa xỉ, nhứt là học sinh nghèo lại sống xa nhà! Phải là học sinh vô cùng mê đọc báo, phải là học sinh con nhà giàu thì mới dám “chơi” mua báo hằng tháng. Vì vậy, người có khả năng mua báo phần lớn là “người lớn” đang là quan chức hoặc làm việc cho nhà nước Pháp từ làng xã đến tham biện (tỉnh). Trong số đó, có nhiều người là học trò của ông Ký như Nguyễn Trọng Quản (thông ngôn), Trương Minh Ký (thầy giáo), Diệp Văn Cương (thầy giáo) và đồng nghiệp làm chung ở phòng thông ngôn, Gia Định Báo... nhưng học trò dù thương thầy mấy cũng không thể nào “mua hàng ngàn tờ báo” một tháng được. Vậy Thông Loại Khóa Trình viết gì mà người Pháp phật lòng? Trong số đầu tiên, mục lục của Thông Loại Khóa Trình là “Tam cang, tam cang là những cang nào? Tam cang, tiền bạc, các trò nói chuyện, câu hát, câu đố câu thai, cuộc chơi, giải ít câu chữ Nho, tập đọc tiếng nói Phangsa”. Ông Ký chỉ giải thích “tam cang”: “Chỉ vua với tôi ở cùng nhau phải cho có đạo, cha với con ở cùng nhau phải cho có tình, vợ với chồng ở cùng nhau phải cho có nghĩa là thuận hòa với nhau”. Rồi ông viết “Thật nghĩ lại con người sanh ra ở đời chẳng có cái chi mà quý cho bằng đạo cang thường. Vì nhờ đạo ấy mà nước bền nhà vững, vua thánh tôi hiền nhơn dân cần vương ái quốc, con thảo cha kính mẹ, nhỏ dưới thuận thảo lớn trên; ở với nhau thù tạc ngay tín, trên dưới lớn nhỏ phân biệt, có tôn ti thượng hạ; ràng buộc lấy nhau, thành nên một nhà một hội bền bĩ (bỉ) chắc chắn; vì nhờ giáo hóa biết đạo nên có hằng tâm thì khỏi phóng tịch tà xí” (Tam cang). Tam cang là loạt bài rất nhiều kỳ, nói về nhiều chuyện đời, xuất hiện trong mỗi số báo như nhắc nhở người THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 103 https://tieulun.hopto.org
  12. đọc. Trong bài “tiền bạc” có đoạn: “Nước Annam nguyên thuở đầu dụng tiền gì, hoặc tiền ốc, tiền điếu Tàu... hay sao thì không lấy đâu mà rõ biết được. Từ đời nhà Trần mới có đúc tiền kẽm; rốt đời nhà Trần lúc Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương chiếm soán Trần thì cũng có bày lập tiền giấy mà dùng. Annam cũng có tiền điếu, tiền bạc, tiền vàng; bạc vàng có nén, có thoi, có đỉnh, có thẻ, cứ đồng cân lượng mà kể. Tiền nhỏ hơn hết là đồng tiền kẽm, 60 đồng là một tiền, 600 đồng bằng 10 tiền, thì kêu là một quan. Tiền điếu có thứ ăn 3 có thứ ăn 6”. Trong báo số 2, có những câu bình thường nhưng ngẫm nghĩ thì dễ suy diễn như “hễ cái mình không muốn cho mình thì chớ có làm cho người ta” (dịch lại câu của Khổng Tử “kỉ sở bất dục vật thi ư nhơn”), hoặc “một tấm áo, một miếng ăn, nên nhớ đến công làm nên khó nhọc. Phải nhớ ơn chẳng nên bơ thờ tưởng đâu tự nhiên phải có sẵn ra cho mà dùng. Biết là mấy người lơ láo cho đến chừng ấy!” (câu chữ số 2) hay “Ruột bỏ ra, da bỏ vào chỉ nghỉa (nghĩa) là bà con cật ruột mình thì lại không nghĩ không thương, mà vị cùng yêu kẻ xa lạ, người dưng” (Tiếng tục - số 2). Bắt đầu từ số 3 tháng 7-1888 thì xuất hiện trên báo mục “Nhơn vật nước Nam” giới thiệu những nhân vật lịch sử của Việt Nam như Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt (số 3), Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền (số 4), Phùng Khắc Khoan (số 5), Nguyễn Bỉnh Khiêm (số 3 tháng 7-1889), Hà Tôn Quyền (số 5 tháng 9-1889). Từ số 3 tháng 7-1888 trở đi, trên báo bắt đầu xuất hiện loại thơ “sáng tác” để răn đời hoặc nói về thời cuộc. Bài đầu tiên là “Nhớ song thân thơ” là bài thơ thất ngôn bát cú với lời ghi chú là nguyên “của thầy Huề”1, học trò Đỗ Kim Thinh, 1 Thầy Huề: là ông Nguyễn Khắc Huề (không rõ năm sanh năm mất), 104 BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 https://tieulun.hopto.org
  13. hiệu Đồng Kê cư sĩ bây giờ ngụ Bến Tre, thấy hay thì cho đặng đem vô Thông Loại... “Ngùi ngùi khuya sớm luống ra vào Thương nhớ hai thân lụy nhỏ sa Chín tháng cưu mang nhờ đức mẹ Ba năm bồng ẳm (ẵm) cám ơn cha Xưa khuyên ăn học lòng vui vẻ Nay giữ vùa hương dạ xót xa Phước để nuôi lành con cháu nối Dốc nguyền vẹn giữ trọn giềng ba”. Thương nhớ ơn cha mẹ là chuyện bình thường nhưng nếu suy diễn thì... Cũng trong số 3 tháng 7-1888, còn có bài thơ “Răn đánh bạc thơ” cũng ghi chú là của ông Huề. Trong số 4 tháng 8-1888 có bài thơ “Bông lông” không ghi tên tác giả nhưng theo khẩu khí mà đoán thì có lẽ của ông Đặng Thúc Liêng, một trong những “học trò” của ông Ký! “Trước kính gởi thăm ai không biết Sau ngõ thăm bạn ngọc bông lông Kể từ ngày đó bắc đây đông Lòng luống tưởng không thương không nhớ người Bến Tre, giáo tập, từng dạy ở trường Chassloup - Laubat vài năm sau chuyển về Bến Tre dạy và “làm Giáo học coi sóc các trường Tổng trong nội hạt” (Nguyễn Liên Phong, Điếu cổ hạ kim thi tập, Cao tự Thanh chỉnh lý và giới thiệu, VHVN 2013). Ông Huề viết báo khá nhiều. Sau này trên báo Nam Kỳ Nhựt Trình, Nông Cổ Mín Đàm, rồi Lục Tỉnh Tân Văn những số đầu cũng thấy xuất hiện bài viết của ông. THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 105 https://tieulun.hopto.org
  14. Bậu1 với qua2 không dươn3 không nợ Qua với bậu như Tấn với Tần Sống dương gian không được nằm gần Thác xuống âm phủ xin phân hai ngả Nhà huyên ấy vốn là mẹ gã Thung thất nầy chỉn thật cha ta Gẫm hai đàng chẳng phải sui gia Xem đây đó người dưng hết trọi”. Cũng trong số này có bài thơ “Ăn trộm trâu cung khai” không đề tên tác giả. “Trộm trâu tôi không biết, tôi không biết trộm trâu Vốn nhà tôi trồng một đám bầu Nhân đói khó không tiền mua đặng bánh dầu4 Coi nhà nào lớn ruộng nhiều trâu Tôi tháo cổng dắt nó về ỉa Bẩm thật tình tôi kiếm cứt trâu”. Từ số 5 tháng 9-1888, thì sáng tác đăng báo đã dài hơn. Bài “Dĩ vật luận vật ca” phải đăng hai số báo, do “một người ở tỉnh Bình Định nhân hồi bát loạn đặt ra có ý bao biếm đời chơi”. Tiếp đó là thơ Vịnh tháng bảy, Vịnh tháng Tám, rồi Thơ Đưa 1 Bậu: bạn, anh, chị... 2 Qua: tôi. Qua, bậu nói trại từ tiếng Triều Châu “Quá” (tôi) và Lứa (anh chị, mầy...). 3 Dươn: duyên. 4 Bánh dầu: xác đậu phộng sau khi ép lấy dầu, đóng thành bánh để làm phân bón. Đây là loại phân thông dụng ngày xưa cho tới giữa thế kỷ 20. 106 BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 https://tieulun.hopto.org
  15. bạn của linh mục Nhị Kính, rồi Khuyến nghĩa giáo dân tựu ca của Lê Di Trung... Đến số 8 tháng 12-1888 thì có bài Hịch con muỗi, bài tế Hậu quân Võ công Tánh, Nữ nhi ca của Trương Minh Ký. Số 9 tháng 1-1889 có các bài Những câu nói vần người ta quen dùng của Đặng Đức Tuấn, bài Tế Đinh quận công Châu Văn Tiếp, Kiếp phong trần ca của Trần Hữu Hạnh, Tống bần phú của Nguyễn Xuân Quơn, Thơ gởi cho vợ của Nguyễn Khắc Huề, Thơ gởi cho bạn của linh mục Lê Minh Triết... Bài dịch đầu tiên trên Thông Loại Khóa Trình là thơ Thằng ăn cướp cạn do Leon Viết dịch từ truyện Pháp. Và truyện văn xuôi đầu tiên có lẽ là Quan Âm truyện! (số 6 tháng 10-1888). Những truyện dịch từ tiếng Pháp qua quốc ngữ ở cả hai thể loại văn vần và văn xuôi đã xuất hiện trên Gia Định Báo từ cuối năm 1881. Quan Âm truyện là truyện dịch văn xuôi đầu tiên của báo Thông Loại Khóa Trình. “Quan Âm là con ông Mảng Ôn ở nước Cao quận Long Tài, huyện Hồ Nam thành Đại Bang, tên thuở nhỏ kêu là Tiểu Kỉnh Tâm, lớn lên làm bạn với chàng Thiện Sĩ là con Sùng Ông, là con dòng cân đai, chuyên nghề văn thi, vợ chồng về ở với nhau như bát nước đầy, vợ thì kim chỉ, chồng thì bút nghiên. Bữa kia Thiện Sĩ đọc sách khuya mỏi lưng liền nằm kê trên vế nàng mà ngủ. Nàng ngó thấy râu mọc ngược dưới cằm, nàng vô tình lấy làm xấu mới lấy dao mà hớt phứt đi. Động chàng giựt mình thức dậy, thấy nàng cầm con dao thì sanh lòng nghi vợ muốn cắt họng mà giết mình đi. Liền vọt miệng la lên, ông bà chạy đến hỏi thì nàng cũng cứ thiệt mà khai, cho mời cha nàng tới làm THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 107 https://tieulun.hopto.org
  16. tờ để giao con lại. Nàng oan ức khóc mùi, ra lạy tạ từ giã ra về. Nghĩ mình vô duyên bạc phận, nên mới giả trai lên chùa mà đi tu. Vào chùa lạy sư bạch tỏ nguồn cơn, xin nương cửa Phật, độ tấm thân. Đêm ngày niệm Phật tụng kinh, chẳng còn mong tưởng sự đời nữa, ở chùa thầy đặt tên lại là Diệu Thường. Vậy mà cũng chưa yên phận, nạn này vừa hết lại tới nạn khác. Trong làng kia gần chùa có ông phú ông có một đứa con gái tên là Thị Mầu, vô ra đi cúng chùa liếc thấy Diệu Thường tốt trai lịch sự, thì phải lòng. Mà thấy lân la ghẹo hoa hoa cũng vô tình, đêm ngày tưởng nguyệt mơ hoa, sóng tình nổi lên túng mới trai gái với thằng Thương Đầu có chửa ra, củ trướng càng ngày càng lớn, cha mẹ hay đặng mới tra hỏi. Nó tích oán ve Diệu Thường không được, nó nhè đó nó khai xả vô cho bõ ghét. Làng xóm tới tra hỏi đầy nhà đông dầy dầy, hỏi nó, nó cứ khai rằng: Xưa nay ở chốn thâm quê, Dẫu ong hay bướm chớ hề biết ai; Phải khi lên chốn thiền trai, Kỉnh Tâm tiểu ấu gặp ngoài cửa bia; Quá yêu trót đã nguyện thề, Nhụy hoa phú mặc bướm kia ra vào, Làng dạy đòi tiểu Kỉnh Tâm ra đôi co. Sư vâng lụm cụm, tay lần hột miệng niệm kinh, dẫn tiểu ra, hỏi thì tiểu Diệu Thường thưa rằng “Mình đã quyết đi tu; như còn trau dạ trần ai, thì xin có đức Như Lai trên đầu, cứ thề thốt hoài. Làng cứ lời khai Thị Mầu mà xử, đem tiểu tăng ra đánh đòn; cứ la oan mãi, mười phương Phật chín phương trời, chẳng thấu là đâu, ôm bụng mà chịu. 108 BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 https://tieulun.hopto.org
  17. Thị Mầu tới kỳ đẻ ra một thằng con trai, ẳm đến giao cho nàng nuôi lấy. Nàng Quan Âm cũng cắn răng mà chịu. Tay bồng con người, miệng niệm kinh. Lật bật tháng lụn ngày qua, thằng nhỏ tuổi đã nên ba. Quan Âm cứ một lòng nhịn nhục oan mặc lòng. Trời Phật cảm đức người, nên mới định rước hồn nàng về. Khi thay đồ mà liệm thì vải (vãi) mới biết là con gái giả trai đi tu. Vào bạch sư hay, sư mới cho làng vào mà khám nghiệm cho tường. Quả nhiên làm vậy, mới biết là người chơn tu. Làng đòi Thị Mầu với cha mẹ Thị Mầu ra; mà bắt tội phao phản cho người. Khi chết nàng đã có viết thơ trần tình cầm nơi tay. Sư mở ra đọc cho thiên hạ nghe. Cả phồn1 Thị Mầu chưng hửng sửng sờ; lại bày gian ra, thiên hạ đàm tiếu nhạo cười. Thiện Sĩ và cả nhà cũng hỡi ôi, biết người ngay mà mình gian ăn năn thì việc đã rồi. Ấy là gương nhơn đức nhịn nhục hiền lành làm cho ta biết, hễ ngay thì ra ngay, mà gian thì ra gian, vì lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt vậy”. Có thể tóm lại, Thông Loại Khóa Trình từ khi ra đời cho đến lúc “hoàn thành nhiệm vụ” theo cách nói ngày nay, chỉ chú tâm “tìm tòi, lượm lặt” ca dao, tục ngữ và giải thích những điều trong đời sống bình thường mà sách vở không nói tới. Thứ hai là giới thiệu một số nhân vật lịch sử của nước nhà. Và sau rốt 1 Cả phồn: cả lũ. THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 109 https://tieulun.hopto.org
  18. là giới thiệu những tác phẩm đương thời được viết để răn đời hay chỉ để “biết” mà thôi. Một tờ báo như vậy thì “không có gì ảnh hưởng đến sự cai trị của nhà nước Đại Pháp”, song cũng không “đã” lắm với chánh quyền vì “chỉ làm cho kiến thức của người biết chữ quốc ngữ tăng thêm nhưng chưa chắc đã có lợi cho Pháp”. Đã vậy, trong những giải thích của ông Ký có nói tới những điều hơi “nhạy cảm” như quân thần, trung quân, ái quốc, ơn vua... Năm 1888, phong trào Văn Thân, Cần Vương vừa tạm lắng sau khi vua Hàm Nghi bị bắt vào cuối năm 1888. Từ 1885 đến 1888, Pháp phải vất vả ở miền Bắc và Trung để dẹp phong trào này và phải đến năm 1895 công việc bình định mới tạm ổn. Trong thời điểm ấy, việc một tờ báo tiếng Việt do người Việt làm chủ, xuất hiện trên thị trường đã là cái gì đó quá hớp, quá “trân trọng”, quá tin cẩn, quá nuông chìu! Thay vì ủng hộ chánh quyền, thì báo lại có những bài, câu viết nói xa nói gần những vấn đề mà nhà nước muốn tránh. Báo lại nêu ra những nhân vật lịch sử kiệt hiệt trong việc chống giặc ngoại xâm của người Việt, rồi dần dà đăng tải những bài viết, câu ca, bài thơ ca ngợi nhân vật như Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản và phê phán lối sống không lành mạnh của một bộ phận dân chúng. Dù có vô tâm mấy thì chánh quyền Pháp ở Nam Kỳ cũng thấy Thông Loại Khóa Trình đang từng bước dạy con nít, nhắc người lớn rằng “đất Việt, người Việt đã từng có những anh hùng không cúi đầu trước giặc ngoại xâm”, rằng đã là người có học thì phải “trung quân, ái quốc”, phải “nhớ ơn cha mẹ, và người làm ra miếng ăn, tấm áo”... Những điều đó sẽ đưa lớp học sinh có học sau này đi về đâu, làm gì? Trương Vĩnh Ký là “đại công thần” 110 BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 https://tieulun.hopto.org
  19. của Pháp, người đã cộng tác với quân Pháp ngay từ ngày họ còn chân ướt chân ráo bước lên đất Sài Gòn, người đã giúp họ hiểu được người Việt, người đã giúp họ đào tạo một lớp thông ngôn trung gian đông đảo để họ dễ điều hành chánh quyền. Chính vì công lao ấy mà tờ báo không bị đóng cửa nhưng giới chức trong chánh quyền gần như quay lưng với nó. Đóng cửa báo là hạ sách, sẽ để lại nhiều tai tiếng không hay cho Pháp. Để tờ báo thoi thóp rồi chết mới là thượng sách. Bởi người Pháp không bao giờ quên họ là “người ngoại quốc” và ông Ký là “người Việt”. Dù thân mấy, công lao mấy thì giữa Pháp và ông Ký cũng có khoảng cách không thể san bằng được. Vả lại, sau khi từ Huế trở về rời bỏ chức cố vấn vua Đồng Khánh sau khi Paul Bert chết trở về Sài Gòn thì ông Ký đã cảm nhận được sự nghi kỵ ông của người Pháp. Có thể vì vậy mà ông tỏ thái độ, dù là rất kín đáo và nhẹ nhàng. Mặt khác, Thông Loại Khóa Trình là tờ báo đầu tiên “ghi chép lặt vặt” những câu ca, câu thai (một loại câu đố để suy luận ra một con số thường thấy trong trò đánh đề), câu đố, vè, câu hát... dân gian. Thông Loại Khóa Trình cũng giải thích cặn kẽ những sự kiện mang tính tục lệ trong đời sống như rằm tháng bảy, tiết Thanh Minh... cho người đọc hiểu. Báo cũng giải thích các câu nói của cổ nhân, của Khổng Tử, của sách học nằm lòng người xưa. Đặc biệt, báo đẩy mạnh việc đăng các tác phẩm “mang tính văn học” của người đương thời sáng tác. Tác phẩm thơ đầu tiên đăng trên Thông Loại Khóa Trình có lẽ là Kiếp phong trần ca hay Trương Lê vấn đáp của Antoine Trần Hữu Hạnh (chưa rõ hành trạng ông này) trong số 9 tháng janvier 1889. Trong lời cuối bài thơ dài này, báo có ghi thêm: THÔNG LOẠI KHÓA TRÌNH - Tờ báo của nhiều cái đầu tiên 111 https://tieulun.hopto.org
  20. “Antoine Trần Hữu Hạnh diễn sách Bất Cượng ra ca. Cứ theo sách Trương Sĩ Tải đã làm mà diễn nên có ca có vịnh không thêm không bớt, không bỏ sót chỗ nào. Ấy cũng là một cái tài riêng; đặt tiếng thường xuôi dễ hiểu. Vì sách làm là có ý cho người ta coi cho hiểu. Chớ chăng phải là cầu cao cầu kì; có nhiều người chưa lấy cái điều ấy làm hay; mà thật hay là làm được như vậy mới gọi là hay”. Xem trong sách giải Phong Trần Vui lòng ngụ ý đặt vần ca ngâm Mượn lời sẵn chữ quốc âm Noi theo nghĩa lý gia tâm chép làm Lời quê ý cạn làm thàm Dầu hay dầu dở cũng cam đặt bày Trương Đại Chí ra kinh học tập Hai mươi năm chơi khắp các nơi Phỉ lòng về xứ nghỉ ngơi Thăm Lê Hảo Học bạn chơi với mình ... Lê rằng anh đã nên danh Thông kim bác cổ phước lành tổ tiên Châu lưu các xứ các miền Đa văn quảng kiến dữ hiền từng nghe Vậy mà cũng chẳng nên khoe Phước thì có phước họa e chừng nào Phong trần ấy kiếp lao đao Gẫm trong thế cuộc mà ngao ngán lòng ... Trần là bụi đất mông mông 112 BÁO QUẤC NGỮ Ở SÀI GÒN CUỐI THẾ KỶ 19 https://tieulun.hopto.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2