Lịch sử quân sự Việt Nam - Buổi đầu giữ nước (Tập 1)
lượt xem 37
download
Lịch sử quân sự Việt Nam - Buổi đầu giữ nước (Thời Hùng Vương - An Dương Vương) do các chuyên gia khảo cổ học đảm nhiệm. Các tác giả đã cố gắng tái tạo nền văn minh sông Hồng rực rỡ, xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - âu Lạc và hai cuộc kháng chiến đầu tiên chống đế chế Tần và quân Triệu Đà xâm lược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử quân sự Việt Nam - Buổi đầu giữ nước (Tập 1)
- LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM TẬP 1: BUỔI ĐẦU GIỮ NƯỚC
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử II của Đảng 2-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bằng tinh thần yêu nước cùng với ý chí tự lực, tự cường và tài thao lược Việt Nam được hun đúc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giừ nước, dân tộc ta đã lập nên những chiến công hiển hách. Nước Việt Nam trải dài từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau hiên ngang nhìn ra Thái Bình Dương với thế đứng vững vàng hôm nay là thành quả của biết bao mồ hôi, xương máu của những thế hệ người Việt Nam xây dựng và chiến đấu. Chỉ tính từ thế kỷ III trước Công nguyên - từ cuộc xâm lược của nhà Tần vào đất Việt đến nay, trải qua gần 2.300 năm, dân tộc ta đã buộc phải cầm vũ khí tới 12 thế kỷ để bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc, đấy là chưa kể công cuộc mở nước và các cuộc nội chiến khốc liệt kéo dài. Chiến tranh giữ nước đã đi suốt chiều dài cùng lịch sử đất nước. Trong lịch sử nhiều nghìn năm, dân tộc ta phải thường xuyên đương đầu với những thế lực ngoại xâm rất to lớn, cực kỳ hung bạo và nham hiểm; vì vậy, muốn thắng giặc, ông cha ta đã sáng tạo ra cách đánh đặc sắc Việt Nam ở tầm binh thuyết. Những chiến công và bài học lịch sử trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông là bộ phận chủ đạo của lịch sử dân tộc, là niềm tự hào chung của mọi người Việt Nam yêu nước, chúng ta phải có trách nhiệm “kiểm kê” và “bảo quản” cẩn trọng kho báu đó cho muôn đời con cháu. Nằm trong cố gắng chung của giới sử học, vừa qua Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã chủ động phối hợp với các nhà sử học giàu tâm huyết trong và ngoài quân đội tổ chức nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử quân sự Việt Nam, 14 tập. Đây là một bộ sách rất công phu và có giá trị, được xem như bộ sử lớn đương đại, dựng lại toàn bộ hoạt động quân sự của dân tộc trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, kể cả những cố gắng mở nước của cha ông và các cuộc nội chiến từ thời Hùng Vương - An Dương Vương cho đến ngày nay theo lịch đại trên tất cả các mặt: • Lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh. • Lịch sử nghệ thuật quân sự. • Lịch sử tổ chức quân sự. • Lịch sử tư tưởng quân sự. • Lịch sử kỹ thuật quân sự. Tập 1 mang tiêu đề: BUỔI ĐẦU GIỮ NƯỚC (Thời Hùng Vương - An Dương Vương) do các chuyên gia khảo cổ học đảm nhiệm. Các tác giả đã cố gắng tái tạo nền văn minh sông Hồng rực rỡ, xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, sự ra đời của Nhà nước Văn Lang - âu
- Lạc và hai cuộc kháng chiến đầu tiên chống đế chế Tần và quân Triệu Đà xâm lược. Có thể nói đây là một trong những tập khó khăn nhất của bộ sách. Các tác giả đã cố gắng sử dụng triệt để nguồn tài liệu khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá dân gian, nguồn sử liệu tuy ít ỏi nhưng rất có giá trị của các bộ sử cổ của cả Việt Nam và Trung Quốc và những công trình khoa học đã được công bố để phân tích, đối chiếu, so sánh với thái độ khoa học rất tỉ mỉ, cẩn trọng, dựng lại diện mạo chân thực của lịch sử giai đoạn này một cách có chủ kiến. Việc xuất bản tập 1 của bộ sách là thành công mới của giới sử học Việt Nam nói chung và sử học quân sự nói riêng. Vì tầm quan trọng và giá trị khoa học, bộ sách đã vinh dự được Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu viết Lời tựa, nhà sử học lão thành - Giáo sư Trần Văn Giàu viết Lời giới thiệu. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Giáo sư Trần Văn Giàu. Cũng ở tập 1 này, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam có phần mở đầu rất quan trọng cho cả 14 tập. Với tất cả sự trân trọng lịch sử vẻ vang của cha ông để lại chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc tập 1 của bộ Lịch sử quân sự Việt Nam, 14 tập. Những tập khác của bộ sử đang được khẩn trương hoàn thành và sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc những năm sau. Tháng 10 năm 1999 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA. LỜI TỰA Dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước đã trở thành một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề chiến lược có ý nghĩa sống còn, bảo đảm cho dân tộc ta mãi mãi trường tồn và cường thịnh. Dân tộc Việt Nam đã trải qua chặng đường dài hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ hy sinh nhưng rất vẻ vang. Một dân tộc mà hàng bao thế hệ kế tiếp nhau phải chống ngoại xâm, trong những điều kiện rất ác liệt, trong so sánh lực lượng hết sức chênh lệch, tiến hành chiến tranh vệ quốc với hoàn cảnh một nước kinh tế còn lạc hậu, chống lại sự xâm lược của những kẻ thù giàu mạnh, đông quân hơn, trang bị hiện đại hơn, người Việt Nam đã tìm ra cách đánh riêng, có hiệu quả. Đó là cả nước đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh; mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm, đường phố là một pháo đài, đánh giặc mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi loại vũ khí có trong tay. Qua mỗi cuộn chiến tranh, thời nào dân tộc ta cũng có những anh hùng hào kiệt, những tướng lĩnh thao lược, những nhà quân sự - chính trị kiệt xuất. Trước kẻ thù xảo quyệt và
- hung bạo, dân tộc Việt Nam đã vùng lên, dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng bằng sức mạnh của truyền thống dân tộc anh hùng, lòng dũng cảm và trí tuệ của con người Việt Nam giàu lòng nhân nghĩa nhưng rất kiên cường. Nghệ thuật đánh giặc, tư tưởng - lý luận quân sự Việt Nam phát triển và trở thành một truyền thống quân sự độc đáo, một kế sách giữ nước thích hợp và đạt đến đỉnh cao học thuyết chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Lịch sử quân sự dân tộc ta để lại một kho tàng kinh nghiệm vô giá, những bài học sâu sắc cho muôn đời. Càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chung ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử, phát huy tinh thần anh hùng dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn cũng như truyền thống lao động, chiến đấu dũng cảm và sáng tạo của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi người Việt Nam chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Với ý thức sâu sắc rằng, giữ gìn và phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước là bổn phận và trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người Việt Nam ngày nay, tôi rất hoan nghênh Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam 14 tập; cám ơn các nhà nghiên cứu sử học trong và ngoài quân đội đã nhiệt tình cộng tác trong việc biên soạn và xuất bản bộ sách này. Đây là một công trình rất quan trọng, có giá trị khoa học và thực tiễn to lớn, góp phần thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng về công tác khoa học và công nghệ, về giừ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc, củng cố tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, cổ vũ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hăng hái tiến lên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. TỔNG BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÊ KHẢ PHIÊU LỜI GIỚI THIỆU Dân tộc Việt Nam có một truyền thống quân sự rất đáng tự hào, được hun đúc từ lâu đời và truyền lại qua bao thế hệ nối tiếp. Đó là truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh; một truyền thống anh hùng bất khuất, thông mình sáng tạo, tài thao lược kiệt xuất, quyết chiến, quyết thắng vì tự do độc lập. Nhờ đó mà nhân dân ta đã giữ gìn được quê hương, đất nước, bảo vệ giống nòi và bản sắc của mình sau hàng nghìn năm, với nhiều lần bị phong kiến phương Bắc và các đế quốc lớn đô hộ.
- Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua những bước thăng trầm, thịnh suy; nhưng thế kỷ nào, triều đại nào cũng có chiến công, chưa bao giờ vắng người hào kiệt, chưa lúc nào thiếu bóng anh hùng. Trên hành tinh đã xuất hiện những dân tộc anh hùng, trong đó Việt Nam là một dân tộc phải vượt qua nhiều thử thách nhất. Nhưng “trải biến cố nhiều thì trí lực sâu, lo việc xa mà thành công lạ”, vì thế, lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam đã hun đúc nên những phẩm giá cao đẹp và vĩ đại, ý chí kiên cường và trí tuệ sáng tạo của một dân tộc anh hùng. Không chỉ riêng chúng ta tự hào mà cả anh em, bè bạn đều khâm phục truyền thống quật cường của dân tộc Việt Nam. Một đất nước có lịch sừ lâu đời đã trải qua một chặng đường dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy chông gai nhưng rất quang vinh; một đất nước mà điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sừ đã đặt ra quá nhiều thử thách gian nguy, phải thường xuyên đối phó với thiên tai và địch hoạ. Đối với dân tộc Việt Nam, thử thách lớn nhất và nguy hiểm nhất là phải, liên tục chống lại những thế lực xâm lược quá lớn mạnh và hung bạo để bảo vệ tự do, độc lập. Tuy nhiên, khi lao động dựng nước cũng như khi chiến đấu giữ nước, nhân dân ta luôn luôn đoàn kết, hợp quần trong tình làng nghĩa xóm, trong khối cộng đồng quốc gia dân tộc. Nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm bằng cả tinh thần và ý chí, bằng cả trí tuệ và nhân nghĩa Việt Nam. Việt Nam là một dân tộc có truyền thống và tư chất quân sự đặc biệt. Có dân tộc nào yêu quý hoà bình và khát vọng độc lập tự do như dân tộc Việt Nam? Chính điều đó đã thôi thúc nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu giữ nước. Không để cho kẻ thù khuất phục, dân tộc Việt Nam luôn luôn vươn lên với ý chí kiên cường, với trí tuệ tài ba và năng lực sáng tạo phong phú vì tự do độc lập. Trước những kẻ thù to lớn, quân đông và thiện chiến, cuộc chiến đấu của dân tộc ta thường mang tính toàn dân, toàn diện, cả nước đánh giặc. Những cuộc đọ sức ấy biểu hiện trên tất cả các mặt hoạt động xã hội, nhưng trong đó, đấu tranh quân sự là lĩnh vực chủ yếu phải tập trung nhiều tinh lực nhất và diễn ra quyết liệt nhất. Thất bại chỉ là tạm thời, và không bao giờ vì thất bại mà chùn chân, nản chí, dân tộc ta cuối cùng đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, kể cả những đế quốc hùng mạnh bậc nhất của các thời đại. Qua hàng chục thế kỷ, thường xuyên phải sống trong sự tủi hờn nước mất nhà tan, trong bão lửa của chiến tranh chống xâm lược, nhân dân Việt Nam càng hiểu rõ những giá trị truyền thống của mình. Truyền thống quân sự với bao bài học quý giá ấy là báu vật của tổ tiên được xây đắp bằng mồ hôi nước mắt, bằng máu xương của bao thế hệ. Lịch sử Việt Nam trải qua bao gian nan thử thách; nhưng “lửa thử vàng gian nan thử sức”; thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: ‘Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Nghiên cứu, tìm hiểu toàn diện các lĩnh vực của lịch sử quân sự dân tộc vừa là một nhu cầu, vừa là một nhiệm vụ sử học to lớn. Nhiệm vụ đó có thể và cần phải thực hiện khi giờ đây, trong không khí cởi mở của đất nước thời kỳ đổi mới, khi mà sử học nói chung và sử học quân sự nói riêng đã có nhiều biến chuyển, đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều đề tài nghiên cứu được tiến hành, nhiều cuộc hội thảo khoa học về các nhân vật và sự kiện quân sự được tổ chức, nhiều tác phẩm sử học được xuất bản. Tuy nhiên, giới sử học và Việt Nam học trong và ngoài nước đang mong muốn tìm hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về lịch sử quân sự Việt Nam. Khắp năm châu, bè bạn nghiên cứu lịch sử Việt Nam, nghiên cứu truyền thống quân sự Việt Nam với sự say mê và nhiệt tình của họ là để rút ra những kinh nghiệm tích cực cho bản thân. Điều làm cho các nhà Việt Nam học
- ngạc nhiên là tại sao Việt Nam có tinh thần chiến đấu ngoan cường như vậy? Tại sao Việt Nam có thể chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh gấp bội mình? Đối phương cũng nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam vì những mục tiêu của họ. Người Việt Nam càng cần hiểu biết lịch sử dân tộc để phát huy những giá trị tinh thần, những truyền thống và kinh nghiệm lao động, chiến đấu trong sự nghiệp của mình. Chúng ta đang có điều kiện hơn trước để “phát kiến” chính dân tộc của chúng ta trong chiều sâu lịch sử; tìm hiểu tổ tiên, ông cha một cách cặn kẽ và hệ thống, chúng ta không có gì khác hơn là để xây dựng con người mới, xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa mà sâu gốc bền rễ trong lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa xã hội của chúng ta phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa lịch sử có chọn lọc, có phê phán, trong đó truyền thống quân sự Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng. Chính vì lẽ đó mà nghiên cứu lịch sử giữ nước của dân tộc để có một bộ Lịch sử quân sự Việt Nam tương đối hoàn chỉnh và hệ thống, phản ánh được các lĩnh vực hoạt động quân sự của dân tộc từ xưa đến nay là rất cần thiết. Tôi tin chắc rằng, việc Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử quân sự Việt Nam 14 tập sẽ đáp ứng được mong mỏi của bạn đọc. Tôi hoan nghênh Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho công bố công trình khoa học có ý nghĩa to lớn này, vui mừng và trân trọng giới thiệu với bạn đọc. TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 Năm 1999 GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU Last Updated ( Friday, 09 October 2009 ) MỞ ĐẦU LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lịch sử quân sự là quá trình phát sinh và phát triển lĩnh vực quân sự của loài người từ xưa đến nay. Nó là một bộ phận của lịch sử xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa đến nay các hoạt động quân sự của dân tộc ta được hình thành và phát triển, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu và hành động thôn tính bằng bạo lực của bọn xâm lược. So với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, lịch sử quân sự Việt Nam có bề dày rất lớn, phong phú và nhiều nét đặc sắc. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam cần được xúc tiến mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc của lịch sử dân tộc, để tiếp tục đưa khoa học lịch sử quân sự vươn lên đáp ứng tốt yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 1. Các giai đoạn phát triển của Lịch sử quân sự Việt Nam:
- Việt Nam là một quốc gia phát triển sớm và có ích sử lâu đời. Trong lịch sử Việt Nam, lịch sử quân sự được biểu hiện đậm nét và oanh liệt nhất. Đó là lịch sử quá trình phát sinh và phát triển các hoạt động quân sự của dân tộc ta trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Việt Nam có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị ‘-quân sự, văn hoá và kinh tế, trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu á nói chung, vùng Đông - Nam á nói riêng. ở một đầu mối giao thông tự nhiên trong vùng, Việt Nam có điều kiện giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn minh khác, trở thành nơi hội tụ nhiều nền văn minh trong khu vực và thế giới. Nơi đây có tài nguyên phong phú, là một địa bàn chiến lược trọng yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại đều muộn chiếm lấy để thực hiện mưu đồ thực dân của chúng. Các thế lực bành trướng hên tục gây chiến tranh thôn tính nước ta. Vì thế, từ xa xưa hoạt động quân sự của đần tộc ta đã xuất hiện và phát triển, trở thành một nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước ta là một trong những chiếc nôi của loài người, một xứ sở của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, sớm có nền văn hoá bản địa với bản sắc riêng. Thành quả lao động đáng tự hào của người xưa để lại là sớm tạo dựng nên một nền văn hoá - văn minh Việt mà tiêu biểu là văn minh Sông Hồng và văn minh Đại Việt rực rỡ, toả sáng trong vùng. Đó là những nền văn minh cổ xưa nhưng xán lạn, tiêu biểu cho tài năng lao động sáng tạo, những phẩm giá cao quý và truyền thống tinh thần của tổ tiên. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử riêng, Việt Nam thường xuyên phải gánh chịu những thử thách hiểm nguy trước thiên tai và địch hoạ. Trong lịch sử, dân tộc ta biết bao lần bị phong kiến phương Bắc tiến công xâm lược, nhiều lần và trong nhiều thế kỷ bị đô hộ với âm mưu Hán hoá; rồi đến thời cận đại và hiện đại phải chống nguy cơ âu hoá và Mỹ hoá trong mưu đồ xâm lược của các đế quốc tư bản phương Tây. Vốn có một nền văn hoá bản địa vững bền nên dân tộc ta không bị đồng hoá; những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Bắc hay phương Tây cũng không làm mất được bản sắc riêng của văn hoá dân tộc Việt Nam. Việt Nam còn là một đất nước sớm hình thành dân tộc, sớm thống nhất đất nước và cũng sớm hình thành nhà nước tập quyền. Trước sự đe doạ của thiên tai và giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã cố kết và hợp quần lại để có đủ sức mạnh dựng nước và giữ nước. Công cuộc lao động và chiến đấu gian khổ tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ láng giềng, dòng họ; trong cộng đồng rộng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc Chính vì thế, người Việt đã sớm nhận thức được rằng, quê cha đất tổ, non sông đất nước này là do bàn tay, khối óc và xương máu của biết bao thế hệ xây đắp nên, là tài sản vô giá truyền lại muôn đời. Tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã nảy sinh và phát triển trên cơ sở đó. Truyền thống quân sự là nét nổi bật của lịch sử Việt Nam. Lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện từ buổi đầu dựng nước, có một quá trình phát triển liên tục, chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm, luôn gắn liền trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, giữa
- dựng nước và giữ nước. Suốt dọc dài lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã nêu cao tinh thần bất khuất, tự lập tự cường, trí thông minh và tài thao lược; xây dựng nên một nền văn hoá quân sự độc đáo. Mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có những nỗ lực sáng tạo, đều giành được những chiến công vang dội, lập nên những chiến tích phi thường trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Có thể phân chia các giai đoạn Lịch sử quân sự Việt Nam như sau: 1.1. Giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương- An Dương Vương (từ thế kỷ II Tr.CN về trước). Trong giai đoạn này nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện và phát triển bước đầu. Nhân dân Văn Lang - Âu Lạc phải liên tục chống nhiều thứ giặc, tiêu biểu là hai cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ thứ III Tr. CN) và chống Triệu (thế kỷ thứ II Tr.CN). Vừa dựng nước tổ tiên ta đã phải đánh giặc giữ nước. Qua cuộc đấu tranh chống thiên tai và địch hoạ, ý thức cộng đồng, ý chí chống ngoại xâm của dân tộc ta đã phát sinh và phát triển. Người Việt đã rút ra được nhiều bài học, trong đó có bài học chiến thắng quân xâm lược Tần lớn mạnh và bài học mất nước thời An Dương Vương. Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ hơn 10 năm của nhân dân Văn Lang - Âu Lạc đã ghi vào lịch sử trang mở đầu của truyền thống quân sự Việt Nam. Thành Cổ Loa và các vũ khí bảo vệ thành như nỏ liên châu là những sáng chế lớn về kỹ thuật quân sự, thể hiện tư duy quân sự độc đáo của nhân dân Âu Lạc. 1. 2. Giai đoạn đấu tranh chống Bắc thuộc, giải phóng dân tộc (Từ thế kỷ II Tr. CN đến thế kỷ X). Thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu đã dẫn đến một thảm hoạ lớn: nước ta bị phong kiến phương Bắc qua nhiều triều đại như Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tuỳ và Đường đô hộ. Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm với âm mưu đồng hoá thâm độc của ngoại bang là một thử thách hết sức nghiêm trọng đối với sự mất còn của dân tộc ta. Lịch sử quân sự Việt Nam giai đoạn này chứng tỏ, từ rất sớm người Việt đã có ý thức dân tộc ý chí quật cường và tinh thần bền bỉ đấu tranh bảo vệ giống nòi tổ tiên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá lâu đời quyết tâm giành lại tự do, độc lập. Tinh thần và ý chí đó được biểu hiện qua bao cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ách đô hộ, chống sự đồng hoá tàn bạo, thâm hiểm của phong kiến phương Bắc. Hai Bà Trưng, Bà Triệu tiêu biểu cho khí phách dân tộc, cho ý chí quật cường, quyết tâm “giành lại giang san, cởi ách nô lệ”. Khởi nghĩa Lý Bí thành công dẫn đến sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân, kháng chiến chống Lương (545-550), chống Tuỳ (602) cùng với các cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ nhà Đường như khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), của Mai
- Thúc Loan (722), của Phùng Hưng (766-791), của Dương Thanh (819-820) và cuộc nổi dậy khôi phục chính quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905) là những sự kiện lịch sử quân sự tiêu biểu trong quá trình chống Bắc thuộc và chống đổng hoá của nhân dân ta. Hai cuộc kháng chiến chống Nam Hán các năm 931 và 938 do Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền lãnh đạo đã khẳng định quyết tâm giành và giữ độc lập tự do của cả dân tộc. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đánh tan giặc Nam Hán (938) là cột mốc lớn kết thúc giai đoạn mất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới của lịch sử quân sự Việt Nam trong kỷ nguyên độc lập tự chủ từ thế kỷ thứ X. 1.3. Giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trải qua các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV). Nước Đại Việt độc lập đang vươn lên xây dựng một quốc gia văn minh, thịnh vượng, thì ở phương Bắc xuất hiện những thế lực bành trướng, xâm lược lớn mạnh và nạn ngoại xâm vẫn không ngừng đe doạ. Nhân dân ta lại phải tiếp tục sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước luôn luôn gắn bó khăng khít trong lịch sử Việt Nam. Năm thế kỷ phục hưng đất nước cũng là một giai đoạn huy hoàng của lịch sử dân tộc ta với bao thành tựu rạng rỡ của nền văn hoá Thăng Long và nhiều võ công hiển hách trong sự nghiệp giữ nước. Chiến công của Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “loạn 12 sứ quân” thống nhất giang sơn cùng với chiến thắng trong kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo (981), khẳng định chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho đất nước bước vào kỷ nguyên văn minh Đại Việt dưới các vương triều Lý 1010-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407) và Lê SƠ 1428- 1527). Giai đoạn này khẳng định sự phát triển của binh chế và kế sách giữ nước tiến bộ của Nhà nước Đại Việt. Một tổ chức quân sự với nhiều thứ quân ra đời bao gồm cấm quân (quân triều đình), quân các đạo, lộ (quân địa phương) và dân binh, hương binh các làng bản. Lịch sử kỹ thuật quân sự giai đoạn này có bước phát triển mới, từ bạch khí chuyển sang hoả khí. Tư tưởng và nghệ thuật quân sự đã đạt đến một đỉnh cao chói lọi, thể hiện trí tuệ, tài năng quân sự của dân tộc ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và bài thơ Nam quốc sơn hà - tuyên ngôn độc lập đầu tiên nổi tiếng, chứng tỏ sự phát triển của tinh thần yêu nước, cũng như hành động và nhận thức về chủ quyền của dân tộc ta. Ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi cùng với những bộ Binh thơ, Hịch tướng sĩ, Di chúc của Trần Quốc Tuấn phản ánh bước trưởng thành về tư tưởng, lý luận quân sự Việt Nam, của tư duy quân sự gắn nước với dân, dựa vào dân để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước. Cuộc kháng chiến chống Minh thời Hồ đã để lại bài học sai lầm trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) nêu cao ngọn cờ đại nghĩa, phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính chất nhân dân sâu rộng. Bình Ngô đại cáo vang động núi sông, thể hiện ước vọng của cả nước: “Mở nền muôn thuở thái bình”. Lịch sử quân sự dân ..tộc thế kỷ X - XV để lại những bài học lớn về tổ chức, xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh nhân dân chống xâm lược, về kế sách và nghệ thuật đánh giặc giữ
- nước... Kỷ nguyên Đại Việt thật đáng tự hào với bao thành tựu trên cả hai Linh vực xây dựng và bảo vệ đất nước, rực rỡ văn trị, chói lọi võ công. 1.4. Giai đoạn nội chiến, khởi nghĩa nông dân và chiến tranh giữ nước từ đầu thứ kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX. Từ thế kỷ XVI, trong khi nhiều nước châu âu chuyển sang giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, thì ở Đại Việt, Nhà nước phong kiến đang bước sang giai đoạn khủng hoảng và trở thành lựe cản của sự phát triển xã hội. Nước ta đắ chìm trong một thời kỳ dài hơn hai thế kỷ bị chia cắt và nội chiến với chiến tranh Lê - Mạc 1543-1592) và chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627-1672). Lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ này tiếp tục phát triển với sự hoàn thiện của các tổ chức quân sự, trang bị vũ khí kỹ thuật, tư tưởng - lý luận mới trong điều kiện hoả khí phát triển; đặc biệt nổi bật là hoạt động chiến tranh giữa các phe phái phong kiến và những cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức. Mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến sự bùng nổ cao trào khởi nghĩa nông dân và đưa đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào Tây Sơn phát triển thành một phong trào dân tộc rộng lớn, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia và thực hiện .. thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm (1784 - 1785) và chống Thanh 1788-1789). Quang Trung - Nguyễn Huệ, một thủ linh áo vải của phong trào nông dân trở thành anh hùng dân tộc với tài năng chính trị - quân sự kiệt xuất. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoả khí, nghệ thuật tập trung binh lực, hiệp đồng giữa các loại quân với cách định thần tốc, táo bạo trên nhiều mũi, nhiều hướng đã phát huy được hiệu quả chiến đấu rất cao. Sau khi Quang Trung mất (1792), triều đại Tây Sơn suy yếu và bị Nguyễn Ánh đánh bại. Triều Nguyễn thành lập (1802), đóng đô ở Phú Xuân (Huê) với tên nước là Việt Nam. Nhà Nguyễn tổ chức một quân đội lớn, đắp thành luỹ, đúc nhiều súng thần công, nhằm chống lại các cuộc khởi nghĩa nông dân và đề phòng sự xâm lược của ngoại bang. Nhưng trong bối cảnh thế giới thế kỷ XIX, triều Nguyễn là một vương triều quân chủ chuyên chế bảo thủ, không có khả năng đưa đất nước tiến kịp trào lưu tiến hoá của thời đại mới, làm cho thế nước suy yếu. Vì vậy, từ giữa thế kỷ XIX, Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược. 1.5. Giai đoạn gần 100 năm chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp (từ 1858 đền Cách mạng Tháng Tám 1945). Bước sang thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây, trong đó có Pháp đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và ráo riết tìm kiếm thị trường, tiến hành chiến tranh xâm lược ở Đông Nam á và châu á. Đối tượng cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc ta từ đây không phải là một quốc gia phong kiến phương Đông nữa mà là một cường quốc tư bản phương Tây đi trước ta một phương thức sản xuất, có nền kinh tế phát triển, có quân đội mạnh với vũ khí trang bị hiện đại. Lịch sử quân sự Việt Nam bước sang giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược. Hoạt động quân sự của dân tộc trong giai đoạn này chủ yếu là đấu tranh vũ trang của quân và
- dân cả nước chống lại ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập tự do. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của một số vị vua có tinh thần yêu nước thuộc triều đình nhà Nguyễn, của các sĩ phu hoặc những nhà yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; là hoạt động vũ trang cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước đã trở về Tổ quốc, trở thành lãnh tụ của Đảng và của cả dân tộc. Trong giai đoạn này, lực lượng vũ trang cách mạng ra đời, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh xuất hiện và trở thành ngọn đuốc soi đường cho các hoạt động vũ trang cách mạng ở Việt Nam. Sự xuất hiện Đảng Cộng sản do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo là nhân tố cơ bản, tất yếu, quyết định những thắng lợi oanh liệt và các bước nhảy vọt lớn trong lịch sử nói chung và lịch sử quân sự Việt Nam nói riêng. Đảng kết hợp tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân với truyền thống yêu nước kiên cường, bất khuất của dân tộc, đưa sự nghiệp giải phóng đất nước từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng trong vòng 15 năm (1930-1945), cách mạng Việt Nam trải qua cao trào (1930-1931), cao trào dân chủ (1936-l939) cao trào cứu nước trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai (l939-1945) dẫn tới thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám 1945. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Bà Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là thành tựu tuyệt vời của ý chí, tinh thần, trí tuệ con người và văn hoá cứu nước, giữ nước Việt Nam. Tinh thần và trí tuệ ấy xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, được nâng lên một tầm cao mới. Nó kết tinh truyền thống quân sự của một dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm chống phong kiến bành trướng xâm lược phương Bắc và gần một thế kỷ đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân đế quốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Lịch sử quân sự Việt Nam chuyển sang một giai đoạn phát triển mới: giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc, bảo vệ nhà nước và chế độ mới ở Việt Nam. 1.6. Giai đoạn 30 năm đấu tranh cách mạng, gồm hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Ngày 23-9-1945 thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, một lần nữa phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời đã đứng trước một thử thách khắc nghiệt như “ngàn cân treo sợi tóc” . Lợi dụng nước ta đang chồng chất khó khăn, bè lũ đế quốc “định hãm ta trong thế cô độc, buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù một lúc”. Nhưng Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sách lược tài tình, khéo lợi dụng mâu thuẫn của kẻ địch, tranh thủ hoà hoãn với Pháp để đẩy gần 20 vạn quân Tưởng về nước, chuẩn bị kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Đêm
- 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cả dân tộc Việt Nam nhất tề đứng lên theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết chặt chẽ, quyết chiến đấu đến cùng vì độc lập tự do, với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Từ 1945 đến 1954, quân dân cả nước đã tiến hành một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, giành được những thắng lợi rực rỡ, làm thất bại nhiều kế hoạch chiến lược của thực dân Pháp. Lịch sử quân sự dân tộc phát triển lên tầm cao mới, ghi thêm nhiều chiến công lớn. Tiêu biểu là chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947, chiến thắng Biên Giới (1950), chiến thắng Hoà Bình, Tây Bắc (1952) và cuối cùng là chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Chiến công này là mốc vàng lịch sử đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp, dẫn đến ký Hiệp định Giơnevơ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam và quy định sau 2 năm, tiến tới hoà bình thống nhất Bắc - Nam. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chứng tỏ sức mạnh của một quân đội kiểu mới, thể hiện một đường lól quân sự và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo của Đảng ta. Nhưng đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, dựng lên chính quyền tay sai và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn làn sóng cách mạng thế giới, dẫn đến cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam anh hùng với đế quốc Mỹ - kẻ hiếu chiến lớn mạnh và tàn bạo nhất thời đại. Nhân dân miền Nam đã anh dũng đứng lên. Cả nước cùng đánh Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Miền Nam là tiền tuyến lớn; miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là căn cứ địa, hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân và dân Việt Nam anh hùng đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược trải qua năm đời tổng thống Mỹ nối tiếp nhau, làm thất bại bốn chiến lược chiến tranh xâm lược với quy mô ngày càng lớn, với tính chất ác liệt, dã man của chúng. Đòn tiến công chiến lược Mậu Thân 1968, thắng lợi của cuộc tiến công năm 1972, cùng với chiến công xuất sắc của quân dân ta đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa ri, rút quân về nước. Đại thắng mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quân và dân cả nước thực hiện trọn vẹn quyết tâm chiến lược “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó “mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm cỡ quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”1. Đây là giai đoạn hào hùng nhất của lịch sử quân sự Việt Nam, giai đoạn phát triển mạnh mẽ của đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân và
- xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; nâng tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam lên một tầm cao mới. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tí. 5, 6. 1.7. Giai đoạn đánh thắng chiến tranh xâm lược ở biên giới phía Bắc và phía Tây - Nam, xây dựng quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (từ sau năm 1975). Nước Việt Nam vừa độc lập, thống nhất, đang bước vào công cuộc xây dựng trong hoà bình thì các thế lực thù địch mưu toan phá hoại thành quả cách mạng của nhân dân ta, dùng hành động tiến công xâm lược, gây nên nhiều tội ác man rợ từ hai đầu biên giới phía Tây - Nam và phía Bắc Tổ cuốc Quân, dân ta buộc phải tiếp tục cầm súng bảo vệ Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Trong giai đoạn đất nước đổi mới, các lực lượng vũ trang của ta được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, phù hợp với tình hình mới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng quốc phòng bảo vệ nền độc lập, tự do và chủ quyền đất nước Việt Nam . Dân tộc ta đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử với nhiều biến cố thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, khi thành công khi thất bại, nhưng lịch sử quân sự nước ta là một quá trình phát triển liên tục, khi hoà bình thì xây dựng tiềm lực, hễ giặc đến là toàn dân, cả nước một lòng đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Nhân dân ta đã vượt qua mọi gian nan thử thách, đạt được nhiều thành tựu lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử quân sự luôn luôn là nội dung nổi bật của lịch sử Việt Nam. Tất cả những hoạt động quân sự, trong đó nổi bật là chiến tranh và khởi nghĩa vũ trang yêu nước chống ngoại xâm nói trên đã tô đậm và làm rạng rỡ truyền thống quân sự Việt Nam. Đó là những cuộc chiến đấu chính nghĩa, anh dũng và tài giỏi của một dân tộc nhỏ chống lại sự xâm lăng của những thế lực xâm lược to lớn quân đông và giầu mạnh. Lịch sử quân sự Việt Nam để lại những trang oanh liệt, hào hùng - hếch sử anh hùng của một dân tộc anh hùng. 2. Mấy đặc điểm của lịch sử quân sự Việt Nam: 2. 1. Trong tiên trình lịch sử, nạn ngoại xâm là mối đe doạ thường xuyên và nguy hiểm nhất đối với sự sông còn của dân tộc, vì thê, khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm đã diễn ra hầu như liên tục, dựng nước gắn liền với giừ nước là mối quan hệ mang tính quy luật chi phổi quá trình lịch sử quân sự của đất nước ta. Ngay từ cuối thời Hùng Vương, người Việt đã phải chiến đấu chống ngoại xâm và luôn trong tư thế sẵn sàng đánh giặc. Gần như ở triều đại nào, thời đại nào nhân dân ta cũng phải cầm vũ khí đánh giặc giữ nước. Kể từ thế kỷ thứ III Tí.CN đến thế kỷ XX, trong khoảng hơn 22 thế kỷ với hàng chục cuộc chiến tranh giữ nước cùng hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã chiếm tới 12 thế kỷ.
- Hoạ mất nước có khi kéo dài mấy chục, mấy trăm, thậm chí tới nghìn năm; có những thế kỷ nhân dân ta phải nhiều lần đứng lên đánh giặc. Điều đáng lưu ý ở đây là độ dài thời gian, tần số xuất hiện và số lượng các cuộc kháng chiến giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng ở Việt Nam quá lớn so với nhiều nước khác trên thế giới. Chiến đấu chống ngoại xâm vừa là thử thách gay go, ác liệt nhất, vừa thể hiện ý chí quật cường, là niềm tự hào lớn nhất của nhân dân ta. Tất nhiên, chống ngoại xâm không phải là đặc điểm riêng của lịch sử Việt Nam. Trên trái đất này, có quốc gi nào, dân tộc nào mà trong lịch sử sinh tồn và phát triển của mình lại không có một đôi lần phải chiến đấu để tự vệ? ... Nhưng điều chắc chắn là trong lịch sử nhân loại, hiếm có một dân tộc nào mà quá trình đấu tranh giữ nước lại liên tục, lâu dài và oanh liệt như dân tộc Việt Nam. Do điều kiện đặc biệt về vị trí chiến lược và hoàn cảnh lịch sử của đất nước, quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển của dân tộc ta chịu sự chi phối thường xuyên của quy luật dựng nước gắn liền với giữ nước, nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc luôn gắn liền với nhiệm vụ chống lại âm mưu thôn tính và hành động xâm lăng độc ác của kẻ thù bên ngoài. Trong lịch sử, ông cha ta vừa phải chăm lo phát triển kinh tế và mở mang văn hoá, vừa phải luôn củng cố quốc phòng, sẵn sàng ứng phó với hoạ xâm lăng. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-l077), vua Lý Nhân Tông đã căn dặn con cháu: “cần phải sửa sang giáo mác để đề phòng việc bất ngờ”. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285), Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải đã làm thơ rằng: “Thái bình tu trí lực, vạn cổ thử giang san” (thái bình nên gắng sức, non nước vững nghìn thu). Vua Lê Thái Tổ sau khi bình Ngô, xây dựng đất nước thịnh vượng, vẫn lo nghĩ: “Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an” (biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên có kế lâu dài) và không quên di chúc cho con cháu đời sau phải “lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy”. Vua Lê Thánh Tông cho rằng: “Phàm có nhà nước tất có võ bị” và luôn nhắc nhở các quần thần, tướng lĩnh phải bảo vệ từng thước núi tấc sông của vua Thái Tổ đã để lại. Từ những nhận thức đó, nhiều vị vua sáng tôi hiền, giỏi việc nước luôn luôn có những chủ trương lớn nhằm kết hợp dựng nước và giữ nước. Quốc sách “Ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nông), xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn dưới thời Lý, Trần và Lê Sơ là một phương thức xây dựng lực lượng vũ trang thích hợp, liên kết hài hoà giữa “việc binh” và “việc nông”, giữa kinh tế và quân sự. Dựng nước và giữ nước, hai nhiệm vụ khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ; là tiền đề, đồng thời là điều kiện của nhau. Dựng nước đi đôi với giữ nước; dựng nước để giữ nước và ngược lại. Đó là tư tưởng biểu thị nhận thức của người Việt Nam từ xưa đến nay về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó được biểu hiện rõ nét trong diễn trình lịch sử dân tộc Việt Nam và đã chi phối quá trình vận động, phát triển của lịch sử quân sự dân tộc ta.
- 2.2. Trong phần lớn các cuộc chiến tranh, kẻ thù dân tộc ta là những thế lực xâm lược to lớn, giầu mạnh, có quân đông gấp nhiều lần quân ta; vì thế, dân tộc ta luôn phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Các đối tượng xâm lược mà dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu chủ yếu là những triều đại phong kiến lớn mạnh ở phương Bắc và bọn đế quốc tư bản phương Tây. Dưới thời cổ - trung đại, đó là những thế lực xâm lược có cùng một trình độ phương thức sản xuất, điều kiện vật chất và khoa học kỹ thuật quân sự không hơn kém nhau nhiều, nhưng là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế hơn ta, có quân đội đông và thiện chiến. Dưới thời cận - hiện đại, dân tộc ta phải chống lại những đế quốc giàu mạnh, với phương thức sản xuất tư bản hiện đại, có tiềm lực về mọi mặt, phương tiện vật chất, kỹ thuật quân sự tiên tiến. Trải qua các thời đại, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành biết bao cuộc chiến tranh lớn, vì độc lập tự do. Hoàn cảnh lịch sử của mỗi cuộc khởi nghĩa và chiến tranh có khác, nhưng điểm chung xuyên suốt trong cả dọc dài lịch sử dân tộc từ thời cổ đại đến thời hiện đại là: với một nước nhỏ, dân không đông, quân không nhiều mà Việt Nam thường xuyên phải đương đầu, chống lại các thế lực xâm lược có đất nước rộng lớn, dân số nhiều, quân đội thường trực đông và giầu mạnh, đã từng chinh phục nhiều quốc gia lại ở sát biên giới phía Bắc hoặc là những đế quốc tư bản phương Tây có tiềm lực kinh tế và quân sự rất mạnh. Dân tộc ta phải chống ngoại xâm trong điều kiện so sánh lực lượng quá chênh lệch. Nước đi xâm lược ngoại trừ vài ba trường hợp là những quốc gia không lớn lắm, so sánh về đất đai, dân số và tiềm lực các mặt không hơn kém nhiều như Nam Việt, (Nam Hán và Xiêm), còn lại là những đế chế giầu mạnh ở phương Đông hay những cường quốc đế quốc tư bản chủ nghĩa ở phương Tây. Đế chế Tần cuối thế kỷ III Tr.CN huy động 50 vạn quân chinh phục các dân tộc Bách Việt, trong đó có một bộ phận lớn tiến vào Văn Lang. Bấy giờ, dân số nước ta chưa đầy một triệu người. Nhà Tống trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1075-1077) đã huy động hơn 30 vạn quân các loại; khi ấy dân số nước Đại Việt có khoảng 4 triệu và quân thường trực có khoảng 5-7 vạn người. Đế chế Nguyên - Mông thế kỷ XIII là một đế quốc giầu mạnh, rộng lớn, đã từng chinh phục khắp các lục địa âu - á. Trong hai cuộc chiến tranh xâm lược nước ta các năm 1285 và 1288, nhà Nguyên đã huy động tất cả trên một triệu lượt quân: cuộc xâm lược năm 1285 có 60 vạn, cuộc xâm lược năm 1288 có trên 50 vạn quân. Lúc đó, nhà Nguyên đã thống trị toàn Trung Quốc, có quân đông tướng mạnh; còn nước Đại Việt có khoảng 5 - 6 triệu dân và quân thường trực của vương triều Trần lúc huy động cao nhất chỉ có khoảng 30 vạn. Cuối thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã sử dụng 29 vạn quân tiến công chiếm đóng Thăng Long, còn quân đội Nguyễn Huệ có chừng 10 vạn. Trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ đôi tròng”, vừa phải chống thực dân Pháp vừa phải chống phát xít Nhật - những thế lực xâm lược lớn mạnh và hiếu chiến. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mỹ (1954-1975), nước
- Việt Nam còn nghèo, kinh tế còn lạc hậu mà phải chống lại hai đế quốc to, có tiềm lực kinh tế mạnh, có quân đội đông được trang bị đủ loại vũ khí tối tân hiện đại bậc nhất. Đặc biệt, cuộc kháng chiến chống Mỹ là thử thách chưa từng có của dân tộc Việt Nam. Chưa bao giờ quân và dân ta phải chống lại một đạo quân viễn chinh được huy động đông và trang bị hiện đại đến như vậy. Đó là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc điển hình, lâu dài, chống lại thế lực xâm lược lớn mạnh gấp bội lần. Lúc cao nhất đế quốc Mỹ đã huy động trên 60 vạn quân Mỹ và chư hầu, cùng với hàng triệu lính nguỵ được Mỹ tổ chức và trang bị hiện đại. Đây là thời điểm xuất hiện đội quân xâm lược đông nhất, trang bị hiện đại nhất trong lịch sử dân tộc ta. Mặt khác, hầu hết các cuộc chiến tranh xưa nay, quân thù còn có khả năng huy động những đạo viện binh lớn và chi viện các mặt cho chiến trường. Vì thế, trong lịch sử chiến tranh giữ nước, dân tộc Việt Nam thường phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh. Trong hoàn cảnh đó, muốn chiến thắng quân thù lớn mạnh, Việt Nam phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả nước, đánh giặc trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Đối với dân tộc Việt Nam xưa nay, lực lượng đánh giặc không chỉ là lực lượng quân sự mà còn là lực lượng chính trị, kinh tế và văn hoá. Chế độ chính trị, nền kinh tế, văn hoá và con người Việt Nam luôn luôn là những cơ sở của sức mạnh giữ nước. Sức mạnh đó không chỉ là của riêng nhà nước (triều đình) mà còn là sức mạnh của cả dân tộc được huy động từ mỗi địa phương, mỗi làng xã, động bản và mỗi gia đình ở khắp mọi nẻo miền đất nước (quốc gia tính lực), là sức mạnh truyền thống cả nước đánh giặc (cử quốc nghênh địch). 2.3. Dựa vào dân, xây dựng lực lượng vũ trang từ nhân dân, thực hiện chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự toàn dân, cả nước đánh giặc, là phương thức thích hợp nhất, là bài học thành công trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc Việt Nam . Sức mạnh to lớn cho phép một nước nhỏ đánh thắng một kẻ thù lớn mạnh là sức mạnh của cả dân tộc đứng lên bảo vệ và giải phóng Tổ quốc. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thành công từ thới xa xưa đến thời hiện đại của dân tộc ta đều là chiến tranh nhân dân, với nền nghệ thuật quân sự tiêu biểu, nghệ thuật toàn dân đánh giặc, kết hợp sức mạnh chiến đấu của quân chủ lực với sự tham gia đông đảo của các tặng lớp nhân dân, của toàn dân, của cả nước. Trong lịch sử quân sự Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông (thế kỷ XIII), chiến tranh giải phóng chống Minh (thế kỷ XV), kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (thế kỷ XX) là những cuộc chiến tranh mang tính nhân dân sâu sắc nhất. Trần Quốc Tuấn và các vua Trần, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta thời hiện đại luôn có tư tưởng quân sự dựa vào dân, xây dựng lực lượng từ dân chúng và tiến hành chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược, tư tưởng "lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Chính sách “Ngụ binh ư nông” được vận dụng trong suốt thời Lý, Trần và Lê Sơ là phương thức xây dựng lực lượng vũ trang nằm trong nhân dân, gắn liền với sản xuất, là một chính sách đúng đắn nhằm kết hợp kinh tế với quốc phòng, vừa bảo đảm tập trung lao động nông nghiệp, vừa duy trì lực lượng quân đội
- cần thiết trong thời bình và có thể huy động tối đa trai tráng, nhân lực khi có chiến tranh. “Ngụ binh ư nông” đã giúp nhà nước đảm bảo cân đối giữa quân thường trực và quân dự bị. Khi hoà bình vẫn đủ sức canh phòng, thời chiến huy động được đông đảo quân đội, thực hiện chiến tranh nhân dân, toàn dân là lính. Lực lượng vũ trang, trong đó có quân đội bao giờ cũng giữ vai trò nòng cốt của sức mạnh giữ nước. Trong lịch sử, lực lượng đó bao gồm quân triều đình, quân các lộ, trấn và hương binh, dân binh các bản làng; trong thời hiện đại, đó là lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Quân chủ lực của triều đình, của Nhà nước là lực lượng trụ cột, có số lượng hợp lý và tinh nhuệ, được xây dựng theo hướng chính quy với phương thức: “quân cần tinh không cần nhiều”. Đó là cơ cấu tổ chức quân sự truyền thống của dân tộc ta, đó là lực lượng vũ trang của nền quốc phòng toàn dân, của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Tất nhiên, khi tiến hành chiến tranh, ông cha ta trước kia cũng như Đảng và Nhà nước ta ngày nay đều không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang, vào quân đội mà còn dựa vào lực lượng nhân dân, cả nước đánh giặc. Những nhà lãnh đạo đất nước tài giỏi đều nhận thức được vai trò của nhân dân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nhân dân được coi là cơ sở để tiến hành các cuộc chiến tranh giữ nước. Chính vì lẽ đó mà Trần Quốc Tuấn đã đề nghị vua Trần Nhân Tông ngay sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông chưa vội xây thành Thăng Long nguy nga đồ sộ, mà việc cần kíp trước hết phải làm là giảm thuế cho dân, nhất là ở những nơi có chiến tranh tàn phá; thực hiện “chúng chí thành thành”, xây dựng bức thành kiên cố bằng ý chí của nhân dân và ông đã tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc rằng: “ Đến đời Đinh - Lê dùng được người hiền lương, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới cùng lòng, lòng dân không chia, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống, đó là một thì... Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước góp sức, giặc tự bị bắt... Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”1. Nguyễn Trái coi dân như nước, nước có thể chở thuyền và nước cũng có thể lật thuyền, “phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ” (lật thuyền mới hay sức dân như nước). Ông khuyên vua Lê “nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận, sầu than”. Từ quan điểm: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” mà trong cuộc chiến tranh giải phóng, Lê Lợi và Nguyễn Trái đã có một đội nghĩa binh đông tới 35 vạn, phần lớn là “manh lệ bốn phương tụ hội”; và nghĩa quân Lam Sơn đi đến đâu thì “chật đất người theo, đầy đường rượu bày, dân chúng kéo đến như đi chợ”, “họ nguyện đồng lòng hợp sức, liều chết vây thành diệt giặc”2. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Mình và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ, tập hợp hết thảy mọi người dân yêu nước trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc, đấu tranh vì tự do độc lập. Tổ quốc trên hết! Dân tộc trên hết! Triệu người Việt Nam như một, dưới ngọn cờ đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sẵn sàng hy sinh tất cả tính mạng và của cải để bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Trong kháng chiến chống Pháp nhân dân cả nước nhất tề vùng dậy chống xâm lăng, thực hiện
- lợi kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”3. Trong kháng chiến chống Mỹ, cả dân tộc Việt Nam đứng lên chiến đấu hy sinh vì một chân lý vĩnh hằng: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới ngọn cờ của Đảng, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng Việt Nam đã được phát huy và nâng lên gấp bội. Cả miền Bắc và miền Nam, cả hậu phương và tiền tuyến, cả nước đánh giặc. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng đã tiễn đưa người con cuối cùng của mình ra mặt trận để cứu nước, cứu nhà. Hàng triệu thanh mền nam nữ đã lớp lớp “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hậu phương tuôn người, tuôn của ra tiền tuyến. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống. Tư tưởng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết chặt người Việt Nam thành một khối vững chắc để “nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Dựa vào dân, tiến hành chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc trở thành phương thức thích hợp, là chìa khoá thắng lợi trong chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong lịch sử dân tộc ta cũng có đôi ba lần phải chịu thất bại cay đắng khi tiến hành chiến tranh tự vệ, như dưới thời An Dương Vương (thế kỷ II Tr.CN), thời Hồ (đầu thế kỷ XV) và thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX). Một bài học lớn rút ra từ ba lần mất nước nói trên là các vương triều đó đã không có một đường lối chính trị - quân sự đúng đắn để động viên, đoàn kết nhân dân cả nước cùng đừng lên đánh giặc giữ nước. 1. Đại Việt sử ký toàn thơ, tập II, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 79. 2. Nguyễn Trái: Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 58, 59. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ hai, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995,T.4, Tr.480. 2.4. Dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm bằng ý chí và lòng yêu nước, bằng trí thông minh, tài thao lược, nhân nghĩa và văn hoá Việt Nam. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tôi luyện truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tự lực tự cường của nhân dân ta. Trước hoạ xâm lăng, thái độ nhất quán của toàn dân, của cả nước là quyết đứng lên chiến đấu “quét sạch nó đi”. Lời tuyên bố của Trần Thủ Độ vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” (1258); những tiếng hô “quyết đánh” của các bô lão vang lên trong Hội nghị Diên Hồng (1284); tinh thần quyết chiến của Trần Quốc Tuấn: “Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu tôi đi đã”; gương chiến đấu “sát Thát” của Lê Tần, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toàn và các binh sĩ trong kháng chiến chống Nguyên - Mông; gương lấy thân mình lấp lỗ châu mai của Phan Đình Giót, đem thân mình chèn pháo của Tô Vĩnh Diện trong kháng chiến chống Pháp; khí phách hiên ngang của Nguyễn Văn Trỗi và tiếng hô “nhằm thẳng quân thù mà bắn” của Nguyễn Viết
- Xuân trong kháng chiến chống Mỹ,... là những biểu tượng sáng ngời chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó chính là tinh thần xả thân vì nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc giống nòi. Dù cho cuộc chiến đấu gay go, phức tạp, thậm chí có lúc thất bại tạm thời, dù cho phải chịu đựng nhiều gian khổ hy sinh, nhưng lòng yêu nước và chí căm thù giặc vẫn rực cháy. Lịch sử đã hun đúc chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và trở thành truyền thống lâu dài, bất tử. Nó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, là tư tưởng, tình cảm thiêng liêng nhất của nhân dân ta. Yêu nước là đá thử vàng, là chuẩn mực giá trị cao nhất của con người, biểu hiện tập trung tinh thần làm chủ rất cao của nhân dân Việt Nam đối với Tổ quốc, quê hương, đối với nền văn hoá lâu đời của cộng đồng, là chủ nghĩa anh hùng, tinh thần bất khuất trong đấu tranh vì sự sống còn của dân tộc. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã sớm trở thành lẽ sống thiêng liêng của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 1. Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và rất hào hùng của mình, dân tộc ta chẳng những đã thắng địch bằng lực lượng vật chất, bằng tinh thần và ý chí chiến đấu kiên cường, bằng nghị lực vượt khó khăn thử thách phi thường mà còn thắng địch bằng cả trí tuệ và tài thao lược Việt Nam. Trong dựng nước và giữ nước, Việt Nam tỏ rõ là một dân tộc giàu tài năng, dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Tài dụng binh, mưu cao, mẹo giỏi, biết địch, biết ta biểu hiện phong phú trong quá trình đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng giặc là nội dung bao quát của nghệ thuật quân sự Việt Nam, một nền nghệ thuật truyền thống lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu chống mạnh xưa nay. Một trường phái nghệ thuật quân sự tiên tiến của dân tộc ta ra đời và phát triển theo yêu cầu ngày càng cao của công cuộc giữ nước. Các nhà quân sự đã tổng kết thành những phương châm lớn, những tư tưởng, lý luận quân sự tiến bộ: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng” (tiên phát chế nhân - Lý Thường Kiệt); “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “dĩ đoản binh chế trường trận” (Trần Quốc Tuấn); “Đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo”, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” (Nguyễn Trãi); thần tốc táo bạo “đánh cho giặc không còn một chiếc xe, một mảnh giáp quay về; đánh cho chúng biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ” (Nguyễn Huệ); “Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”, “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, “kiên quyết không ngừng thế tiến công”, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” (Hồ Chí Minh), v.v.. Tư tưởng quân sự và nghệ thuật quân sự dân tộc ta mang sắc thái độc đáo Việt Nam. Những di sản quý giá đó tiêu biểu cho tài thao lược kiệt xuất, cho trí tuệ và tài ba của ông cha, nó từng bước được kế thừa và nâng cao trong tiến trình lịch sử. Thắng lợi trong chiến tranh chống ngoại xâm là thắng lợi của sức mạnh con người mà trước hết là của trí tuệ, tinh thần và văn hoá Việt Nam.
- Trong lịch sử quân sự dân tộc có những đỉnh cao trí tuệ tiêu biểu. Đó là thời Lý - Trần với các tài năng quân sự lớn như Lý Thường Kiệt và Trần Quốc Tuấn, thể hiện trong kế sách giữ nước, trong cuộc phạt Tống thắng lợi (thế kỷ XI) và ba lần đại phá Nguyên - Mông (thế kỷ XIII); đó là trí tuệ trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV mà tiêu biểu là thiên tài quân sự Lê Lợi và Nguyễn Trãi; đó là tài thao lược của dân tộc hồi cuối thế kỷ XVIII mà người đại diện là anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ, với nghệ thuật dụng binh đặc sắc, tài giỏi, mưu trí, với cách đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ và mãnh liệt; đó là đỉnh cao trí tuệ Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm, đánh thắng chiến tranh xâm lược của cả chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới của Pháp và Mỹ. 1. Hồ Chí MinhToàn tập, Sđd, T.6, tr.171. Tinh thẩn cùng trí tuệ Việt Nam, ý chí chiến đấu ngoan cường kết hợp với tài thao lược kiệt xuất càng làm tăng thêm sức mạnh giữ nước, là cơ sở để dân tộc ta lập nên những chiến công vang dội. Bạch Đằng, Như Nguyệt, Đông Bộ Đầu, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang, Rạch Gầm - Xoài Mút, Ngọc Hồi - Đống Đa, Điện Biên Phủ, Xuân Mậu Thân, Chiến dịch Hồ Chí Minh, v.v. mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như những võ công hiển hách, tiêu biểu cho lòng yêu nước, ý chí quật cường vì độc lập tự do và trí tuệ tài năng đánh giặc cứu nước, để lại những tấm gương chói lọi và bài học sâu sắc cho muôn đời. Trong quá trình chỉ đạo chiến lược, ở mỗi thời kỳ, mỗi cuộc chiến tranh đều mang những đặc trưng sắc thái Việt Nam và để lại những bài học lớn. Đối với các lân quốc, giới lãnh đạo quốc gia trong các giai đoạn lịch sử luôn cố gắng giừ mối hoà hiếu, thi hành nhiều biện pháp ngoại giao mềm mỏng để duy trì hoà bình, xây dựng đất nước. Khi có nguy cơ bị xâm lược, ông cha chúng ta đều cố sức tránh chiến tranh, hoặc tìm cách trì hoãn để chuẩn bị lực lượng. Phương châm xử thế là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, vì hoà bình và hữu nghị, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, khi kẻ thù đã đẩy dân tộc ta vào thế không còn con đường nào khác, để bảo vệ độc lập và chủ quyền thì chúng ta chấp nhận cuộc thử thách với tất cả quyết tâm, ý chí và nghị lực phi thường của mình. Như một quy luật là trên cơ sở giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên chiến trường, dân tộc ta biết dùng những biện pháp chính trị, ngoại giao khôn ngoan, thích hợp để kết thúc chiến tranh. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thường kết thúc bằng những trận quyết chiến chiến lược và sau đó là những cuộc thương thuyết, đàm phán để chấm dứt chiến tranh và lập lại quan hệ bang giao giữa hai nước. Tư tưởng kết thúc chiến tranh mang tinh thần đại nghĩa đó được Nguyễn Trãi đúc kết rằng: “Nghĩ về kế lâu dài của nước nhà Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh Sửa hoà hiếu cho hai nước Tắt muôn đời chiến tranh” . . . 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đại Việt sử kí ngoại toàn thư - Nguyễn Bảo Trung
843 p | 176 | 74
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 2
7 p | 168 | 38
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 4
10 p | 174 | 24
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 8
13 p | 162 | 17
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 7
10 p | 98 | 16
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 5
9 p | 119 | 14
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 3
8 p | 119 | 12
-
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 6
15 p | 108 | 10
-
Tranh, tượng của các họa sĩ bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
7 p | 159 | 6
-
Thiếu tướng Hoàng Sâm và những đóng góp của ông trong lịch sử quân sự Việt Nam
11 p | 67 | 3
-
Lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thế kỷ XIX thể chế triều cống, thực và hư
11 p | 58 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa Kì năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 16 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam Trung Quốc năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 18 | 3
-
Chiến thắng sông Mao trong chống Mỹ cứu nước: Phần 1
74 p | 4 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 12 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 19 | 2
-
Tuyên truyền giáo dục lịch sử quân sự cho học viên các trường quân đội của bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam
5 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn