intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay

Chia sẻ: Trương Ngọc Khánh Khánh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:120

72
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày những nội dung chính của chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp; sự biến chuyển dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam; tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay

  1. NỘI DUNG II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NAY. I. Dạng câu hỏi tái hỉện kiến thức 1. Trình bày những nội dung chính của chương trình khai thác thuộc địa của thực   dân Pháp? * Bối cảnh Sau chiến tranh thế  giới thứ  nhất, nước Pháp bị  tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà  máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị  tàn phá, sản xuất công nghiệp  bị  đình trệ, lạm  phát tràn lan, giá cả gia tăng. Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế – xã hội, chính  quyền Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường  đầu tư khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi. * Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương Sau chiến tranh thế  giới thứ  nhất, thực dân Pháp đã chính thức triển khai chương  trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, trung chủ yếu vào  lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 – 1929), tổng số vốn đầu  tư vào Đông Dương, trong đó chủ  yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ Phờ – răng (tăng 6 lần so  với 20 năm trước chiến tranh).  Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam. *Hoạt động đầu tư khai thác lần thứ hai ở Việt Nam ­ Trong nông nghiệp: Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là  lập  các đồn điền cao su lên đến 400 triệu phờ­răng, tăng 10 lần so với trước  chiến tranh; diện  tích cao su năm 1930 tăng lên 120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới  ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, Công ty trồng trọt cây nhiệt đới… ­ Trong lĩnh vực khai mỏ Tư  bản Pháp tập trung đầu tư  vào lĩnh vực khai  thác than và khoáng sản:  + Các công ty than đã có trước đây: tăng cường đầu tư và khai thác. + Lập thêm nhiều công ty than mới: Công ty than Hạ Long – Đồng Đăng; Công ty  than và kim khí Đông Dương; Công ty than Tuyên Quang; Công ty than Đông Triều.  ­ Tiểu thủ công nghiệp: Thực dân Pháp mở thêm nhiều cơ sở gia công, chế biến:  + Nhà máy sợi ở  Nam Định, Hải Phòng; nhà máy rượu  ở  Hà Nội, Nam Định, Hà  Đông; nhà máy diêm ở Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy. + Nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy xay xác, chế biến gạo Chợ Lớn…. ­ Thương nghiệp:  Giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại  thương: trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương chiếm 37%, đến năm  1930 đã lên đến 63%. 1
  2. Pháp thực hiện chính sách đánh thuế  nặng đối với hàng hoá nước ngoài nhập vào  Việt Nam để tạo thuận lợi cho hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam. ­ Giao thông vận tải: tiếp tục được đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống đường  sắt và đường thủy nhằm phục vụ  cho công cuộc khai thác, vận chuyển vật liệu và hàng  hoá. Các đô thị được mở rộng và cư dân thành thị cũng tăng nhanh. ­   Tài   chính   ngân   hàng: Ngân   hàng   Đông   Dương   nắm   quyền   chỉ   huy   nền   kinh   tế Đông Dương: nắm quyền phát hành giấy bạc và có nhiều cổ  phần trong hầu hết các   công ty tư bản Pháp.. ­ Ngoài ra, thực dân Pháp còn bóc lột nhân dân ta bằng các loại thuế khóa nặng nề.  Nhờ vậy, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912. Nhìn chung các ngành kinh tế  nước ta có sự  chuyển biến hơn so với trước nhưng  bản chất của cuộc khai thác không thay đổi, hết sức hạn chế  sự  phát triển công nghiệp,   nhất là công nghiệp nặng nhằm cột chặt nước ta lệ thuộc vào Pháp, trở  thành thị  trường  độc chiếm của Pháp. 2. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp  ở  Việt   Nam có sự chuyển biến ra sao? Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có  sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ – phong kiến và nông dân) đã xuất  hiện các giai cấp mới (Tư sản, tiểu tư sản và công nhân) với quyền lợi, địa vị  và thái độ  chính trị khác nhau. ­ Giai cấp địa chủ  bị  phân hoá thành ba bộ  phận là đại địa chủ, trung địa chủ, tiểu  địa chủ. Đại địa chủ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, đàn áp, bóc lột nông  dân về kinh tế, chính trị, làm tạy sai cho Pháp, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Phần lớn đại   địa chủ  trở  thành kẻ  thù của cách mạng. Hình thành và phát triển trong một dân tộc có  truyẻn thống chống ngoại xâm, nên một bộ  phận tiểu và trung địa chủ  có ý thức dân tộc  chống đế quốc và tay sai. ­ Giai cấp nông dân là lực lượng đông nhất, chiếm trên 90 % dân số. Họ bị đế quốc  và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị  thống trị, bần cùng hoá nhưng không có lối thoát.   Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai hết sức gay gắt. Đó là cơ  sở của sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nông dân trong sự nghiệp đấu tranh giành tự do   và độc lập. ­ Giai cấp tiểu tư sản (gồm những người: tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên,  nhà văn, nhà báo, công chức) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có sự  phát triển nhanh   về số  lượng. Họ có ý thức dân tộc dân chủ, chống thực dân và tay sai. Đặc biệt bộ  phận   trí thức, học sinh, sinh viên rất nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên   rất hãng hái tham gia các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. ­ Giai cấp tư  sản Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế  giới thứ  nhất và phân hoá   thành hai bộ  phận: tư  sản mại bản là những chủ  tư  bản lớn mở  xí nghiệp để  gia công,  nhận thầu cho đế quốc, có quyền lợi gắn bó với đế quốc. Tư sản dân tộc có địa vị kinh tế  nhỏ bé, số vốn ít, họ là lực lượng có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. ­ Giai cấp công nhân ngày càng đông đảo. Trước Chiến tranh thế  giới thứ nhất, số  lượng công nhân khoảng 10 vạn người, đến năm 1929 trên 22 vạn người. 2
  3. Công nhân Việt Nam có đặc điểm giống công nhân thế giới: đại biểu cho lực lượng  sản xuất tiến bộ của xã hội, điều kiện lao động và sinh sống tập trung... Đặc điểm riêng của công nhân Việt Nam là chịu 3 tầng áp bức: đế  quốc, tư  sản,   phong kiến nên đời sống hết sức cực khổ. Có mối quan hệ gần gũi với nông dân, tạo điểu  kiện thuận lợi để hình thành mối liên minh công nông. Vừa ra đời, công nhân Việt Nam đã   được tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Công nhân Việt Nam không  có công nhân quý tộc, đồng nhất về  văn hoá và ngôn ngữ  nên có tinh thần đoàn kết cao.   Công nhân Việt Nam sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác ­ Lênin do Nguyễn Ái Quốc truyền bá,   vì vậy nhanh chóng vươn lên trở  thành một động lực mạnh mẽ  của phong trào dân tộc  theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại. Tóm lại, Từ  sau chiến tranh thế  giới thứ  nhất đến cuối những năm 20 của thế  kỉ  XX, Việt Nam có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các  lĩnh vực: kinh tế, xã hội,  văn hóa, giáo dục. Những mâu thuẫn trong xã hội Việt  Nam ngày càng sâu sắc, đặc biệt là  mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai, đẩy tinh thần cách mạng  của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lên một độ cao mới. 3. Tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm   1919 ­ 1925? Hoạt động của người Việt Nam ờ nước ngoài: ­ Hoạt động cùa Phan Châu Trinh và những Việt kiểu yêu nước tại Pháp: + Năm 1922, Phan Châu Trinh hoạt động ở Pháp, Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư”  vạch ra 7 tội đáng chém của Khải Định. Phan Châu Trinh còn tổ  chức   diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường ở Việt Nam, tiếp tục hô hào “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”... Tháng 6/1925, Phan Châu Trinh về  nước tiếp tục hoạt động, đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyển. + Việt Kiều tậi Pháp đã tham gia hoạt động yêu nước, chuyển tài liệu, sách báo tiến   bộ  về  nước. Một số  thuỷ  thủ  Việt Nam đã hoạt động trong Hội  Liên hiệp Thuộc địa.  Nhiểú trí thức và lao động Việt Nam  ở  Pháp đã đoàn kêt tập hợp trong các tổ  chức yêu  nước. Năm 1925, Hội Những người Lao động Trí óc  ở Đông Dương ra đời. Một sô thanh  niên, sinh viên yêu nước xuất thân trong các gia đinh địa chủ, tư sản lập ra Đảng Việt Nam   độc lập, xuất bản báo Tái sinh. ­ Hoạt động của Phan Bội Châu và một số  thanh niên Việt Nam tại Trung   Quốc: + Năm 1913, Phan Bội Châu bị quân phiệt Trung Quôc bắt, đến năm 1917 được thả  tự do. Giữa lúc đó, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mưởi và sự ra đời của nước Nga Xô  viết đã bắt đầu đến với ông như  một ánh sáng mới. Cuối năm 1920, Phan Bội Châu viết  truyện Phạm Hồng Thái, ngợi ca tinh thần yêu nước, hi sinh anh dũng của người thanh   niên họ  Phạm. Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị  thực dân Pháp bắt tại Hàng Châu (Trung   Quốc) đưa về  nước, bị  kết án tù rồi đưa về  an trí  ở  Huế. Từ  đó trở  đi, Phan Bội Châu   không có điều kiện để tiến theo nhịp sống đấu tranh mới của dân tộc. 3
  4. + Nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước sang Quảng Châu (Trung Quốc) tìm đường  cứu nước, trong đó có Lê Hồng Sơn, Hổ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viển... Năm 1923, họ  lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Tâm tâm xã cử Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát toàn quyển  Méclanh ở Sa Diện (Quảng Châu) ngày 19/6/1924. Sự việc không thành, Phạm Hồng Thái  đã anh dũng hi sinh trên dòng Châu Giang. Tiếng bom Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn   lửa chiến đấu, khích lệ  tinh thần đấu tranh của nhân dân ta, nhất là thanh niên. Sự  kiện  lịch sử đó tuy nhỏ nhưng nó như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân. (Phần về  Nguyễn Ái Quốc nếu dài quá có thể  ko ghi hoặc ghi tóm tắt theo phần in   nghiêng dưới cùng) ­ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: Cuối 1917, sau 8 năm bôn ba khắp các châu lục trên thế  giới, Nguyết Tất Thành từ  Anh chuyển về Parí, thủ đô nước Pháp. Người hoạt động trong phong trào công nhân Pháp,  gia nhập Đảng Xă hội Pháp (1919) là một chính Đảng tiến bộ  nhất  ở Pháp lúc nảy, tham   gia vả lãnh đạo hội Việt kiều yêu nước. Ngày 18/6/1919 lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu  sách của nhân dân An Nam đòi quyền lợi cho Việt Nam. Tuy không được châp nhận nhưng   sự kiện đó đã thức tỉnh nhân dân ta, vạch trần luận điệu tuyên truyền lừa bịp của các nước  đê quốc, nhất là “Chương trình 14 điểm" của Uynxơn. Người kết luận: các dân tộc muốn  được giải phóng phai dựa vào sức mình là chính. Mùa hè năm 1920, Nguyễn  Ải Quốc đọc “Sơ  thảo lần thứ  nhất những luận cương   của Lênin về vấn đề  dân tộc và thuộc địa”. Luận cương Lênin đến với Nguyễn Ải Quốc  như một luồng gió mới đầy lạc quan, tin tưởng, từ đó Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường  giải phóng dân tộc đúng đắn. Tháng 12/1920, tại đại hội Tua của Đàng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã  cùng với  đa số bỏ phiếu tán thành Quốc tể III cùa Lênin và tham gia sáng lập Đàng Cộng sán Pháp,  trở thành người cộng sàn Việt Nam đầu tiên. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với các nhà cách mạng  ờ  châu Phi sảng lập ra  “Hội Liên hiệp thuộc địa” nhằm phối hợp đấu tranh. Cơ quan ngôn luận là tờ báo  “Người  cùng khồ” do Nguyễn Ái Quốc làm chú nhiệm, kiêm chù bút. Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc   còn viết nhiều bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sổng công nhân” (1922), đặc biệt là tác phẩm  “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925). Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp đến Liên Xô, dự Hội nghị Quốc tế  nông dân (10/1923) và được bầu vào ban chấp hành. Sau đỏ Người ơ lại Liên Xô một thời  gian, vừa học tập, vừa viết bài cho bảo “Sự  Thật” của Đáng Cộng Sán Liên Xô, tạp chí  “Thư  tín quốc tế” của Quốc tẻ  Cộng sàn. Tại Đại hội V (6­ 7/1924) cùa Quốc tế  Cộng  sàn, Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên chiến lược, sách lược cùa cách mạng giải phóng dàn tộc,  môi quan hệ giữa cảch mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải phóng thuộc địa, vị  trí  của vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc chuyển sang hoạt động  ờ  Quảng Châu, Trung   Quốc để  trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ  chức cách mạng, truyền bá lí luận cách   mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Những chuyên biến về kinh tế ­ chinh trị ­ xã hội   4
  5. Việt Nam dưới ách thống trị của thực dán Pháp đã tạo điều kiện để  “chú nghĩa xã hội chi   còn làm cải việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóg nữa mà thôi”. Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên để  trang bị chủ nghĩa Mác – Lênin cho họ. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: ­ Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919. ­ Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị  Vécxai “Bản yêu sách của   nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền   bình đẳng của nhân dân An Nam. ­ Tháng 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về   vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự   do của nhân dân Việt Nam. ­ Ngày 25/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội   Pháp  ở  Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia   thành lập Đảng Cộng sản Pháp. ­ Năm 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để  đoàn kết   các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ” là cơ   quan ngôn luận của Hội. ­ Tháng 6/1923, Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và   Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924) ­ Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền,   giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. ­ Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên   để trang bị chủ nghĩa Mác – Lênin cho họ. 4. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã diễn ra như thế nào từ năm   1919 ­ 1925? Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc và  chống phong kiến, giai cấp tư sản; tiểu tư sản Việt Nam đã bước lên vũ đài chính trị  với  một phong trào yêu nước sôi nổi, rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với  những hình thức đấu tranh phong phú. – Hoạt động của tư sản: Do mâu thuẫn về  quyền lợi nên tư  sản Việt Nam đã có  những hoạt động đấu tranh chống thực dân Pháp và tay sai. + Từ năm 1919, tư sản Việt Nam tổ chức tẩy chay hàng Hoa Kiều, vận động “chấn  hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”. + Năm 1923, một số tư sản và địa chủ   lớn ở Nam Kì đấu tranh chống độc quyền  cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì. 5
  6. + Năm 1923, một số tư sản và đại địa chủ ở Nam Kì (đại biểu là Bùi Quang Chiêu,  Nguyễn Phan Long...) thành lập Đảng Lập hiến, đưa ra một số  khẩu hiệu đòi tự  do dân  chủ, nhằm tranh thủ  quần chúng. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ  một số  quyền (như cho tham gia Hội đồng quản hạt Nam Kỳ) thì họ lại thỏa hiệp với chúng. + Ngoài ra còn có nhóm Nam phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “Quân chủ  lập   hiến”   và nhóm   Trung   Bắc   tân   văn   của   Nguyễn   Văn   Vĩnh   đề   cao   tư   tưởng   “trực   trị”  hoạt động ở Bắc Kì, mở  các cuộc vận động đòi tự do đi lại, tự  do ngôn luận, tự do buôn  bán. – Hoạt động của tiểu tư sản Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các tầng lớp tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh   đòi quyền tự do dân chủ, hăng hái chống lại cường quyền áp bức. + Năm 1923, một số  thanh niên yêu nước hoạt động ở Quảng Châu  – Trung Quốc,  trong đó có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu… lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Năm 1924, Tâm tâm  xã cử Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc­lanh ở  Sa Diện   (Quảng Châu), tuy không thành công, nhưng đã khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân,  nhất là tầng lớp thanh niên yêu nước. + Ở trong nước, tầng lớp tiểu tư  sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự  do dân  chủ; thành lập một  số tổ chức chính trị (như Phục Việt, Hưng Nam, Việt Nam nghĩa   đoàn, Thanh niên cao vọng), xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ (bằng tiếng Pháp có:  An Nam  Trẻ,   Người   nhà   quê,   Chuông   rè, báo   bằng   tiếng   Việt:   Hữu   Thanh,   Đông   Pháp   thời  báo…). Một  số   nhà  xuất  bản  như Nam   đồng  thư   xã (Hà   Nội), Cường  học  thư  xã (Sài  Gòn), Quan hải tùng thư (Huế)…đã phát hành nhiều sách tiến bộ. + Một số  phong trào đấu tranh chính trị  như  cuộc đấu tranh đòi thả  Phan Bội Châu  (1925), truy điệu và để  tang Phan Châu Trinh, đòi thả  nhà yêu nước Nguyễn An Ninh  (1926). Ngoài ra, tiểu tư  sản Việt Nam còn tiến hành những hoạt động văn hoá tiến bộ,   tuyên truyền tư tưởng tự do dân chủ và cổ vũ lòng yêu nước. Càng về sau, phong trào của  tiểu tư sản càng bị phân hoá mạnh, có bộ  phân đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng tư  sản,   có bộ phận chuyển dần sang khuynh hướng vô sản. Nhìn chung Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ  tư  sản từ  năm 1919 –  1925 nặng về kinh tế, mang tính cải lương, hợp pháp, công khai. 5. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời và hoạt động như thế nào? * Sự thành lập + Sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thanh niên trí thức, tiểu tư sản yêu  nước sang Trung Quốc hoạt động cứu nước, tuy nhiên họ  chưa có phương hướng chính  trị đúng đắn, vì  thế họ rất cần được trang bị về  lý luận cách mạng. + Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ  Liên Xô về  Quảng Châu (Trung Quốc), liên  lạc với những người Việt Nam yêu nước. Tại đây Người chọn một số thanh niên tích cực  trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn (2/1925). + Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên,  nhằm tổ  chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ  thực dân Pháp và tay sai để  giải  phóng dân tộc. 6
  7. – Hoạt động ­ Xây dựng hộ  thống tổ  chức cùa Hội  ờ  trong nước ngày càng phát triển và hoàn   chỉnh, từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ xuống KI bộ đến tổ chức cơ sở là chi bộ, ­ Huấn luyện, tuyên truyẻn : + Hội phái người về  trong nước  đưa những người yêu nước sang Quảng Châu  (Trung Quốc) dự các lớp huấn luyện do Nguýẽn Ái Quốc tổ chức. Đa số là học sinh, sinh   viên, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. + Tham dự  các lớp huấn luyện chính trị  của Nguyễn Ái Quốc  ở  Quảng Châu. Sau  khi dự các lớp huấn luyện này, một số tiếp tục học ở Liên Xô, một số khác tiếp tục học ở  Trường Quân sự  Hoàng Phố, còn phần lớn trở  về  nước xây dựng tổ  chức Hội và tuyên  truyền lí luận giải phóng dân tôc trong nhân dân. + Cơ quan ngôn luận là báo Thanh niên, nội dung chủ yếu là lí luận cách mạng giải  phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, số báo đầu tiên ra ngày 21­6­1925. + Đầu năm 1927, tác phẩm "Đường Kách mệnh"của Nguyễn Ái Quốc được xuất  bản. Báo Thanh niên và tác phẩm "Đường Kách mệnh" đã trang bị  lí luận giải phóng dân  tộc cho cán bộ  Hội. Bằng nhiều con đường, báo Thanh niên và tác phẩm "Đường Kách   mệnh" đã được đưa về  nước, đến tay nhân dân yêu nước, góp phần quan trọng vào việc  chuẩn bị về tư tưởng cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. ­ Phát triển hội viên : + Năm 1928, Hội có gần 300 hội viên, năm 1929 có 1700 hội viên. Hội đã xây dựng  tổ chức cơ sở của mình ở khắp cả nước. Các kì bộ Bắc Kì, Trung Kì Nam Kì của Hội lần  lượt ra đời. Hội còn xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan). + Cuối năm 1928, sau khi có chủ  trương "vô sản hoá", nhiều cán bộ  của Hội đã đi  sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền... cùng lao động và sống với công nhân để tuyên   truyền cách mạng. ­ Đấu tranh trong nội bộ để  thành lập Đảng Cộng sản: Trước sự phát triển của  phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng  Cộng sản. Trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh  niên đã diễn ra cuộc đấu tranh,  dẫn đến sự phân hóa tích cực, hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản   đảng (6­1929) và An nam cộng sản đảng (8­1929). 6. Tóm tắt những hoạt động tiêu biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm   1930. Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm từ 1919 – 1930 – Sau những năm bôn ba hầu hết các châu lục trên thế giới, cuối năm 1917 Nguyễn   Tất Thành trở  lại Pháp.  Đầu năm 1919, Nguyễn  Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp  vì đây là tổ chức chính trị tiến bộ duy nhất ở Pháp lúc  đó. – Tháng 6/1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc  gửi đến Hội nghị  Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các tự  do, dân chủ,   quyền bình đẳng cho dân tộc. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng nó là đòn tấn công   7
  8. trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn đế quốc, có tiếng vang lớn tại Pháp, về  Việt Nam và trên thế giới. Người kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể  trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. – Giữa tháng 7/1920, khi đọc Sơ  thảo lần thứ  nhất những luận cương về  vấn đề  dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đây là cái cần   thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng cho chuíng ta”. – Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái Quốc  bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản  Pháp, trở  thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự  kiện này đánh dấu bước ngoặt   quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. – Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn   Ái Quốc ra sức hoạt  động để xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khyunh hướng  vô sản vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị  điều kiện về  tư  tưởng chính trị  và tổ  chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam. – Hoạt động ở Pháp (1921 – 1923): +   Nguyễn Ái   Quốc   cùng   với   một   số người   yêu   nước   của   các   nước   trong   khối  thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921). Cơ  quan ngôn luận của Hội là  báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. + Người viết bài cho nhiều báo: Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công  nhân của Tổng Liên đoàn lao động Pháp. Đặc biệt, người viết tác phẩm Bản án chế  độ  thực dân Pháp (được xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925). – Hoạt động ở Liên Xô (1923­1924): + Tháng 6/1923, Nguyễn   Ái  Quốc  sang Liên Xô dự   đại hội Quốc tế  Nông dân  (10/1923) và được bầu vào Ban chấp hành của Hội. + Người vừa nghiên cứu, học tập, vừa viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản  Liên Xô, tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng sản. + Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định vị trí  chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở  các nước   đế  quốc với phong trào cách mạng  ở  các nước thuộc địa, về  vai trò và sức mạnh to lớn   của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. – Hoạt động ở Trung Quốc và Đông Bắc Xiêm (1924 – 1929): + Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu Trung Quốc để trực tiếp đào  tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc  vào Việt Nam. + Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh  niên trong Tâm tâm xã để tổ chức thành  nhóm Cộng sản đoàn (2/1925) làm nòng cốt để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh   niên (6­1925) nhằm  chuẩn bị   điều kiện tiến tới thành lập  Đảng Cộng sản; xuất bản  báo Thanh niên để tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho quần chúng. + Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện   đào tạo cán bộ. Từ năm 1925 đến  năm 1927 đã đào tạo được 75 người. Những bài giảng của Người được xuất bản thành  cuốn Đường kách mệnh (1927). 8
  9. – Những năm 1928­1929, Người còn hoạt động  ở  Đông Bắc Xiêm, tuyên truyền lý  luận cách mạng và tổ chức Việt kiều yêu nước. – Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các nhóm  cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Người soạn thảo ra Cương lĩnh chính trị  đầu  tiên của Đảng (bao gồm Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt), được Hội nghị thông  qua. 7. Trình bày sự thành lập và hoạt động của tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng? * Sự thành lập ­ Trong những nãmT919 ­ 1926, phong trào dân tộc, dân chủ của bộ phận tư sản dân  tộc và tiểu tư sản phát triển mạnh mẽ, tạo cơ sở cho sự ra đời của các tổ chức cách mạng   theo khuynh hướng tư sản. ­ Sau Chiến tranh thế  giới thứ  nhất, những trào lưu dân chủ  tư  sản tiếp tục  ảnh   hưởng đến nước ta, trong đó đặc biệt là chủ  nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Những   trào lưu tư sản đó tác động đến một bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam. ­ Trên cơ sở  hạt nhân là nhà xuất bản Nam đồng thư  xã, ngày 25­12­1927, Nguyễn   Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là tổ  chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. * Hoạt động ­ Tôn chỉ mục đích: + Khi mới thành lập, Đảng chưa có chính cương rõ ràng mà chỉ  nêu chung chung là  "trước làm dân tộc cách mạng sau làm thế giới cách mạng". + Năm 1928, Đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là "chủ nghĩa xã hội dân chủ", mục  đích là đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ, giúp   đỡ các dân tộc bị áp bức. + Trong bản chương trình hành động của Đảng công bô năm 1929 đã nêu nguyên tắc   tư tưởng là "tư do — bình đãng — bác ái”, chương trinh gồm 4 thời kì, thời kì cuối cùng là  bất hợp tác với Pháp và triều đình. Cổ  động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ  ngôi   vua thiết lập dân quyền. ­ Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương thực hiện "cách mạng bằng sắt và máu" chú  trọng đến binh lính người Việt Nam trong quân độí Pháp. ­ Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghề tự do,   một số thân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp. ­ Tổ chức cơ sở trong quần chúng rất ít, địa bàn hoạt động chỉ  bó hẹp trong một sô  tỉnh ở Bắc Kì, ở Trung Kì và Nam Kì không đáng kể. ­ Tổ chức khởi nghĩa Yên Bái: 9
  10. + Đảng thành lập chưa được bao lâu, hệ thống tổ chức mới xây dựng ở một số địa  phương bị thực dân Pháp khủng bố dữ dội, nguy cơ tan rã đang đến gần. + Thang 2­1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ  chức ám sát tên trùm mộ  phu Badanh  (Hà Nội), sau đó thực dân Pháp tiến hành khủng bố dã man, hàng loạt đảng viên bị bắt, nội   bộ lãnh đạo của Đảng bị chia rẽ. Bị động trước tình thế đó, những cán bộ lãnh đạo còn lại  đã quyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tương không thành công cũng   thành nhân". + Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ  ra ngày 9­2­1930. Cùng đêm đó, khởi nghĩa nổ  ra  ở  Phú Thọ, Sơn Tây, sau đó là Hải Dương, Thái Bình...  Ở  Hà Nội có cuộc đánh bom của  quân khởi nghĩa để phối hợp. + Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chỉ chiếm được trại lính Pháp, làm tổn thương một  số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp. Song không làm chủ được tỉnh lị nên hôm sau bị quân Pháp   phản công và dập tắt. Các nơi khác, nghĩa quân chỉ tạm thời làm chủ huyện lị nhỏ nhưng   bị giặc Pháp nhanh chóng chiếm lại. * Ý nghĩa lịch sử ­ Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng bị  thất bại đã kéo theo sự  tan rã  hoàn toàn của Việt Nam Quốc dân đảng, kể từ đó vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân  đảng với tư  cách là. chính đảng trong phong trào giải phóng dân tộc đã chấm dứt với sự  thất bại của khởi nghĩa Yên Bái. ­ Hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng đã cổ  vũ lòng yêu nước của nhân dân  Việt Nam, hành động yêu nước là tấm gương trong lịch sử dân tộc. 8. Nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc nhằm chuẩn bị  điều kiện về  tư  tưởng,   chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được vai trò  của Đảng Cộng sản, từ đó Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị  và tổ  chức tiến  tới thành lập Đảng Cộng sản ở nước ta. * Chuẩn bị về chính trị tư tưởng: ­ Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ  nghĩa Mác ­ Lênin vào   điều kiện lịch sử  cụ  thể của nước Việt Nam thuộc địa, xây dựng nên lí luận cách mạng   giải phóng dân tộc, diễn đạt nó thành tiếng nói của dân tộc Việt Nam để  truyén bá cho  nhân dân Việt Nam. ­ Những tư tưởng cách mạng của Người được thể hiện qua nhiều tờ báo và các bài   tham luận tại Quốc tế Cộng sản : + Các báo  ở  Pháp (từ  nãm 1921 đến tháng 6­1923) : báo Người cùng khổ  (của Hội   Liên hiệp thuộc địa  ở  Pari), Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sôhg công nhân  (của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp). + Ở Liên Xồ (từ nãm 1923 H 1924) : báo Sự thật (của Đảng Cộng sản Liên Xô) tạp   chí Thư tín Quốc tế (của Quốc tế Cộng sản). Qua một số bài tham luận tại hội nghị, đại  hội quốc tế như : Hội nghị Quốc tế Nông dân (10­1923), nhất là Đại hội V của Quốc tế  Cộng sản (tại Liên Xô, năm 1924). 10
  11. + Đặc biệt qua hai tác phẩm : Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Kách   mệnh (1927). Những tư  tưởng đó là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam   đầu thế kỉ XX đang đi tìm chân lí cứu nước, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng   Việt Nam trong thời kì vận động thành lập Đảng, là sự  chuẩn bị  về mặt tư  tưởng, chính   trị cho sự ra đời cùa Đảng Cộng sản Việt Nam, đổng thời cũng đặt nền móng đê xây dựng  cương lĩnh cách mạng Việt Nam sau này. ­ Về mặt tổ chức: + Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6­1925). Đây là tổ chức yêu nước  cỏ  khuynh hướng cộng sản, một tổ  chức quá độ  để  tiến tới thành lập Đảng Cộng sản,   một bưởc chuẩn bi có ý nghĩa quyết định về  mặt tổ  chức cho sự  ra đời của Đảng Cộng   sản Việt Nam. + Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo một đội ngũ cán bộ  cho cách mạng Việt Nam. Từ  năm 1925 đến năm 1927, Người mở các lớp huấn luyộn chính trị tại Quảng Châu), đã đào  tạo được 75 người, một số được cử đi học ở Liên Xô, một số vào học ờ Trường Quân sự  Hoàng Phố, còn phần lớn trở  về  nước hoạt động, tuyên truyền lí luận cách mạng trong  quần chúng và xây dựng hệ thống tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Như  vậy với sự  chuẩn bị  điều kiện về  tư  tưởng, chính trị  và tổ  chức Nguyễn Ái  Quốc đã tạo tiền đề cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam về sau. 9. Trình bày hoàn cảnh lịch sử  và nội dung của Hội nghị  thành lập Đảng Cộng sản Việt  Nam? * Hoàn cảnh lịch sử ­ Năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời và tích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh.  Tuy nhiên, các tổ   chức đó hoạt động riêng rẽ, tranh giành  ảnh hưởng của nhau làm cho   phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu  cấp thiết là phải thống nhất các tổ chức thành một đảng. ­ Với tư cách là phái viên của Quốc tế  Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề  của cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ  động triệu tập đại biểu của Đông  Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng để  bàn về  việc thống nhất đảng. Hội  nghị bắt đầu họp ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc) do Nguyễn Ái   Quốc chủ trì. *  Nội dung Hội nghị: ­ Tại Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ  chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội Nghị. ­ Hội nghị  thảo luận và nhất trí ý kiến của Nguyễn   Ái Quốc là thống nhất thành  một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. ­ Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc  soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu  dài đối với cách mạng Việt Nam. 11
  12. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng + Xác định  đường lối  chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm “tư  sản  dân  quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. + Nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng trước mắt là: đánh đổ  đế  quốc Pháp, bọn   phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự  do; lập chính  phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc;   tịch thu ruộng đất của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo. + Lực lượng cách mạng là:  Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với  phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản phải lợi dụng hoặc trung lập. + Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp  vô sản sẽ giữ  vai trò lãnh đạo cách mạng. + Về quan hệ với cách mạng thế giới: Đảng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức  và  giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng   tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề  dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự  do là tư  tưởng cốt   lõi của cương lĩnh này. ­ Hội nghị  bàn kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và thành lập  Ban chấp hành trung  ương lâm thời gồm 7  ủy viên, tiếp đó các xứ   ủy Bắc kì, Trung Kì,  Nam Kì cũng được thành lập. ­ Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng. Ngày 08/2/1930, các đại biểu  dự hội nghị lên đường về nước. ­ Nhân dịp Đảng ra đời, Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh  lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột đấu tranh.  ­   Ngày   24/2/1930   theo   đề   nghị   của Đông   Dương   Cộng   sản   liên đoàn,   tổ chức  này được gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị  hợp nhất các tổ  chức Cộng sản mang tầm vóc to lớn, có ý nghĩa như  đại  hội thành lập Đảng. Thành công của hội nghị hợp nhất trước hết là đáp ứng được yêu cầu  khách quan của cách mạnh Việt Nam nhưng đồng thời cho thấy vai trò to lớn của Nguyễn   Ái Quốc. 10. Hãy nêu thực trạng kinh tế ­ xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế  thế giới (1929 ­ 1933). * Tình hình kinh tế:  Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929­1933 hết sức nặng nề. Thực dân Pháp tăng  cường vơ vét, bóc lột để  bù đắp những tổn thất do khủng hoảng gây ra ở  chính quốc. Vì   thế  Việt Nam và các nước thuộc địa khác phải gánh chịu cả  những hậu quả  của cuộc   khủng hoảng kinh tế ở Pháp. + Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy thoái, bắt đầu  từ nông nghiệp. Lúa gạo sụt giá, ruộng đât bị bỏ hoang, năm 1930 là 200.000 ha đến 1933  là 500.000 ha.  12
  13. Sau nông nghiệp là công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp phải đóng cửa hoặc sản  xuất cầm chừng. Giá trị  sản phẩm công nghiệp khai khoáng năm 1929 là 18 triệu đồng.   Đến năm 1933 còn 10 triệu đồng. Thương nghiệp bị đinh đốn, hàng hoá tiêu dùng khan hiêm, đắt đó. Các ngành nghề  thù công bị phá sản. + Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nê so với các thuộc địa khác của  Pháp cũng như với các nước khác trong khu vực. ­ Tình hình xã hội: + Hậu quả lớn nhất của khủng hoảng kinh tế đối với Việt Nam là làm trầm trọng  thêm tình trạng đói khổ  của các tầng lớp nhân dân lao động: công nhân bị sa thải, riêng ờ  Băc kì đã có 25.000 người, những người có việc làm tiền lương cũng bị cắt giảm, chỉ còn  khoảng 30­50% so với trước. Tiểu tư  sản, viên chức, thợ  thủ  công cũng bị  thất nghiệp,  phá sản, đời sống đắt đò; nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm   làm ra phải bán với giá thấp, ruộng đất bị địa chủ người Pháp và người Việt chiếm đoạt.   Ngay cả một bộ phận tư sản, địa chủ cũng điêu đứng do khủng hoảng kinh tế ­ Tác động: + Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu săc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ  bản là mâu  thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ  phong kiến, mâu thuẫn chú yếu là giữa dân tộc ta với đế quốc tay sai. + Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo đã   bị  thất bại. Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố  dã man người yêu  nước. Tình hình kinh tê và chính trị trên đây làm cho mâu thuẫn giữa cả dân tộc Viẹt Nam  với thực dân Pháp xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt, đây là nguyên nhân sâu  xa và trực tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh của quần chúng 11. Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930 ­1931. Giừa lúc cuộc khủng hoảng kỉnh tế thế giới đang tác động nặng nề đến nước ta thỉ  Đáng Cộng sản Việt Nam ra đời đâ kịp thời phát động một phong trào cach mạng trong   những năm 1930­1931. Từ đầu nàm 1930, nhiều cuộc đấu tranh của côngnhân, nông dân đã nổ ra trên phạm   vi cả nước. Ở Hà Nội, truyền đơn, cờ đỏ  búa liềm đã xuất hiện trên cac đường phố. Bên   cạnh các yêu sách kinh tế, còn có khâu hiệu chính trị  như: “Đá đảo đế  quốc'*, “Đả  đảo  phong kiến“, “ thả tù chính trị”. Nhân ngày quốc tế  lao động 1/5/1930, phong trào tiếp tục lên cao. Lần đẩu tiên  ờ  nước ta, công nhân và nông dân lao động dưới sự   ỉẵnh đạo của Đáng đã ki niệm ngày  Quốc tế lao động nhằm biếu dương sức mạnh của mình và đoàn kết với vô sản thế giới.  Các cuộc đấu tranh này đánh dấu bước ngoặt cùa phong trào. Từ sau tháng 5 có hàng trăm  cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác nổ ra trên phạm vi  cà nước. 13
  14. Đến tháng 9/1930, phong trào lên tới đỉnh cao, tiêu biểu là ở Nghẹ An Hà Tĩnh. Nông  dân các huyện như Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Can Lộc, Đô Lương đã biểu tình  vũ trang kéo đến các huyện lị, đưa yêu sách, đập phá các công sờ, nhà lao... Ngày 12/9/1930   đă diễn ra cuộc biểu tình khống lồ  của nông dân huyện Hưng Nguyên, bị  thực dân Pháp  cho máy bay ném bom đàn áp làm 217 người chết, 125 người bị thương. Các cuộc biểu tình  đó cỏ sự ủng hộ của công nhản Vinh­ Bến Thuỷ. Trước khi thế  cách mạng, nhiều tên lí trường, chánh tồng phài bỏ  trốn hoặc đầu  hàng. Chính quyền địch ờ nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan râ. Dưới sự lãnh đạo của các  tổ chức Đàng, nhân dân đã đứng ra làm chù mọi hoạt động ờ địa phương mình, thực hiện  chức năng chính quyên cách mạng theo kiểu Xô Viết. Thực dân Pháp đã đưa binh lính về đóng  ở  nhiều nơi Nghệ  An, Hà Tĩnh, tiến hành  '"khủng bố  trắng” kết hợp với các thủ  đoạn mua chuộc, chia rẽ. Từ  nửa sau 1931, phong  trào thu hẹp dần rồi chấm dứt. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhung phong trào cách mạng 1930­1931 mà  đỉnh cao là Xô Viết Nghệ  Tĩnh là sự  kiện trọng đại trong lịch sử  nước ta. Kế  tục truyền  thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, phong trào đã vùng lên với một khí thế  tiến công   chưa từng có, giáng đòn nặng nề vào bộ máy thống trị của đế quốc phong kiến. Phong trào cách mạng 1930­1931 đã khắng định sự  đúng đắn về  đường lối chính trị  và vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn, biêu dương sức mạnh to lớn của công nhân,  nông dân liên minh với các tầng lớp nhân dân khác. Khối liên minh công nông được hình  thành. Phong trào cách mạng 1930­1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh đã được đánh gíá cao trong   phong trào cộng sàn và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sàn đã công nhận Đảng Cộng sản  Đông Dương là một phân bộ trực thuộc Quốc tế cộng sán. Qua phong trào cách mạng 1930­1931, Đảng Cộng sản Đông Dương đâ rút ra nhiều   bài học kinh nghiệm quý báu như về công tác tư tưởng, về liên minh công ­ nông, về lãnh   đạo đấu tranh... Đây là cuộc tập dượt đâu tiên cho Tống khới nghĩa tháng Tám sau này.  12. Xô viết Nghệ Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào? * Sự ra đời ­ Tháng 9­1930, quần chúng nhân dân  ở  haí tỉnh Nghệ  An và Hà Tĩnh đã tổ  chức  nhiều cuộc biểu tình có vũ trang chống thực dân phong kiến. Trong đó tiêu biểu là cuộc  biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên kéo đến phá huyện đường. ­ Những cuộc biểu tình đó làm hệ thống chính quyến thực dân phong kiến bị tê liệt,   tan rã ở nhiéu xã, các cấp uỷ Đảng thôn xã đã lãnh đạo nhân dân quản lý đời sống chính ưị,  kinh tế... làm chức năng chính quyển cách mạng theo hình thức Xô viết. ­ Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9­1930 ở các xã thuộc huyện Thanh Chương,   Nam Đàn, một số xã thuộc huyên Anh Sơn, Hưng Nguyên, Diễn Châu, ở  Hà Tĩnh, các xã   thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân... các xô viết thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao  động. * Hoạt động; 14
  15. ­ Vể  chính trị, quần chúng được tự  do tham gia hoạt đông trong các đoàn thể  cách   mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và toà án nhân dân được thành lập. ­ Về kinh tế, thi hành các biên pháp chia ruộng đất công, lúa công cho dân cày nghèo,   bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xoá nợ cho người nghèo, chú trọng đắp đê,  tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhaụ sản xuất. ­Về  văn hoá ­ xã hội, chính quyền cách mạng mở  lớp dạy chữ  Quốc ngữ  cho các  tầng lớp nhân dân, xoá bỏ các tệ nạn mê tín dị đoan, giữ vững an ninh trật tự xã hội, tinh   thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Hoảng sợ trước phong trào cách mạng, thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố trắng,  kết hợp với các thủ đoạn mua chuộc, chia rẽ thâm độc. Tuy tổn tại được 4­5 tháng nhưng  Xô Viết Nghệ  Tĩnh đã thực sự  mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động. Đây là chính  quyền của dân, do dân, là nguồn cổ  vũ động viên to lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân  ta. 13. Nêu những nội dung cơ  bản của Luận cương chính trị  (10/1930) của Đảng cộng sản   Đông Dương. Giữa  ỉúc phong trào cách mạng của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, Ban chấp   hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương   Cảng (Trung Quốc) vào tháng 10/1930. Hội nghị quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt  Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử  Ban Chấp hành Trung  ương chính thức, do   Trần Phú làm Tổng Bí thư. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng. Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị  ­ Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Đông Dương: lúc đầu là cuộc  cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư  bản chủ nghĩa,   tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. ­ Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đánh đổ  phong kiến và đế quốc có quan  hệ khăng khít với nhau. ­ Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. ­ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong của nó là Đảng cộng  sản. ­ Xác định hình thức, phương pháp đấu tranh và mối quan hệ giữa cách, mạng Việt   Nam và cách mạng thế giới. Luận cương chính trị  đã  khẳng dịnh được những vấn đề  chiến lược của cách  mạng. Tuy nhiên, chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương, không đưa  ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. Đánh   giá không đúng khả  năng cách mạng của tiểu tư  sản, khả năng chống đế  quốc và phong   kiến của tư  sản dân tộc, khả  năng lôi kéo bộ  phận trung, tiểu địa chủ  tham gia mặt trận   dân tộc chống đế quốc và tay sai. 15
  16. 14. Phong trào dân chủ 1936 — 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Bối cảnh lịch sử a. Tĩnh hình thế giới ­ Đầu những năm 30 của thế kỷ 20 các thế  lực phát xít lên cầm quyền Đức, Italia,  Nhật Bản đã ráo riết chạy đua vũ trang để chuẩn bị chiến tranh thế giới. ­ Tháng 7/1935 quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần thứ VII đã quyểt  định những  vấn đề quan trọng như: xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa Phát xít và nhiệm  vụ  trước mắt của giai cấp công nhân là chống chủ  nghĩa   phát xít,mục tiêu đấu  tranh là  giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rẩỉ. ­ Tháng 6/1936 chính phủ của mặt trận nhân dân Pháp đã lên nắm quyền chính phủ  này đã thi hành những cải cách tiến bộ ở thuộc địa.  b. Tình hình trong nước  * về tình hình chính trị. ­ Đối với Đông Dương, chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình  hình cử toàn  quyền mới sửa  đổi luật bầu cử  vào viện dân biểu, ân xá một số  tù  chính trị, nới rộng  quyền tự do báo chí. ­ Lúc này ở Việt Nam có nhiều đảng phái chính trị  hoạt động, có đảng cách mạng,  có đảng cải lương, cỏ đảng phản động. Tuy nhiên chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là  mạnh nhất, có chủ trương rõ ràng. * Tình hình kinh tế ­ Sau cuộc khủng hoảng kỉnh tế thế giớỉ (1929­1933), thực dân Pháp ở Đông Dương   tập trung đầu tư khai thác thuộc địa để bù đắp sự thiếu hụt cho kinh tế, “chính quốc”. + về nông nghiệp: tư bản Pháp ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, làm cho   2/3 nông dân không có ruộng hoặc chỉ có ít ruộng. + về  công nghiệp, ngành khai mỏ  được đẩy mạnh. Sản lượng các ngành dệt, sản  xuất xi măng, chế  cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ  khí, đường,   giấy, diêm. + về thương nghiệp, chính quyền thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối,  thu được lợi nhuận rất cao; nhập khẩu máy móc và hàng công nghiệp tiêu dung. Hàng xuất  khẩu chủ yếu là khoáng sản, nông sản. Nhìn chung những năm 1936 ­1939 là giai đoạn phục hồi và phát triển của kinh tế  Việt Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp. * Tình hình xã hội. ­ Đời sống các tầng lớp nhân dân vẫn gặp khó khăn do chính sách tăng thuế  của  chính quyền thuộc địa. số công nhân thất nghiệp vẫn còn nhiều. Những người có việc làm   nhận mức lương chưa bằng thời kì trước khủng hoảng. ­ Nông dân không đủ  ruộng cày. Họ  chịu mức địa tô cao và nhiều thủ  đoạn bóc lột  khác của địa chủ, cường hào... 16
  17. ­ Tư sản dân tộc có ít vốn nên chỉ  lập được những công ti nhở, phải chịu thuế cao,   bị tư bản Pháp chèn ép. ­ Nhiều người trong giới tiểu tư  sản trí thức thất nghiệp. Công chức nhận được   mức lương thấp. Các tầng lớp lao động khác phải chịu thuế  khỏa nặng nề, giá cả  sính  hoạt đắt đỏ. ­ Đời sống của đa số nhân dân khó khăn, cực khổ. Chính vì thế họ hang hái tham gia  phong trào đâu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương. 15. Nêu những nội dung cơ bản của nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 07/1936? Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương do  Lê Hồng Phong chủ trì họp ở Thượng Hải (Trung Quốc). Hội nghị dựa trên nghị quyết đại  hội lần thứ VII của Quốc tế I cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể củả việt Nam để định  ra đường lối, phương pháp đấu tranh thời kỳ mới: ­ Nhiệm vụ chiến lược của Đông dương là chống đế quốc, chống phong kiên ­ Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là chống chế  độ  phản động thuộc địa, chống phát   xít, chống chiến tranh đòi tự do dân chủ cơm áo hoà bình. ­ Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai, bí mật, hợp pháp và bất  hợp pháp. ­ Hội nghị  chủ  trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế  Đông   Dương. ­ Đảng cộng sản Đông Dương kêu gọi các đảng phái chính trị, các tô chức quần  chúng và nhân dân hành động đấu tranh cho dân chủ, phong trào quân chúng lan rộng trong   cả nước. ­ Tiếp đó Hội nghị trung ương các năm 1937, 1938 đã bổ sung và phát triển nội dung   cơ bản của nghị quyết hội nghị trung ương tháng 7/1936. Đến tháng 3/1938 mặt trận thống   nhất nhân dân phản đế đông dương đổi tên thành Mặt trận dân chủ Đông Dương. 16. Trình bày những nét diễn biến chính của phong trào dân chủ 1936 ­1939? Diễn biến chính của phong trào dân chủ 1936 ­1939 Từ  1936­1939 dưới ánh hướng cúa tỉnh hình thế  giới, trong nước, thực hiện chu   trương cua Đảng, một phong trảo dân chú có quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong   phú đã điền ra trên ca nước. Mùa hè năm 1936, được tin chính phủ Pháp cử uý ban sang điêu tra thuộc địa, Đảng   đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân nêu yêu sách kiến nghị  tiến tới diễn đàn Đông Dương  Đại hội (8/1936). Các uý ban hành động được thành lập khắp cá nước, đặc biệt lả ớ Nam   Ki. Các cuộc hội họp, mít tinh được tổ chức nhầm thu thập chữ kí, nguyện vọng của nhân  dán. Trước quy mô của phong trào, thực dân Pháp đã cấm các ủy ban hoạt động, giải tán   các cuộc hội họp. Mặc dù phái đoàn điều tra thuộc địa không sang và phong trào bị đàn áp,   17
  18. nhưng phong trào Đông Dương Đạí hộí có ý nghĩa to lớn: Nhản dán được giác ngộ  về  cách mạng, Đáng Cộng sán Đông Dương thu được nhiều bài học kính nghiệm quý báu  nhất lả  đấu tranh hợp pháp, công khai. Thực dân Pháp buộc phải nhân nhượng một số  quyển lợi dân sinh dân chủ như ân xá tù chính trị. Song song với phong trảo Đông Dương Đại hội và cà khi phong trào Đông Dương  Đại hội bị cấm hoạt động, các cuộc đấu tranh cùa còng nhân và nhân dản ta diễn ra mạnh  mẽ, Chỉ riêng 6 tháng cuối nám 1936 đă có 361 cuộc bãi công cùa công nhân, Sang năm 1937, cả  nước có 400 cuộc đấu tranh cuá công nhân năm 1937, nhân dịp  toàn quyền Đông Dương mới Brévié và phái viên chính phù Gô Đa sang nước ta, Đảng đã   lănh đạo các cuộc "đón rước" tiếp tực dưa yên sách kiến nghị. Tháng 3, 7 năm 1937, Ban chấp hành Trung  ương đã họp, đưa ra các nghị  quyết về  công tác mặt trận, thay công hội đó báng công hội, đoàn TNCS bàng đoàn thanh niên phàn  đế, cứu tế đò bằng cứu tế binh dân. Ở nông thôn, các hội cấy, hội cày, hội hiếu hi... được   thảnh lập với những hinh thức linh hoạt, mềm dẻo. Năm 1938, các cuộc đấu tranh của công nhân có giám đi vê mật sô lượng nhưng chất  lượng lại được phát triển lên (131 cuộc).  Ớ  Nam ki diẻn ra nạn đỏi đưa đến cuộc biểu   tình ở 1000 nông dân tinh Cả Mau. Đặc biệt là nhân ngày Quốc tế lao động 1/5/1938, lần  đầu tiên các cuộc mít tính đã được tồ chức công khai ở nhiều nơi trong cả nước, nhất là ở  Hà Nội, Sàí Gòn. Sang năm 1939, các cuộc đấu tranh diễn ra chủ yếu ờ các thành phố lớn. Điếm mới của phong trào cách mạng Việt Nam thời ki này là đáu tranh nghị  viện.   Trong các cuộc bầu cử vào cơ quan lập pháp, Hội đồng quan hạt Nam kì, Viện Dân biểu  Bắc Kì, Trung Ki, Hội đồng kinh tế lí tải Đông Dương, Đảng và mặt trận Dân chủ  Đông  Dương đã đưa người cua mình ra ứng cử  va giành thắng lợi như  ở  Bắc kì, Trung kì. Lợi   dụng diễn đàn hợp pháp công khai này, Đảng đã đấu tranh đế bác bó những dự luật phản  động cúa đế quốc, bênh vực cho quyền lợi của nhân dân. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí công khai cùng là nét mới của cách mạng Việt Nam.  Nhiều tờ báo tiến bộ, nhiều sách báo lý luận giới thiệu về Liẻn Xô, ve Quốc tế cộng sàn,   về chủ nghĩa Mác ­ Lênìn nói chung đẵ được xuất bàn công khai băng tiếng Việt và tiếng  Pháp, như: "Tin tức", "Tiên phong", "Dân chúng"... Các tác phấm văn học hiện thực phê  phán được xuất ban như "Tắt đèn", "Bước đường cùng”, "Số đò...", thơ cách mạng của Tố  Hữu. Nám 1937 Đang phát động phong trào truyền bá chừ  Quốc ngừ. Có thẻ  nói bảo chí  đã trở thành mủi xung kích trong các hoạt dộng cùa phong trào dán chu 1936­1939. Từ  cuối 1938, Chính phù mặt trận nhân dân Phap ngày càng thiên sang hữu, xoá bó  các chính sách tiến bộ trước đây. Bọn Pháp ở  Đông Dương nhân cơ  hội đó đã đàn áp các  hoạt động đấu tranh của nhân dân ta. Phong trào dân chủ  thu hẹp dần và đến khi chiến  tranh thế giới thứ 2 bùng nổ thì chấm dứt. 18
  19. 17. Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936­1939?  Là một phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, diễn ra  trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, với những hình thức tổ chức  và đấu tranh phong phú; buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ  một số yêu sách về  dân sinh, dân chủ. – Mặc dù khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9­1939), thế   lực phản động  thuộc địa đàn áp cách mạng. Cuộc vận động dân chủ kết thúc, nhưng vẫn có ý nghĩa lịch   sử to lớn: + Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, phong trào dân chủ 1936 – 1939 đã buộc  chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân  chủ. + Quần chúng được tổ  chức, giác ngộ  và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh, trở  thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng. + Qua đấu tranh, đường lối của Đảng. chủ nghĩa Mác – Lê nin có điều kiện truyền  bá sâu rộng trong quần chúng nhân dân + Đội ngũ cán bộ, đảng viên có sự phát triển về số lượng, được huấn luyện và ngày   càng trưởng thành. Đảng thêm trưởng thành một bước về  chỉ  đạo chiến lược và tích lũy  thêm nhiều kinh nghiệm quy báu. – Bài học kinh nghiệm:  Phong trào dân chủ 1936 – 1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm về xây dựng Mặt   trận dân tộc thống nhất; kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai,   hợp pháp. Trong quá trình đấu tranh, Đảng thấy được hạn chế  của mình trong công tác mặt   trận, trong giải quyết vấn đề dân tộc. – Phong trào dân chủ 1936­ 1939 là một cuộc tập dượt chuẩn bị lực lượng cho cuộc   Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. 18. Tình hình nước ta trong nhừng năm 1939 ­ 1945 cỏ chuyển biển như thể nào? Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 — 1945 * Tình hình chỉnh trị ­ Đầu tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, quân đội phát  xít Đức kéo vào nước Pháp. Chính phủ  Pháp đầu hàng phát xít Đức, thực hiện chính sách   thù địch đôi với các lực lượng tiên bộ trong nước và phong trào cách mạng các nước thuộc   địa. ­ Ở Đông Dương, tháng 6/1940, đô đốc G. ĐỜCU được cử làm Toàn quyền thay G.   Catơru. Chính quyền mới thực hiên một loạt chính sách nhằm vơ vét sức người, sức của ở  Đông Dương để dốc vào cuộc chiến tranh. 19
  20. ­ Cuối tháng 9/1940, quân Nhật vượt biên giới Việt ­ Trung tiến vào miền Bắc Vỉệt  Nam. Quân Pháp nhanh chóng đầu hàng. Dưới ách thống trị của Nhật ­ Pháp, ở Việt Nam   lúc này không chỉ có những đảng phái chính trị thân Pháp mà còn cả những đảng phái thân   Nhật. Quân Nhật và tay sai ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh và sức mạnh của Nhật   Bản, về thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho việc hất cẳng Pháp sau này. ­ Tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, cuộc chiến tranh giữ nước của nhân dân Liên   Xô đã cổ vũ cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta. ­ Bước sang năm 1945 trên chiến trường châu Âu, phát xít Đức bị thất bại nặng nề.   Ở mặt trận Châu Á ­ Thái Bình Dương, quân Nhật thua to tại nhiều nơi. ­  Ở Đông Dương, ngày 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp. Lợi dụng cơ  hội đỏ, các   đảng phái chính trị   ở  Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sôi sục khí  thế cách mạng, sẵn sang vùng lên khởi nghĩa. * Tình hình kinh tế ­ xã hội ­ Đầu tháng 09/1939, toàn quyền Catơru ra lệnh Tổng động viên nhằm cung cấp cho   “mẫu quốc” tiềm lực tối đa của Đông Dương về  quân sự, nhân lực, các sản phẩm và  nguyên liệu. ­ Thực dân Pháp thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng mức thuế cũ, đặt thêm   thuế  mới, đồng thời sa thải bớt công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ  làm...  Chúng kiểm soát gắt gao việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả. ­ Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp buộc phải để  cho Nhật sử  dụng các sân bay,  phương tiện giao thông, kiểm soát hệ  thống đường sắt và các tàu biển. Hàng năm, Nhật   bắt chính quyền thực dân Pháp phải nộp cho chúng một số tiền lớn. Trong 4 năm 6 tháng,   Pháp phải nộp một khoản tiền gần 742 triệu đồng. ­ Quân Nhật cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để  trồng đay,   thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. ­ Nhật yêu cầu chính quyền thực dân Pháp xuất các nguyên liệu chiến lược sang  Nhật Bản như than, Sắt, cao su, xi măng... ­ Một số công ty của Nhật dã đầu tư vào những ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự  như: khai thác măng ­ gan, sắt ở Thái Nguyên, a­pa­tít ở Lào Cai, crôm ở Thanh Hóa. ­ Chính sách vơ  vét, bóc lột của Pháp ­ Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ  cùng cực.  Hậu quả là cuối năm 1944 đầu năm 1945 gần hai triệu đồng bào ta chết đói. Tóm lại, Tất cả các giai cấp, các tầng lớp nước ta, trừ các thế  lực tay sai đế  quốc,   đại địa chủ và tư sản mạỉ bản, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp ­ Nhật.   Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế  quốc xâm lược và tay sai phát trỉển vô  cùng gay gắt. Vì vậy, khi Đảng nêu cao ngọn cờ  dân tộc thì đông đảo nhân dân đã đứng  lên, hăng hái tham gia. 19. Chủ  trương của Đảng được đề  ra tại các hội nghị  Ban chấp hành Tning  ương tháng  11/1939 và lần thử 8 (05/1941) như thế nào? *Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2