Liên đại Hỏa thành
lượt xem 42
download
Liên đại Hỏa thành hay liên đại Thái Viễn cổ hoặc liên đại Minh cổ (Hadean) là một liên đại địa chất trước liên đại Thái cổ (Archean). Nó trải dài từ khi bắt đầu hình thành Trái Đất và kết thúc vào khoảng 3.800 triệu năm trước (Ma), mặc dù niên đại của nó dao động rất mạnh trong các nguồn tài liệu địa chất khác nhau. Tên gọi "Hadean" có nguồn gốc từ Hades, vị thần của người Hy Lạp cho "âm ti" hay "địa ngục" và nó gợi ra hình ảnh của âm phủ hoặc là ám...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liên đại Hỏa thành
- Liên đại Hỏa thành Liên đại Hỏa thành hay liên đại Thái Viễn cổ hoặc liên đại Minh cổ (Hadean) là một liên đại địa chất trước liên đại Thái cổ (Archean). Nó trải dài từ khi bắt đầu hình thành Trái Đất và kết thúc vào khoảng 3.800 triệu năm trước (Ma), mặc dù niên đại của nó dao động rất mạnh trong các nguồn tài liệu địa chất khác nhau. Tên gọi "Hadean" có nguồn gốc từ Hades, vị thần của người Hy Lạp cho "âm ti" hay "địa ngục" và nó gợi ra hình ảnh của âm phủ hoặc là ám chỉ tới các điều kiện trên Trái Đất vào thời gian đó. Nhà địa chất Preston Cloud đã sáng tạo ra thuật ngữ này năm 1972, ban đầu dùng để gán cho thời kỳ trước cả các loại đá đã biết. W. B. Harland sau này đã sáng tạo ra một thuật ngữ gần giống như thế là "thời kỳ Priscoan". Các văn bản cũ hơn đơn giản chỉ gọi liên đại này là Tiền-Thái Cổ, trong khi trong phần lớn thời gian của thế kỷ 19 và 20 thì thuật ngữ "Azoic" (tức vô sinh - nghĩa là không có hoặc trước sự sống) nói chung hay được sử dụng. Các tầng đá của liên đại Hỏa thành Magma phun trào bề mặt trái đất Trong các thập kỷ cuối thế kỷ 20 các nhà địa chất đã xác định được một số loại đá thuộc đại Hỏa Thành ở miền tây Greenland, tây bắc Canada và miền tây Australia. Các thành hệ đá cổ nhất đã biết (dải đá lục Isua) bao gồm các loại trầm tích đã bị biến đổi một chút từ Greenland có niên đại khoảng 3.800 Ma bởi các đai cơ thể tường núi lửa đã thâm nhập các lớp đá sau khi chúng được lắng đọng xuống. Các tinh thể ziricon riêng rẽ đã tái lắng đọng trong các trầm tích ở miền tây Canada và khu vực Jack Hills ở miền tây Australia là
- cổ hơn nhiều. Các tinh thể ziricon cổ nhất có niên đại khoảng 4.400 Ma - rất gần với thời gan giả thuyết của sự hình thành Trái Đất. Các trầm tích ở Greenland bao gồm các lớp đá sắt kết lớp. Chúng chứa những thứ có thể là cacbon hữu cơ và hoàn toàn có thể chỉ ra rằng sự sống quang hợp đã nổi lên từ thời kỳ đó. Các hóa thạch cổ nhất đã biết (từ Australia) có niên đại vài trăm triệu năm muộn hơn. Cuộc oanh tạc lớn muộn đã diễn ra trong thời kỳ Hỏa Thành và ảnh hưởng tới cả Trái Đất lẫn Mặt Trăng. Khí quyển và đại dương Một lượng nước đáng kể có lẽ đã có mặt trong vật chất tạo ra Trái Đất. Các phân tử nước có lẽ đã thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái Đất cho đến khi bán kính của Trái Đất đạt tới khoảng 40% kích thước ngày nay, và nước (cùng các nguyên tố dễ bay hơi khác) có lẽ đã được giữ lại sau thời điểm này. Một phần của hành tinh non trẻ này có lẽ đã bị phá vỡ bởi một va chạm để tạo nên Mặt Trăng, nó có lẽ được gây ra bởi sự nóng chảy của của một hoặc hai khu vực lớn. Các thành phần hiện nay không phù hợp với sự nóng chảy hoàn toàn, và va chạm đó rất khó để có thể nung chảy hoàn toàn và trộn lẫn các khối đá khổng lồ. Nghiên cứu về ziricon đã phát hiện ra rằng nước ở trạng thái lỏng lỏng có thể đã tồn tại từ khoảng 4.400 Ma, rất sớm sau sự hình thành của Trái Đất. Điều này chứng tỏ có sự hiện diện của khí quyển. Hiđrô và hêli có lẽ vẫn tiếp tục bị mất khỏi bầu khí quyển này, nhưng sự thiếu vắng các khí trơ nặng hơn trong khí quyển ngày nay đã gợi ý rằng có lẽ đã có một điều gì đó mang tính thảm họa đã xảy ra với bầu khí quyển ban đầu này. Tuy nhiên, một phần đáng kể các vật chất có lẽ đã bị hóa hơi bởi va chạm này, tạo thành một bầu khí quyển dày dặc hơi đá xung quanh hành tinh non trẻ. Đá bốc hơi có lẽ đã ngưng tụ trong phạm vi khoảng 2.000 năm, để lại sau lưng nó các chất dễ bay hơi còn nóng bỏng, tạo ra một bầu khí quyển dày điôxít cacbon cùng hiđrô và hơi nước. Các đại dương chứa nước lỏng có lẽ đã tồn tại mặc dù nhiệt độ bề mặt ở mức khoảng 230°C, dưới áp suất khí quyển rất lớn của CO2. Khi quá trình nguội đi được tiếp diễn, các sự lún sụt của đất và sự hòa
- tan trong nước biển đã loại bỏ phần lớn CO2 ra khỏi khí quyển nhưng nồng độ của nó dao động một cách dữ dội do bề mặt mới và các chu trình tạo lớp vỏ Trái Đất đã xuất hiện. Các đơn vị phân chia Do có quá ít dấu vết địa chất của thời kỳ này còn tồn tại trên Trái Đất, nên liên đại này không có các đơn vị phân chia nhỏ hơn một cách chính thức. Tuy nhiên, một vài đơn vị phân chia chính của niên đại địa chất Mặt Trăng đã diễn ra trong liên đại Hỏa Thành, và vì thế có thể áp dụng một cách không chính thức các đơn vị niên đại địa chất này để trỏ tới cùng thời kỳ đó trên Trái Đất. Thời kỳ Tiền Cambri Liên đại Nguyên Liên đại Hỏa thành Liên đại Thái cổ Liên đại Hiển sinh sinh Liên đại Hỏa Thành Các nhóm Lòng Cryptic kỷ Nectaris Imbrium Sớm chảo Đại Cryptic Đại Cryptic hay đại Bí ẩn là một thuật ngữ không chính thức để chỉ thời kỳ tiến hóa địa chất sớm nhất của Trái Đất và Mặt Trăng. Nó là đại cổ nhất của liên đại Hỏa Thành (không chính thức), và nói chung được chấp nhận là bắt đầu vào khoảng 4.567,17 triệu
- năm trước khi Trái Đất và Mặt Trăng hình thành. Không tồn tại các mẫu vật có niên đại vào khoảng thời gian chuyển tiếp từ đại Cryptic sang đại kế tiếp theo là đại Nhóm Lòng chảo của Mặt Trăng (xem thêm bài tiền Nectar), mặc dù đôi khi người ta cho rằng nó kết thúc vào khoảng 4.150 triệu năm trước đối với một hoặc cả hai thiên thể này. Cả đại này lẫn các đại khác của liên đại Hỏa Thành đều không được Ủy ban quốc tế về địa tầng học (ICS) công nhận một cách chính thức. Đại này là bí ẩn là do có rất ít chứng cứ địa chất còn tồn tại từ thời gian này. Phần lớn các hình thái đất đá thời kỳ này có lẽ đã bị phá hủy trong thời kỳ bắn phá ban đầu, hay bị phá hủy bởi các hiệu ứng của các kiến tạo địa tầng sau này. Trong thời kỳ này, Trái Đất được bồi đắp để lớn dần lên, các phần bên trong của nó phân hóa và bề mặt nóng chảy của nó bắt đầu đông đặc lại. Sự va chạm (giả thuyết trong Thuyết va chạm khổng lồ) đã dẫn tới sự hình thành của Mặt Trăng cũng diễn ra vào thời kỳ này. Các khoáng chất cổ nhất đã biết là của thời kỳ này Các nhóm Lòng chảo Các nhóm Lòng chảo là thuật ngữ để chỉ 9 đơn vị phân chia nhỏ hơn và không chính thức của niên đại địa chất của Mặt Trăng thời kỳ kỷ Tiền Nectaris. Định nghĩa Động cơ thúc đẩy của việc tạo ra các đơn vị phân chia nhỏ của đại Nhóm Lòng chảo là việc xếp đặt 30 thung lũng va chạm Tiền Nectar thành 9 nhóm niên đại tương đối. Niên đại tương đối của lòng chảo đầu tiên trong mỗi nhóm dựa trên mật độ của hố và các quan hệ chồng chập, trong khi các lòng chảo khác được đưa vào dựa trên các lớp đất đá yếu hơn[1]. Nhóm lòng chảo 1 không có niên đại chính thức cho lớp đáy của nó, và ranh giới giữa nhóm lòng chảo 9 và kỷ Nectaris được xác định bằng sự hình thành của lòng chảo va chạm Nectaris. Niên đại của lòng chảo Nectaris ở một mức độ nào đó là gây bất đồng, với con số thường xuyên được trích dẫn đưa ra giá trị 3,92 tỷ năm (Ga), hay không thường xuyên được trích
- dẫn là 3,85 Ga[2]. Tuy nhiên, gần đây người ta cho rằng lòng chảo Nectaris trên thực tế có thể cổ hơn nhiều và có lẽ đã được hình thành vào khoảng 4,1 Ga[3]. Các nhóm lòng chảo không được sử dụng như là các thời kỳ địa chất tại bất kỳ bản đồ địa chất Mặt Trăng nào của Cục trắc đạc địa chất Hoa Kỳ (USGS). Các nhóm lòng chảo 1-9 và đại Cryptic (không chính thức) sớm hơn hợp thành kỷ Tiền Nectaris. Quan hệ với niên đại địa chất Trái Đất Do có rất ít hoặc không có chứng cứ địa chất trên Trái Đất tồn tại trong thời gian kéo dài qua kỷ tiền Nectaris trên Mặt Trăng, nên kỷ Tiền Nectaris đã được sử dụng như là chỉ dẫn của ít nhất là một công trình khoa học đáng chú ý[4] để phân chia liên đại Hỏa Thành (không chính thức) trên Trái Đất. Cụ thể là đôi khi người ta cũng tìm thấy là liên đại Hỏa Thành được phân chia ra thành đại Cryptic và các nhóm Lòng chảo 1-9, kỷ Nectaris và kỷ Imbrium Sớm. Kỷ Nectaris Kỷ Nectaris là một giai đoạn trong niên đại địa chất Mặt Trăng diễn ra từ khoảng 3.920 triệu năm tới 3.850 triệu năm trước. Nó là một trong những thời kỳ mà lòng chảo Nectaris và các lòng chảo chính khác đã được hình thành do các sự kiện va chạm lớn. Các sản phẩm phun trào thuộc thời kỳ Nectaris tạo thành các phần phía trên của địa hình miệng núi lửa dầy dặc được tìm thấy trên các vùng cao nguyên của Mặt Trăng. Quan hệ với niên đại địa chất Trái Đất Do có rất ít hoặc không có chứng cứ địa chất trên Trái Đất nào tồn tại trong thời gian tương ứng với kỷ Nectaris của Mặt Trăng, nên kỷ Nectaris đã được sử dụng trong ít nhất là một công trình khoa học đáng chú ý như là một đơn vị phân chia không chính thức của liên đại Hỏa Thành trên Trái Đất. Kỷ Imbrium Sớm
- Trong niên đại địa chất Mặt Trăng, kỷ Imbrium Sớm diễn ra từ khoảng 3.850 triệu năm trước tới khoảng 3.800 triệu năm trước. Nó gối lên khoảng thời gian kết thúc của sự kiện bắn phá mạnh muộn của khu vực bên trong của hệ Mặt Trời. Các va chạm đã tạo ra lòng chảo biển Imbrium diễn ra vào đầu kỷ. Các lòng chảo lớn khác thống lĩnh phía bên trái của Mặt Trăng (chẳng hạn Crisium, Tranquilitatis, Serenitatis, Fecunditatis và Procellarum) cũng đã được hình thành trong thời kỳ này. Các lòng chảo này được nhồi đầy các loại đá bazan chủ yếu trong kỷ Imbrium Muộn tiếp theo. Trước khi diễn ra kỷ Imbrium Sớm là giai đoạn thuộc kỷ Nectaris. Quan hệ với niên đại địa chất Trái Đất Do có rất ít hoặc không có chứng cứ địa chất nào trên Trái Đất tồn tại trong thời gian tương ứng với kỷ Imbrium Sớm trên Mặt Trăng, nên kỷ Imbrium Sớm (hay Muộn) đã được sử dụng trong ít nhất là một công trình khoa học đáng chú ý như là một đơn vị phân chia không chính thức của liên đại Hỏa Thành trên Trái Đất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hóa lý Polymer
114 p | 525 | 178
-
Hóa học đại cương part 4
22 p | 391 | 163
-
BÀI TẬP HÓA ĐẠI CƯƠNG - CHƯƠNG 4
20 p | 558 | 106
-
Thời kỳ Tiền Cambri
6 p | 371 | 61
-
Bài tập hóa học đại cương 2 - Đại học sư phạm kỹ thuật tp.Hồ Chí Minh
17 p | 328 | 53
-
Quy hoạch thực nghiệm - Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
11 p | 359 | 52
-
Hóa đại cương
16 p | 183 | 38
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 2 - GV. Nguyễn Thành Luân
14 p | 151 | 17
-
Bài giảng hóa học đại cương part 1
9 p | 64 | 12
-
Bài giảng Cơ sở khoa học môi trường: Nước trong đất - Nguyễn Thanh Bình
11 p | 132 | 12
-
Nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính khu vực giáp ranh giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình
12 p | 72 | 9
-
Bài giảng sinh học đại cương Công nghệ hóa dầu và công nghệ hóa hữu cơ: Chương 2
44 p | 125 | 9
-
Bài giảng Hóa học: Phần 1 - ThS. Từ Anh Phong
56 p | 46 | 5
-
Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Vilis 2.0 xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An
14 p | 48 | 4
-
Tóm tắt lý thuyết và bài tập hóa học đại cương: Phần 1
70 p | 8 | 3
-
Lịch sử Trái Đất
58 p | 66 | 2
-
Nghiên cứu sự chuyển hóa sinh lí, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả na (Annona squamosa L.) trồng tại Thanh Hóa
10 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn