Liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến (E-Learning)
lượt xem 5
download
Những tri thức này chỉ có thể có được nếu giáo dục thay đổi kịp với tốc độ phát triển thay đổi xã hội đương đại, khi E-Learning ra đời và ngày càng chứng tỏ được những ưu việt của nó trong việc đa dạng hóa giáo trình, cập nhật thay đổi nhanh nhất kiến thức thực tế của đời sống kinh tế, xã hội, việc kết nối Nhà trường, Doanh nghiệp để tạo ra những giáo trình giảng dạy thực tế cho cán bộ, nhân viên là xu thế tất yếu của đào tạo trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liên kết giữa trường và doanh nghiệp trong xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến (E-Learning)
- LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN (E-LEARNING) Kiều Công Thược1 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp 4.0 Việt Nam Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra, Thế giới đang tự tiến hoá một cách đột phá với các nền tảng kết nối. Những khái niệm gắn liền với nền tảng kết nối như các cuộc chiến tiêu chuẩn (standard wars), kinh tế theo quy mô (economy of scale), hiệu ứng domino, hiệu ứng hòn tuyết lăn (snow ball) điểm bùng phát (tipping points), siêu kết nối (super connection) hay các giao diện lập trình ứng dụng API (application programming interface)... đang trở thành những tri thức cần phải được trang bị cho các nhà hoạch định chính sách, giới doanh nhân, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, giới khoa học công nghệ và lan rộng tới các nhà giáo dục và đào tạo để từ đó nâng mặt bằng tri thức xã hội lên đáp ứng được với nhu cầu mới của làn sóng chuyển đổi số hoá (digital transformation) đang diễn ra quyết liệt và mạnh mẽ. Những tri thức này chỉ có thể có được nếu giáo dục thay đổi kịp với tốc độ phát triển thay đổi xã hội đương đại, khi E-Learning ra đời và ngày càng chứng tỏ được những ưu việt của nó trong việc đa dạng hóa giáo trình, cập nhật thay đổi nhanh nhất kiến thức thực tế của đời sống kinh tế, xã hội, việc kết nối Nhà trường, Doanh nghiệp để tạo ra những giáo trình giảng dạy thực tế cho cán bộ, nhân viên là xu thế tất yếu của đào tạo trong tương lai. Từ khóa: Công nghiệp 4.0; E-Learning. Mỗi cuộc cách mạng xã hội loài người lại có những bước phát triển mạnh mẽ, tri thức của con người dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, quan trọng nhất thúc đẩy quá trình sản xuất nhanh chóng, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều để lại những thành quả vô cùng to lớn, làm thay đổi mang tính đột phá về đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao năng suất lao động và là tiền đề cho những bước phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp sau này. Bước vào thời đại công nghiệp, Vương quốc Anh đã trở thành “công xưởng của thế giới”, đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Sau đó, nước Mỹ đã vượt Anh để lên ngôi đầu trong cuộc cách mạng lần hai. Đến cuối thế kỷ XX, thế giới được chứng kiến bước nhảy vọt của Nhật Bản do đã tận dụng tốt lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Những năm gần đây, một số nước phát triển 1 Chủ tịch HĐQT 253
- đang cố gắng vươn lên chiếm vị trí ngôi đầu trong cuộc công nghiệp lần thứ tư, với đặc trưng của nó là xóa nhòa gianh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học; là kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực nhờ vào Internet kết nối vạn vật. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) thật sự đặt doanh nghiệp trước những thách thức chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, các doanh nghiệp có thể chưa hình dung và dự đoán hết được những diễn tiến mới của các ngành, lĩnh vực hoạt động của mình cũng như các phương thức kinh doanh mới xuất hiện trong thời gian tới. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải ý thức đào tạo cho nhân viên của mình cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp và kỹ năng kinh doanh truyền thống không thể đáp ứng đầy đủ. Đây là thách thức lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa toàn diện nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Từ những vấn đề nêu trên, để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức từ Cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần tập trung phát triển, ứng dụng những phương pháp giáo dục mới vào doanh nghiệp, một trong những phương pháp được nói đến và được rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn áp dụng là mô hình đào tạo trực tuyền (E-Learning). E-Learning là gì, doanh nghiệp cần gì, những ưu việt, lý do và điều kiện cần và đủ để E-Learning triển khai được tại doanh nghiệp. 1. E-Learning là gì? Phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác. (Theo wikipedia) 254
- 2. Doanh nghiệp cần gì ở một hệ thống E-Learning? - Các nội dung đào tạo sẽ được chuyển giao qua hệ thống học tập. Những nội dung cần thiết cho doanh nghiệp có thể liệt kê như: quy tắc, quy đinh công ty; văn hóa công ty; kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc; kiến thức kỹ năng mềm… - Doanh nghiệp rất cần sự đánh giá cán bộ một cách khách quan, từ đó từng bước có thể hỗ trợ, bồi dưỡng hoặc sa thải nếu cần. - Chương trình học tập có thể triển khai bất kỳ lúc nào, không ảnh hưởng đến thời gian làm việc làm gián đoạn công việc của công ty, cắt giảm chi phí đào tạo vô cùng lớn nhưng lại nâng cao chất lượng cán bộ một cách nhanh chóng. 3. Doanh nghiệp được lợi gì từ E-Learning? - Hàng loạt các chi phí được loại bỏ hoặc cắt giảm khi ứng dụng E-Learning vào cho công ty, tập đoàn: chi phí dạy học; chi phí đi lại; chi phí phòng khách sạn; chi phí ăn uống; chi phí phòng học; chi phí tài liệu; chi phí giấy mực, in ấn; chi phí nhân viên hỗ trợ khóa học; chi phí trì hoãn, hoặc hủy bỏ khóa học; các chi phí cho những khóa học tiếp theo. - Tăng doanh thu: Giảm thời gian đào tạo nhân viên, đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, chăm sóc và trả lòi khách hàng tốt hơn. - Tăng tốc độ và tính mềm dẻo: E-Learning có thể triển khai cho toàn bộ doanh nghiệp vào cùng một thời điểm không đòi hỏi phải mất thời gian, tiền bạc, công sức đi lại, và đào tạo một số lớn người. - Nâng cao hiệu quả làm việc: Bằng cách khóa học nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ và phương pháp của nhân viên, E-Learning giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và chất lượng hơn. E-Learning đặc biệt hữu ích khi nó cung cấp học tập kịp thời, đủ, phù hợp với từng đối tượng và cho phép học viên nhanh chóng xác đinh và sửa các lỗi làm ngăn cản sản xuất hoặc lãng phí. - Giảm thời gian nghỉ việc và đào tạo: Trong nhiều doanh nghiệp thay đổi nhanh và phức tạp, người đào tạo phải dành rất nhiều thời gian cho việc đào tạo. Thời gian nghỉ việc là cản trở chính cho việc sản xuất của doanh nghiệp. E-Learning 255
- có thể giúp giải quyết việc này bằng giảm thời gian đi lại đến địa điểm đào tạo và có thể chia việc đào tạo ra thành các phần nhỏ để nhân viên có thể vào học ở các thời gian rỗi của họ. - Tuyển và giữ nhân viên: Trong thời đại kinh tế tri thức, việc tuyển dụng và giữa các nhân viên tốt nhất là điều rất khó. Lương bổng không phải là vấn đề duy nhất mà một người chọn công ty này thay vì công ty khác. Các lý do khác bao gồm sự thăng tiến, thời gian làm việc, khả năng dành thời gian cho gia đình. E-Learning có thể cung cấp nhu cầu đào tạo cho nhân viên mà không bắt họ phải đi xa. Như vậy họ sẽ có thời gian hoàn thành công việc nhiều hơn và có thể có thời gian dành cho gia đình. Những điều này rất tốt cho các đơn vị doanh nghiệp mà các nhân viên hay phải làm việc căng thẳng và quá giờ. - Kích thích và nuôi dưỡng các nỗ lực quản lý tri thức: Đào tạo hướng tới từng cá nhân đơn lẻ. Quản lý tri thức đào tạo toàn bộ tổ chức. Bằng cách cung cấp truy cập tới các nguồn tài nguyên chất lượng cao, E-Learning trở thành công cụ quan trọng để quản lý tri thức. - Giúp các cá nhân tiến bộ nhanh hơn: Bởi vì E-Learning không yêu cầu có một số người nhất định thì mới có thể bắt đầu học, điều này giúp các cá nhân nhanh chóng học được các kiến thức và kĩ năng họ cần. Với E-Learning, người học không cần hi sinh thời gian dành của công việc, người học hoàn toàn chủ động trong việc tạo ra lịch học cho riêng mình.. - Chăm sóc và giữ chân khách hàng: Bằng cách tạo ra các nội dung học miễn phí hoặc chi phí thấp cung cấp cho khách hàng, một tổ chức có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Lợi ích của việc đào tạo miễn phí là thu hút khách hàng đến với website của tổ chức và duy trì quan hệ cũ với khách hàng cũ. Các nội dung như vậy, bằng cách đào tạo khách hàng sử dụng sản phẩm tốt hơn, có thể tạo niềm tin ở phía khách hàng và giới thiệu thêm các tính năng nâng cao, các sản phẩm phụ trợ. Ngoài ra tổ chức các khóa đào tạo như vậy có thể tăng được sự chú ý trong giới doanh nghiệp. 4. Những lý do để doanh nghiệp liên kết với nhà trường trong xây dựng chương trình đào tạo E-Learning Thứ nhất, tối ưu hóa thế mạnh những nguồn lực các bên trong việc xây dựng nội dung đào tạo cho doanh nghiệp: Nhà trường có đội ngũ các chuyên gia, giảng viên được đào tạo bài bản, kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp, giảng bài tốt. Doanh nghiệp có kinh nghiệp thực tiễn, có nhu cầu được cập nhật kiến thức mới về nghiệp vụ, kỹ năng trong hiện tại và tương lai, khi kết hợp lại sẽ tối ưu hóa được những lợi thế của nhau để đưa ra những nội dung đào tạo thực tế và thiết thực nhất. 256
- Thứ hai, trên hệ thống đào tạo E-Learning giúp triển khai những thành tựu nghiên cứu mới nhất từ các đề tài, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong các trường để ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp một cách nhanh nhất và không gián đoán thời gian làm việc của doanh nghệp, giảm thiểu chi phí cho mỗi lần tập trung đào tạo thêm kỹ năng, nghiệp vụ, chính sách mới. Thứ ba, hiệu quả đầu tư tài chính được chia sẻ, nhà trường đầu tư về nội dung và đội ngũ giảng viên chất lượng, còn doanh nghiệp đầu tư về công nghệ, hạ tầng và truyền thông tới công chúng có nhu cầu (thể hiện tại mô hình Topica đang triển khai). 5. Kết luận Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đến, nếu mỗi doanh nghiệp không chuẩn bị cho mình tâm thế để thay đổi thì chúng ta sẽ lỡ nhịp trong cuộc cách mạng này. Khi các quốc gia phát triển trên thế giới đã và đang ứng dụng mô hình nền kinh tế chia sẻ, thì việc kết hợp giữa Nhà trường và Doanh nghiệp hoặc Trong doanh nghiệp có nhà trường là một hướng tất yếu và tối ưu Việt Nam cần hướng đến. Việc doanh nghiệp triển khai E-Learning thành công cần có sự tham vấn và gắn kế với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề cùng chuyên ngành hoạt động của doanh nghiệp, Doanh nghiệp có thể đặt hàng nội dung để nhà trường thiết kế chương trình riêng biệt, liên kết đầu tư theo phương thức “Trường là Nội dung – Nhân lực giảng dạy với Doanh nghiệp là Hạ tầng – Truyền thông”, cũng có thể là doanh nghiệp sử dụng mua lại nội dung từ các trường đào tạo để áp dụng cho doanh nghiệp của mình những phương thức trên sẽ là một xu thế trong tương lai. Nhưng để phát huy hết lợi thế của mô hình này các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có của các trường đại học, cao đẳng, trung học nghề trong việc biên soạn, giảng dạy giáo trình đào tạo nhận sự, lao động chuyên ngành về phục vụ cho tổ chức, doanh nghiệp mình. Còn đối với Nhà trường cần tận dụng những lợi thế từ phía doanh nghiệp hiện có như nguồn vốn, kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết từ quá trình sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường theo từng giai đoạn để xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phù hợp. Vì E-Learning chỉ là công cụ để thể hiện và truyền tại nội dung đến đối tượng học tập theo cách thức người học được chủ động về thời gian, không gian học tập. 257
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Non scholae, Nguyễn Thanh Lâm, 2017 “7 lý do để doanh nghiệp cần E- Learning” 2. http://www.thesaigontimes.vn 3. TS. Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề Ban, Tuyên giáo Trung ương, 2017 “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Vấn đề đặt ra với Giáo dục Việt Nam” 258
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp (trường hợp trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn)
8 p | 42 | 6
-
Cơ sở pháp lý của việc liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
8 p | 18 | 5
-
Tăng cường liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp hướng đến nền kinh tế tri thức
10 p | 36 | 5
-
Chính sách liên kết giữa trường đại học với doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
10 p | 74 | 4
-
Đẩy mạnh liên kết giữa Trường Đại học Ngoại thương và doanh nghiệp tiếp cận từ mô hình “Sản - Học - Quan” (産・学・官) của Nhật Bản
10 p | 8 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học
8 p | 21 | 4
-
Thực trạng liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
8 p | 22 | 4
-
Liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học Hải Dương
11 p | 12 | 4
-
Hoạt động liên kết gắn nhà trường với doanh nghiệp: lý thuyết và ứng dụng tại các trường cao đẳng
9 p | 61 | 4
-
Thúc đẩy hợp tác trường đại học - doanh nghiệp tại Việt Nam
4 p | 88 | 4
-
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sản xuất nhằm tăng cường nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh tự chủ
10 p | 9 | 3
-
Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học hiện nay
7 p | 6 | 3
-
Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin (Nghiên cứu tại trường Đại học Thành Đô)
8 p | 10 | 3
-
Giải quyết bài toán cung cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực
9 p | 30 | 3
-
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp tại Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ
3 p | 6 | 2
-
Liên kết giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp: Sự cần thiết để thực hiện tự chủ đại học
8 p | 12 | 2
-
Nâng cao chất lượng đào tạo đại học thông qua liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp
10 p | 8 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp
10 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn