Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản: Trường hợp hồ tiêu tỉnh Quảng Trị
lượt xem 5
download
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm nâng cao mối quan hệ liên kết giữa hộ nông dân với cơ quan quản lý và doanh nghiệp được xem là biện pháp khả thi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả cho hộ nông dân sản xuất hồ tiêu. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản: Trường hợp hồ tiêu tỉnh Quảng Trị
- LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN: TRƯỜNG HỢP HỒ TIÊU TỈNH QUẢNG TRỊ LINKAGE OF PRODUCTION AND CONSUMPTION OF AGRICULTURAL COMMODITIES: CASE STUDY OF PEPPER IN QUANG TRI PROVINCE TS. Phạm Thị Thanh Xuân Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Quảng Trị là một tỉnh có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây hồ tiêu. Tuy nhiên, hộ sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn như năng suất hồ tiêu thấp và không ổn định, giá đầu vào tăng cao, giá sản phẩm thường xuyên biến động. Vì vậy, tăng cường mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được xem là một giải pháp quan trọng giúp phát triển sản xuất một cách bền vững. Trong chuỗi giá trị sản phẩm, người thu gom là tác nhân chính kết nối người sản xuất với thị trường. Kết quả phân tích cho thấy, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị hồ tiêu còn mang tính tự phát, lỏng lẻo, chưa có những ràng buộc. Giải pháp quan trọng hiện nay là đa dạng hóa các mối quan hệ liên kết trong đó chính quyền địa phương đóng vai trò là nhân tố quan trọng kết nối các tác nhân trong chuỗi giá trị. Từ khóa: liên kết, sản xuất, tiêu dùng, hồ tiêu, Quảng Trị. Abtract Quang Tri province has favorable land and climate conditions for growing pepper. However, pepper production households are facing up with various difficulties, such as low and unsustainable production outputs, increasing production costs, fluctuating sale price. So, the inter-connection of production and consumption is considered as a viable solution for sustainable production. In pepper value chain, collectors are the main agents connecting farms with markets. Results of analysis showed that, the linkage in the pepper value chain is still poor and no constraints. The important solution is vary the related linkage while the local government, the important factor, connects the agents in the pepper value chain. Keywords: linkage, production, consumption, pepper, Quang Tri. 1. Mở đầu Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đang là xu hướng được kỳ vọng giúp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo vị thế và nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong bối cảnh hội nhập. Để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ liên kết, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 80/2002/QĐ-TTG về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, quyết định 62/2013/QĐ - TTG về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, Bộ NN & PTNT đã tổ chức ký chương trình liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Cho đến nay, 740
- sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản vẫn còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, cũng có những mô hình liên kết “bốn nhà” có hiệu quả như: Nông trường sông Hậu, Công ty Mê Công (Cần Thơ), Công ty Antesco (An Giang) v.v...( Trần văn Hiếu, 2004). Quảng Trị là một tỉnh nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị chủ yếu ở quy mô nhỏ. Trong những năm qua, đã có sự liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, mối quan hệ liên kết mới dừng lại ở một số sản phẩm chính và ở một số địa phương. Trong chiến lược phát triển kinh tế, hồ tiêu được xác định là một trong ba loại cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh. Hiện tại, hộ nông dân sản xuất hồ tiêu đang gặp phải nhiều khó khăn như sản xuất kém hiệu quả, rủi ro cao, thu nhập không ổn định do sự biến động của thị trường. Trong khi đó sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm nâng cao mối quan hệ liên kết giữa hộ nông dân với cơ quan quản lý và doanh nghiệp được xem là biện pháp khả thi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả cho hộ nông dân sản xuất hồ tiêu. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Cách tiếp cận Liên kết là hoạt động cần thiết, thiết yếu nhằm phát huy vai trò, đảm bảo khả năng phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Quan hệ liên kết về bản chất là quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các chủ thể (cơ quan quản lý, hộ sản xuất và doanh nghiệp) nhằm thỏa mãn nhu cầu các bên liên kết. Vì vậy, mối quan hệ liên kết được tiếp cận nghiên cứu dựa vào lý thuyết chuỗi giá trị. Cụ thể là nghiên cứu và đánh giá mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu. Qua đó nhằm tạo ra sự đồng thuận và tự nguyện tham gia liên kết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro. 2.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo và niên giám thống kê tỉnh Quảng trị, các văn bản, sách và tạp chí trong và ngoài nước có liên quan. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với các hộ nông dân sản xuất hồ tiêu ở hai huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. Các huyện này được chọn nghiên cứu vì đại diện cho điều kiện sinh thái và là huyện sản xuất hồ tiêu trọng điểm của tỉnh Quảng Trị. Mẫu điều tra gồm 200 hộ, các hộ được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các thông tin phỏng vấn hộ dựa trên bảng câu hỏi liên quan đến các hoạt động sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu. Các tác nhân liên quan đươc thu thập thông tin bao gồm 4 đạị lý cung cấp vật tư, 8 người thu gom, 4 đại lý thu mua và 5 nhà quản lý. Phương pháp phân tích thống kê như tần số, số tương đối được sử dụng để phân tích số liệu điều tra. Phương pháp sơ đồ được sử dụng để thấy rõ mối quan hệ giữa các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu. 741
- 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị 3.1.1. Tình hình sản xuất Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2011 – 2015 có nhiều biến động. Diện tích sản xuất hồ tiêu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 diện tích hồ tiêu tăng 395,1 ha so với năm 2011. Điều này xuất phát từ thực tế, giá hồ tiêu trong những năm qua biến động theo xu hướng tăng, hồ tiêu trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác trên địa bàn. Bảng 3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2015 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Năng suất Sản lượng Tổng DT KTCB TKKD (tạ/ha) (tấn) 2011 1.995,4 210,6 1.784,8 9,56 1.706,3 2012 2.005,7 302,8 1.702,9 11,51 1.959,8 2013 2.094,7 392,7 1.702,0 12,56 2.138,3 2014 2.273,7 487,1 1.786,6 8,70 1.566,0 2015 2.390,5 580,5 1.810,0 11,48 2.077,0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2015 Số liệu Bảng 3.1 cũng cho thấy năng suất và sản lượng hồ tiêu có nhiều biến động. Năng suất hồ tiêu thu được hàng năm chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên cũng như việc đầu tư chăm sóc của các hộ sản xuất. Năng suất bình quân đạt khoảng 10 – 11 tạ/ha. Năm 2015 năng suất bình quân đạt 11,48 tạ/ha, sản lượng đạt 2.077,0 tấn tiêu khô. Bên cạnh đó, để không ngừng nâng tầm cho đặc sản hồ tiêu, tỉnh Quảng Trị đã tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồ tiêu. Việc làm này ngoài việc minh chứng cho chất lượng hồ tiêu của một vùng nó còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định chất lượng của một trong những mặt hàng nông sản hàng đầu của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Điều này khuyến khích người dân ý thức hơn nữa trong sản xuất và quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho hộ trồng tiêu, xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu và hình thành các vùng cây đặc sản có quy mô lớn. 3.1.2. Tình hình tiêu thụ Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị được sản xuất và bán dưới dạng tiêu đen. Tiêu trắng hoặc các sản phẩm chế biến từ tiêu chưa được chú trọng đầu tư. Do nhu cầu thị trường thế giới về sản phẩm hồ tiêu ngày càng tăng nên khối lượng hồ tiêu sản xuất ra được tiêu thụ hết. Tuy nhiên giá cả, năng suất hồ tiêu không ổn định đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của hộ sản xuất. Sự biến động giá hồ tiêu được thể hiện qua Sơ đồ 3.1. 742
- Sơ đồ 3.1 Giá sản phẩm hồ tiêu giai đoạn 2004 - 2015 Cũng như các vùng trồng hồ tiêu khác trong cả nước, sản phẩm hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị chủ yếu được sản xuất để xuất khẩu. Lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa và tại địa phương chiếm một tỷ trọng nhỏ. Khối lượng sản phẩm hồ tiêu được các đại lý thu mua và cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ở Đông Hà, thành phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu đi các nước Mỹ, Trung Quốc, Pakistan, Philippines và các nước khác. 3.1.3. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất hồ tiêu 1. Về cung cấp các yếu tố đầu vào Giống tiêu được sử dụng là giống tiêu Quảng Trị, được đánh giá là cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Khó khăn mà hộ gặp phải về giống là giá hom giống quá cao (trung bình 15.000 – 20.000 đồng/hom giống, tương đương khoảng 40 triệu đồng/ha), nên các hộ thường tận dụng từ những cây tiêu có sẵn trong vườn nhà (chiếm 60% số hộ được khảo sát) hoặc mua từ các hộ sản xuất khác trong vùng (chiếm khoảng 40%). Điều này gây nguy cơ cao về lây lan dịch bệnh hoặc thoái hóa giống nếu không có sự quản lý tốt của chính quyền địa phương. Hiện nay, có 3 cơ sở cung cấp giống tiêu là Công ty giống cây trồng vật nuôi Quảng Trị, Doanh nghiệp Sơn Oanh và HTX dịch vụ hồ tiêu Cùa, tuy nhiên lượng giống cung cấp còn khá ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho hộ sản xuất. Tỉnh Quảng Trị chưa hình thành được các trung tâm nhân giống nhằm cung cấp giống đảm bảo chất lượng cho hộ sản xuất. Các yếu tố đầu vào khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được mua từ các đại lý tại địa phương. Một số đại lý đã có sự liên kết hỗ trợ hộ nông dân về vốn thông qua bán nợ phân bón, vật tư nông nghiệp và đảm nhận cả việc thu gom sản phẩm. Việc mua phân bón và các loại vật tư nông nghiệp tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, 40% số hộ sản xuất được phỏng vấn cho rằng họ gặp khó khăn trong việc mua các yếu tố đầu vào do giá phân bón và vật tư nông nghiệp có xu hướng tăng cao, làm chi phí sản xuất cao. Sơ đồ 3.2. Chuỗi sản xuất hồ tiêu và chức năng cung cấp đầu vào cho sản xuất *Nguồn: Đào Mạnh Hùng, 2014. 743
- 2. Về hoạt động sản xuất Đa phần các hộ đều sinh sống ở vùng trồng hồ tiêu lâu đời của tỉnh Quảng Trị và đã tham gia sản xuất hồ tiêu lâu năm, nên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất hồ tiêu. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đầu tư cho hoạt động sản xuất. So với yêu cầu định mức kỹ thuật và mức đầu tư của các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước, mức đầu tư cho cây hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị còn thấp. Cụ thể, mật độ trung bình của các hộ điều tra là 1.451 cây trụ/ha thấp hơn so với mật độ chuẩn của Bộ NN&PTNT là 1.600 cây trụ/ha. Mức độ đầu tư phân bón hữu cơ trung bình là 20 tấn phân hữu cơ/ha, thấp hơn nhiều so với các vùng sản xuất hồ tiêu khác trong cả nước, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mức sử dụng phân hữu cơ trung bình là 25 tấn/ha (Đỗ Trung Bình, 2013). Bên cạnh đó, mức đầu tư hàng năm khác nhau phụ thuộc vào tình hình tài chính của hộ và sự biến động giá sản phẩm hồ tiêu trên thị trường. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến năng suất hồ tiêu Quảng Trị chưa cao và còn thiếu tính ổn định. Chưa có sự liên kết giữa các hộ nông dân với nhau trong quá trình sản xuất. 3. Về hỗ trợ kỹ thuật Đa số các hộ sản xuất đề cho rằng họ nhận được sự hỗ trợ tốt từ chính quyền địa phương, cơ quan khuyến nông và các nhà khoa học. Trên 80% số hộ được phỏng vấn trả lời họ đã từng tham gia các khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất. Hàng năm, Sở NN&PTNT kết hợp với trung tâm Khuyến nông, dự án Phát triển bền vững tại Quảng Trị, trường ĐH Nông Lâm Huế tổ chức các buổi cuộc tập huấn cho hộ sản xuất hồ tiêu về các nội dung như: cắt tỉa, tạo hình, phòng trừ các loại sâu bệnh hại, công tác đầu tư, chăm sóc vườn cây để đạt hiệu quả và chất lượng. 4. Về tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm hồ tiêu sau thu hoạch được hộ sản xuất bán cho những người thu gom hoặc đại lý thu mua tại địa phương. Theo kết quả điều tra, 90% sản phẩm được hộ sản xuất bán cho người thu gom, 10% còn lại được bán cho các đại lý tại địa phương. Việc mua bán sản phẩm bằng hình thức giao dịch trực tiếp. Giữa người sản xuất và người thu gom không có ràng buộc nhau bằng hợp đồng. Giá cả sản phẩm được thỏa thuận trực tiếp tại thời điểm bán và do người thu gom đề xuất. Trong điều kiện giá sản phẩm hồ tiêu có nhiều biến động như hiện nay việc không có những ràng buộc trong tiêu thụ sản phẩm đặc biệt về giá cả sẽ gây nhiều rủi ro cho hộ sản xuất. Vì vậy, việc hỗ trợ của chính quyền địa phương trong tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho người sản xuất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất theo hướng bền vững nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Sơ đồ 3.3 Chuỗi thu gom sản phẩm Hồ tiêu Quảng Trị 744
- 5. Về chính sách hỗ trợ và kết nối thị trường Trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị, hồ tiêu được xác định là cây trồng chủ lực. Vì vậy, trong thời gian qua tỉnh đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hồ tiêu. Các chính sách hỗ trợ chủ yếu tập trung vào hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và phòng trừ sâu bệnh. Về chính sách hỗ trợ tài chính: thực hiện đề án trồng mới và phục hồi các vườn hồ tiêu, hộ sản xuất được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, điều này đã có tác dụng tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất hồ tiêu. Hoạt động kết nối thị trường chưa được các cơ quan chức năng hỗ trợ cho người sản xuất. Việc tiếp cận thông tin thị trường về giá yếu tố đầu vào, giá sản phẩm hồ tiêu, yêu cầu chất lượng sản phẩm chủ yếu được tiếp cận thông qua việc chia sẻ thông tin giữa hộ sản xuất hoặc giữa hộ sản xuất và người thu gom. Việc tiêu thụ sản phẩm diễn ra hoàn toàn tự do. Đây là khó khăn chung của các hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất hồ tiêu. Bảng 3.2 Mức độ tiếp cận thông tin thị trường của hộ sản xuất ĐVT: % Hộ SX Người Cán bộ CLB Báo Các thông tin trong thu khuyến sản Ti vi Khác chí vùng gom nông xuất Giá đầu vào 63,8 7,5 7,5 13,8 0 0,0 11,3 Chất lượng đầu vào 61,3 6,3 18,8 15,0 2,5 2,5 6,3 Giá hồ tiêu 68,8 100,0 0,0 6,3 7,5 10,0 6,3 Phòng trừ sâu bệnh 27,5 5,0 87,5 18,8 6,3 12,5 5,0 Kỹ thuật sản xuất 31,3 0,0 77,5 18,8 2,5 3,8 5,0 Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán của tác giả 3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Quảng Trị 3.2.1. Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị hồ tiêu Sơ đồ 3.4 cho thấy chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu bao gồm các giai đoạn chính là cung cấp các yếu tố đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến, thương mại và tiêu dùng. Trong mỗi giai đoạn số lượng các tác nhân tham gia khác nhau. Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị gồm nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, hộ sản xuất hồ tiêu, người thu gom và đại lý thu mua, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. 745
- Cung cấp Sản xuất Thu gom Chế biến Thương mại Tiêu dùng đầu vào Hoạt - Giống, - Làm đất, - Thu gom, - Phân loại, - Bán sỉ, - Tiêu dùng cá động - Phân bón, - Trồng, - Vận chuyển, - Sơ chế,.. - Bán lẻ nhân - BVTV - Chăm sóc, - Thu hoạch,.. Tác nhân - Nhà cung - Hộ nông dân - Người thu - Đại lý thu - DN chế biến -Trong nước, cấp yếu tố đầu gom nhỏ mua và XK - Ngoài nước vào. - Đại lý thu - Công ty - Người bán lẻ mua Thương mại Quảng Trị Sơ đồ 3.4 Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu 3.2.2. Mối quan hệ tương tác giữa các tác nhân Trong chuỗi giá trị hồ tiêu, hộ sản xuất có mối quan hệ chủ yếu với tác nhân cung cấp đầu vào và người thu gom và đại lý thu mua trong việc thu mua và sơ chế sản phẩm. Vì vậy, nghiên cứu chỉ tập trung vào 4 giai đoạn đầu của chuỗi, là khâu cung cấp yếu tố đầu vào, sản xuất, thu gom và chế biến. Đây là các khâu có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ sản xuất. Về sự liên kết giữa các hộ sản xuất: Các hộ sản xuất có mối quan hệ với nhau trong việc trao đổi các thông tin về giá bán sản phẩm, giá mua đầu vào, kỹ thuật sản xuất, cách phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các hộ sản xuất còn ở góc độ tự phát, cá nhân. Một số hộ đã tham gia vào câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu của xã, nhưng mới trên góc độ chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất chưa có sự hợp tác để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm. Về mức độ liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu, kết quả khảo sát cho thấy mối quan hệ liên kết giữa hộ sản xuất với nhà máy (công ty thương mại Quảng Trị) và người thu gom tương đối lỏng lẻo chỉ đạt 1,2 và 1,3 điểm. Người thu gom là tác nhân chính và có vai trò quan trọng kết nối sản phẩm nông dân với thị trường. Khảo sát cho thấy người thu gom không ràng buộc gì nhiều với người sản xuất, hoạt động mua bán thông qua quen biết lâu năm, chủ yếu là đi mua dạo hàng ngày hoặc ai cần bán thì gọi họ sẽ đến mua. Công ty thương mại Quảng Trị chủ yếu kết nối với người thu gom và đại lý thu mua, chưa có nhiều kết nối trực tiếp với người trồng tiêu. Mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi còn yếu. Hầu hết các tác nhân hoạt động độc lập. Hầu như không có hoặc có rất ít mối quan hệ giữa các tác nhân với nhau. Thông tin cũng không được chia sẽ giữa các tác nhân. Tuy nhiên, vẫn có một số người thu mua xây dựng mối quan hệ với người sản xuất thông qua các cam kết mua bán, cho vay tiền và cung cấp vật tư đầu vào và tín dụng. Không có mối quan hệ chặt chẽ nào giữa những người thu mua với nhau cũng như với cơ sở chế biến. Các đơn vị ngoài tỉnh không có mối liên kết trực tiếp nào với người nông dân kể cả cung cấp vật tư đầu vào hay cho vay tín dụng. 746
- Sơ đồ 3.5. Mức độ liên kết giữa hộ sản xuất với các tác nhân trong chuỗi sản phẩm 3.3. Một số biện pháp tăng cường mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu 1. Xây dựng mối quan hệ liên kết giữa các hộ sản xuất hồ tiêu: thông qua việc khuyến khích hộ tham gia vào câu lạc bộ sản xuất hồ tiêu, tăng cường trao đổi kinh nghiệm với nhau trong quá trình sản xuất, tổ chức tham quan cho các hộ nông dân học tập kinh nghiệm từ những mô hình sản xuất giỏi,...từ đó giúp hộ nắm kỹ thuật sản xuất, chia sẻ các kinh nghiệm trong sản xuất và giúp mở rộng quy mô sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững. 2. Xây dựng mối quan hệ liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ Đảm bảo cho các mối liên lết dọc hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Trị cần có văn bản giao sở NN&PTNT chủ trì làm đầu mối tập trung sức mạnh của các lực lượng, tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị, triển khai đồng bộ các giải pháp sản xuất - chế biến - tiêu thụ; lấy tín hiệu thị trường làm cơ sở tác động vào chiến lược phát triển sản phẩm và đưa ra các khuyến cáo về sản xuất. Tạo lập cơ chế ổn định để nông dân, người thu gom và Công ty Thương mại Quảng Trị hình thành cơ chế thu mua sản phẩm thông qua hợp đồng. Thiết lập quan hệ dài hạn, thường xuyên giữa người sản xuất với các nhà cung cấp và nhà thu mua. 3. Chính quyền địa phương: đóng vai trò là người tổ chức, điều phối hoạt động của các tác nhân trong chuỗi. Vì vậy, chính quyền địa phương ngoài việc hỗ trợ tập huấn cho người sản xuất như hiện nay, cần phát triển các hoạt động hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin thị trường, kết nối hộ sản xuất với người thu gom và công ty Thương mại Quảng Trị, quy hoạch các vùng sản xuất hồ tiêu tập trung, có chính sách hỗ trợ vay vốn hay huy động các nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho hộ sản xuất, chế biến nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. 4. Kết luận Tỉnh quảng Trị có nhiều lợi thế cho hoạt động sản xuất hồ tiêu. Những năm qua hồ tiêu đã trở thành cây trồng có thế mạnh, đóng góp phần quan trọng vào thu nhập của hộ nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hộ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do năng suất không ổn định, tình trạng sâu bệnh thường xuyên xảy ra, giá các yếu tố đầu vào tăng cao, giá sản phẩm hồ tiêu bấp bênh. Sự liên kết giữa các tác nhân trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu còn mang tính tự phát, lỏng lẻo chưa có sự ràng buộc giữa các tác nhân trong chuỗi. Vì vậy, việc từng bước tạo lập và duy trì các mối liên kết bền vững trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản 747
- phẩm trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị có ý nghĩa quan trọng trong phát triển sản xuất hồ tiêu một cách bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Trung Bình (2013), Sản xuất hồ tiêu hữu cơ Việt Nam thách thức và cơ hội, trình bày tại Hội nghị phát triển hồ tiêu bền vững năm 2013, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tr 15 - 31. Trần Văn Hiếu (2004), Thực trạng và giải pháp cho sự liên kết “ bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học – Đại học Cần Thơ. Số 183-188. Đào Mạnh Hùng (2014), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ. Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2016. Phạm Thị Thanh Xuân (2013), Phân tích chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Chuyên đề tiến sỹ. 748
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mô hình liên kết vùng trong phát triển kinh tế xã hội và du lịch ở Tây Bắc
16 p | 54 | 9
-
Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp: Phần 2 - GS. TS Nguyễn Đình Phan
221 p | 12 | 7
-
Bài toán liên kết trong sản xuất - tiêu thụ lúa gạo ở Tây Nam bộ: Nghiên cứu trường hợp xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
13 p | 73 | 6
-
Các giải pháp để thúc đẩy chuỗi liên kết trong xuất khẩu rau quả tươi Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam
6 p | 67 | 6
-
Ý tưởng mô hình liên kết trong phát triển không gian đô thị khu vực miền Trung - Tây Nguyên
11 p | 23 | 6
-
Liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất nông sản tại vùng Tây Nguyên – kết quả từ một cuộc khảo sát
9 p | 30 | 5
-
Chính sách liên kết vùng gắn khoa học và công nghệ với sản xuất công nghiệp của Nhật Bản và gợi ý chính sách đối với Việt Nam
12 p | 41 | 5
-
Phát triển ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy chuỗi giá trị sản xuất đồ gỗ xuất khẩu
12 p | 25 | 5
-
Mối quan hệ liên kết kinh tế giữa nông dân và nhà nước thực trạng và giải pháp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3 p | 37 | 4
-
Hàm ý chính sách về chuyển đổi kinh tế, sinh thái và xã hội trong sản xuất nông nghiệp: kinh nghiệm từ triển khai dự án legato
13 p | 42 | 4
-
Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển kinh tế biển ở thành phố Đà Nẵng
6 p | 17 | 4
-
Liên kết doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp xuất khẩu - một trong những giải pháp hỗ trợ xuất khẩu mặt hàng nông sản vào thị trường Trung Quốc qua tỉnh Cao Bằng
11 p | 27 | 3
-
Vai trò của liên kết trong sản xuất để phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
13 p | 61 | 3
-
Một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI & doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam
9 p | 32 | 2
-
Thúc đẩy liên kết để phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
14 p | 30 | 2
-
Vận động nông dân tham gia liên kết sản xuất trong nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp
8 p | 70 | 2
-
Tác động của thể chế kinh tế quốc tế đến sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI
4 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn