Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016<br />
<br />
LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ VỚI VIÊM NƯỚU VÀ SÂU RĂNG<br />
TRÊN TRẺ EM 10 TUỔI TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Phạm Anh Vũ Thụy*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tình trạng béo phì với sâu răng và viêm nướu trên trẻ em 10 tuổi tại<br />
Tp. Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 1079 trẻ em 10 tuổi năm 2015 được chọn ngẫu nhiên<br />
từ 16 trường tiểu học tại Tp. Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu xác suất tỉ lệ với quy mô cụm (PPS-<br />
Probability Proportional to Size). Thông tin về tự đánh giá tình trạng răng miệng, các thói quen nha khoa, thói<br />
quen ăn uống và vận động của trẻ được thu thập qua bảng câu hỏi. Trẻ em trong mẫu nghiên cứu được đo các chỉ<br />
số nhân trắc (chiều cao, cân nặng), được khám tình trạng răng và nha chu (DT, PlI, GI). Chỉ số khối cơ thể được<br />
tính và tình trạng dinh dưỡng của trẻ được phân loại dựa vào chỉ số khối cơ thể theo tuổi và giới. Phân tích hồi<br />
quy đa biến logistic được thực hiện để xét mối liên quan giữa tình trạng béo phì với sâu răng và viêm nướu sau<br />
khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu.<br />
Kết quả: Tỷ lệ trẻ bị sâu răng và viêm nướu lần lượt là 25,3% và 100%. Tỷ lệ trẻ trong mẫu nghiên cứu có<br />
tình trạng cơ thể thiếu cân/bình thường, thừa cân và béo phì lần lượt là 63,3%, 21,2% và 15,5%. Yếu tố nguy cơ<br />
liên quan có ý nghĩa với sâu răng là khu vực (OR=7,8; CI=5,5-10,9), tự cảm nhận sâu răng (OR=1,4; CI=1,0-2,0),<br />
khám răng miệng định kỳ (OR=1,6; CI=1,2-2,2), tự kiểm tra răng/nướu (OR=1,5; CI=1,1-2,1), số lần chải răng<br />
(OR=2,2; CI=1,6-3,0) và béo phì (OR=2,3; CI=1,5-3,5) (p