intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu đặc điểm tăng huyết áp và chỉ số khối lượng cơ thất trái ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát đặc điểm tăng huyết áp (THA), chỉ số khối lượng cơ thất trái (Left Ventricular Mass Index - LVMI) và tìm hiểu mối liên quan giữa THA, LVMI với một số đặc điểm của bệnh nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) lọc máu chu kỳ (LMCK).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu đặc điểm tăng huyết áp và chỉ số khối lượng cơ thất trái ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TĂNG HUYẾT ÁP VÀ<br /> CHỈ SỐ KHỐI LƢỢNG CƠ THẤT TRÁI Ở<br /> BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN TÍNH LỌC MÁU CHU KỲ<br /> Nguyễn Thị Thu Hà*; Lê Việt Thắng*<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: khảo sát đặc điểm tăng huyết áp (THA), chỉ số khối lượng cơ thất trái (Left Ventricular<br /> Mass Index - LVMI) và tìm hiểu mối liên quan giữa THA, LVMI với một số đặc điểm của bệnh<br /> nhân (BN) suy thận mạn tính (STMT) lọc máu chu kỳ (LMCK). Đối tượng và phương pháp: tiến<br /> cứu, mô tả cắt ngang 83 BN STMT LMCK tại Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: tỷ lệ BN THA là<br /> 95,2%; 15,7% BN THA kháng trị; 65,1% BN tăng LVMI. Kết luận: THA và LVMI liên quan đến<br /> một số yếu tố như tuổi, BMI, rối loạn lipid máu, nồng độ hemoglobin, albumin máu và thời gian<br /> lọc máu.<br /> * Từ khóa: Suy thận mạn tính; Lọc máu chu kỳ; Tăng huyết áp; Chỉ số khối lượng cơ thất trái.<br /> <br /> Characteristics of Hypertension and Left Ventricular Mass Index<br /> in Hemodialysis Patients with Chronic Renal Failure at 103 Hospital<br /> Summary<br /> Objectives: To survey the features of hypertension and left ventricular mass index (LVMI);<br /> and to find out the relationship between hypertension and LVMI with age, sex, dialysis time,<br /> BMI, dyslipidemia, anemia, albumine, urea, creatinine in hemodialysis patients. Subjects and<br /> methods: Cross-sectional descriptive study was carried out on 83 hemodialysis patients with<br /> chronic renal failure at Nephrology and Hemodialysis Department, 103 Hospital. Results and<br /> conclusions: Prevalence of hypertension was 95.2%; resistant hypertension was 15.7%; LVMI<br /> increased in 65.1% of patients. Hypertension and LVMI were related to age, BMI, dyslipidemia,<br /> hemoglobin, albumin and time of hemodialysis.<br /> * Key words: Chronic kidney failure; Hemodialysis; Hypertesion; Left ventricular mass index.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Suy thận mạn tính là một hội chứng<br /> lâm sàng và sinh hoá tiến triển mạn tính<br /> qua nhiều năm do tổn thương không hồi<br /> phục các nephron. STMT diễn biến âm<br /> thầm, tiến triển nặng dần, cơ thể không<br /> còn phản ứng bù trừ, lúc đó triệu chứng<br /> của suy thận xuất hiện và trở nên rầm rộ,<br /> <br /> có nhiều biến chứng, các biện pháp điều<br /> trị bảo tồn không có kết quả mà phải điều<br /> trị thay thế bằng lọc máu hoặc ghép thận<br /> [4]. Biến chứng tim mạch thường gặp ở<br /> BN LMCK và là nguyên nhân gây tử vong<br /> hàng đầu. BN STMT LMCK có nhiều yếu<br /> tố nguy cơ tim mạch. Do vậy, biến chứng<br /> tim mạch lại càng nhiều. Biểu hiện bệnh<br /> lý tim mạch ở BN STMT LMCK rất đa dạng.<br /> <br /> * Bệnh viện Quân y 103<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thu Hà (haquangnam@gmail.com)<br /> Ngày nhận bài: 21/12/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 06/03/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016<br /> <br /> 135<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> <br /> THA chiếm tỷ lệ cao ở BN STMT LMCK,<br /> đặc biệt vẫn còn khoảng 30 - 40% BN có<br /> THA kháng trị. Bệnh lý cơ tim, bệnh mạch<br /> vành chiếm tỷ lệ cao, suy tim là hậu quả<br /> tất yếu của các bệnh lý tim mạch gây ra.<br /> Những yếu tố nguy cơ tim mạch như đái<br /> tháo đường, rối loạn lipid máu, tuổi cao,<br /> nam giới và viêm cũng là yếu tố nguy cơ<br /> tim mạch thường gặp ở BN STMT LMCK<br /> [5]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm:<br /> - Khảo sát đặc điểm THA và một số chỉ<br /> số siêu âm tim ở BN STMT LMCK.<br /> - Tìm hiểu mối liên quan giữa THA,<br /> LVMI với một số đặc điểm ở BN STMT<br /> LMCK như: tuổi, giới, thời gian lọc máu,<br /> BMI, rối loạn lipid máu, nồng độ albumin<br /> máu, tình trạng thiếu máu.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 83 BN STMT LMCK tại Khoa Thận Lọc máu, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng<br /> 12 - 2014 đến 4 - 2015.<br /> * Tiêu chuẩn chọn BN:<br /> + BN STMT do nhiều nguyên nhân<br /> khác nhau.<br /> + Thời gian lọc máu chu kỳ ≥ 3 tháng.<br /> + Được lọc máu đầy đủ.<br /> + BN được áp dụng theo một phác đồ<br /> điều trị thống nhất về điều trị thiếu máu,<br /> điều trị THA theo khuyến cáo.<br /> + Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> * Tiêu chuẩn loại trừ:<br /> + Đang sốt, hoặc có bằng chứng nhiễm<br /> trùng.<br /> + BN tại thời điểm nghiên cứu nghi ngờ<br /> mắc bệnh ngoại khoa, cấp cứu.<br /> 136<br /> <br /> + BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> + BN không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br /> Trình tự nghiên cứu bao gồm:<br /> - Hỏi bệnh và khám lâm sàng theo mẫu<br /> bệnh án nghiên cứu.<br /> - Tiến hành làm các xét nghiệm thường<br /> quy.<br /> - Siêu âm tim: kiểu TM, 2D, Doppler<br /> màu theo hướng dẫn của Hội Tim mạch<br /> học Việt Nam, đo các thông số: LA, Dd,<br /> Ds, EF%, áp dụng công thức tính EDV,<br /> LVM, LVMI.<br /> + Thể tích thất trái cuối tâm trương<br /> (End Diastolic Volume - EDV) thay Dd vào<br /> công thức:<br /> EDV = 7 (Dd) 3/2.4 + Dd<br /> Chỉ số thể tích thất trái (Vd/BSA) =<br /> EDV/BSA(ml/m²).<br /> + Thể tích thất trái cuối tâm thu (End<br /> Systolic Volume - ESV) thay Ds vào công<br /> thức:<br /> ESV = 7 (Ds)3/2.4 + Ds<br /> + Khối lượng cơ thất trái tính theo<br /> công thức của Penn: LVM (g) = 1,04 x<br /> [(Dd + IVSd + LPWd) 3 - Dd3] - 13,6 g.<br /> + Chỉ số khối lượng cơ thất trái:<br /> LVMI (g/m2) = LVM (g)/BSA (m2).<br /> Phì đại thất trái khi: LVMI > 134 g/m2<br /> (nam) và LVMI > 110 g/m2 (nữ).<br /> + Tính phân số tống máu thất trái EF<br /> theo công thức:<br /> EF = [(EDV - ESV)/EDV] x 100<br /> * Xử lý số liệu: sử dụng các thuật toán<br /> thống kê trong y học, phần mềm SPSS<br /> 16.0. Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa<br /> thống kê.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Đặc điểm THA và một số chỉ số hình thái, chức năng trên siêu âm tim.<br /> Bảng 1: Đặc điểm huyết áp.<br /> Đặc điểm<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Không THA<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4,8<br /> <br /> THA<br /> <br /> 79<br /> <br /> 95,2<br /> <br /> Huyết áp tâm thu trung bình (mmHg)<br /> <br /> 148,77 ± 13,97<br /> <br /> Huyết áp tâm trương trung bình (mmHg)<br /> <br /> 89,45 ± 6,46<br /> <br /> THA kháng trị (trong tổng số BN nghiên cứu)<br /> <br /> 13<br /> <br /> 15,7<br /> <br /> 95,2% BN THA, tương tự với nghiên cứu của Nguyễn An Giang (2013) [3] và<br /> Ayodele OE (2010) [8]. Tỷ lệ THA của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Đình<br /> Dương (2012) trên 150 BN LMCK tại Bệnh viện Bạch Mai thấy tỷ lệ THA là 71,3% [2].<br /> Sự khác nhau này theo chúng tôi có thể do cỡ mẫu và tỷ lệ điều trị nội, ngoại trú khác<br /> nhau giữa 2 nghiên cứu. Nghiên cứu của Agarwal R và CS (2003) với 2.535 BN LMCK<br /> ở 69 đơn vị thận nhân tạo tại Hoa Kỳ thấy 86% BN THA, trong đó chỉ 30% huyết áp<br /> được kiểm soát tốt (< 130/80), 58% huyết áp không đạt đích điều trị và 12% không<br /> điều trị thuốc chống THA [7].<br /> Bảng 2: Đặc điểm một số chỉ số hình thái, chức năng của siêu âm tim.<br /> Nhóm nghiên cứu (n = 83)<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> LVMI<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Tăng<br /> <br /> 54<br /> <br /> 65,1<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> 29<br /> <br /> 34,9<br /> 158,36 ± 58,23<br /> <br /> X± SD<br /> Đường kính thất trái tâm trương<br /> <br /> Giãn<br /> <br /> 40<br /> <br /> 48,2<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> 43<br /> <br /> 51,8<br /> 50,2 ± 5,74<br /> <br /> X ± SD<br /> Đường kính nhĩ trái tâm thu<br /> <br /> Giãn<br /> <br /> 31<br /> <br /> 37,3<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> 52<br /> <br /> 62,7<br /> 33,09 ± 5,2<br /> <br /> X ± SD<br /> Phân suất tống máu<br /> <br /> Giảm (< 50%)<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> 78<br /> <br /> 94,0<br /> <br /> X ± SD<br /> <br /> 66,34 ± 5,99<br /> <br /> 65,1% BN tăng LVMI, 48,2% BN có giãn đường kính thất trái tâm trương;<br /> 37,3% BN giãn đường kính nhĩ trái tâm thu; tuy nhiên chỉ 6,0% BN giảm phân suất<br /> tống máu. Kết quả của chúng tôi là hợp lý, vì nhiều nghiên cứu khác cho thấy mặc dù<br /> 137<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> <br /> BN thận nhân tạo có suy tim, nhưng phần lớn phân suất tống máu không giảm, do<br /> tổn thương hở nhiều van tim ở nhóm BN này làm sai lệch chỉ số phân suất tống<br /> máu [1, 5]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả khác trước đó:<br /> Đỗ Doãn Lợi (2002) nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng tim ở BN STMT<br /> giai đoạn IV thấy phì đại thất trái gặp 85,3% BN suy thận giai đoạn IV và 88,8% BN<br /> lọc máu [5]. Theo Đào Hồng Dương (2010), tỷ lệ dày thất trái ở nhóm không lọc<br /> máu chu kỳ là 46,7%; ở nhóm lọc máu chu kỳ là 52,7%, giảm chức năng tâm thu<br /> chiếm 10,3% [1].<br /> 2. Mối liên quan giữa THA và LVMI với một số đặc điểm BN LMCK.<br /> Bảng 3: Liên quan THA với tuổi.<br /> Đặc điểm huyết áp<br /> THA (n = 79)<br /> Huyết áp tâm thu trung<br /> bình (mmHg)<br /> Huyết áp tâm trương<br /> trung bình (mmHg)<br /> <br /> Tuổi ≥ 60 (n = 17)<br /> <br /> Tuổi < 60 (n = 66)<br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 17<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 62<br /> <br /> 78,5<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 151,34 ± 12,58<br /> <br /> 146,26 ± 14,62<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 95,51 ± 5,98<br /> <br /> 83,39 ± 4,76<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 100% BN ≥ 60 tuổi có THA, tỷ lệ này ở nhóm < 60 tuổi chỉ là 78,5%, p < 0,05. Giá trị<br /> trung bình huyết áp tâm thu ở nhóm BN ≥ 60 tuổi cao hơn nhóm < 60 tuổi, nhưng<br /> không khác biệt. Tuy nhiên, giá trị trung bình huyết áp tâm trương nhóm ≥ 60 tuổi cao<br /> hơn nhóm < 60 tuổi, p < 0,05. Chúng tôi cho rằng với những người ≥ 60 tuổi, tình trạng<br /> mạch máu thường xơ vữa nhiều hơn, dẫn đến huyết áp tâm trương có sự khác biệt.<br /> Năm 2004, Garcia Cortes MJ và CS nghiên cứu hồi cứu xác định tỷ lệ THA ở 2.789 BN<br /> STMT LMCK trong 46 trung tâm lọc máu ở Tây Ban Nha thấy THA chiếm 53,8% và có<br /> mối liên hệ với tuổi, nồng độ albumin máu.<br /> Bảng 4: Liên quan THA với giới.<br /> Nam (n = 64)<br /> <br /> Nữ (n = 19)<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> THA (n = 79)<br /> <br /> 60<br /> <br /> 93,8<br /> <br /> 19<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Huyết áp tâm thu trung bình (mmHg)<br /> <br /> 150,74 ± 13,28<br /> <br /> 147,45 ± 13,54<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 91,29 ± 5,68<br /> <br /> 86,78 ± 5,26<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Đặc điểm huyết áp<br /> <br /> Huyết áp tâm trương trung bình (mmHg)<br /> <br /> p<br /> > 0,05<br /> <br /> Nhóm BN nam có giá trị huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình cao hơn nữ, tuy<br /> nhiên không khác biệt, p > 0,05. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ và mức độ<br /> THA ở nam cao hơn nữ, do nam có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ. Các yếu tố liên quan<br /> đó là béo phì, rối loạn lipid máu, đặc biệt thói quen uống rượu, bia, hút thuốc lá và các<br /> tác động của stress. Những yếu tố này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, do đặc điểm<br /> thói quen tạo nên.<br /> 138<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016<br /> <br /> Bảng 5: Liên quan THA với BMI.<br /> BMI ≥ 23 (n = 10)<br /> <br /> Đặc điểm huyết áp<br /> <br /> BMI < 23 (n = 73)<br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> THA (n = 79)<br /> <br /> 10<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 69<br /> <br /> 94,5<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> Huyết áp tâm thu trung bình (mmHg)<br /> <br /> 152,64 ± 12,43<br /> <br /> 145,16 ± 14,13<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 96,51 ± 5,32<br /> <br /> 82,39 ± 5,46<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Huyết áp tâm trương trung bình (mmHg)<br /> <br /> Không thấy khác biệt về tỷ lệ THA giữa 2 nhóm, tuy nhiên nhóm BMI ≥ 23 có giá trị<br /> huyết áp trung bình cả tâm thu và tâm trương cao hơn nhóm BMI < 23, p < 0,05.<br /> Agarwal R (2011) nghiên cứu mối liên quan giữa BMI với tình trạng THA ở BN STMT<br /> LMCK thấy THA, béo phì và rối loạn lipid máu luôn đi kèm với nhau tạo nên vòng xoắn<br /> bệnh lý [7].<br /> Bảng 6: Liên quan THA với rối loạn lipid máu.<br /> Có rối loạn lipid máu<br /> (n = 57)<br /> <br /> Đặc điểm huyết áp<br /> THA (n = 79)<br /> Huyết áp tâm thu trung bình (mmHg)<br /> Huyết áp tâm trương trung bình (mmHg)<br /> <br /> Không rối loạn lipid<br /> máu (n = 26)<br /> <br /> p<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 54<br /> <br /> 94,7<br /> <br /> 25<br /> <br /> 96,2<br /> <br /> > 0,05<br /> <br /> 153,34 ± 13,45<br /> <br /> 144,76 ± 12,83<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> 97,28 ± 5,53<br /> <br /> 81,78 ± 5,66<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Chúng tôi không thấy khác biệt về tỷ lệ THA ở nhóm rối loạn lipid máu và không rối loạn<br /> lipid máu. Tuy nhiên, nhóm rối loạn lipid máu có giá trị huyết áp tâm thu và tâm trương<br /> trung bình cao hơn nhóm không rối loạn lipid máu, p < 0,05. Vai trò của tăng lipid máu<br /> trong xơ vữa mạch máu và THA được nhắc tới trong nhiều nghiên cứu. Về vai trò của<br /> triglycetrid trong bệnh lý tim mạch nói chung và xơ vữa nói riêng có nhiều nghiên cứu và<br /> bài viết của các chuyên gia trên thế giới [6].<br /> Bảng 7: Liên quan LVMI với huyết áp tâm thu và nồng độ hemoglobin huyết thanh.<br /> Đặc điểm<br /> <br /> Tăng LVMI (n = 54)<br /> <br /> Không tăng LVMI (n = 29)<br /> <br /> p<br /> <br /> Huyết áp tâm thu (mmHg)<br /> <br /> 152,43 ± 11,87<br /> <br /> 145,23 ± 12,48<br /> <br /> < 0,05<br /> <br /> Nồng độ hemoglobin (g/l)<br /> <br /> 89,25 ± 21,3<br /> <br /> 109,34 ± 18,34<br /> <br /> < 0,01<br /> <br /> Nhóm BN có LVMI tăng, chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn và nồng độ hemoglobin<br /> thấp hơn nhóm BN không tăng LVMI, p < 0,05. Nghiên cứu của chúng tôi là nhóm đối<br /> tượng thận nhân tạo chu kỳ, với tỷ lệ THA lên tới 95,2%, trong đó 15,7% THA kháng<br /> trị. Tỷ lệ thiếu máu cũng là 95,2%. Đây là những nguyên nhân trực tiếp gây phì đại cơ<br /> tim và giãn buồng tim [10]. THA, đặc biệt THA kháng trị là yếu tố làm cho tim tăng hoạt<br /> động, phì đại cơ tim. Đồng thời khi thiếu máu, cơ thể cần máu nuôi dưỡng các cơ<br /> quan làm tim phải hoạt đồng nhiều hơn, gây phì đại cơ tim, dẫn đến tăng chỉ số khối<br /> lượng cơ thất trái.<br /> 139<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1