intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liệu bạn có phải là trở ngại trong sự tiến bộ của học sinh?

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

109
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã bao giờ những giáo viên này tự đặt mình vào vị trí của học viên, nếu một ngày nào đó cũng được học giờ ngoại ngữ như thế, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Hãy thử một lần ngẫm nghĩ về những học sinh thân yêu và bạn sẽ thấy hiệu quả đạt được từ điều này như thế nào. Đôi lúc trong giờ dạy bạn bắt gặp những cái nhìn lơ đãng, những cái ngáp mệt mỏi của học sinh, vậy liệu về nhà bạn có trăn trở về điều đó? Liệu bạn có là… nguyên cớ cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liệu bạn có phải là trở ngại trong sự tiến bộ của học sinh?

  1. Liệu bạn có phải là trở ngại trong sự tiến bộ của học sinh? Đã bao giờ những giáo viên này tự đặt mình vào vị trí của học viên, nếu một ngày nào đó cũng được học giờ ngoại ngữ như thế, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Hãy thử một lần ngẫm nghĩ về những học sinh thân yêu và bạn sẽ thấy hiệu quả đạt được từ điều này như thế nào. Đôi lúc trong giờ dạy bạn bắt gặp những cái nhìn lơ đãng, những cái ngáp mệt mỏi của học sinh, vậy liệu về nhà bạn có trăn trở về điều đó? Liệu bạn có là… nguyên cớ cho sự mệt mỏi của học sinh. Nghề đi dạy không những đòi lòng yêu nghề mà cũng như nghề thầy thuốc, nó đòi hỏi sự chính xác và tinh tế. Chỉ một sơ suất trong phương pháp giảng dạy cũng có thể cản trở rất lớn đến quá trình tiếp thu bài của học sinh. Trong bài viết này, Globaledu xin đưa ra một vài trường hợp mà giáo viên có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát huy năng lực học tập của học sinh. Sự lựa chọn tài liệu của giáo viên không phù hợp với tính chất lớp học và trình độ 1. của học sinh. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một mặt, giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, hay đối với một số giáo viên thì đi dạy chính là “nghĩa vụ”, họ thiếu lòng yêu nghề và tính sáng tạo. Hiển nhiên, những giờ học diễn ra một cách tẻ nhạt và buồn chán. Những giáo viên đó không hiểu rằng cách mà họ truyền thụ kiến thức và những khái niệm mới một cách phù hợp đến học sinh là vô cùng quan trọng. Trong một
  2. lần lướt web, tôi đã vô cùng ấn tượng bởi câu nói của Jack C. Richards - tác giả của bộ giáo trình nổi tiếng Interchange. Ông nói “Thành công trong giảng dạy của giáo viên được quy định bởi nhiều yếu tố trong đó phong cách học của học sinh đóng vai trò khá quan trọng”. Vì vậy, thay bởi coi mình là diễn viên chính trong “sân khấu” lớp học, hãy nghĩ đến những học sinh thân yêu của bạn, họ mới chính là những người làm nên thành công của một lớp học, còn bạn chính là đạo diễn hay một nhạc trưởng chỉ huy lớp học đó. Hãy thử một lần làm một phân tích hay một survey (điều tra) về tính chất và đặc điểm của lớp học, và áp dụng những điều bạn thu được vào công việc giảng dạy, bạn sẽ thật sự tìm thấy được hiệu quả trong lớp học. 2. Bám sát một cách máy móc vào giáo trình. Cuốn sách giáo trình không phải là “quyển kinh thánh” nhưng chúng ta vẫn không thể tránh khỏi những trường hợp nhiều giáo viên sử dụng nó với một lòng “mộ đạo” thành kính nhất. Ngạc nhiên hơn, họ tuân thủ từng chương, từng mục của giáo trình, ngoài ra họ không có ý thức cho thêm hoạt động giao tiếp, bài tập thêm hay hand-out để làm cho bài giảng của mình sinh động và dễ hiểu hơn. Một giáo viên “thật sự” thì khác, cuốn sách giáo trình với họ chỉ như là một gợi ý, một hướng dẫn chung nhất. Ngoài ra, họ luôn có sự suy nghĩ tìm tòi những tài liệu mang tính bổ trợ để khắc sâu, cũng cố và khơi dậy đam mê học tập của học sinh. Vì vậy, lời khuyên của tôi đến các bạn hãy sử dụng sách giáo trình như một “cẩm nang chỉ dẫn”, bên cạnh đó, hãy mạnh dạn thêm vào những tài liệu và hoạt động phù hợp để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Các hoạt động của bạn càng sáng tạo bao nhiêu thì hiệu quả đạt được càng tốt bấy nhiêu. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh quan điểm đã trình bày ở trên, cách mà bạn thiết kế bài giảng, tài liệu nên chăng phù hợp với yêu cầu, phong cách học và tính chất của lớp học.
  3. 3. Học sinh không được khuyến khích các hoạt động thực hành ngôn ngữ ngoài lớp học. Môi trường chính là nhân tố quan trọng trong việc chiếm lĩnh một ngoại ngữ. Cũng bởi lẽ thế, mà các gia đình có điều kiện thường đầu tư cho con cái họ đi học nước ngoài. Thử hỏi các em sẽ học được gì sau “45 phút” học tiếng Anh trên lớp nếu em không được khuyến khích các hoạt động thực hành ngôn ngữ ngoài lớp học. Nên chăng nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong đó các em được tham gia những trò chơi, tham gia cuộc thi hát, hùng biện bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, các câu lạc bộ tiếng Anh là môi trường thuận lợi cho các em diễn đạt mong ước, tâm tư tình cảm của mình bằng tiếng Anh. Tất cả các hoạt đông ngoại khóa của các em sẽ đ ược viết ra bản tường trình gửi cho giáo viên. Các nhà ngôn ngữ tính rằng chỉ cần 6-7 ngày một học sinh có thể thực hiện giao tiếp cơ bản nhất, tại sao chúng ta không mong đợi khoảng thời gian này là 6 tháng nếu chúng ta tích cực khuyến khích các em thực hành ngôn ngữ ngoài lớp học. Cuộc sống sẽ mất đi phần thi vị và buồn tẻ nếu cứ tiếp diễn như thế từ ngày này qua ngày khác. Công việc giảng dạy cũng thế, bạn nên thay đổi phương pháp giảng dạy của bạn cho phù hợp hơn. Quan sát học viên trưởng thành, tiến bộ và yêu thích học tiếng Anh. Đó chính là phần thưởng cho bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2