Trước mỗi kì thi bạn có lo lắng gì? Khi vào phòng thi bạn gặp trở ngại nào? Liệu cách thi của bạn có phải là đã tốt?... và rất nhiều câu hỏi nữa được đặt ra, những khó khăn đôi khi không biết hỏi ai. Nào, chúng ta hãy cùng nhau đọc kĩ những gì tớ chép ra đây, nó sẽ giúp ích nhiều đấy.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Phương pháp kỹ năng để làm bài thi có hiệu quả
- Phương pháp kỹ năng để làm bài thi có
hiệu quả
Trước mỗi kì thi bạn có lo lắng gì? Khi vào phòng thi bạn gặp trở ngại
nào? Liệu cách thi của bạn có phải là đã tốt?... và rất nhiều câu hỏi nữa
được đặt ra, những khó khăn đôi khi không biết hỏi ai. Nào, chúng ta
hãy cùng nhau đọc kĩ những gì tớ chép ra đây, nó sẽ giúp ích nhiều đấy.
Thi cử là một khâu quan trọng của quá trình giáo dục. Khi đi thi ngoài
kiến thức thí sinh cần trang bị cho mình kỹ năng làm bài thi có hiệu quả.
Việc thi cử có hai ý nghĩa quan trọng là kiểm tra hiệu quả học tập và
tuyển chọn nhân tài. Vì vậy việc nắm được kỹ năng làm bài thi có hiệu
quả rất có giá trị đối với sự phát triển của học sinh, đồng thời giúp các
em giảm bớt áp lực tâm lý trong việc học hành.
Để điều chỉnh trạng thái tâm lí khi thi, cần có kiến thức cơ học
- Kỹ năng làm bài thi không chỉ là dạng khả năng thích nghi mà nó còn
là một năng lực tổng hợp. Trong phòng thi, cường độ hoạt động trí não
và áp lực tâm lý của thí sinh đều tăng cao hơn rất nhiều so với lúc bình
thường. Bởi vậy, nếu muốn có tâm trạng thoải mái trước khi thi, các em
cần có khả năng điều chỉnh tâm lí nhất định và những biện pháp bổ trợ
đồng bộ.
Tuy vậy, hiểu biết của thí sinh trong mặt này còn rất hạn chế. Khi đi
thi các em thường ở trong tâm trạng tiêu cực, căng thẳng, lo lắng, mệt
mỏi khiến mức độ tự tin sụt giảm, không phát huy hết được khả năng
như thường ngày hay thậm chí bị thất bại trong những cuộc thi quan
trọng.
Có bạn đã từng thi đại học 3 lần, dù trước đó các thầy cô giáo đều
khẳng định là với thực lực của mình em nhất định sẽ đỗ. Nhưng cả ba
lần em đều trượt do không điều chỉnh được trạng thái tâm lí của mình
khi bước vào phòng thi. Chúng ta gặp thấy rất nhiều thí sinh có khó khăn
tương tự nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Trải nghiệm của các em này cho
chúng ta thấy là muốn có khả năng điều chỉnh tâm lý khi đi thi, các em
khó có thể chỉ dựa vào bản thân nhưng vấn đề này cũng không phải là
- không thể thực hiện được.
Khả năng điều chỉnh tâm lí khi đi thi cần được xây dựng trên những
kiến thức như những hiểu biết vầ tâm lí học, khoa học về não, dinh
dưỡng, phương pháp ghi nhớ. Rõ ràng học sinh không được cung cấp
kiến thức trong những lĩnh vực này nên đương nhiên các em có cảm giác
bất lực, rất khó tự mình giúp mình. Người lớn không nên trách mắng con
trẻ, khoanh tay đứng nhìn các em chịu thiệt mà nên chủ động chỉ bảo,
truyền lại cho các em những kiến thức có liên quan, trong những thời
điểm then chốt cần đưa tay ra nâng đỡ.
ần "khởi động" trước khi vào phòng thi
Khi đến địa điểm thi, trong khoảng thời gian 30 phút hay 20 phút trước
khi nhận được đề thi, mọi chuyện gần như đã được an bài. Liệu khi đó
có còn biện pháp nào giúp các em gia tăng cơ hội chiến thắng, nâng cao
hiệu quả của làm bài nữa không?
Đương nhiên là có rồi. Biện pháp đó chính là hãy khởi động trước khi
bước vào phòng thi, tức "kích hoạt" những kiến thức đã có trong đầu
mình, đưa bản thân vào trạng thái thi đấu ổn định. Như vậy các em dễ
- dàng phát huy khả năng vốn có hàng ngày, nắm chắc từng phần trọng
điểm trong khả năng của mình. Nếu có thêm một chút may mắn, các em
sẽ có cơ hội phát huy khả năng tốt hơn mức bình thường. Dù vậy các em
cũng nên cố gắng phát huy hết khả năng chứ không nên đưa ra mục tiêu
quá cao cho mình.
Phương pháp khởi động cụ thể là tận dụng những giây phút trước khi
bước vào phòng thi để làm những việc sau đây. Thứ nhất là rà lại một
lượt bộ khung kiến thức môn học đó theo nguyên tắc "phương pháp ghi
nhớ khung" (Sẽ được trình bầy trong topic về phương pháp tư duy cùng
box này) nhằm để kích hoạt những vùng não bộ có liên quan. Thứ hai là
nhấm nhanh lại một lượt những chỗ yếu của mình để giảm tối đa khả
năng phần nào đó bị rơi rớt. Thứ ba là thử nghĩ đến một vài bài tập nhằm
đưa não bộ vào trạng thái hưng phấn vừa phải. Nếu chỗ nào không nhớ
chắc, lúc này các em có thể mở sách ra xem lại.
Tại sao khởi động trước khi bước vào phòng thi lại làm cho thí sinh
làm bài có hiệu quả hơn?
Theo nghiên cứu của nhà tâm lí học Yerkes, khi não bộ đạt đến trạng
thái hưng phấn vừa phải thì hiệu quả làm việc của chúng ta lúc đó sẽ cao
- nhất. Còn nếu mức độ hưng phấn quá cao hay quá thấp đều làm giảm
hiệu quả. Đây chính là định luật Yerkes - Dodson trong tâm lí học. Nếu
trước khi bước vào phòng thi, thí sinh chủ động kích hoạt não bộ bằng
những thông tin có liên quan sẽ khiến não bộ đạt đến trạng thái hưng
phấn cần thiết. Như vậy ngay khi thí sinh bước vào phòng thi não bộ đã
có thể bắt nhịp ngay với cường độ làm việc khi đó, nên đương nhiên thí
sinh sẽ làm bài thi tốt hơn.
Ngoài ra, xét đến từng góc độ ghi nhớ, điều này cũng rất cần thiết sau
giấc ngủ ban đêm, thông tin được lưu trữ trong đầu ta vẫn ở trạng thái
mơ màng. Nhưng nhờ khởi động, thí sinh sẽ đánh thức và đưa vùng này
vào trạng thái sãn sàng nhận lệnh. Rõ ràng điều này rất có lợi cho việc
làm bài thi.
Khi khởi động cần lưu ý là tuy khởi động là cần thiết nhưng để đảm
bảo hiệu quả làm bài thi thì ta không nên để tâm lý quá căng thẳng.