intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liệu pháp “cười” chữa được những bệnh gì?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ lâu, con người đã biết đến hiệu quả chữa bệnh của tiếng cười nhưng mãi gần đây, các nhà khoa học mới hiểu rõ được cơ chế tác động của tiếng cười đối với bệnh tật. Chính vì thế mà hiện nay, ở nhiều phòng khám, nhiều bệnh viện lớn trên khắp thế giới, các bác sĩ đang có xu hướng kê cho bệnh nhân một liều thuốc duy nhất mang tên "tiếng cười" thay vì hàng loạt dược phẩm đắt tiền. Nhiều dịch vụ kinh doanh "thuốc gây cười" chữa bệnh cũng hình thành và đang có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liệu pháp “cười” chữa được những bệnh gì?

  1. Liệu pháp “cười” chữa được những bệnh gì? Từ lâu, con người đã biết đến hiệu quả chữa bệnh của tiếng cười nhưng mãi gần đây, các nhà khoa học mới hiểu rõ được cơ chế tác động của tiếng cười đối với bệnh tật. Chính vì thế mà hiện nay, ở nhiều phòng khám, nhiều bệnh viện lớn trên khắp thế giới, các bác sĩ đang có xu hướng kê cho bệnh nhân một liều thuốc duy nhất mang tên "tiếng cười" thay vì hàng loạt dược phẩm đắt tiền. Nhiều dịch vụ kinh doanh "thuốc gây cười" chữa bệnh cũng hình thành và đang có cơ phát triển mạnh. Sự trở lại của "y học hề" Cậu bé Joseph Skinner 4 tuổi vừa trải qua ca phẫu thuật nối xương hông. Thế nhưng, thay vì những đau đớn sau mổ xẻ như người ta thường thấy, cậu lại đang cười như nắc nẻ trên giường bệnh. Tại sao vậy? Đó là nhờ sự có mặt của "bác sĩ Chequer" và "bác sĩ Loo Loo", hai "bác sĩ hề" hàng tuần vẫn đều đặn đến "điều trị" cho các em nhỏ tại bệnh viện nhi Booth Hall, thành phố Manchester (Anh). Họ được các chuyên gia của Hội từ thiện Theodora Children's Trust đào tạo. "Bác sĩ Chequer" và "bác sĩ Loo Loo" tên thật là Barrington Powell và Lucy Cheetham, là thành viên của Câu lạc bộ "bác sĩ hề", mỗi tuần họ phải tới thăm khoảng 27.000 trẻ em đang điều trị trong các bệnh viện tại Anh. Với chiếc mũ đỏ, áo blouse trắng và lỉnh kỉnh đủ thứ đồ chơi trên người, họ có nhiệm vụ gây cười cho các em nhỏ, từ đó giúp các em giảm bớt sự đau đớn và đẩy lùi bệnh tật. Từ những năm 1990, Hiệp hội Liệu pháp tiếng cười đã ra đời tại Mỹ. Các nhà khoa học thuộc Viện phục hồi sức khỏe bằng tiếng cười ở bang Oklahoma (Mỹ) còn thiết kế những phòng bệnh đặc biệt được gọi là "phòng hài hước", trong đó, sự hóm hỉnh được khéo léo lồng ghép qua cách trang
  2. trí. Phim hoạt hình, hình vẽ con thú ngộ nghĩnh, những câu nói đùa và ảnh của các nhân vật hài nổi tiếng có ở khắp mọi nơi trong viện. Ngay cả đội ngũ y bác sĩ ăn mặc cũng vui mắt và có nhiệm vụ đem đến cho từng bệnh nhân một câu chuyện cười hằng ngày. Ở Pháp còn hình thành cả một bộ môn mang tên "y học hề", các sinh viên theo học bộ môn này được học cách gây cười, cách pha trò và diễn tấu hài để trong tương lai sẽ trở thành các "thầy thuốc cười" ra làm việc tại khoa nhi của các bệnh viện. Thậm chí, tại Pháp còn cả một bệnh viện mang tên "Bệnh viện hề", nhân viên của bệnh viện đều là những "thầy thuốc giả hiệu" lắp mũi to và đỏ, hai tai to, đội mũ kì quặc, hàng ngày đến thăm các bệnh nhân đang nằm viện và "truyền" cho họ vài ba "liều thuốc cười" bằng những lời nói, động tác và vẻ bề ngoài hài hước của mình! Một lớp tập huấn cách cười để chữa bệnh. Bí mật tiếng cười Theo nghiên cứu của nhà di truyền học Kazuo Murakami (Nhật Bản), có đến hơn 90% gen trong cơ thể người không hoạt động hoặc ít hoạt động khi sản
  3. xuất protein, do đó một số kích thích có thể khiến chúng hoạt động và cười là chất kích thích như vậy. "Phương thuốc" cười đã khiến cho các gen "đang ngủ" của con người "thức giấc", từ đó có tác dụng điều chỉnh theo hướng tích cực đến nguồn năng lượng bên trong DNA của mỗi người, tạo ra khả năng chống lại bệnh tật. Mỗi một kiểu cười, một tâm trạng cười, một hoàn cảnh cười khác nhau có tác dụng kích thích nên một loại gen khác nhau và tạo ra các mức độ tác động khác nhau. Ông Murakami đã hợp tác với một đối tác đặc biệt để nghiên cứu cơ chế tác động của tiếng cười đến bệnh tật, đó là các nghệ sĩ tấu hài. Quá trình nghiên cứu đã phát hiện ít nhất 23 gen có thể được kích hoạt. 18 trong số đó hoạt động cho phản ứng miễn dịch, sự truyền tính trạng tín hiệu và chu kỳ tế bào, trong khi các chức năng khác của 5 gen còn lại vẫn chưa được biết. Cuối cùng nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng mọi người đều có thể tắt bật các gen bằng một cảm xúc ví dụ như cười. Chính vì thế, các câu pha trò của những nghệ sĩ tấu hài sẽ là một phương pháp điều trị ít tốn kém và hữu hiệu nhất. "Đây có thể là một phát hiện của thế kỷ đáng nhận giải thưởng Nobel hoặc thậm chí hơn thế" - ông Kazuo Murakami, 70 tuổi, Giám đốc Quỹ Vì tiến bộ khoa học Quốc tế nói. "Thuốc" gây cười đắt hàng Ngay sau khi công trình nghiên cứu của GS. Murakami được công bố, người Nhật đã nhanh chóng biến nụ cười thành một ngành kinh doanh trị giá cả tỷ USD. Một nhà xuất bản y học ở Nhật, dưới sự hướng dẫn biên tập của nhóm nghiên cứu, từ năm 2005 đã bắt đầu bán ra thị trường các đĩa DVD hướng dẫn bệnh nhân cười để chữa một số bệnh. Hiện, danh mục các đĩa này khá nhiều, chẳng hạn đĩa dành cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân cao huyết áp, bệnh nhân stress...
  4. Công ty giải trí hàng đầu Yoshimoto là đại diện tiêu biểu cho ngành kinh doanh tiếng cười ở Nhật. Sony và Olympic thì tung ra máy ảnh số chuyên chụp nụ cười và thu âm tiếng cười. Hãng thiết bị y tế Omiron đang nghiên cứu thiết kế loại máy đo mức độ và chất lượng nụ cười, máy sẽ giúp cho các bệnh nhân kiểm soát được "liều thuốc" cười mình đang dùng có đạt hiệu quả chữa bệnh hay không, cần phải gia giảm, điều chỉnh thêm như thế nào. Trong cơn sốt săn lùng tiếng cười chữa bệnh, nhiều lớp dạy cười, sách dạy cười đã được tung ra. Khó ai có thể ngờ, nụ cười đã trở thành đối tượng quan trọng của ngành kinh doanh dược phẩm! Theo các quan chức y tế của nước này, chi phí y tế hàng năm của họ giảm rõ rệt từ khi có thêm loại "biệt dược" đặc biệt này! Cười chữa được những bệnh gì? Từ việc xác định xem các gen nào sẽ được kích hoạt đối với mỗi kiểu cười, các nhà khoa học đã biết rằng, tiếng cười có thể làm nhẹ những triệu chứng dị ứng, tăng sức chịu đựng của con người, kích thích hệ miễn dịch hoạt động, khiến cho những người béo phì kiểm soát được tỷ lệ đường huyết, chữa được các bệnh như viêm cứng khớp xương sống, hen phế quản, chữa táo bón và chứng đầy hơi, chữa các bệnh tim mạch như cơn đau thắt ngực, huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch... Tuy nhiên, để chữa được các bệnh này thì bệnh nhân cần phải có một thời gian dài để tập luyện cách cười như thế nào ứng với mỗi loại bệnh cụ thể. Hiện nay, tác dụng giảm đau và chống viêm nhiễm của liệu pháp cười đang được khai thác nhiều nhất vì nó dễ thực hành nhất. Mặc dù "thuốc cười" đặc biệt có ích đối với một số bệnh tật xong không vì thế mà chúng ta bỏ qua việc "đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng" nó. Một nghiên cứu của Mỹ mới đây cho thấy, việc tiếp cận sự hài hước một cách bất
  5. hợp lý cũng như việc cười không đúng cách, cười gượng ép, áp đặt quá mức sẽ khiến người bệnh không những khó hồi phục sức khỏe mà còn có cảm giác khó chịu. Một chuyên gia trong lĩnh vực chữa bệnh bằng tiếng cười ở Australia, TS. Peter Spitter thì cho rằng phải đánh giá đúng tình trạng của người bệnh để "kê đơn" mức độ hài hước phù hợp, nếu không nó sẽ phản tác dụng. Ví dụ, một bệnh nhân hen suyễn cười quá mức có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế mà để có thể phát huy hết tác dụng tích cực của "liều thuốc cười", các bệnh nhân cần phải học và luyện cười một cách bài bản!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2