intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liệu pháp sinh học chữa trị bệnh vảy nến

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh vảy nến (psoriasis) là một căn bệnh ngoài da, nhưng có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể nên rất khó chữa khỏi dứt, Bệnh vảy nến (psoriasis) là một căn bệnh ngoài da, nhưng có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể nên rất khó chữa khỏi dứt, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh rất khó chịu do ngứa ngáy toàn thân (kể cả da đầu và những chỗ kín...), biến chứng vào khớp gây đau đớn, tật nguyền, đặc biệt về thẩm mỹ bị ảnh hưởng (nếu các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liệu pháp sinh học chữa trị bệnh vảy nến

  1. Liệu pháp sinh học chữa trị bệnh vảy nến Bệnh vảy nến (psoriasis) là một căn bệnh ngoài da, nhưng có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể nên rất khó chữa khỏi dứt, Bệnh vảy nến (psoriasis) là một căn bệnh ngoài da, nhưng có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể nên rất khó chữa khỏi dứt, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh rất khó chịu do ngứa ngáy toàn thân (kể cả da đầu và những chỗ kín...), biến chứng vào khớp gây đau đớn, tật nguyền, đặc biệt về thẩm mỹ bị ảnh hưởng (nếu các mảng da tróc vảy đỏ ở trên mặt), làm cho chất lượng cuộc sống của họ bị thiệt thòi nghiêm trọng... Các phương thức chữa trị cổ điển từ trước cũng đạt được hiệu quả nhất định nhưng không căn bản, có nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định. Một phương thức chữa trị mới, liệu pháp sinh học (biothérapie), dùng dược
  2. liệu dẫn xuất từ gen, tác động vào hệ miễn dịch người bệnh đã tỏ ra có hiệu quả đối với căn bệnh này. Những biểu hiện của bệnh vảy nến Bệnh được biểu hiện đặc trưng bởi sự xuất hiện của những mảng đỏ ở da bị tróc vảy. Chúng có thể xuất hiện trên toàn thân, ngay trên da đầu, nhưng thường thấy nhất ở cùi tay, đầu gối hoặc ở mặt làm mất đi vẻ thẩm mỹ của người bệnh, là một bất lợi lớn cho họ. Những mảng da đỏ tróc vảy đó ở trên 70% người bệnh, gây ngứa ngáy rất dữ dội (ở Việt Nam nhiều bệnh nhân đã lấy bèo cái để chà xát, tắm rửa cho đỡ ngứa). Trên 20% bệnh nhân có biến chứng vào khớp gây ra chứng "đau khớp do vảy nến" (arthropathie psoriasique). Ở nước Pháp hiện có hơn 2 triệu người mắc bệnh vảy nến, tùy theo các trường hợp, người bệnh bị cắt giảm nặng nề chất lượng cuộc sống, tuy tính mạng ít bị đe dọa. Nếu các mảng da bị vảy nến xuất hiện ở vùng có các cơ quan sinh dục thì cuộc sống tình dục bị rối loạn. Còn khi nó lan tới các vùng da nào đó, móng tay, móng chân chẳng hạn, người bệnh có khi không thực hiện được những động tác, cử chỉ đơn giản nhất trong cuộc sống hằng ngày. Khi các khớp bị tác động, sẽ gây đau đớn rồi lâu dần bị hủy hoại gây tật nguyền vĩnh viễn.
  3. Bệnh vảy nến tiến triển đột ngột, xen kẽ những thời kỳ thuyên giảm. Nếu không thể chữa trị khỏi được bệnh thì việc điều trị thường nhằm mục đích vô hiệu hóa các đợt tiến triển đột ngột này. Bệnh vảy nến có nhiều dạng: từ 15-20% bệnh nhân bị nhiễm rất nặng, còn lại là số bị nhiễm bệnh ở dạng vừa phải và nhẹ, chất lượng cuộc sống ít nhiều đỡ bị ảnh hưởng hơn. Cách chữa trị cổ điển Những vảy nến dạng nhẹ xuất hiện ở c ùi tay, đầu gối được điều trị tại chỗ bằng cách thoa một lớp pommat hoặc kem để tránh những tác dụng phụ của thuốc uống hoặc tiêm. Nhưng cách này, nếu có hiệu quả nhất thời cũng chỉ là bất đắc dĩ. Từ đó theo thời gian cần có một sự điều trị tiếp theo. Với những dạng mà diện tích mảng da bị vảy nến tương đối nhiều, chiến thuật đầu tiên là sử dụng liệu pháp chiếu sáng bằng tia cực tím (photothérapie). Nếu không đỡ phải ngừng để tránh bị quá liều. Chiến thuật thứ hai là điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm:
  4. Rétinoid - thuốc viên (một dẫn xuất của sinh tố A) để điều trị dạng vảy nến có mụn mủ (pustuleux) hoặc nổi mụn cóc ở gan bàn chân (palmo plantataire). Méthrotrexat: dạng viên hoặc thuốc tiêm để tác động lên hệ miễn dịch. Ciclosporin (một chất chống thải trừ trong các ca ghép tạng: thận, gan, tim...). 3 dược phẩm trên đã tỏ ra hiệu nghiệm nhưng có những tác dụng phụ, trong một số trường hợp bị chống chỉ định, các tác dụng phụ có thể là: Với rétinoid - tỷ lệ mỡ trong máu tăng từ đó có thể làm gan bị tổn hại. Chất méthrotrexat làm giảm số lượng tế bào máu, còn chất ciclosporin làm suy giảm chức năng thận và tăng huyết áp. Và phương thức điều trị mới Đó là phương thức điều trị sinh học (biothérapie) sử dụng các kháng thể anticorps monoclonanx là các kháng thể được tiết ra trong cơ thể người hoặc trong phòng thí nghiệm bởi một loại tế bào được tạo ra từ một tế bào
  5. bạch huyết có tên là "clone" dùng để điều trị các chứng suy giảm hệ miễn dịch. Những chất này bao vây một trong những "biến cố phân tử" dẫn đến bệnh vảy nến. Đã 2 năm nay, ở nước Pháp và một số nước châu Âu, hai loại thuốc sinh học mới được chế tạo, sử dụng và đã được thương mại hóa đó là: Efalizumab tiêm dưới da, tỏ ra có hiệu quả đối với 1/3 bệnh nhân, tình trạng bệnh của họ được cải thiện rõ rệt sau 12 tuần điều trị. Étanercept tiêm dưới da cũng mang lại kết quả tương tự nhưng với tỷ lệ cao hơn: 45%. Với hai loại dược phẩm sinh học này, người ta nhận thấy có sự giảm tới 75% diện tích bị vảy nến, cũng như sự giảm ngứa. Hai loại thuốc trên được cho là có ít tác dụng phụ. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra một hiệu ứng không mong muốn đối với hệ miễn dịch. Bệnh nhân sẽ nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng và với étanercept người bệnh dễ bị nhiễm lao từ đó phải theo dõi bệnh nhân được điều trị, không để bị nhiễm khuẩn.
  6. Những điều cần chú ý khi điều trị bằng liệu pháp sinh học Liệu pháp sinh học được chỉ định đối với các bệnh nhân bị bệnh vảy nến nếu họ kháng hoặc bị chống chỉ định với các dược phẩm điều trị cổ điển. Đối với những bệnh nhân nặng, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến họ trở nên trầm cảm nặng. Đặc biệt đối với những bệnh nhân có biến chứng "thấp khớp do vảy nến", étanercept là thuốc tạo ra chuyển biến tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2