Loài cá ( phần 2 ) Hệ tiêu hoá Cá xương
lượt xem 17
download
Loài cá ( phần 2 ) Hệ tiêu hoá Cá xương - Cá xương có khoang trước miệng rất phát triển, liên quan đến việc lấy thức ăn và hô hấp. Khoang miệng - hầu của nhóm động vật này có răng, lưỡi và các chồi vị giác trên khoang miệng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Loài cá ( phần 2 ) Hệ tiêu hoá Cá xương
- Loài cá ( phần 2 ) Hệ tiêu hoá Cá xương - Cá xương có khoang trước miệng rất phát triển, liên quan đến việc lấy thức ăn và hô hấp. Khoang miệng - hầu của nhóm động vật này có răng, lưỡi và các chồi vị giác trên khoang miệng. Răng không có chân răng, chỉ dính vào hàm nhờ dây chằng. Một số loài cá răng còn mọc trên xương lá mía, xương khẩu cái, xương hầu... (ví dụ họ cá chép, không có răng hàm mà chỉ có răng hầu do cung mang thứ 5 biến đổi thành). Lưỡi cá kém p hát triển, không cử động được. Một loài ăn thực vật và động vật phù du có lược mang để lọc thức ăn. - Hầu thủng mỗi bên 5 khe mang. - Cá xương có thực quản ngắn, có tiêm mao ở mặt trong giúp cho việc vận chuyển thức ăn xuống dạ dày, thành thực quản có tuyến nhày tiết men tiêu hóa (men pepsin). - Cá có dạ d ày chưa phân hóa, cá ăn thịt dạ dày phát triển. - Đ ộ d ài ruột có thể dài hay ngắn tuỳ theo loại thức ăn, không có van xoắn như cá sụn. Nhóm ăn thực vật và mùn bã thì ruột rất dài, còn nhóm ăn động vật thì ngắn hơn. -Tuyến tiêu hoá có gan lớn, chia thành 3 thùy, có túi mật, lá lách (tì) khá lớn. - Có tuyến tụy nằm sau dạ dày, màu trắng, dạng lá.
- Giác quan Cá xương 1. Cơ quan đường bên Cơ quan đường b ên ở cá xương rất phát triển, gồm một hay vài ống nằm dưới da bên thân đi tới phần đuôi làm thành một mạng lưới phức tạp ở đầu. Dọc ống có nhiều nhánh nhỏ xuyên qua các vảy đường bên. Đường b ên có các chồi gồm nhiều tế b ào cảm giác, tiếp nhận kích thích của dòng nước và vật cản giúp cho cá di chuyển (có thể tiếp nhận kích thích với dao động có tần số khoảng 5 - 15 hec). Ngoài ra còn cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ của nước trong giới hạn từ 25 - 30 0C. 2. Cơ quan vị giác Cơ quan vị giác là các chồi vị giác có nhiều ở khoang miệng và nằm dọc thân, đặc biệt ở cá ăn đáy thì có nhiều ở mặt bụng. 3. Cơ quan khứu giác Cơ quan khứu giác có vai trò quan trọng, gồm 2 túi khứu giác có nhiều nếp màng mỏng làm tăng diện tích cảm giác, thông ra ngoài b ằng lỗ mũi. Một số nhóm cá như cá phổi, cá vây tay có lỗ mũi trong thông với miệng giống như các loài động vật có xương sống ở cạn. 4. Cơ quan thính giác
- Cơ quan thính giác gồm có tai trong, trung gian mê lộ m àng và mê lộ và mê lộ xương có xoang chứa dịch, phía dưới có túi tròn (sacculus) và mấu ốc tai (cochlea). Âm thanh được truyền trực tiếp qua mô. Tần số âm thanh từ 16 - 13.000 hec được tiếp nhận bởi túi tròn và ốc tai. Phần trên của mê lộ có 3 ống bán khuyên gắn với nhau ở gốc làm thành túi bầu dục (utriculus). Trong túi tròn và bầu dục đều có đá tai, có dây chằng nối với biểu mô cảm giác. Khi cá mất thăng bằng, đá tay thay đổi vị trí làm cho dây chằng co giãn và kích thích tế bào cảm giác, gây ra cử động phản xạ giúp cho cá lấy lại thăng bằng. 5. Cơ quan thị giác Mắt cá xương có cấu tạo đặc trưng, thích nghi với việc nhìn trong nước. Thuỷ tinh thể hình cầu, màng kính gần phẳng, nên cá có thể nhìn gần. Màng cứng gồm chất sụn, trong khoang nhỡn cầu có lưỡi hái giúp điều tiết thuỷ tinh thể. Màng bạc ở ngay ngoài màng mạch, có nhiều thuỷ tinh thể nhỏ. Mắt có 6 cơ bám, giúp mắt cử động theo mọi hướng, không có mí mắt. Hệ thần kinh Cá x ương 1. Não bộ Từ não bộ nguyên thuỷ, não bộ cá xương phát triển theo 2 hướng: - N ão bộ cá vây tia (cá láng sụn, cá láng xương và cá xương): Não trước không lớn, không phân thành 2 bán cầu, nóc não còn màng bao phủ, không có chất thần kinh. N ão trung gian phát triển, não giữa có thuỳ thị giác lớn, tiểu não phát triển thành thuỳ nằm trên hố trám. H ành tuỷ phát triển.
- - N ão bộ cá phổi, cá vây tay có đời sống đáy: Não trước phát triển, bán cầu não lớn, phân chia rõ ràng. Não giữa và tiểu não phát triển yếu. 2. Tuỷ sống Cá xương có rãnh giữa lưng, chưa có rãnh giữa bụng, có 10 đôi dây thần kinh não và nhiều dây thần kinh tuỷ sống. Các dây thần kinh hợp lại với nhau gần tủy sống, chui khỏi cột sống thì phân thành 3 nhánh: Nhánh lưng đi tới cơ và da ở phần lưng cơ thể, nhánh bụng đi tới cơ và da ở bụng của cơ thể và nhánh nội tạng (thuộc hệ thần kinh giao cảm) đi tới ống tiêu hóa, mạch máu và cơ quan khác. 3. Thần kinh thực vật Cá xương và động vật trên cạn thần kinh thực vật phát triển. Nhánh của dây thần kinh phế vị (dây X) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa những nhu động của dạ dày, ruột, tim và hệ mạch. Hệ cơ và sự vận chuyển lớp Cá xương 1. Hệ cơ Vẫn còn tính chất phân đốt, cơ chi kém phát triển. Cơ thân và cơ đuôi giữ vai trò chủ yếu khi cá vận động. Các đốt cơ sắp xếp theo hình chữ chi, các cơ liên quan đến hoạt động của vây lại nằm trong thân. Mỗi đốt cơ có đỉnh hình chóp hướng về p hía trước và lồng vào nhau, sắp x ếp lệch nhau là tăng hiệu quả vận động.
- 2. Sự vận chuyển Hình thức vận động chủ yếu của cá là bơi. Vây đuôi làm nhiệm vụ đẩy cá về phía trước hay làm yếu tốc độ dòng nước ngược. Các loài cá bơi giỏi thường có thân hình thoi, dẹp bên và cử động uốn thân theo mặt phẳng ngang. Cá chình vận chuyển như lượn sóng như rắn, lực đẩy gồm 2 thành phần là lực đảy để khắc phục sức cản của dòng nước và lực bên kéo đầu cá lệch đi khỏi hướng. Do vậy khi bơi, đầu cá chình thường lúc lắc. Cá hồi bơi nhanh nhưng thân kém mềm mại, toàn bộ lực đẩy phát sinh từ lực của vây đuôi.
- Tỷ trong của nước thường gần bằng tỷ trong của cá, nên khi bơi cá tốn ít năng lượng để khắc phục lực đẩy của nước. Cá hồi (Salmo) khi b ơi 1km cần 0,39 kcalo, trong khi đó mòng biển bay 1km cần 1,45 kcalo, còn sóc đất chay 1km cần tới 5,43 kcalo. Cá có thể hạn chế sức cản của dòng nước bằng cách sử dụng tuyến nhờn trên vỏ da, chất nhờn làm giảm khoảng 66% lực ma sát. Tốc độ b ơi khác nhau ở các loài: Cá hồi đạt 5m/giây, cá ngừ đạt 6m/giây, cá chuồn đạt 18m/giây và cá đao tới 25m/giây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Động vật có xương sống (Tập 1: Cá và Lưỡng cư): Phần 2
251 p | 165 | 46
-
Loài lưỡng cư ( phần 2 ) Đặc điểm thích nghi tự vệ ở lưỡng cư (Amphibia)
7 p | 204 | 44
-
Tài liệu sinh học: Loài cá
40 p | 284 | 30
-
Bài giảng Đặc điểm sinh học của một số loài cá biển: Phần 2 - Ngô Văn Mạnh
21 p | 128 | 17
-
Loài cá ( phần 5 ) Hệ thần kinh Lớp Cá sụn
5 p | 115 | 14
-
Nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai
11 p | 98 | 8
-
Thế giới động vật và con đường chiếm lĩnh tri thức: Phần 2
109 p | 48 | 8
-
10 vạn câu hỏi vì sao - Động vật: phần 2
103 p | 61 | 6
-
Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Ba Lạt (giai đoạn 2010-2011)
12 p | 58 | 5
-
Thành phần loài và phân bố cá nhám mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận
10 p | 69 | 3
-
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá tại hai xã Ba Nam và Ba Xa, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
6 p | 54 | 3
-
Loài cá mới cho khoa học thuộc nhóm cá Chành dục, giống Channa, (Channidae, Perciformes) ở Việt Nam
8 p | 28 | 3
-
Sự khác nhau về hình thái của quần thể loài cá phèn Upeneus tragula richardson, 1846 (Perciformes: Mullidae) ở vùng biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
6 p | 15 | 3
-
Thành phần loài cá ở vùng cửa sông soài rạp, thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 84 | 2
-
Điều tra thành phần các loài cá ở một số nhánh sông, suối chính chảy vào sông Sài Gòn thuộc tỉnh Bình Phước
15 p | 43 | 1
-
Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế
11 p | 34 | 1
-
Đặc điểm hình thái giới tính loài cà cuống Lethocerus Indicus (Lepeletier Et Serville, 1825) và môi trường sống của chúng ở Việt Nam
7 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn