Loài cá ( phần 5 ) Hệ thần kinh Lớp Cá sụn
lượt xem 14
download
Loài cá ( phần 5 ) Hệ thần kinh Lớp Cá sụn Hệ thần kinh của cá sụn phân hoá cao. Ống thần kinh gồm có não bộ và tuỷ sống. Hệ thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh não và dây thần kinh tuỷ sống. Hệ thần kinh thực vật gồm 2 nhóm là thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Loài cá ( phần 5 ) Hệ thần kinh Lớp Cá sụn
- Loài cá ( phần 5 ) Hệ thần kinh Lớp Cá sụn Hệ thần kinh của cá sụn phân hoá cao. Ống thần kinh gồm có não bộ và tuỷ sống. Hệ thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh não và dây thần kinh tuỷ sống. H ệ thần kinh thực vật gồm 2 nhóm là thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm. 1. Não bộ Phân hoá thành các phần. - N ão trước: Tương đối lớn, có rãnh phân ra thành 2 bán cầu với đôi thuỳ khứu rất lớn. Nóc não có chất thần kinh. - N ão trung gian: Đã hình thành mấu não trên, mặt d ưới là p hễu não: trước phễu não có đôi dây thần kinh thị giác (dây số II), phát ra và có bắt chéo, sau đó là đôi thuỳ dưới ở giữa và đôi thuỳ mạch ở phía sau. nằm phía sau phễu não là tuyến dưới não hay tuyến yên. - Não giữa cũng có nóc thần kinh và 2 thuỳ thị giác lớn - Tiểu não thường rất lớn, phủ cả phần sau não giữa và phần trước của hành tuỷ - Hành tuỷ là thuỳ nhỏ, có trung ương của cơ quan thăng bằng và các giác quan da. 2. Tuỷ sống
- Không có ranh giới rõ rệt với hành tuỷ. Hình ống, có thiết diện tam giác tròn cạnh. Chất xám do tế bào thần kinh hình thành đã tập trung ở giữa khá rõ. 3. Hệ thần kinh ngoại biên - Dây thần kinh não: Cá sụn đ ã có 10 đôi dây thần kinh não: I. Khứu giác; II. Thị giác; III. Vận nhỡn; IV. Cảm động; V Sinh ba; V I. V ận nhỡn ngoài; V II. Mặt; V III. Thính giác; IX. Lưỡi hầu; X. Phế vị). Như vậy cá sụn thiếu đôi XI là dây phụ và dây XII là dây dưới lưỡi. - Dây thần kinh tuỷ sống: Rễ lưng và b ụng hợp lại với nhau gần tuỷ sống, sau khi chui ra khỏi cột sống thì chia làm 3 nhánh: nhánh lưng đi tới phần da và cơ của mặt lưng, nhánh b ụng đi tới cơ và da của phần bụng, nhánh nội tạng (hay là nhánh giao cảm) đi tới ống tiêu hoá, mạch máu và cơ quan khác (hình 16.3). 4. Hệ thần kinh thực vật Gồm thần kinh giao cảm và phó giao cảm - G iao cảm chủ yếu gồm dây ly tâm (vận động) của nội tạng đi tới tủy sống. - Phó giao cảm cũng tương tự nhưng lại xuất phát từ não bộ. Hai nhóm này hoạt động đối kháng nhau, duy trì dịp nhàng và cân bằng. Các hạch thần kinh giao cảm ở 2 bên tuỷ sống nối liền với nhau thành 2 cột nhau giao cảm. Hệ thần kinh phó giao cảm có 3 đôi từ não giữa chạy tới hạch thần kinh bó, phân bố tới cơ và mống mắt, 3 nhánh khác của các dây số VIII, IX và X từ hành tuỷ chạy tới ruột, dạ dày, tim. Cá sụn có hệ thần kinh thực vật khá điển hình, có 2 cột hạch giao cảm. Bộ xương Cá sụn 1. Xương sọ - Sọ não: Gồm hộp sọ và các bao khứu giác, thính giác và thị giác gắn chặt vào sọ. Hộp sọ đ ã có nóc che gần kín, phía sau có phần chẩm (có lỗ chẩm) bảo vệ và là nơi chuyển tiếp giữa sọ và tuỷ sống. Phía trước bao thính giác là bộ x ương mõm, gồm 3 que xương có đầu gắn với nhau làm thành một hình tháp. Bộ xương mõm là một cấu tạo đặc trưng của cá nhám.
- - Sọ tạng: Gồm cung hàm, cung móng và cung mang. + Cung hàm gồm 2 đôi sụn: Phía trên là sụn khẩu cái vuông, phía dưới là sụn mecken. Hai sụn này khớp với nhau. một số loài cá sụn khác có thêm 2 đôi sụn môi, đôi trên gắn với sụn khẩu cái vuông, đôi dưới gắn với sụn mecken. + Cung móng gồm 2 đôi sụn: Phía trên là sụn móng hàm, có chức năng treo hàm vào hộp sọ. Phía d ưới là một sụn lẻ, nối các cung ở 2 bên. Phía sau sụn móng có nhiều tia sụn nâng đỡ mang. + Cung mang có 5 đôi, mỗi đôi cung có 4 đốt, phía dưới có sụn tiếp hợp. Cạnh sau cung mang cũng có nhiều tia sụn nâng đỡ mang. 2. Cột sống Gồm nhiều đốt sống, có phần thân và p hần đ uôi. Thân đốt sống lõm 2 mặt, trung tâm thân đốt có di tích dây sống. Phía trên thân đốt có cung thần kinh làm thành ống chứa tuỷ sống, phía dưới thân đốt có cung sụn. Ở phần đuôi, cung sụn khép lại thành cung huyết, giữa cung huyết có mạch máu đi qua. 3. Xương chi - Xương vây lẻ (vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn) có từ 1 - 3 hàng tấm tia sụn cắm trong cơ và 1 hàng tia vây nâng đỡ màng da. - X ương vây chẵn (vây ngực và vây bụng gồm đai vai và xương chi tự do.
- + Phần đai vai gồm có xương bả ở trên, xương quạ ở dưới, chỗ giới hạn của 2 xương là nơi khớp của xương vây ngực. + Xương vây ngực gồm tấm gốc ở trong cùng, ăn khớp với đai vai, sau đó là 3 hàng tấm tia và 1 hàng tia vây. + Phần đai hông chỉ có 1 tấm sụn hông ở phía trước huyệt. + Xương vây bụng chỉ có 1 tấm gốc, hai hàng tấm tia và 1 hàng tia vây. Người ta gọi kiểu cấu tạo của xương vây chẵn này là kiểu vây một dãy. Hình dạng, vỏ da Cá sụn Hình dạng Lấy hình d ạng cá Nhám tro làm ví dụ. Cá có hình dạng thuôn dài (khoảng 30cm), phía trước có mõm (rostrum) nhọn, miệng lớn nằm dưới mõm. Phía trướng miệng là 2 lỗ mũi, có van. Sau mũi là mắt, sau mắt là lỗ thở nhỏ thông với hầu. Sau lỗ thở là 5 dãy khe mang. Vây lẻ gồm có 2 vây lưng (trước và sau), một vây đuôi (gồm 2 thuỳ không đều nhau - kiểu vây dị vĩ). Vây chẵn có 2 vây ngực lớn và 2 vây bụng nhỏ, bờ trong vây bụng có gai giao cấu, giữa 2 vây bụng có lỗ huyệt (hình 16.1). Vỏ da Gồm biểu bì nhiều tầng, có nhiều tuyến đơn bào. Lớp bì rắn, có nhiều vảy tấm. Vảy tấm có chất đentin tương tự như chất x ương, có lớp men phủ ngoài. Phía đầu vảy tấm có thể biến thành răng.
- Đặc điểm chung Lớp Cá sụn Được coi là lớp cá nguyên thủy nhất của Tổng lớp cá, gồm các lo ài cá thường gặp như cá mập, cá đuối, cá khi me... Lớp này hiện có 800 loài sống ở biển và đại dương, một số loài sống ở nước ngọt. Lớp này có nhiều đặc điểm nguyên thuỷ và cũng có những đặc điểm tiến bộ. Các đặc điểm chung là: - H ình dạng cơ thể phổ biến là hình thoi hai hình dẹp rộng hơi tròn, vây đuôi kiểu dị vĩ (heteroxec). Có gai giao cấu nằm phía trong vây bụng, do vậy có hiện tượng giao phối, thụ tinh trong. Đây là một đặc điểm tiến bộ. - Da cá sụn phủ vẩy tấm, là lo ại vảy nguyên thủy nhất. - Bộ xương sụn, phân hoá thành sọ, cột sống và xương chi. Sọ đ ã có nóc che, phía sau sọ có thêm phần chẩm bảo vệ. Các bao khứu giác, thính giác gắn chặt vào hộp sọ. - Hệ thần kinh phân hoá cao, não bọ chia thành 5 phần. Não trước đã phân thành 2 bán cầu và nóc não trước có chất thần kinh, là một đặc điểm tiến bộ của cá sụn. - Cơ quan cảm giác phát triển thích nghi với đời sống b ơi và bắt mồi tích cực. Cơ quan đường bên hoàn chỉnh, thị giác đ iển hình, thính giác đã có 3 vành b án khuyên - Hệ tiêu hoá phát triển, ruột có van xoắn ốc để tăng diện tích hấp thụ. - Cơ quan hô hấp là mang, chưa có nắp mang, không có bong bóng hay phổi. - Hệ tuần hoàn kín, có 1 vòng tuần hoàn. Có tâm nhĩ và tâm thất và xoang tĩnh mạch và nón chủ động mạch. Ưu điểm của nón chủ động mạch là có cơ vân, có van nên co bóp được. - Cơ quan bài tiết là trung thận. - Cơ quan sinh dục có gai giao cấu, thụ tinh trong. Đẻ trứng lớn giàu noãn hoàng hay đẻ con.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai
11 p | 98 | 8
-
Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Ba Lạt (giai đoạn 2010-2011)
12 p | 58 | 5
-
Đặc điểm thành phần loài và phân bố của họ cá bống trắng (gobiidae) trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang
12 p | 60 | 3
-
Thành phần loài và phân bố cá nhám mập ở vùng biển Quy Nhơn và lân cận
10 p | 69 | 3
-
Thành phần loài và hiện trạng khai thác cá mú giống ở vịnh Quy Nhơn, Bình Định
9 p | 55 | 3
-
Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An
16 p | 78 | 2
-
Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi
12 p | 28 | 2
-
Những ghi nhận mới về thành phần loài và phân bố của trùng lông bơi (bộ Tintinnida) vùng biển ven đảo Cồn Cỏ
8 p | 36 | 2
-
Hình thái ống tiêu hóa, tính ăn và phổ thức ăn của cá bống mít Stigmatogobius pleurostigma (Bleeker, 1849) phân bố ven biển Sóc Trăng
10 p | 60 | 2
-
Kết quả bước đầu nghiên cứu khu hệ cá cửa sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam
12 p | 68 | 2
-
Cập nhật thành phần loài giun đầu gai ký sinh ở động vật Việt Nam
11 p | 55 | 2
-
Thành phần loài cá ở vùng cửa sông soài rạp, thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 84 | 2
-
Đặc điểm hình thái và phân bố các giống cá Butis bleeker, 1856 và Glossogobius gill, 1859 ở hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng cửa Ba Lạt, sông Hồng
10 p | 27 | 2
-
Điều tra thành phần các loài cá ở một số nhánh sông, suối chính chảy vào sông Sài Gòn thuộc tỉnh Bình Phước
15 p | 43 | 1
-
Nghiên cứu cấu trúc thành phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế
11 p | 34 | 1
-
Dẫn liệu về thành phần loài rận lông ký sinh trên một số loài chim tại vườn quốc gia Ba Bể
5 p | 64 | 1
-
Đa dạng các loài cá ở các vùng nước nội địa thành phố Hồ Chí Minh và những ghi nhận mới cho khu hệ cá Việt Nam
12 p | 59 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn