intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Loét tiêu hóa

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loét tiêu hóa là những ổ loét xuất hiện trên lớp niêm mạc của dạ dày, ruột non hoặc thực quản. Nguyên nhân đa phần là do vi khuẩn hoặc do dùng một số thuốc. Loét thực quản thường là hậu quả của trào ngược acid dạ dày Triệu chứng Đau, có thể ở bất kỳ vị trí nào từ rốn tới xương ức. Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút tới hàng giờ. Đau thường tăng lên khi đói và ban đêm và dịu đi khi ăn một số loại thức ăn hoặc uống thuốc làm giảm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Loét tiêu hóa

  1. Loét tiêu hóa Loét tiêu hóa là những ổ loét xuất hiện trên lớp niêm mạc của dạ dày, ruột non hoặc thực quản. Nguyên nhân đa phần là do vi khuẩn hoặc do dùng một số thuốc. Loét thực quản thường là hậu quả của trào ngược acid dạ dày Triệu chứng Đau, có thể ở bất kỳ vị trí nào từ rốn tới xương ức. Cơn đau có thể kéo dài  từ vài phút tới hàng giờ. Đau thường tăng lên khi đói và ban đêm và dịu đi khi ăn một số loại thức ăn hoặc uống thuốc làm giảm acid dạ dày. Các triệu chứng khác ít gặp hơn gồm:  - Nôn ra máu đỏ hoặc đen - Đi ngoài phân đen - Buồn nôn hoặc nôn - Sụt cân không rõ nguyên nhân
  2. - Đau ngực Nguyên nhân - Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori): đây là nguyên nhân của đa số các trường hợp loét. Bình thường H. pylori không gây ra vấn đề gì, nhưng đôi khi vi khuẩn gây viêm ở niêm mạc dạ dày và tá tràng, tạo ra ổ loét. - Thuốc giảm đau: Dùng thường xuyên các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) có thể gây kích ứng hoặc gây viêm niêm mạc dạ dày và ruột non. - Hút thuốc lá: chất nicotin trong thuốc lá làm tăng thể tích và nồng độ acid dạ dày, làm tăng nguy cơ loét và làm vết loét lâu liền. - Uống rượu: Rượu gây kích ứng và bào mòn lớp niêm mạc dạ dày và làm tăng lượng acid dạ dày. - Stress. Stress là một yếu tố góp phần gây loét. Stress làm cho triệu chứng loét nặng thêm và khiến vết loét chậm liền. Xét nghiệm và chẩn đoán Chụp X quang đường tiêu hóa trên có uống thuốc cản quang.  Nội soi và sinh thiết nếu phát hiện thấy ổ loét. Sinh thiết sẽ cho biết có sự  hiện diện của vi khuẩn H. pylori hay không.
  3. Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng H. pylori  Xét nghiệm ure trong hơi thở để phát hiện H. pylori.  Xét nghiệm phân tìm kháng nguyên H. pylori.  Điều trị Kháng sinh: Thường phải phối hợp nhiều kháng sinh vì một kháng sinh  đơn thuần không đủ để tiêu diệt H. pylori. Những kháng sinh thường dùng là amoxicillin (Amoxil), clarithromycin (Biaxin) and metronidazole (Flagyl). Thuốc ức chế tiết acid. Còn gọi là chất chẹn histamin (H-2) – làm giảm  lượng acid hydrochloric trong đường tiêu hóa. Các thuốc thường dùng là ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet) và nizatidine (Axid). Thuốc trung hòa acid có tác dụng trung hòa lượng acid có trong dạ dày và  giúp giảm đau nhanh chóng. Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm lượng acid tiết ra từ các  tế bào niêm mạc dạ dày, giúp vết loét nhanh liền. Những thuốc thường dùng là omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazol e (Aciphex) và esomeprazole (Nexium). Dùng lâu dài các thuốc này, nhất là liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
  4. Thuốc băng niêm mạc dạ dày có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và  ruột non, bao gồm các thuốc như sucralfate (Carafate), misoprostol (Cytotec), bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol). Ngoài tác dụng bảo vệ, các chế phẩm bismuth còn ức chế hoạt động của H. pylori.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2