intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa liên quan acid dịch vị - TS.BS. Võ Hồng Minh Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa liên quan acid dịch vị với mục tiêu giúp các bạn học liệt kê 3 bệnh tiêu hóa liên quan acid dịch vị; trình bày định nghĩa, các yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh các thể bệnh và biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản; trình bày định nghĩa, cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân thường gặp cả các biến chứng của loét dạ dày tá tràng;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa liên quan acid dịch vị - TS.BS. Võ Hồng Minh Công

  1. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TIÊU HÓA LIÊN QUAN ACID DỊCH VỊ TS.BS. Võ Hồng Minh Công
  2. Mục tiêu học tập • Liệt kê 3 bệnh tiêu hóa liên quan acid dịch vị • Trình bày định nghĩa, các yếu tố nguy cơ, cơ chế bệnh sinh các thể bệnh và biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản • Trình bày định nghĩa, cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân thường gặp cả các biến chứng của loét dạ dày tá tràng • Trình bày định nghĩa và phân loại khó tiêu chức năng
  3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn Nội Tổng quát Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo trình giảng dạy Tiếp cận chẩn đoán bệnh lý nội khoa “Tiếp cận chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa liên quan đến acid dịch vị. (2020) Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. tr: 213-237. 2. Philip O Katz, Kerry B Dunbar, Felice H Schnoll-Sussman, et al. (2022) ACG Clinical Guideline for the Diagnosis and Management of Gastroesophageal Reflux Disease. Am J Gastroenterol. 117(1):27-56. 3. Vakil, Nimish; van Zanten, Sander V; Kahrilas, Peter. et al. (2006) The Montreal Definition and Classification of Gastroesophageal Reflux Disease A Global Evidence-Based Consensus. American Journal of Gastroenterology. 101.(8). 1900-1920 4. Hunt R. et al. (2017). World Gastroenterology Organisation Global Guidelines: GERD Global Perspective on Gastroesophageal Reflux Disease. J Clin Gastroenterol, 51(6): pp.467 - 478. 5. John Del V. (2010). Peptic Ulcer Disease And Related Disorders. Harrison’s Gastroenterology and Hepatology. McGraw-Hill, pp. 125-151. 6. Kahrilas P. (2013). Advances in GERD: Current Developments in the managements of acid-related GI disorders. Gastroenterology & Hepatology, 9(1): tr.37 - 9. 7. Talley N. (2017). Functional Dyspepsia: Advances in Diagnosis and Therapy. Gut and Liver, 11(3): pp.349-357.
  4. Các bệnh lý tăng tiết acid dịch vị ACID GERD LOÉT DẠ DÀY TĂNG TIẾT ACID KHÓ TIÊU HC Zollinger Ellison
  5. SỰ BÀI TIẾT ACID TUYẾN BÀI TIẾT AXÍT: • Tế bào cổ tuyến bài tiết chất nhầy. • Tế bào thành bài tiết HCL. • Tế bào chính bài tiết Pepsinogen. • Tế bào D bài tiết Somatostatin.
  6. SỰ BÀI TIẾT ACID • Acid dịch vị được bài tiết từ các tế bào thành ở vùng thân vị • Tạo pH tối ưu cho hoạt động của pepsin và lipase trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày, đồng thời kích thích tụy tiết HCO3- • Quá trình bài tiết dịch vị được kích thích khởi đầu do sự liên tưởng về thức ăn, mùi vị thức ăn làm kích thích thần kinh X, dẫn đến kích thích tế bào G ở hang vị tiết gastrin. • Khi thành phần protein trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày sẽ kích thích làm tăng tiết gastrin nhiều hơn. Gastrin trong máu tuần hoàn sẽ kích thích sự giải phóng histamine từ các tế bào ưa crom ở vùng thân vị và histamin sẽ tiếp tục kích thích bài tiết acid ở tế bào thành thông qua thụ thể H2 • Quá trình bài tiết acid từ tế bào thành làm giảm pH của dạ dày. Khi đó, tế bào D ở hang vị sẽ phóng thích somatostatin gây hiệu quả ức chế bài tiết gastrin.
  7. Cập nhật chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  8. Định nghĩa Tình trạng trào ngược dịch vị lên thực quản gây ra: các triệu chứng khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống, viêm hoặc biến chứng: thực quản, hầu họng và/hoặc đường hô hấp. Vakil et al. Am J Gastroenterol 2006;101:1900–20
  9. Cơ chế bệnh sinh
  10. Yếu tố nguy cơ • Chế độ ăn uống và lối sống: triệu chứng trào ngược thường gặp hơn khi tăng cân, có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, có chế độ ăn nhiều dầu mỡ. Các thức uống chứa carbonate là yếu tố nguy cơ mắc bệnh triệu chứng trào ngược khi ngủ ở người bệnh bệnh trào ngược dạ dày thực quản • Thuốc ức chế kênh calcium, kháng cholinergics, kháng viêm nosteroid (NSAID) có thể ảnh hưởng xấu bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tetracycline, bisphosphonate, kali có thể làm nặng thêm chứng trào ngược • Thai kỳ: triệu chứng trào ngược có xu hướng nặng hơn khi có thai, nhất là khi thai lớn
  11. Yếu tố nguy cơ • Các yếu tố nguy cơ ở người Việt Nam đã được nghiên cứu + Các yếu tố nguy cơ viêm thực quản do trào ngược: lớn tuổi, nam giới, hút thuốc lá, uống rượu bia và tình trạng thừa cân, béo bụng là các yếu tố làm tăng nguy cơ. Nhiễm Helicobacter pylori là yếu tố có liên quan nghịch với viêm thực quản do trào ngược. + Các yếu tố nguy cơ bệnh trào ngược dạ dày thực quản: nam giới, hút thuốc lá, chỉ số eo-mông cao, thoát vị khe hoành. Nhiễm Helicobacter pylori liên quan nghịch với nguy cơ mắc bệnh.
  12. Lâm sàng Triệu chứng điển hình • Ợ nóng: cảm giác nóng rát vùng thượng vị lan dọc sau xương ức, thường xảy ra khi người bệnh nằm hoặc cúi gập người ra trước. Một số trường hợp người bệnh mô tả triệu chứng nóng như cảm giác đau ngực. • Ợ trớ: cảm giác có vị chua ở miệng hoặc có dịch di chuyển lên ở vùng sau xương ức • Tăng tiết nước bọt: cảm giác nước bọt tiết ra liên tục.
  13. Lâm sàng Triệu chứng không điển hình Cảm giác vướng họng (globus), nuốt khó, nuốt đau, đau ngực không do tim, buồn nôn, tình trạng ho mạn tính, viêm thanh quản hoặc co thắt thanh quản • Đau ngực không do tim: có thể giả cơn đau thắt ngực. Biểu hiện đau điển hình thường là cảm giác đè ép, nóng từ vùng sau xương ức lan ra sau lưng, lan lên cằm, cổ, lan ra cánh tay kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Người bệnh có thể giảm đau tự nhiên hoặc khi uống thuốc antacid. Triệu chứng thường xảy ra ban đêm làm cho người bệnh thức giấc và thường nặng lên khi người bệnh có rối loạn tâm lý. • Cảm giác vướng họng: người bệnh có cảm giác cục vướng ở họng, triệu chứng tương đối hằng định bất kể là khi có nuốt hay không • Nuốt đau và nuốt vướng là triệu chứng không thường gặp nhưng là triệu chứng báo động bệnh đã có biến chứng • Các triệu chứng dễ gây nhầm với bệnh loét dạ dày tá tràng và khó tiêu chức năng: đau thượng vị, đầy bụng, buồn nôn, no sớm...
  14. Lâm sàng
  15. Lâm sàng Hình thái lâm sàng Thể bệnh có triệu chứng điển hình nhưng không kèm tổn thường bào mòn thực quản trên nội soi Thể bệnh có viêm bào mòn thực quản trên nội soi Có biến chứng: hẹp thực quản, Barrett’s và ung thư thực quản
  16. Lâm sàng • Hình thái lâm sàng Thể bệnh có triệu chứng điển hình nhưng không kèm tổn thường bào mòn thực quản trên nội soi Thể bệnh có viêm bào mòn thực quản trên nội soi Có biến chứng: hẹp thực quản, Barrett’s và ung thư thực quản • Khám lâm sàng Thường không có triệu chứng thực thể
  17. Các dấu hiệu báo động • Nuốt khó, nuốt vướng • Thiếu máu thiếu sắt • Nuốt đau • Sụt cân không chủ ý • Khàn tiếng • Hạch to • Triệu chứng phế quản, viêm phổi hít • U thượng vị tái diễn • Triệu chứng không điển hình khỏi • Xuất huyết tiêu hoá phát ở tuổi ≥ 40 • Buồn nôn, nôn thường xuyên • Tiền căn gia đình ung thư thực quản • Đau kéo dài hay dạ dày.
  18. Tiếp cận chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  19. Cận lâm sàng • Nội soi dạ dày • Phân loại viêm thực quản trào ngược theo Los Angeles (LA) gồm có 4 mức độ: Độ A: vết xước trợt < 5 mm rời rạc Độ B: vết xước trợt > 5 mm rời rạc Độ C: vết xước trợt liên tục < 75% chu vi thực quản Độ D: vết xước trợt liên tục > 75% chu vi thực quản Chỉ có khoảng 1/3 trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện tổn thương thực quản trên nội soi.
  20. Cận lâm sàng • X quang thực quản có cản quang: giúp chẩn đoán phân biệt với các rối loạn vận động thực quản (co thắt tâm vị, co thắt thực quản lan toả) • Xét nghiệm mô bệnh học thực quản: không giúp ích cho việc xác lập chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nhưng giúp chẩn đoán phân biệt với viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan và đánh giá thay đổi mô bệnh học trong trường hợp Barrett thực quản và ung thư thực quản. • Theo dõi pH thực quản hoặc đo trở kháng thực quản: + Đo pH thực quản 24 giờ: giúp chẩn đoán các trường hợp khó như khi người bệnh vẫn còn triệu chứng (điển hình/không điển hình) dù đã được điều trị thuốc ức chế bơm proton + Đo kháng trở thực quản: người bệnh có triệu chứng gợi ý bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng hình ảnh nội soi bình thường, đặc biệt là khi có triệu chứng nuốt nghẹn. Giúp chẩn đoán các trường hợp rối loạn vận động thực quản có biểu hiện giống bệnh trào ngược dạ dày thực quản (thường gặp nhất là co thắt tâm vị)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2