intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán tràn dịch màng phổi - ThS.BS Nguyễn Quang Huy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán tràn dịch màng phổi được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn nắm sơ lược giải phẫu hệ thống màng phổi và sinh lý bệnh gây tràn dịch màng phổi; các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi; tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân tràn dịch màng phổi;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán tràn dịch màng phổi - ThS.BS Nguyễn Quang Huy

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH Tiếp Cận Chẩn Đoán Tràn Dịch Màng Phổi Ths.Bs Nguyễn Quang Huy Bộ Môn Nội – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Đối tượng: Sinh viên Y Khoa 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
  2. Mục Tiêu Học Tập 1. Nắm sơ lược giải phẫu hệ thống màng phổi và sinh lý bệnh gây tràn dịch màng phổi 2. Các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi 3. Tiếp cận chẩn đoán bệnh nhân tràn dịch màng phổi 2
  3. Giải Phẫu Màng Phổi  Là một thanh mạc gồm hai lá: màng phổi thành và màng phổi tạng  Màng phổi tạng: Khe – nhu mô – rốn phổi  Màng phổi thành: • Ba màng: Trung thất – Sườn – Hoành. • Hai ngách: sườn hoành – sườn trung thất  Khoang màng phổi: mỗi bên 1 khoang riêng biệt 3
  4. Câu Hỏi • Bình thường khoang màng phổi có dịch hay không? • Nếu có thì lượng dịch khoảng bao nhiêu? A. 50 – 100 mL (Đáp án đúng) B. 100 – 200 mL C. 200 – 300 ml D. 300 – 400 mL 4
  5. Sinh Lý Màng Phổi • Lượng dịch bình thường: 0.1 – 0.3 mL/kg • Kiểm soát bởi 4 thành phần: áp suất thủy tĩnh – áp suất keo – hệ thống bạch huyết – tính toàn vẹn của màng phổi • Dịch thoát: hệ thống bạch huyết ở màng phổi thành, tốc độ 0.5 mL/h • Tùy vào mỗi nơi trên màng phổi mà sự chênh lệch áp suất sẽ khác nhau 5
  6. Sinh Lý Bệnh Tràn Dịch Màng Phổi • Tốc độ tạo dịch quá nhanh hoặc khả năng thoát dịch suy giảm 1. Tăng áp lực thủy tĩnh: suy tim… 2. Giảm áp lực keo: hội chứng thận hư…. 3. Tăng tính thấm của màng phổi: viêm phổi, lao phổi… 4. Hệ thống hấp thu bị cản trở: tắc mạch bạch huyết như ung thư phổi… 6
  7. Nguyên Nhân Tràn Dịch Màng Phổi 7
  8. Tiếp Cận Bệnh Nhân Tràn Dịch Màng Phổi  Bệnh sử - Tiền sử • Nguyên nhân – Mức độ - Điều trị và Biến chứng • Triệu chứng liên quan tràn dịch và triệu chứng liên quan nguyên nhân 8
  9. Bệnh Sử - Tiền Sử  Nhóm triệu chứng liên quan tràn dịch: Khó thở - Đau ngực – Ho. Lượng ít có thể không có triệu chứng  Khó thở: tùy vào lượng dịch, thường tăng khi nằm, khi lượng dịch nhiều (>2 lít) khó thở cả khi ngồi  Đau ngực: Tùy vào nguyên nhân, thường đau ngực kiểu màng phổi. Đôi khi là đau mơ hồ (ung thư). Hướng lan của cơn đau tùy vào vùng màng phổi bị kích thích.  Ho: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, thường là ho khan nếu chỉ tràn dịch đơn thuần mà không có tổn thương nhu mô, đường dẫn khí 9
  10. Bệnh Sử - Tiền Sử  Nhóm triệu chứng gợi ý nguyên Thuốc Gây Tràn Dịch Màng Phổi nhân • Sốt về chiều, chán ăn, sụt cân Nitrofurantoin, dantrolene, nhanh. Ho ra máu methysergide Dasatinib, amiodarone, • Nuốt khó. Ra mồ hôi đêm interleukin-2 • Nhóm bệnh lý tự miễn Procarbazine, methotrexate, • Thuốc clozapine, phenytoin • Nghề nghiệp Chẹn beta, nhóm thuốc ergot • Tiền căn gia đình 10
  11. Câu Hỏi • Theo em, tràn dịch màng phổi thường biểu hiện bằng hội chứng nào trên lâm sàng A. Hội chứng nhiễm trùng B. Hội chứng đông đặc C. Hội chứng 3 giảm D. Hội chứng cận ung 11
  12. Khám Lâm Sàng  Tùy vào nguyên nhân – mức độ - biến chứng, sẽ có các dấu hiệu khác nhau  Lượng dịch < 250 mL: Thường không có triệu chứng  Lượng dịch > 500 mL: Hội chứng 3 giảm  Lượng dịch > 1000 mL: biến dạng lồng ngực, giãn khoang gian sườn, đẩy lệch các cấu trúc trong trung thất 12
  13. Khám Lâm Sàng  Nhóm dấu hiệu của bệnh nguyên • Hội chứng tăng áp cửa và hội chứng suy tế bào gan • Hội chứng suy tim • Hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc do nhiễm trùng, nhiễm lao • Hội chứng cận ung • Hạch ngoại biên, hạch di căn thượng đòn…. • Các dấu hiệu viêm đa khớp, biến dạng khớp, dấu ban cánh bướm trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống 13
  14. Cận Lâm Sàng  Hình ảnh học: X – quang ngực, siêu âm phổi – màng phổi, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thuốc cản quang  Sinh hóa miễn dịch: chọc dò – phân tích dịch màng phổi  Mô bệnh học: Sinh thiết màng phổi 14
  15. X – Quang Ngực • Ít nhạy hơn siêu âm • Phát hiện tràn dịch + gợi ý nguyên nhân • Tư thế đừng. Đôi khi tư thế nằm • Đặc điểm phụ thuộc vào: tư thế, lượng dịch, tự do hay khu trú và tổn thương kèm theo 15
  16. X – Quang Ngực 16
  17. X – Quang Ngực • Khi nằm, dịch tràn ra phía sau của khoang màng phổi, làm cho nửa lồng ngực có vẻ “trắng hơn” so với bên bình thường. • Hầu hết mạch máu phổi còn thấy được. • Cần ít nhất 200 mL dịch màng phổi mới làm cho một bên phổi có vẻ trắng hơn so với đối bên. 17
  18. Siêu Âm Phổi – Màng Phổi • Vượt trội hơn X – quang • Phát hiện dịch tốt hơn, đặc biệt lượng dịch ít – khu trú • Xác định được bản chất của đám mờ X – quang • Đánh giá thêm tổn thương các cơ quan khác: Tim – mạch máu – hạch ngoại biên • Nhỏ gọn – dễ thực hiện tại giường – không nhiễm tia X • Lặp lại được nhiều lần – giá thành rẻ 18
  19. Siêu Âm Phổi – Màng Phổi • TDMP trên siêu âm sẽ thể hiện bằng khoảng echo trống có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất • Siêu âm màng phổi có thể phần nào gợi ý bản chất dịch màng phổi. 19
  20. Chụp Cắt Lớp Vi Tính Lồng Ngực Có Thuốc Cản Quang • Thường dùng để tìm kiếm nguyên nhân hơn là tràn dịch • Khảo sát tốt các tạng trong trung thất, các khối u, hạch, mạch máu • Xác định vị trí để sinh thiết khi cần 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2