intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán Suy tim mạn - TS.BS. Nguyễn Hoàng Hải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán Suy tim mạn được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể trình bày định nghĩa, cơ chế bệnh sinh của suy tim mạn; tiếp cận tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng bệnh nhân suy tim mạn; biện luận hội chứng suy tim; trình bày cận lâm sàng hổ trợ chẩn đoán; xác định nguyên nhân suy tim mạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán Suy tim mạn - TS.BS. Nguyễn Hoàng Hải

  1. Tiếp cận chẩn đoán Suy tim mạn TS.BS Nguyễn Hoàng Hải Bộ môn Nội – Đại học Y Nguyễn Tất Thành Giám đốc BV Nhân dân Gia Định 1
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày định nghĩa, cơ chế bệnh sinh của suy tim mạn. 2. Tiếp cận tiền sử, bệnh sử, khám lâm sàng bệnh nhân suy tim mạn. 3. Biện luận hội chứng suy tim. 4. Trình bày cận lâm sàng hổ trợ chẩn đoán 5. Xác định nguyên nhân suy tim mạn. 6. Trình bày sơ đồ chẩn đoán suy tim mạn. 2
  3. Định nghĩa suy tim mạn Suy tim là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi các bất thường về cấu trúc và/hoặc chức năng của tim, dẫn đến giảm cung lượng tim và/hoặc tăng áp lực trong buồng tim khi nghỉ hay khi gắng sức. Suy tim đặc trưng bởi các triệu chứng cơ năng điển hình (khó thở, giảm khả năng gắng sức, phù mắc cá chân) và triệu chứng thực thể điển hình (tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, ran phổi, hay phù ngoại biên). 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 3
  4. Định nghĩa toàn cầu và phân loại suy tim Định nghĩa Giai đoạn Phân loại bằng EF Suy tim là một hội chứng lâm sàng, Bệnh nhân có nguy cơ suy tim, nhưng hiện tại và tiền căn Suy tim phân suất tống máu giảm Nguy cơ không có triệu chứng/dấu hiệu suy tim, không thay đổi (HFrEF) hiện tại hay tiền căn bệnh nhân có (Giai đoạn A) cấu trúc, không tăng các chỉ điểm sinh học bệnh tim Suy tim với LVEF ≤40% Hiện tại hay tiền căn bệnh nhân không có triệu Suy tim phân suất tống máu giảm nhẹ • Triệu chứng và dấu hiệu do bất chứng/dấu hiệu suy tim, nhưng có một trong các bằng (HFmrEF) thường cấu trúc và/hoặc chức Tiền suy tim chứng: (Giai đoạn B) • Bệnh tim cấu trúc Suy tim với LVEF 41 - 49% năng tim • Bất thường chức năng tim Suy tim phân suất tống máu bảo • Tăng peptide lợi niệu natri hay troponin tim tồn(HpEF) Đi kèm ít nhất một trong các tiêu Hiện tại hay tiền căn bệnh nhân có triệu chứng/dấu hiệu Suy tim với LVEF ≥50% Suy tim chí: suy tim gây ra bởi bất thường cấu trúc tim và/hoặc chức (Giai đoạn C) năng tim Suy tim phân suất tống máu cải thiện • Tăng nồng độ BNP/NT-proBNP (HFimpEF) • Dấu hiệu khách quan sung huyết Triệu chứng/dấu hiệu suy tim nặng lúc nghỉ, tái nhập viện Suy tim với LVEF ban đầu 40% Thuật ngữ: “stable HF” → persistent HF “recovered HF” → HF in remission J Card Fail. 2021 Mar 1;S1071-9164(21)00050-6
  5. Tiến triển suy tim mạn Chức năng tim và chất lượng sống Tử vong Mất bù/ nhập viện Suy tim mạn là một tiến trình “động” Nguy cơ Tiền suy tim Suy tim Suy tim nặng (Giai đoạn A) (Giai đoạn B) (Giai đoạn C) (Giai đoạn D) 5 Bệnh mạch vành Rối loạn nhịp Bệnh van tim Bệnh cơ tim Tăng huyết áp
  6. Tiến triển suy tim mạn 6 Nguồn: G.Michael Felker. Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine. 12th edition. 2019; pp: 442-567
  7. Cơ chế bệnh sinh Nguyên nhân chính suy tim Tổn thương thứ phát Hoạt hoá • Tái cấu trúc thất Thần kinh thể dịch các cơ chế • Giảm co bóp Nội mô mạch máu • Hoạt hoá thần kinh • Co mạch bù trừ làm • Phì đại giao cảm • NOS/ROS tổn thương • Chết tế bào chương trình • Hoạt hoá hệ RAAS • Thay đổi cấu trúc • Xơ hoá • Tăng Endothelin cơ tim nặng • Cytokines • NOS/ROS • Tăng ANP/BNP hơn • Bất thường hoạt động điện • Tăng các cytokines 7 Nguồn: G.Michael Felker. Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine. 12th edition. 2019; pp: 442-567
  8. Cơ chế bệnh sinh Hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm 8 Nguồn: G.Michael Felker. Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine. 12th edition. 2019; pp: 442-567
  9. Cơ chế bệnh sinh Hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm Nguồn: G.Michael Felker. Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine. 9 12th edition. 2019; pp: 442-567
  10. Cơ chế bệnh sinh Hoạt hoá hệ renin-angiotensin-aldosterone 10 Nguồn: G.Michael Felker. Braunwald’s Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine. 12th edition. 2019; pp: 442-567
  11. Triệu chứng suy tim Triệu chứng cơ năng Triệu chứng thực thể Điển hình Đặc hiệu • Khó thở gắng sức • Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh • Khó thở khi nằm • Phản hồi bụng – cảnh (+) • Khó thở kịch phát về đêm • Gallop T3 • Giảm khả năng gắng sức • Mỏm tim lệch ra ngoài • Mệt, tăng thời gian nghỉ ngơi phục hồi sau gắng sức • Phù mắc cá chân 11 European Heart Journal (2015) 36, 2921–2964
  12. Triệu chứng suy tim Triệu chứng cơ năng Triệu chứng thực thể Ít điển hình Ít đặc hiệu hơn Ho về đêm Tăng cân (> 2 kg/tuần) Khò khè Giảm cân (suy tim nặng) hay suy kiệt Đầy bụng Âm thổi ở tim Giảm ngon miệng Phù ngoại biên (mắc cá, cùng-cụt, bìu) Lú lẫn (đặc biệt người già) Ran ẩm đáy phổi Trầm cảm Tràn dịch màng phổi hai bên Hồi hộp Tim nhanh, tim không đều Choáng váng Thở nhanh, thở Cheyne Stokes Ngất Gan to Khó thở khi ngồi cúi người ra trước (benopnea) Báng bụng Thiểu niệu Hiệu áp hẹp European Heart Journal (2015) 36, 2921–2964 12
  13. Triệu chứng suy tim Khó thở là triệu chứng quan trọng nhất, đặc trưng bởi: • Khó thở khi gắng sức • Khó thở khi nằm đầu thấp • Khó thở kịch phát về đêm 13
  14. Triệu chứng suy tim Khó thở khi gắng sức • Xảy ra khi gắng sức, ngưng gắng sức sẽ giảm khó thở • Định lượng mức độ khó thở khi gắng sức (quảng đường đi được, số bậc thang, số tầng lầu leo được, số kilogram khiêng được…) • Suy tim diễn tiến nặng dần: mức độ gắng sức giảm • “Không khó thở” không giúp loại trừ suy tim: bệnh nhân tự thích nghi và điều chỉnh lối sống hàng ngày 14
  15. Triệu chứng suy tim Khó thở phải ngồi • Xảy ra khi nằm, ngồi dậy hết khó thở • Ho khi nằm # khó thở phải ngồi • Định lượng mức độ khó thở phải ngồi (kê bao nhiêu gối khi nằm, ngủ tư thế nào…) • Cơ chế: khi nằm tăng lượng máu về tim, tăng áp lực đổ đầy thất và áp lực mao mạch phổi  tăng thoát dịch vào khoảng kẽ, giảm độ đàn hồi phổi, giảm khuyếch tán oxy từ phế nang vào mao mạch  giảm oxy máu 15
  16. Triệu chứng suy tim Khó thở kịch phát về đêm • Xảy ra sau khi ngủ 1-2 giờ, làm bệnh nhân “ngộp thở” phải bật dậy để thở • Thường đi kèm với khó thở phải ngồi hoặc ho về đêm • Cơ chế: giống cơ chế khó thở phải ngồi kèm theo về đêm trung tâm hô hấp kém nhạy với kích thích do giảm oxy máu nên cơn thường xảy ra đột ngột khi oxy máu giảm nhiều 16
  17. Triệu chứng suy tim • Phù Phù 2 chi dưới, đối xứng, không đau, ấn lõm Phù thân theo trọng lực Phù thành ruột: mau no, đầy bụng Tràn dịch màng phổi, màng bụng • Tăng cân > 2kg/tuần • Gan to, đau nặng hạ sườn phải • Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh, phản hồi bụng cảnh (+) 17
  18. Triệu chứng suy tim Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cổ nổi) 18
  19. Triệu chứng suy tim Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cổ nổi) Tĩnh mạch cảnh trong Tĩnh mạch cảnh ngoài Đầu xương đòn Đầu xương ức cơ ƯĐC cơ ƯĐC 19
  20. Triệu chứng suy tim Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh (tĩnh mạch cổ nổi) Tĩnh mạch cảnh trong Chú ý quan sát dọc đường đi tĩnh mạch cảnh trong nằm giữa Tĩnh mạch cảnh trong 2 đầu cơ ức đòn chũm Tĩnh mạch nảy 2 nhịp (khác động mạch cảnh) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2