intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa - TS. BS. Võ Hồng Minh Công

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể chẩn đoán được xuất huyết tiêu hóa; xác định được xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa tiêu hóa dưới; phân biệt ói ra máu và ho ra máu; đánh giá được mức độ mất máu;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tiếp cận chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa - TS. BS. Võ Hồng Minh Công

  1. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TS. BS. VÕ HỒNG MINH CÔNG
  2. MỤC TIÊU • Chẩn đoán được xuất huyết tiêu hóa • Xác định được xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa tiêu hóa dưới • Phân biệt ói ra máu và ho ra máu • Đánh giá được mức độ mất máu
  3. Tài liệu tham khảo 1. Lâm Hoàng Cát Tiên, Võ Thị Mỹ Dung (2020), Tiếp cận bệnh nhân nôn, đi tiêu ra máu, Tiếp cận các vấn đề nội khoa thường gặp, trang 104-16, Nhà xuất bản Y học. 2. Loscalzo J, & Fauci A, & Kasper D, & et al, (2022). Harrison's Principles of Internal Medicine, 21e. McGraw Hill. 3. Timothy C. Wang, (2022), Yamada's Textbook of Gastroenterology, 3 Volume Set, 7th Edition. 4. DiGregorio AM, Alvey H. (2022) Gastrointestinal Bleeding. In: StatPearls
  4. Đại cương Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa ‒ Cần chẩn đoán nguyên nhân chảy máu càng sớm càng tốt ‒ Hồi sức nội khoa là bước điều trị quan trọng ban đầu ‒ Phương pháp chẩn đoán hiện nay, nội soi cấp cứu trong vòng 12-24 giờ. + Không làm chảy máu nặng hơn + Xác định nguyên nhân, vị trí chảy máu. + Điều trị can thiệp qua nội soi
  5. Định nghĩa  XHTH là hiện tượng chảy máu vào đường tiêu hóa.  Dựa vào giải phẫu học (treizt) người ta chia làm hai loại xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. 75-80% XHTH trên. 20% XHTH dưới.
  6. Định nghĩa • Biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng:  Ói ra máu.  Tiêu ra máu. • Xuất huyết tiêu hoá trên: + XHTH do tăng áp TM cửa. + XHTH không do tăng áp TM cữa. • Xuất huyết tiêu hoá dưới: + Xuất huyết đoạn giữa (ruột non) + Xuất huyết đại trực tràng
  7. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá • Xuất huyết tiêu hóa trên Nguyên nhân Tần suất (%) Loét dạ dày-tá tràng 38 Dãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày 16 Viêm thực quản 13 Không tìm được nguyên nhân 8 Tân sinh 7 Dãn mạch máu 6 Viêm trợt 4 Hội chứng Mallory - weiss 4 Tổn thương Dieulafoy 2 Khác 2
  8. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá • Xuất huyết tiêu hóa dưới Xuất huyết tiêu hóa ở ruột non chiếm 5% + Dãn mạch máu, tân sinh, u mô đệm đường tiêu hóa (GIST), ung thư biểu mô tuyến, lymphoma, ung thư di căn, viêm trợt-loét do nsaids, bệnh lý túi thừa meckel (thường gặp ở trẻ em, giảm dần khi lớn lên). + Các bệnh lý hiếm gặp hơn như: bệnh Crohn, nhiễm trùng, thiếu máu, viêm mạch, tổn thương Dieulafoy, bệnh lý túi thừa, lồng ruột, dò động mạch chủ - ruột non.
  9. Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá • Xuất huyết tiêu hóa dưới Xuất huyết tiêu hóa ở đại trực tràng + Trĩ, nứt ống hậu môn là nguyên nhân thường gặp nhất + Túi thừa đại tràng + Dãn mạch máu + Ung thư + Viêm loét đại trực tràng
  10. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa HỎI BỆNH SỬ Thời gian ói máu, đi cầu phân đen Cách khởi phát Tính chất máu: Số lần ói máu, ước lượng lượng máu Sau khi ói máu có chóng mặt hoa mắt Tri giác sau khi ói máu
  11. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa Xác định có xuất huyết tiêu hoá? • Nôn ra máu tươi: chứng tỏ máu được tống ra ngay, máu không có bọt • Nôn ra máu đỏ sẫm, máu màu đen như cà phê • Đi cầu phân đen: đen như hắc ín hoặc bã cà phê phân có mùi khắm • Đi cầu phân: đỏ tươi hoặc đỏ sẫm có/không có máu cục Phân biệt: thức ăn có màu đỏ; ho ra máu hay chảy máu mũi.
  12. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa • Ói ra máu + đi cầu phân đen => xuất huyết tiêu hóa trên • Chỉ có đi cầu phân đen => xuất huyết từ thực quản đến đại tràng • Đi cầu phân máu tươi => máu chảy từ đại tràng trở xuống Máu càng đỏ tươi thì điểm chảy máu càng thấp Khi chảy máu đường tiêu hóa trên ồ ạt có thể đi cầu ra máu tươi
  13. Những điều lưu ý khi xác định mức độ xuất huyết tiêu hóa • Giai đoạn đầu xuất huyết tiêu hóa: triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện trước triệu chứng cận lâm sàng • Dấu hiệu sinh tồn thường trung thực khi mới xuất huyết tiêu hóa • Dấu hiệu cận lâm sàng: sau 6 giờ kể từ lúc xuất huyết tiêu hóa mới bắt đầu có biểu hiện giảm, sau 24-48 giờ dấu hiệu lâm sàng mới phản ánh đúng. Vì vậy, khi xét nghiệm Hct và hồng cầu cần theo dõi mỗi 6-12 giờ/lần để đánh giá. Lượng nước tiều qua sonde < 50 ml/giờ là bắt đầu thiểu niệu (giảm tưới máu ở thận) • Nếu lâm sàng có biểu hiện thiếu oxy não cần nghĩ ngay xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng.
  14. Khám lâm sàng • Ban đầu dấu hiệu sinh tồn: tụt huyết áp, tim nhanh và tụt huyết áp tư thế (khi bệnh nhân chuyển từ nằm sang ngồi hoặc đứng, huyết áp tâm thu giảm > 20 mmhg, hoặc huyết áp tâm trương giảm > 10mmhg). • Khám bụng: chú ý sẹo phẫu thuật, nghe nhu động ruột tăng (máu ở trong lòng ruột là chất kích thích tăng nhu động), đề kháng thành bụng và các khối có thể sờ được. • Các dấu hiệu của bệnh lý gan mạn như: sao mạch, lòng bàn tay son, nữ hóa tuyến vú, báng bụng, lách to, tuần hoàn bàng hệ kiểu cửa-chủ và co rút dupuytren. • Các nốt xuất huyết dưới da có thể gặp trong các nhóm bệnh viêm mạch máu. Dấu gai đen có thể gợi ý bệnh lý ác tính (đặc biệt là ung thư dạ dày). • Thăm trực tràng để xác định là phân đen, hay đỏ tươi.
  15. Khám lâm sàng Đánh giá tình trạng mất máu: + Tri gác + Dấu hiệu sinh tồn M; HA; T0 + Da niêm + Thăm khám trực tràng + Dấu hiệu cận lâm sàng
  16. Phân loại mức độ xuất huyết tiêu hóa Nhẹ Vừa Nặng Lượng máu mất (ml) 1500 Lượng máu mất (%) 15 15–30 > 30 Mạch quay (l/ph) 120 Huyết áp tâm thu (mmHg) > 100 90 - 100 < 90 Hồng cầu (tr/mm3) ≥3 2-3 ≤2 Hematocrit (%) ≥ 30 20-30 ≤ 20 Tri giác Lo lắng nhẹ Lo lắng Vật vã
  17. Cận lâm sàng • Công thức máu; đông máu: thời gian prothrombin (PT), thời gian hoạt hóa thromboplastin một phần (aPTT); lactate; chức năng gan. • Nội soi tiêu hóa: • Nội soi tiêu hóa trên có thể quan sát được tổn thương từ thực quản, dạ dày và phần tá tràng. • Nội soi đại tràng: có thể phát hiện ổ chảy máu từ hậu môn, trực tràng đến đoạn cuối hồi tràng.
  18. Cận lâm sàng
  19. Cận lâm sàng
  20. Cận lâm sàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2