intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lối sống tối giản của người Nhật ảnh hưởng đến sinh viên Viện Công nghệ Việt - Nhật

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Lối sống tối giản của người Nhật ảnh hưởng đến sinh viên Viện Công nghệ Việt - Nhật" nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về lối sống tối giản của người Nhật, những mặt tích cực và hạn chế của lối sống này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lối sống tối giản của người Nhật ảnh hưởng đến sinh viên Viện Công nghệ Việt - Nhật

  1. LỐI SỐNG TỐI GIẢN CỦA NGƯỜI NHẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH VIÊN VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT - NHẬT Trương Quốc Khánh, Huỳnh Ân Long, Lê Đăng Khoa, Lê Đăng Khoa, Lê Nguyễn Quang Tuấn Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Tiết Thụy Tường Vy, CN. Đỗ Xuân Hồng TÓM TẮT Lối sống tối giản của người Nhật là một lối sống khá mới đối với giới trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Viện Công nghệ Việt - Nhật nói riêng. Lối sống này làm đơn giản cuộc sống bằng cách cắt giảm các vật dụng thừa thải xung quanh, tiết kiệm và chỉ chi tiêu cho những thứ mang lại giá trị cho bản thân. Vì khác biệt về cách sống cũng như văn hóa nên vẫn còn khá nhiều hạn chế và thách thức đối với giới trẻ Việt Nam, trong đó có sinh viên Viện Công nghệ Việt - Nhật. Để hiểu rõ hơn về lối sống tối giản của người Nhật, những mặt tích cực và hạn chế của lối sống này, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài này làm đề tài cho bài nghiên cứu của nhóm. Từ khóa: cắt giảm, danshari, lối sống tối giản, người Nhật, vứt bỏ 1. GIỚI THIỆU VỀ LỐI SỐNG TỐI GIẢN CỦA NGƯỜI NHẬT 1.1. Khái niệm về lối sống tối giản của người Nhật Lối sống tối giản của người Nhật được gọi là Danshari. Danshari ám chỉ cách sống không lãng phí, không mua đồ dư thừa, cắt giảm các vật dụng thừa thãi trong nhà xuống mức thấp nhất. Không chỉ đơn giản là vứt bỏ bớt những đồ dùng không cần thiết mà còn là một phương pháp thay đổi lối sống thông qua việc sắp xếp lại chúng. Cắt giảm đồ đạc đồng nghĩa với việc giảm thiểu đi những phiền toái, suy nghĩ để có một cuộc sống nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Đây chính là kết quả từ sự kết hợp: Dan - 断 (từ chối): Tối thiểu chi phí mua sắm: chỉ mua những vật dụng thực sự cần thiết và có giá trị với bản thân. Từ chối tiêu xài hoang phí. Từ chối nhận đồ miễn phí nếu không thực sự cần thiết. Sha - 捨 (vứt bỏ): Vứt đi những thứ rườm rà trong cuộc sống: Bỏ những đồ vật đã lâu không dùng đến như: quần áo cũ, giày dép cũ… Trước khi ra khỏi nhà, hãy nhìn vào gương và vứt bỏ một vật dụng không cần thiết. Chia sẻ những đồ vật không dùng cho người khác. Ri - 離 (tránh xa): Hài lòng với tất cả mọi thứ đang có ở hiện tại. Tránh xa cám dỗ về vật chất. 1.2. Nguồn gốc và triết lý về lối sống tối giản của người Nhật Lối sống tối giản của người Nhật xuất hiện từ những năm 1960. Sau Thế chiến II, người Nhật đối mặt với một nền kinh tế suy giảm và sự thiếu hụt nguồn tài nguyên. Những năm 1970, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao khiến nhiều người Nhật quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường. Người Nhật đã phát triển một triết lý sống đơn giản, có thể nhìn thấy qua các nguyên tắc của lối sống tối giản, bao gồm tôn trọng tài nguyên, sử dụng các vật dụng có thể sử dụng lâu dài và tối đa hóa tài nguyên, giảm 2320
  2. thiểu lãng phí, tập trung vào những thứ quan trọng và đơn giản hóa cuộc sống. Một trong những tác giả đầu tiên đưa ra ý tưởng về lối sống tối giản ở Nhật Bản là Yasuko Koike, một tác giả và nhà báo nổi tiếng. Trong cuốn sách "Kangaeru hito no shizen" (Tự nhiên của người suy nghĩ), bà đã trình bày triết lý sống đơn giản, với ý tưởng là giảm bớt những thứ không cần thiết trong cuộc sống để tạo ra sự thanh thản và bình an tinh thần. Lối sống tối giản đã trở thành một phong trào phổ biến ở Nhật Bản và trên toàn thế giới trong những năm gần đây, với sự phát triển của chủ nghĩa bảo vệ môi trường và những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần. Lối sống tối giản đã trở thành một phần của văn hóa và tư duy người Nhật, và được nhiều người trên thế giới học tập và áp dụng vào cuộc sống của họ. Triết lý của lối sống tối giản của người Nhật có thể được tóm tắt bằng những nguyên tắc chính như sau: - Giảm thiểu những thứ không cần thiết: Loại bỏ những thứ không cần thiết khỏi cuộc sống, ta sẽ có thể tập trung vào những điều quan trọng và giảm bớt stress trong cuộc sống. - Tối đa hóa tài nguyên: Tối giản không chỉ là loại bỏ những thứ không cần thiết, mà còn là tận dụng tối đa tài nguyên sẵn có bằng cách sử dụng chúng một cách hiệu quả và bền vững. - Tôn trọng tài nguyên: Người Nhật luôn tôn trọng các tài nguyên mà mình sử dụng và xem xét đến tầm ảnh hưởng của hành động của mình đến môi trường. - Sử dụng các vật dụng có thể sử dụng lâu dài: Người Nhật coi trọng các sản phẩm và vật dụng được chế tạo bằng chất lượng cao và có thể sử dụng lâu dài. - Giảm thiểu lãng phí: Người Nhật rất chú trọng đến việc giảm thiểu lãng phí trong cuộc sống, từ đồ ăn đến tài nguyên. - Đơn giản hóa cuộc sống: Cuộc sống đơn giản không chỉ giúp cho ta tiết kiệm thời gian và tăng năng suất, mà còn giúp cho ta có thêm thời gian để tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc sống. Những nguyên tắc này cũng phản ánh triết lý của lối sống tối giản của người Nhật, đó là hành động một cách bền vững và tỉnh táo trong cuộc sống, tôn trọng tài nguyên và xem xét đến tầm ảnh hưởng của hành động của mình đến môi trường tự nhiên và xã hội. 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỐI SỐNG TỐI GIẢN TRONG XÃ HỘI NHẬT BẢN Lối sống tối giản đã trở thành một phong trào phổ biến trong xã hội Nhật Bản và có tầm quan trọng đáng kể. Có thể nói, lối sống tối giản của người Nhật chạm đến mọi ngóc ngách của cuộc sống. Sống tối giản giúp người Nhật chiêm nghiệm cuộc sống một cách lành mạnh hơn, từ đó dẫn đến sự thanh thản và tự do trong tâm hồn. Không chỉ giúp ích về mặt tinh thần, mà sống tối giản còn giúp tiết kiệm hơn về vật chất. Từ đó sẽ có đủ điều kiện để thực hiện hoá ước mơ, cũng như tận hưởng một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Cách thức thực hiện lối sống tối giản của người Nhật bao gồm: - Đánh giá và xác định những vật dụng, đồ đạc thiết yếu: Người Nhật thường đánh giá xem những vật dụng, đồ đạc nào là thiết yếu để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mình. - Tự trang bị vật dụng và đồ đạc cần thiết: Người Nhật thường có thói quen tự trang bị những vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, thay vì mua sắm các vật dụng không cần thiết. - Chăm sóc và duy trì đồ đạc: Người Nhật rất chăm sóc và duy trì đồ đạc của mình, thường sử dụng đồ đạc trong một thời gian dài và không vội thay thế chúng. - Tái chế và sử dụng lại vật dụng: Người Nhật thường có thói quen tái chế và sử dụng lại vật dụng cũ 2321
  3. thay vì mua mới. - Không lãng phí thực phẩm: Người Nhật rất cẩn thận khi sử dụng thực phẩm và tránh lãng phí. - Giới hạn mua sắm và tiêu dùng: Người Nhật thường giới hạn việc mua sắm và tiêu dùng, chỉ mua những vật dụng và sản phẩm cần thiết. - Tận hưởng cuộc sống đơn giản: Người Nhật thường tận hưởng cuộc sống đơn giản và không dành nhiều thời gian và tiền bạc cho các hoạt động xa xỉ hoặc thị phi. Họ thường tập trung vào những giá trị cốt lõi của cuộc sống như gia đình, bạn bè và công việc. 3. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG VÀ VÍ DỤ VỀ LỐI SỐNG TỐI GIẢN Marie Kondo - tác giả của cuốn sách nổi tiếng "The Life-Changing Magic of Tidying Up" và chuyên gia về việc sắp xếp đồ đạc. Cô được biết đến như một trong những người tiên phong trong phong trào tối giản của Nhật Bản. Fumio Sasaki - tác giả của sách "Goodbye, Things: The New Japanese Minimalism" đã bán hơn 1 triệu bản trên toàn thế giới. Sasaki đã từ bỏ nghề biên tập viên và sống cuộc sống đơn giản hơn. Masahisa Fukase - nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Nhật Bản, được biết đến với bộ sưu tập "Ravens", được xem là một trong những bộ sưu tập nhiếp ảnh tối giản nhất của thế kỷ 20. Naoki Numahata - một giáo viên lịch sử trung học ở Tokyo đã từ bỏ công việc để sống một cuộc sống đơn giản hơn. Anh ta chuyển đến một căn hộ nhỏ và chỉ sở hữu một số ít đồ đạc cần thiết. Hirotada Ototake - một nhà văn và chính trị gia nổi tiếng của Nhật Bản, được biết đến với cuốn sách tự truyện "No One's Perfect" và đã từng làm việc trong chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản. Anh ta sống một cuộc sống tối giản và làm việc như một nhà văn tự do. 4. ẢNH HƯỞNG CỦA LỐI SỐNG TỐI GIẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM 4.1. Những thách thức khi áp dụng lối sống tối giản với giới trẻ Việt Nam Giới trẻ ở Việt Nam hiện nay thường xuyên bị tác động bởi văn hoá tiêu dùng và mong muốn sở hữu nhiều đồ vật. Lối sống tối giản yêu cầu sự kiên nhẫn, đồng thời là một sự thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Do đó, giới trẻ ở Việt Nam có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với lối sống mới này. Hơn nữa, xã hội Việt Nam thường đánh giá cao những người sở hữu nhiều tài sản, do đó giới trẻ sẽ phải đối mặt với áp lực từ xã hội khi áp dụng lối sống tối giản nên nếu sống theo lối sống tối giản sẽ không ít nhiều gặp áp lực lớn trong cuộc sống. Việc sống tối giản có thể dẫn đến giảm thiểu chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, giá cả cuộc sống tăng cao cùng với mức lương thấp của giới trẻ hiện nay ở Việt Nam có thể khiến việc thực hiện lối sống tối giản trở nên khó khăn. Ngoài ra, người trẻ không tránh khỏi việc bị thiếu thông tin và tài nguyên hỗ trợ. Thông tin về lối sống tối giản của người Nhật vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, do đó sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện lối sống tối giản. 4.2. Thực trạng lối sống tối giản đối với sinh viên các khóa của Viện Công nghệ Việt-Nhật Bài khảo sát được thực hiện trên 30 sinh viên của Viện Công nghệ Việt - Nhật vào 2 ngày 1/5/2023 và 2/5/2023. https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfF99G90Y0FDyEFdpmL7ipqBPCxRI3IReZ56trDIeCTy wCRnA/viewform?usp=sf_link 2322
  4. Hình 1: Số lượng sinh viên Viện Công nghệ Việt - Nhật hiểu biết về lối sống tối giản của người Nhật (Nguồn: nhóm tác giả) Hình 2: Những khó khăn khi áp dụng lối sống tối giản đối với sinh viên Viện Công nghệ Việt - Nhật (Nguồn: nhóm tác giả) Hình 3: Liệt kê các ảnh hưởng của lối sống tối giản đối với sinh viên Viện Công nghệ Việt-Nhật (Nguồn: nhóm tác giả) 2323
  5. Hình 4: Hiểu biết về lối sống tối giản của người Nhật đối với sinh viên Viện Công nghệ Việt - Nhật (Nguồn: nhóm tác giả) Phân tích: Khoảng 60% người khảo sát biết đến lối sống tối giản của người Nhật. Nhưng đa phần vẫn chưa thật sự hiểu về lối sống tối giản và áp dụng một cách hiệu quả. Lối sống tối giản giúp sinh viên có lối sống lành mạnh và tiết kiệm hơn. Sinh viên có nhiều thời gian hơn để học tập và giao lưu bạn bè. Dư dã tiền bạc để làm những việc quan trọng hơn trong cuộc sống. Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về giá trị của việc tiết kiệm và sử dụng tài nguyên một cách hợp lí. Theo các bạn sinh viên cho biết thì khó khăn lớn nhất đến từ việc khác biệt văn hóa giữa hai quốc gia và đó cũng là khó khăn chính khi áp dụng lới sống tối giản ở Việt Nam. Một số thách thức được các bạn sinh viên đưa ra: + Ban đầu có thể khá khó khăn và cảm giác thiếu thốn đồ dùng, cảm giác đi ra ngoài nhưng mình mang quá ít vật dụng. bạn sẽ cảm thấy thua thiệt với những người xung quanh do mọi người có thói quen quan sát những gì bạn mang trên người. + Đôi khi ham muốn mua sắm là thách thức lớn nhất khi bạn thấy mọi người xung quanh có những vật dụng mới hợp thời và nhiều tính năng hơn. + Thường hay nghĩ xử lí mọi việc với những cách phức tạp hơn trước. + Khó chia sẻ, giải thích với người khác về lối sống của mình. + Không sử dụng được thời gian rảnh một cách hiệu quả. 5. KẾT LUẬN Lối sống tối giản của người Nhật có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với sinh viên Viện Công nghệ Việt- Nhật. Số lượng sinh viên biết đến lối sống tối giản khá cao nhưng lại chưa thật sự hiểu về lối sông tối giản. Giúp sinh viên hoàn thiện nhiều kĩ năng mềm hơn và biết quý trọng đồng tiền. Song cũng còn nhiều mặc hạn chế cần khắc phục do sự khác nhau giữa văn hóa quốc gia và cách sinh hoạt giữa hai nước. 2324
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Tìm hiểu phong cách sống của người Nhật Bản”, nguồn: https://ecgroup.vn/tim-hieu-phong- cach-song-toi-gian-cua-nguoi-nhat-ban.html, ngày truy cập: 08/05/2023 lúc 13h30. 2. “Lối sống tối giản của người Nhật – ít hơn, hạnh phúc hơn”, nguồn: https://we- xpats.com/vi/guide/as/jp/detail/5273/, ngày truy cập: 08/05/2023 lúc 13h40. 3. “Sống tối giản - lối sống hiện đại”, nguồn: https://kinhtedothi.vn/song-toi-gian-loi-song-hien- dai.html, ngày truy cập: 08/05/2023 lúc 13h55. 4. Fumio Sasaki (2015), Goodbye, Things: The New Japanese Minimalism, NXB: Penguin Books. 5. Ken Mogi (2017), The Little Book of Ikigai: The Essential Japanese Way to Finding Your Purpose in Life, NXB: Quercus. 6. Marie Kondo (2014), The Japanese Art of Decluttering and Organizing, NXB: ten speed press. 2325
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0