Lồng ruột ở trẻ em
lượt xem 7
download
1674 Paul Barbeue mô tả trường hợp lồng ruột điển hình ở trẻ còn bú và cũng là phẫu thuật viên đầu tiên đề nghị mổ tháo lồng. 1871 Jonathan Hutchinson thành công trong trường hợp mổ tháo lồng đầu tiên. 1876 Hirschsprung ở Copenhagen đăng thống kê một loạt đầu tiên thành công với tháo lồng bằng áp lực nước. Tử suất giảm dần 1884, 75%; 1939, 30%;1970 (tháo lồng không mổ) 0% và hiện nay, 0-2%....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lồng ruột ở trẻ em
- LỒNG RUỘT Ở TRẺ EM I. LỊCH SỬ BỆNH II. ĐỊNH NGHĨA III. DỊCH TỂ HỌC IV. BỆNH SINH HỌC V. BỆNH HỌC VI. SINH LÝ BỆNH VII. LÂM SÀNG VIII. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH IX. CHẨN ĐOÁN X. ĐIỀU TRỊ XI. DỰ HẬU
- I. LỊCH SỬ BỆNH 1674 Paul Barbeue mô tả trường hợp lồng ruột điển hình ở trẻ còn bú và cũng là phẫu thuật viên đầu tiên đề nghị mổ tháo lồng. 1871 Jonathan Hutchinson thành công trong trường hợp mổ tháo lồng đầu tiên. 1876 Hirschsprung ở Copenhagen đăng thống kê một loạt đầu tiên thành công với tháo lồng bằng áp lực nước. Tử suất giảm dần 1884, 75%; 1939, 30%;1970 (tháo lồng không mổ) 0% và hiện nay, 0-2%.
- II. ĐỊNH NGHĨA Lồng ruột (LR) là một trạng thái bệnh lý được tạo nên do một đoạn ruột chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, gây nên một hội chứng tắc ruột cơ học mà cơ chế vừa là bít nút vừa là thắt nghẽn, tạo thành một chuỗi biến chứng nguy kịch nếu không kịp thời chẩn đoán và xử trí.
- III. DỊCH TỂ HỌC Lồng ruột là một trong những cấp cứu bụng thường gặp nhất ở nhũ nhi. Tần suất 1,6 - 4/1000 trẻ sinh sống. Giới: ưu thế phái tính nam với tỷ lệ 2/1 . Tuổi: có thể gặp ở mọi lứa tuổi: Lồng ruột có thể xảy ra trong bào thai 80 - 90% dưới 24 tháng, với đỉnh cao từ 3-9 tháng tuổi Mùa: có sự trùng hợp giữa mùa bệnh viêm ruột, viêm phổi, viêm phế quản. Kinh điển lồng ruột thường xảy ra ở trẻ dinh dưỡng tốt, hiếm khi thấy ở trẻ suy dinh dưỡng.
- IV. BỆNH SINH HỌC A. LR cấp tính ở nhũ nhi 1. Yếu tố bệnh lý 2. Yếu tố thần kinh 3. Yếu tố sinh lý 4. Yếu tế giải phẫu B. Lồng ruột thứ phát
- V. BỆNH HỌC A. Khối lồng Một khúc LR được gọi là khúc dồi lồng ruột, gồm: - 3 ống vỏ: + ống vỏ ngoài của đoạn ruột chứa lồng. + Ống vỏ trong của đoạn ruột bì lồng. + Ống vỏ giữa. - Đầu lồng - Cổ lồng B. Tên lồng ruột 1. Tên đoạn ruột bị lồng 2. Tên đoạn ruột trung gian. 3. Tên đoạn ruột chứa lồng.
- VI. SINH LÝ BỆNH
- VII. LÂM SÀNG A. Lồng ruột cấp tự phát ở trẻ nhũ nhi Thường xảy ra ở trẻ nam, bụ bẫm, 3-9 tháng tuổi 1. Cơ năng - Khóc thét từng cơn do đau bụng: đột ngột và rất dữ dội về cường độ. Bé đang khỏe mạnh đột nhiên khóc thét, hai chân co, ưỡn người. Cơn đau kéo dài khoảng 5-10 phút giữa hai cơn đau bé mệt lả, thiếp đi và bỏ bú. - Bỏ bú: - Nôn: thường xuất hiện sớm sau những cơn khóc thét đầu tiên. - Tiêu máu: thường xuất hiện 12 giờ sau cơn đau đầu tiên và thường đây là triệu chứng khiến cha mẹ đưa bé đến bệnh viện. Thường là máu lẫn nhày (máu mũi nhày), đỏ tưới nếu đến
- 2. Toàn thân Trường hợp đến muộn, bé mệt mỏi, lờ đờ, mất nước-điện giải và có thể có sốt. 3. Thực thể Nên thăm khám ngoài cơn đau - Khối lồng: 85% Có thể sờ thấy khối lồng dưới dạng khối hình bầu dục hay hơi dài, chắc, di động dọc theo khung đại tràng, tùy theo vị trí và sự di chuyển của khối lồng. Khi đến muộn, bụng đã chướng thì thường khó sờ thấy được u lồng - Hố chậu phải rỗng (dấu hiệu Dance): hiếm có và chỉ thấy khi bé đến thật sớm. - Thăm trực tràng: bóng trực tràng rỗng và có thể thấy có máu theo găng.
- B. Lồng ruột thứ phát 1. Ở tuổi sơ sinh Hiếm và thường xảy ra do có một dị dạng ruột. Bệnh cảnh lâm sàng của tắc ruột non cấp, kèm đi cầu ra máu. Sờ thấy khối lồng. 2. Trẻ trên 2 tuổi a. Nguyên nhân tại chỗ: - Túi thừa Meckel: 50% các trường hợp lồng ruột ở trẻ trên 2 tuổi. - Khối u: U lành, U ác - Dị dạng đường tiêu hoá: b. Nguyên nhân toàn thân: - Lồng ruột trên bệnh nhân có ban xuất huyết dạng thấp (BXHDT): gặp ở trẻ 4 - 8 tuổi. - Là một biến chứng kinh điển, hiếm gặp - Lồng ruột hồi-hồi tràng trong 2/3 các trường hợp, đau ít nhưng sớm có triệu chứng tắc ruột.
- VIII. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH Nhờ những tiến bộ kỹ thuật hình ảnh, từ vài năm nay, siêu âm đã trở thành xét nghiệm chính để chẩn đoán. 1. X quang bụng không sửa soạn Vẫn thường làm trước mọi trường hợp đau bụng cấp. • Vắng hơi và phân trong đại tràng (>80%). • Khối mờ hình bầu dục của u lồng. • Không thấy bóng manh tràng ở hố chậu (P ). 2. Chụp đại tràng cản quang • Các hình ảnh thường gặp là hình càng cua, cắt cụt hay đáy chén. • Khối lồng: cắt ngang có hình cocarde với vòng ngoại vi giảm âm, bao quanh một vùng trung tâm tăng âm. Cắt dọc có hình ảnh bánh mì sandwich
- IX. CHẨN ĐOÁN A. Chẩn đoán xác định Có 4 công thức đơn giản sau đây để chẩn đoán xác định: Hội chứng tắc ruột (khóc cơn + ói) + tiêu máu = lồng ruột Hội chứng tắc ruột + u lồng = lồng ruột Hội chứng tắc ruột + X quang = lồng ruột Hội chứng tắc ruột + siêu âm = lồng ruột B. Chẩn đoán phân biệt 1. Khi chỉ có tiêu máu Cần chẩn đoán phân biệt với Lỵ , Viêm dạ dày ruột 2. Khi chỉ sờ thấy u lồng Cần phân biệt với búi giun trong bênh cảnh tắc ruột do giun
- X. ĐIỀU TRỊ A. Hồi sức bệnh nhân - Đặt và lưu thông dạ dày. - Bồi hoàn nước và điện giải. - Kháng sinh. - Xét nghiệm tiền phẫu B. Các phương pháp điều trị 1. Tháo lồng không mổ (bằng hơi,nước muối sinh ly, baryt). Xuất phát từ các yếu tố sau: 80-90% lồng ruột xảy ra dưới 24 tháng, a. Tháo lồng bằng hơi với áp lực chuẩn có van an toàn: phổ biến nhất tại Việt nam * Ưu điểm: sạch, ít ăn tia X, ít thủng hơn tháo bằng baryte. * Chống chỉ định: - Đến muộn sau 48 giờ. - Tổng trạng nặng, có sốt.
- b. Nguyên tắc tiến hành (tháo lồng bằng hơi) - Tiền mê, chống co thắt. - Tháo với áp lực chuẩn 90-110mmhg, duy trì một áp lực cao nhất không quá 3-4 phút một lần. - Không tháo quá 3 lần, mồi lần tháo nghỉ 5 phút. * Dấu hiệu tháo lồng thành công: - Cột áp lực không lên cao. - Bụng chướng đều, đặt biệt là bụng giữa - Không sờ thấy u lồng - X-quang hay siêu âm kiểm tra không còn hình ảnh lồng ruột. c. Theo dõi sau tháo lồng Cho trẻ nằm viện từ nửa ngày đến 48 giờ. d. Tai biến - Hít chất nôn vào đường thở gây tử vong. - Vỡ đại tràng. e . Kết quả Kết quả chung của tháo lồng bằng hơi vào khoảng >90%. f. Các nguyên nhân gây thất bại
- 2. Mổ tháo lồng a. Chỉ định - Tuyệt đối: + Những trường hợp có chống chỉ định tháo lồng không mổ: chiếm 5-8% các trường hợp LR và những tổn thương thường nặng 80% phải cắt ruột). + Thất bại sau tháo lồng không mổ. - Tương đối: + LR tái phát sau điều trị tháo lồng không mổ, trong trường hợp tái phát thường xuyên (>3 lần), thường có một nguyên nhân tại chỗ. + Tuổi 2 tuổi vì thường là LR thứ phát. b. Nguyên tắc phẫu thuật - Đánh giá khả năng sống của ruột - Không bỏ sót lồng hồi-hồi tràng bên trên. - Tìm một nguyên nhân thực thể gây ra LR và xử trí nguyên nhân này.
- XI. DỰ HẬU Tỷ lệ bệnh nặng: chẩn đoán trễ, nhung biến chứng của lồng ruột. Tử vong: 0 - 2% do chẩn đoán trễ, xử trí không hiệu quả, bệnh căn dẫn đến lồng ruột.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lồng ruột ở trẻ em
6 p | 274 | 78
-
Lồng ruột (Kỳ 1)
5 p | 148 | 23
-
Lồng ruột ở trẻ còn bú
5 p | 140 | 20
-
Bệnh lồng ruột ở trẻ em
3 p | 169 | 11
-
Cách xử tri lồng ruột cấp ở trẻ em
3 p | 119 | 11
-
Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật lồng ruột ở trẻ em
5 p | 97 | 9
-
Phòng bệnh lồng ruột cho trẻ
3 p | 92 | 9
-
Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ
5 p | 107 | 6
-
Đánh giá vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh lồng ruột tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An
5 p | 30 | 6
-
Cần phát hiện sớm lồng ruột ở trẻ em
5 p | 116 | 5
-
Chứng lồng ruột ở trẻ em
3 p | 115 | 4
-
Nguyên nhân và kết quả điều trị lồng ruột tái phát ở trẻ em
5 p | 78 | 4
-
Bệnh lồng ruột ở trẻ
2 p | 124 | 4
-
Khảo sát mối liên quan giữa lâm sàng, siêu âm với kết quả điều trị lồng ruột cấp ở trẻ em
7 p | 56 | 3
-
Khó nhận biết bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ
7 p | 93 | 2
-
Các yếu tố dự đoán tháo lồng bằng hơi thất bại trong lồng ruột ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ
8 p | 4 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị lồng ruột ở trẻ em bằng bơm hơi đại tràng
6 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn