intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lông tế bào thực vật

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

296
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lông là phần kéo dài của các tế bào biểu bì, chúng có hình dạng, kích thước, cấu tạo khác nhau và có tính đặc trưng loài. Lông có thể cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Hình dạng của lông rất đa dạng: dạng sợi, vảy, que, kim, sao và hình đầu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lông tế bào thực vật

  1. Lông tế bào thực vật Lông là phần kéo dài của các tế bào biểu bì, chúng có hình dạng, kích thước, cấu tạo khác nhau và có tính đặc trưng loài. Lông có thể cấu tạo đơn bào hoặc đa bào, có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Hình dạng của lông rất đa dạng: dạng sợi, vảy, que, kim, sao và hình đầu... Có những loài lông đa bào phát triển mạnh, những tế bào của lông có thể hoá gỗ và làm cho lông trở nên rất cứng (lông ở măng tre, nứa) hoặc đôi khi phát triển thành gai (song, mây...). Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và chức năng, người ta phân chia lông ở cơ thể thực vật ra các loại lông sau đây: lông che chở, lông hút và lông tiết.
  2. + Lông che chở: lông che chở có thể là đơn bào (lông ở lá cây Ngái, Táo, Mía, măng tre...). Có thể là đa bào: các tế bào trong lông đa bào sắp xếp theo nhiều kiểu khác nhau: xếp chồng chất thành một dãy dài thẳng, tế bào ở đầu thường nhọn (Bầu bí, Mơ tam thể ); các tế bào xếp toả tròn theo dạng hình sao (Lá nhót, Sầu riêng...). Lông đa bào có thể phân nhánh (Chò nước - Platanus kerrii). Lông che phủ có thể hoá gỗ và biến đổi thành gai (Mây, Song...) hoặc có đầu nhọn sắc (bẹ măng Tre, Nứa) để thực hiện chức năng bảo vệ. Khi mới hình thành lông che chở là những tế bào sống nhưng những tế bào này chỉ sống trong một thời gian rất ngắn. Khi đã trưởng thành chất tế bào của
  3. chúng mất đi, không bào chứa đầy chất khí. Lông che chở thường làm thành một lớp phủ trên bề mặt của cơ thể thực vật, thường có màu trắng bạc, có chức năng bảo vệ, chống lại sự thoát hơi nước quá mạnh phản chiếu lại một phần ánh sáng mặt trời và giữ lại một phần hơi nước thoát ra từ lá. + Lông tiết: lông tiết có thể là đơn bào hay đa bào chúng gồm có thân lông và túi tiết, bên trong túi tiết có chứa các sản phẩm được hình thành trong các hoạt động sống của cơ thể: tinh dầu, dịch nhầy, acid hữu cơ... Có một số tác giả xếp lông tiết vào mô tiết. Hình 2.3. Một số loại lông tiết đa bào + Lông tiết đầu đa bào, chân đa bào:
  4. 1. Plectranthus fruticosus; 2. Pelargonium zonale + Lông tiết đầu đa bào, chân đơn bào 3. Cistus monspeliansis 4. Pyethrum balsamita + Lông tiết cấu tạo bởi 8 tế bào xếp trên một mặt phẳng: (Rosmarinus officinalis) a. Nhìn từ trên xuống; b. Nhìn theo hướng nằm ngang 36 + Lông rễ (Lông hút): lông rễ do tế bào biểu bì của rễ mọc dài ra hình thành, giữa chúng thường không có vách ngăn, chúng được hình thành theo chiều từ trên
  5. xuống dưới, những lông này nằm cách đầu rễ một khoảng từ 1-3cm. Độ dài của lông rễ thay đổi tuỳ loài, các cây sống trong nước thường không có lông rễ, ngược lại cây sống trong môi trường khô hạn thì lông rễ phát triển mạnh. Lông rễ thường đơn bào, các tế bào lông rễ có màng mỏng bằng cellulose, không bào lớn, chất tế bào nằm ở sát màng, nhân thường nằm ở đầu tận cùng của tế bào, bề mặt của tế bào thường không phủ lớp cutin. Lông rễ thực hiện chức năng chính là hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan, nhờ có lông rễ mà diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường đất tăng lên rất nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2