intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Loracarbef

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên gốc: Loracarbef Tên thương mại: LORABID Nhóm thuốc và cơ chế: Loracarbef là một kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin, tương tự về mặt hóa học với penicillin. Thuốc có tác dụng chống nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae, E. coli và nhiều loại khác. Kê đơn: có Dạng dùng: Viên nang 200mg. Dịch treo: 100mg/thìa cà phê 5ml, 200mg/thìa cà phê 5ml. Chỉ định: Loracarbef có tác dụng chống những vi khuẩn nhạy cảm gây nhiễm trùng tai giữa, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang và viêm phổi. Thuốc cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Loracarbef

  1. Loracarbef Tên gốc: Loracarbef Tên thương mại: LORABID Nhóm thuốc và cơ chế: Loracarbef là một kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin, tương tự về mặt hóa học với penicillin. Thuốc có tác dụng chống nhiều loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae, E. coli và nhiều loại khác. Kê đơn: có Dạng dùng: Viên nang 200mg. Dịch treo: 100mg/thìa cà phê 5ml, 200mg/thìa cà phê 5ml. Chỉ định: Loracarbef có tác dụng chống những vi khuẩn nhạy cảm gây nhiễm trùng tai giữa, viêm amiđan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang và viêm phổi. Thuốc cũng được dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu và nhiễm trùng da. Cách dùng: Nên dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ǎn.
  2. Tương tác thuốc: Không dùng loracarbef cho bệnh nhân bị dị ứng với kháng sinh họ cephalosporin. Vì loracarbef có quan hệ về mặt hóa học với penicillin, đôi khi bệnh nhân có phản ứng dị ứng (thậm chí phản vệ) với cả hai thuốc. Điều trị loracarbef và các kháng sinh khác có thể làm thay đổi vi khuẩn chí bình thường ở đại tràng và cho phép C. dificile tǎng sinh, đây là vi khuẩn gây viêm đại tràng giả mạc. Bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc do hậu quả của điều trị kháng sinh có thể bị ỉa chảy, đau bụng, sốt và thậm chí sốc. Probenecid có thể làm tǎng nồng độ loracarbef trong máu. Thuốc có thể dùng cho trẻ em, mặc dù chưa xác định được độ an toàn ở trẻ dưới 6 tháng. Loracarbef không gây quen. Đối với phụ nữ có thai: Chưa xác định được độ an toàn khi dùng trong thời kỳ có thai. Đối với bà mẹ cho con bú: Chưa xác định được độ an toàn khi dùng cho bà mẹ đang nuôi con bú. Tác dụng phụ: Nói chung loracarbef được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường thoáng qua. Những tác dụng phụ đã báo cáo bao gồm ỉa chảy, viêm đại tràng giả mạc (có thể xảy ra ngay cả khi đã ngừng loracarbef), buồn nôn, đau bụng, nôn, phát ban, xét nghiệm gan bất thường, viêm âm đạo, ngứa, đau đầu và chóng mặt.
  3. Loratidin Tên gốc: Loratidin Tên thương mại: CLARITIN, CLARITIN REDITABS Nhóm thuốc và cơ chế: Loratidin là một kháng histamin tác dụng kéo dài. Histamin là hóa chất gây ra nhiều dấu hiệu dị ứng như phù nề mô. Histamin được giải phóng ra từ các tế bào mast và gắn với những tế bào khác có thụ thể histamin. Việc histamin gắn vào thụ thể làm tế bào bị "kích hoạt", giải phóng những hóa chất khác gây dị ứng. Loratidin ức chế một loại thụ thể histamin (thụ thể H1) và do đó ngǎn cản histamin kích hoạt tế bào. Không như nhiều kháng histamin khác, loratidin không đi vào não và do đó không gây buồn ngủ. Kê đơn: Có Dạng dùng: Loratidin viên nén (màu trắng) 10mg; Loratidin Redi/Tabs là viên nén phân rã nhanh hình tròn, màu trắng có mùi bạc hà chứa 10mg loratidin. Bảo quản: Nên bảo quản ở nhiệt độ 2 - 30oC.
  4. Chỉ định: Loratidin được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi và ngoài mũi như viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc cũng được dùng điều trị bệnh nhân bị mày đay mạn tính. Cách dùng: Nói chung loratidin được kê đơn dùng 1 lần/ngày. Bệnh nhân bị bệnh gan hoặc giảm chức nǎng thận cần liều thấp hơn bệnh nhân có chức nǎng gan thận bình thường. Tương tác thuốc: Chưa thấy có tương tác thuốc quan trọng nào với loratidin trên lâm sàng. Đối với thai nghén: Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về loratidin trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên động vật cho thấy không có ảnh hưởng quan trọng đến thai nhi. Có thể dùng loratidin cho phụ nữ có thai nếu thầy thuốc cảm thấy cần thiết. Đối với bà mẹ cho con bú: Loratidin được bài tiết ra sữa mẹ. Mặc dù chưa có tác dụng phụ nào được mô tả ở trẻ bú mẹ mà mẹ uống loratidin, cần thận trọng khi dùng thuốc này cho bà mẹ đang nuôi con bú. Không nên dùng loratidin cho trẻ em dưới 12 tuổi. Tác dụng phụ: Trong những nghiên cứu so sánh loratidin với placebo, tỷ lệ tác dụng phụ với loratidin không lớn hơn placebo. Những tác dụng phụ hay gặp nhất là đau đầu, mệt mỏi và khô miệng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2