Thái Thị Thái Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 157 - 163<br />
<br />
LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT<br />
KẾT HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG THÁI BÌNH<br />
Thái Thị Thái Nguyên*<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay, trong công tác kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị, vấn đề luôn được quan tâm<br />
trong kế toán chi phí đó là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cũng như phương pháp tập hợp<br />
chi phí là một trong những vấn đề trọng tâm của kế toán chi phí. Vì vậy, với những chi phí có liên<br />
quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phân bổ chi<br />
phí là cần thiết. Dựa trên kết quả nghiên cứu việc lựa chọn và sử dụng phương pháp phân bổ chi<br />
phí sản xuất kết hợp tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình, bài báo sẽ trang bị cho các nhà quản<br />
lý đưa ra được các chiến lược kinh doanh, cải thiện cấu trúc chi phí với mục tiêu tối đa hóa lợi<br />
nhuận tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung.<br />
Từ khóa: Phân bổ, chi phí chung, sản phẩm<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Để tiến hành quá trình sản xuất và tạo ra sản<br />
phẩm doanh nghiệp cần phải tập hợp chi phí<br />
cho các khoản mục đối với từng sản phẩm.<br />
Tuy nhiên, có những khoản mục chi phí có<br />
thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu<br />
chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,<br />
chi phí nhân công trực tiếp... nhưng cũng có<br />
những khoản mục chi phí không thể tập hợp<br />
riêng được mà phải tập hợp chung sau đó kế<br />
toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng chịu chi<br />
phí như chi phí sản xuất chung và đó cũng là<br />
chi phí chung phát sinh trong quá trình sản<br />
xuất hoặc là cả những khoản mục chi phí như<br />
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân<br />
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cũng<br />
được tập hợp chung cho tất cả các sản phẩm<br />
sau khi tập hợp mới phân bổ cho các sản<br />
phẩm theo tiêu thức phù hợp. Ngoài ra, chi<br />
phí chung còn phát sinh trong nhiều lĩnh vực<br />
khác như: Chi phí mua của hàng hóa nhập<br />
kho, chi phí vận chuyển của hàng hóa tiêu<br />
thụ... Do vậy, tại sao phải phân bổ chi phí<br />
chung? Điều này có thể được lý giải như sau:<br />
Việc phân bổ chi phí chung có thể được phân<br />
bổ với nhiều lý do, nhưng lý do chính mà các<br />
doanh nghiệp sản xuất tiến hành phân bổ chi<br />
phí chung đó là để tính giá trị hàng tồn kho và<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982.059.811, Email: Nguyentueba@gmail.com<br />
<br />
tính giá vốn hàng bán, tính giá thành sản<br />
phẩm và ngoài ra còn nhiều lý khác nữa. Việc<br />
phân bổ chi phí kết hợp cũng được xem là<br />
hữu ích trong việc định giá và các phương<br />
pháp phân bổ chi phí có thể được sử dụng<br />
như: Phương pháp giá trị thực tế thuần, ước<br />
lượng giá trị thực tế thuần khi có quá trình<br />
chế biến thêm, phương pháp số lượng, phân<br />
phổ chi phí theo phương pháp hệ số, phân bổ<br />
chi phí theo phương pháp tỷ lệ.<br />
Qua nghiên cứu thực trạng công tác phân bổ<br />
chi phí chung ở Công ty cổ phần xi măng<br />
Thái Bình, tác giả có đề xuất công ty có thể<br />
lựa chọn thêm một số phương pháp phân bổ<br />
chi phí khác có thể cung cấp các thông tin về<br />
chi phí chung phân bổ cho các đối tượng chịu<br />
chi phí chính xác hơn. Điều này thực sự hữu<br />
ích đối với những doanh nghiệp sản xuất ra<br />
nhiều loại sản phẩm khác nhau hoặc sản xuất<br />
ra nhiều sản phẩm với quy cách, phẩm cấp<br />
khác nhau đồng thời có xây dựng hệ thống giá<br />
thành định mức cho từng sản phẩm hoặc hệ số<br />
quy đổi sản phẩm chuẩn... Từ đó, nhà quản lý<br />
có thể căn cứ vào các thông tin về chi phí, có<br />
các chính sách hoặc biện pháp tiết kiệm chi<br />
phí, giảm giá thành sản phẩm đạt được các<br />
mục tiêu của doanh nghiệp.<br />
Nghiên cứu tại Công ty cổ phần xi măng Thái<br />
Bình Quý III/2013 đã sử dụng các phương<br />
pháp phân bổ chi phí, mỗi phương pháp phân<br />
157<br />
<br />
Thái Thị Thái Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
bổ chi phí chung có thể đưa đến những kết<br />
quả khác nhau. Vì vậy, trong phạm vi bài viết<br />
tác giả muốn đề cập đến việc lựa chọn và sử<br />
dụng phương pháp phân bổ chi phí sản xuất<br />
chung tại công ty cổ phần xi măng Thái Bình.<br />
TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN<br />
Hiện nay, tại Công ty cổ phần xi măng Thái<br />
Bình có thể lựa chọn một trong các phương<br />
pháp phân bổ chi phí kết hợp, mỗi phương pháp<br />
sẽ mang lại những kết quả khác nhau khi xác<br />
định chi phí chung phân bổ cho đối tượng chịu<br />
chi phí, cụ thể việc áp dụng một trong các<br />
phương pháp sẽ được thực hiện như sau:<br />
Thứ nhất: Phương pháp giá trị thực tế thuần<br />
Việc sử dụng phương pháp giá trị thực tế<br />
thuần (được hiểu như phương pháp phân bổ<br />
theo doanh thu), chi phí chung sẽ được phân<br />
bổ theo giá trị thực tế thuần của mỗi sản phẩm<br />
ở điểm phân chia. Giá trị thực tế thuần là<br />
doanh thu ước lượng của mỗi sản phẩm ở<br />
điểm phân chia hoặc có thể sử dụng giá thị<br />
trường tại điểm phân chia để phân bổ. Tuy<br />
nhiên, nếu sản phẩm được chế biến tiếp tục<br />
trước khi đưa ra thị trường thì khi đó cần phải<br />
ước lượng giá trị thực tế thuần ở điểm phân<br />
chia. Có thể xem đây là phương pháp tính<br />
ngược bằng cách lấy giá bán thị trường sau<br />
khi chế biến thêm trừ đi chi phí chế biến<br />
thêm. Giá trị thực tế thuần ở điểm phân chia<br />
được ước lượng bằng cách lấy doanh thu sau<br />
quá trình chế biến thêm trừ đi chi phí chế biến<br />
<br />
124(10): 157 - 163<br />
<br />
thêm. Chi phí chung được phân bổ cho các<br />
sản phẩm theo tỷ lệ giá trị thực tế thuần ở<br />
điểm phân chia. Có số liệu chi phí sản xuất và<br />
doanh thu tại Quý III/2013 của Công ty cổ<br />
phần xi măng Thái Bình để sản xuất xi măng<br />
trắng và xi măng xanh sử dụng nguyên vật<br />
liệu ban đầu là Clinke sau đó bỏ thêm chi phí<br />
nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất và sau<br />
điểm phân chia tại công ty không có quá trình<br />
chế biến tiếp tục.<br />
Việc phân bổ chi phí chung theo giá trị thực<br />
tế thuần như sau:<br />
+ Xi măng xanh: 95.971.815/(95.971.815 +<br />
16.824.139.935)<br />
x<br />
15.216.078.162<br />
=<br />
86.306.442đ<br />
+ Phân bổ cho sản phẩm xi măng trắng:<br />
15.216.078.162đ<br />
–<br />
86.306.442đ<br />
=<br />
15.129.771.720đ<br />
Căn cứ theo số liệu tính toán và dữ liệu của<br />
Bảng 1 ta có thể xác định được lợi nhuận gộp<br />
trên doanh thu như Bảng 2.<br />
Kết quả tính toán tại Bảng 2 cho thấy tỷ lệ lợi<br />
nhuận gộp trên doanh thu của cả hai sản phẩm<br />
đều là 10,07%. Điều này đã chứng minh một<br />
vấn đề quan trọng đó là: Tỷ lệ lợi nhuận gộp<br />
trên doanh thu đều giống nhau cho tất cả các<br />
sản phẩm kết hợp có nghĩa là có sự tương<br />
xứng giữa chi phí đầu vào và doanh thu tạo ra<br />
của mỗi sản phẩm. Đồng thời dòng chi phí<br />
chung được phân bổ qua tài khoản chữ T cho<br />
mỗi sản phẩm theo sơ đồ 1.<br />
<br />
Bảng 1: Tổng hợp doanh thu, chi phí chung của sản phẩm xi măng<br />
<br />
(ĐV: VNĐ)<br />
Khoản mục<br />
<br />
Doanh thu<br />
<br />
Tổng chi phí<br />
<br />
Chi phí Clinke trắng xuất dùng<br />
<br />
11.810.865.924<br />
<br />
CP NVL trực tiếp bỏ thêm<br />
<br />
2.175.098.287<br />
<br />
CP Nhân công trực tiếp<br />
<br />
518.712.480<br />
<br />
CP sản xuất chung<br />
<br />
711.401.471<br />
<br />
Sản phẩm xi măng xanh<br />
<br />
95.971.815<br />
<br />
Sản phẩm xi măng trắng<br />
<br />
16.824.139.935<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
16.920.111.750<br />
<br />
15.216.078.162<br />
<br />
(Nguồn: Báo cáo phân tích chi phí sản xuất Quý III/2013 và tính toán của tác giả)<br />
<br />
158<br />
<br />
Thái Thị Thái Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 157 - 163<br />
<br />
Bảng 2: Lợi nhuận gộp trên doanh thu Quý III/2013<br />
<br />
( ĐV: VNĐ)<br />
Khoản mục<br />
<br />
Xi măng xanh<br />
<br />
Xi măng trắng<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Doanh thu<br />
<br />
95.971.815<br />
<br />
16.824.139.935<br />
<br />
16.920.111.750<br />
<br />
Trừ: CP chung được phân bổ<br />
<br />
86.306.442<br />
<br />
15.129.771.720<br />
<br />
15.216.078.162<br />
<br />
Lợi nhuận gộp<br />
<br />
9.665.373<br />
<br />
1.694.368.215<br />
<br />
1.704.033.588<br />
<br />
Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu<br />
<br />
10,07%<br />
<br />
10,07%<br />
<br />
10,07%<br />
<br />
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp doanh thu theo sản phẩm Quý III/2013 và tính toán của tác giả)<br />
TK621<br />
<br />
TK155_XM trắng<br />
<br />
TK154<br />
<br />
11.810.865.924<br />
86.306.442<br />
13.985.964.211<br />
<br />
13.985.964.211<br />
<br />
B/s: 2.175.098.287<br />
15.216.078.162<br />
TK622, 627<br />
<br />
1.230.113.951<br />
<br />
TK155_XM Xanh<br />
<br />
1.230.113.951<br />
<br />
15.129.771.720<br />
<br />
( ĐV: Đồng)<br />
Sơ đồ 1: Phân bổ chi phí sản xuất qua sơ đồ chữ T<br />
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp doanh thu theo sản phẩm Quý III/2013 và tính toán của tác giả)<br />
<br />
Bảng 3: Phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm theo phương pháp số lượng Quý 3/2013<br />
Khoản mục<br />
<br />
Xi măng trắng<br />
<br />
Xi măng xanh<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số lượng sản phẩm nhập kho( tấn)<br />
<br />
8972<br />
<br />
140<br />
<br />
9.112<br />
<br />
Phân bổ chi phí chung:<br />
(8.972/9.112)x15.216.078.162<br />
<br />
14.982.292.940<br />
<br />
(140/9.112) x 15.216.078.162<br />
Cộng<br />
<br />
14.982.292.940<br />
233.785.222<br />
<br />
233.785.222<br />
15.216.078.162<br />
<br />
( Nguồn: Báo cáo chi phí sản xuất chung theo yếu tố Quý III/2013 và tính toán của tác giả)<br />
<br />
Tuy nhiên, trong Quý III/2013 giá bán của<br />
sản phẩm xi măng trắng và xi măng xanh là<br />
khác nhau. Trong đó, giá bán của xi măng<br />
trắng là: 1.990.000đ/tấn còn giá bán của xi<br />
măng xanh là: 680.000đ/tấn. Điều này cho<br />
thấy việc phân bổ chi phí chung theo tiêu thức<br />
hiện vật là số lượng sản phẩm nhập kho (tấn)<br />
là sẽ chia đều chi phí kết hợp cho hai sản<br />
phẩm xi măng trắng và xi măng xanh. Kết quả<br />
của việc phân chia này sẽ phân bổ chi phí<br />
chung cho 1 tấn xi măng trắng và 1 tấn xi<br />
<br />
măng xanh là bằng nhau thông qua việc phân<br />
bổ này dẫn tới việc xác định giá bán cho các<br />
sản phẩm là không chính xác. Ngoài ra, do<br />
không xác định chính xác chi phí của từng<br />
loại sản phẩm xi măng nên khi xác định kết<br />
quả kinh cho từng mặt hàng sẽ không chính<br />
xác. Do vậy, nếu tại Công ty cổ phần xi măng<br />
Thái Bình sử dụng phương pháp này để phân<br />
bổ chi phí chung là không phù hợp với công<br />
ty do giá bán của hai sản phẩm trên thị trường<br />
là khác xa nhau. Mặc dù vậy, phương pháp<br />
159<br />
<br />
Thái Thị Thái Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
này thường đơn giản, dễ áp dụng nhưng nếu<br />
doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm<br />
thì không nên sử dụng phương pháp này vì độ<br />
chính xác không cao.<br />
Thứ ba: Phương pháp ước lượng giá trị<br />
thực tế thuần khi có quá trình chế biến thêm<br />
Trong thực tế, không phải tất cả các sản phẩm<br />
đều được bán ở điểm phân chia, một số sản<br />
phẩm phải chế biến thêm trước khi đưa ra thị<br />
trường. Nếu ở điểm phân chia không có<br />
doanh thu người ta phải ước lượng giá trị thực<br />
tế thuần bằng cách lấy doanh thu ở điểm bán<br />
ra sau khi chế biến thêm trừ đi chi phí chế<br />
biến thêm. Giá trị thực tế thuần được sử dụng<br />
để phân bổ cũng giống như giá trị thị trường<br />
thực tế tại điểm phân chia.<br />
Thông qua số liệu thu thập và số liệu tính toán<br />
về dòng chi phí – quá trình chế biến thêm của<br />
sản phẩm xi măng tại công ty cổ phần xi<br />
măng Thái Bình sẽ được thể hiện qua sơ đồ 2.<br />
Qua nghiên cứu cho thấy trong Quý III/2013<br />
tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình đối<br />
với sản phẩm xi măng trắng cần bổ sung chi<br />
phí chế biến thêm là: 2.175.098.287 đ, do bỏ<br />
ra chi phí chế biến thêm nên giá bán của xi<br />
măng trắng tăng lên và doanh thu của xi măng<br />
trắng tăng lên là: 17.665.346.932 đ và của xi<br />
măng xanh là: 95.971.815đ, khi đó việc phân<br />
<br />
124(10): 157 - 163<br />
<br />
bổ chi phí chung cho hai sản phẩm được thể<br />
hiện ở Bảng 4.<br />
Kết quả tính toán tại Bảng 4 cho thấy tỷ lệ lợi<br />
nhuận gộp trên doanh thu của cả hai sản phẩm<br />
đều là 23,74%. Điều này cũng giống như<br />
phương pháp thứ nhất đã chứng minh một vấn<br />
đề quan trọng đó là: Tỷ lệ lợi nhuận gộp trên<br />
doanh thu đều giống nhau cho tất cả các sản<br />
phẩm kết hợp có nghĩa là có sự tương xứng<br />
giữa chi phí đầu vào và doanh thu tạo ra của<br />
mỗi sản phẩm mặc dù có sản phẩm phải bỏ<br />
thêm chi phí chế biến nhưng đồng thời doanh<br />
thu bán ra cũng tăng cho nên tỷ lệ lợi nhuận trên<br />
doanh thu là giống nhau giữa các sản phẩm.<br />
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ<br />
Về ưu điểm:<br />
Với các phương pháp phân bổ chi phí chung<br />
được công ty lựa chọn và sử dụng là tương<br />
đối phù hợp, đơn giản dễ tính, dễ thực hiện.<br />
Về bản chất các phương pháp phân bổ chi phí<br />
chung nói trên như phương pháp giá trị thực<br />
tế thuần hoặc giá trị thực tế thuần có quá trình<br />
chế biến thêm cuối cùng cho kết quả là tỷ lệ<br />
lợi nhuận gộp trên doanh thu đều giống nhau<br />
cho tất cả các sản phẩm kết hợp có nghĩa là có<br />
sự tương xứng giữa chi phí đầu vào và doanh<br />
thu tạo ra của mỗi sản phẩm.<br />
Giá trị thực tế thuần của Xi măng trắng tại<br />
điểm phân chia ( 15.665.346.932 2.175.098.287)<br />
<br />
15.490.248.645<br />
<br />
2.175.098.287 - Chi phí chế biến thêm<br />
<br />
15.216.078.162 - Chi phí kết hợp<br />
trước điểm phân chia<br />
<br />
Xi măng trắng có giá thị trường:<br />
17.665.346.932<br />
<br />
Xi măng xanh có giá thị trường:<br />
95.971.815<br />
95.971.815<br />
<br />
Giá thị trường của Xi măng xanh ở điểm phân chia<br />
Điểm phân chia<br />
<br />
( ĐV: Đồng)<br />
Sơ đồ 2: Dòng chi phí – quá trình chế biến thêm sau điểm phân chia<br />
(Nguồn: Báo cáo phân tích chi phí sản xuất Quý III/2013 và tính toán của tác giả)<br />
<br />
160<br />
<br />
Thái Thị Thái Nguyên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 157 - 163<br />
<br />
Bảng 4: Phân bổ chi phí theo phương pháp giá trị thực tế thuần khi có quá trình chế biến thêm<br />
( ĐV: Đồng)<br />
<br />
Khoản mục<br />
(1).- Doanh thu<br />
(2).- Chi phí tăng thêm từ điểm phân chia đến điểm<br />
bán ra<br />
(3).- Giá trị thực tế thuần ước lượng tại điểm phân<br />
chia [ (1) – (2)]<br />
(4).-Phân bổ chi phí kết hợp<br />
4a._(95.971.815/15.586.220.460x15.216.078.162)<br />
4b._(15.490.248.645/15.586.220.460x15.216.078.162)<br />
(5).- Cộng chi phí kết hợp [(4a) + (4b)]<br />
(6). - Lợi nhuận gộp [(3) – (5)]<br />
(7).- Tỷ lệ lợi nhuận gộp [ (6)/(3)] (%)<br />
<br />
Xi măng<br />
xanh<br />
95.971.815<br />
<br />
95.971.815<br />
<br />
Xi măng trắng<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
17.665.346.932<br />
2.175.098.287<br />
<br />
17.761.318.747<br />
2.175.098.287<br />
<br />
15.490.248.645<br />
<br />
15.586.220.460<br />
<br />
15.122.385.490<br />
15.122.385.490<br />
367.863.155<br />
23,74<br />
<br />
93.692.672<br />
15.122.385.490<br />
15.216.078.162<br />
370.142.298<br />
23,74<br />
<br />
93.692.672<br />
93.692.672<br />
2.279.143<br />
23,74<br />
<br />
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp doanh thu theo sản phẩm, báo cáo chi phí sản xuất chung theo yếu tố Quý<br />
III/2013 và tính toán của tác giả)<br />
<br />
Về nhược điểm:<br />
Bên cạnh những ưu điểm thì việc áp dụng<br />
phương pháp phân bổ chi phí kết hợp của<br />
công ty hiện nay cũng không tránh khỏi<br />
những bất cập như sau:<br />
- Dữ liệu thu thập liên quan đến chi phí chung<br />
tổng hợp chi phí cho tất cả các khoản mục.<br />
Do vậy, việc thu thập dữ liệu thường xuyên<br />
và được kiểm tra định kỳ với dữ liệu lớn<br />
trước khi phân bổ việc tập hợp chi phí không<br />
chính xác dẫn tới kết quả không chính xác.<br />
- Hơn nữa, chi phí tập hợp chưa có sự tách<br />
biệt giữa định phí và biến phí tổng hợp và<br />
phân bổ theo doanh thu bán ra. Ngoài ra, nếu<br />
trong kỳ sản phẩm xuất bán nhiều nhưng sản<br />
xuất ít, lượng tồn kho của kỳ trước chuyển<br />
sang nhiều thì việc lựa chọn và sử dụng<br />
phương pháp phân bổ hiện tại của công ty sẽ<br />
có nhiều bất cập.<br />
- Chưa phù hợp với những doanh nghiệp có quy<br />
trình công nghệ phức tạp, sản xuất nhiều loại<br />
sản phẩm giống nhau có quy cách, phẩm cấp<br />
khác nhau hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.<br />
- Trong trường hợp doanh nghiệp có xây<br />
dựng hệ thống định mức chi phí cho từng<br />
khoản mục đối với từng sản phẩm hoặc có hệ<br />
số của sản phẩm chuẩn thì để chính xác hơn<br />
<br />
trong công tác phân bổ chi phí kết hợp có thể sử<br />
dụng phương pháp phân bổ chi phí theo phương<br />
pháp hệ số hoặc theo phương pháp tỷ lệ.<br />
Từ những phân tích nói trên những ưu điểm<br />
và nhược điểm hiện nay trong công tác lựa<br />
chọn phương pháp phân bổ chi phí kết hợp.<br />
Tác giả đưa ra kiến nghị về việc bổ sung các<br />
phương pháp phân bổ chi phí sản xuất kết hợp<br />
tại Công ty cổ phần xi măng Thái Bình nói<br />
riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung<br />
là phương pháp hệ số và phương pháp tỷ lệ:<br />
Thứ nhất phương pháp hệ số:<br />
Điều kiện áp dụng:<br />
+ Quy trình công nghệ sản xuất đơn giản hoặc<br />
phức tạp, trên quy trình công nghệ tạo ra<br />
nhiều loại sản phẩm khác nhau<br />
+ Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy<br />
trình công nghệ<br />
+ Đối tượng tính và phân bổ chi phí là từng<br />
loại sản phẩm khác nhau<br />
+ Đơn vị có xây dựng hệ số quy đổi của các<br />
sản phẩm về sản phẩm chuẩn<br />
Nội dung phương pháp:<br />
Bước 1: Quy đổi các sản phẩm thành sản<br />
phẩm chuẩn thông qua hệ số quy đổi của từng<br />
sản phẩm.<br />
161<br />
<br />