Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
lượt xem 17
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam" hệ thống hóa những vấn đề lý luận; khảo sát nhằm nhận diện thực trạng tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động; từ đó nhận diện xu hướng, đề xuất giải pháp tăng cường tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí, phát triển các hệ sinh thái nội dung, thông tin báo chí tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển báo chí đa phương tiện và đa nền tảng hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN ĐỒNG ANH TƯƠNG TÁC CỦA CÔNG CHÚNG THẾ HỆ Z VỚI TIN TỨC BÁO CHÍ TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC HÀ NỘI - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN ĐỒNG ANH TƯƠNG TÁC CỦA CÔNG CHÚNG THẾ HỆ Z VỚI TIN TỨC BÁO CHÍ TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Báo chí học Mã số : 9320101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Mai Quỳnh Nam 2. PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Đồng Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 TỔNG QUAN ................................................................................................ 19 1. Tình hình nghiên cứu về công chúng thế hệ Z và công chúng báo chí thế hệ Z . 19 2. Tình hình nghiên cứu về tin tức báo chí trên ứng dụng di động ................. 25 3. Tình hình nghiên cứu về tương tác của công chúng thế hệ Z với sản phẩm báo chí truyền thông, tác phẩm báo chí, tin tức báo chí trên nền tảng/ thiết bị di động ................................................................................................... 35 Chương 1. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TƯƠNG TÁC CỦA CÔNG CHÚNG THẾ HỆ Z VỚI TIN TỨC TRÊN NỀN TẢNG CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG .......................................................................................... 40 1.1. Lý luận và thực tiễn về tin tức báo chí trên nền tảng ứng dụng di động và công chúng thế hệ Z ................................................................................ 40 1.2. Một số vấn đề lý luận về tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động ........................................... 54 Chương 2. THỰC TRẠNG TƯƠNG TÁC CÔNG CHÚNG THẾ HỆ Z VỚI TIN TỨC BÁO CHÍ TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG BÁO MỚI, ZING NEWS VÀ THANHNIÊN NEWS.......................................... 92 2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................. 92 2.2. Tần suất và nội dung tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ....................................................................... 99 2.3. Thực trạng các cấp độ và đặc tính tương tác giữa công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động thuộc diện khảo sát ............. 125 Chương 3. ĐIỀU KIỆN, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG TƯƠNG TÁC CỦA CÔNG CHÚNG THẾ HỆ Z VỚI TIN TỨC BÁO CHÍ TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM .................. 145 3.1. Điều kiện cần đáp ứng cho tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động tại Việt Nam .................... 145 3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động hiện nay .............................. 156 3.3. Một số giải pháp gia tăng tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động ......................................... 176 KẾT LUẬN.................................................................................................. 198 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 202 PHỤ LỤC .................................................................................................... 220
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS : Giáo sư KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam Mobile app hoặc app : Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động, còn được gọi tắt là ứng dụng di động, hoặc chỉ ứng dụng MXH : Mạng xã hội NCS : Nghiên cứu sinh Nxb : Nhà xuất bản NTL : Người trả lời PGS : Phó giáo sư TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tiến sĩ TTĐC : Truyền thông đại chúng
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Hành vi trước và sau thế hệ Z .................................................................. 50 Bảng 1.2. Các loại hình tương tác của Thompson năm 1995 ................................... 71 Bảng 2.1. Chi tiêu hàng tháng của NTL cho các thiết bị dùng internet.................... 93 Bảng 2.2. Mức chi tiêu của các nhóm tuổi NTL cho các thiết bị và sử dụng internet .... 94 Bảng 2.3. Địa điểm cập nhật tin tức báo chí trên các ứng dụng Báo Mới, ZingNews và Thanhniên News của NTL ................................................................................. 103 Bảng 2.4. Tần suất và mức độ cập nhật tin tức báo chí trên các nền tảng khác nhau của NTL .................................................................................................................. 103 Bảng 2.5. Giá trị trung bình đối với mức độ tiếp nhận tin tức của NTL trên các ứng dụng tin tức di động ................................................................................................ 105 Bảng 2.6. Tần suất liên hệ, tác động và chịu sự tác động của của NTL đối với các đối tượng thông qua tin tức báo chí trên ứng dụng di động ................................... 109 Bảng 2.7. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với tác giả/nhóm tác giả khi đọc, nghe, xem tin tức trên nền tảng ứng dụng di động chia theo nhóm tuổi......... 111 Bảng 2.8. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với tòa soạn cơ quan báo chí khi đọc, nghe, xem tin tức trên nền tảng ứng dụng di động chia theo nhóm tuổi. . 111 Bảng 2.9. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với người quản trị nền tảng ứng dụng khi đọc, nghe, xem tin tức trên nền tảng ứng dụng di động chia theo nhóm tuổi. ......................................................................................................................... 112 Bảng 2.10. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với đối tượng là đồng công chúng tin tức trên ứng dụng di động khi đọc, nghe, xem tin tức trên nền tảng ứng dụng di động chia theo nhóm tuổi .......................................................................... 113 Bảng 2.11. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với nhân vật được phản ánh khi đọc, nghe, xem tin tức trên nền tảng ứng dụng di động chia theo nhóm tuổi. . 114 Bảng 2.12. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với nội dung tin tức trên Báo Mới .................................................................................................................. 117 Bảng 2.13. Các tình huống tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên Báo Mới ........................................................................................................... 126 Bảng 2.14. Các tình huống tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ZingNews ........................................................................................................ 127 Bảng 2.15. Các tình huống tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên Thanhniên News .............................................................................................. 128
- Bảng 2.16. Các hành vi trao đổi ý nghĩa thông điệp khi công chúng thế hệ Z tương tác với tin tức báo chí trên Báo Mới ....................................................................... 131 Bảng 2.17. Các hành vi trao đổi ý nghĩa thông điệp khi công chúng thế hệ Z tương tác với tin tức báo chí trên ZingNews..................................................................... 133 Bảng 2.18. Các hành vi trao đổi ý nghĩa thông điệp khi công chúng thế hệ Z tương tác với tin tức báo chí trên Thanhniên News .......................................................... 134 Bảng 2.19. Thực trạng công chúng thế hệ Z bổ sung, chỉnh sửa tin tức báo chí đã đăng tải trên 3 ứng dụng thuộc diện khảo sát ......................................................... 136 Bảng 2.20. Thực trạng tương tác của công chúng thế hệ Z với tòa soạn để gửi tin tức đến tòa soạn để được đăng tải ................................................................................. 137 Bảng 2.21. Mục đích của công chúng thế hệ Z khi tương tác với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động .............................................................................................. 139 Bảng 2.22. Đặc tính tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động .................................................................................................... 140 Bảng 2.23. Đặc tính tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động .................................................................................................... 141 Bảng 3.1. Mức độ đáp ứng của tin tức báo chí đối với tương tác của công chúng thế hệ Z ......................................................................................................................... 149 Bảng 3.2. Đánh giá của NTL về điều kiện về ý thức, tinh thần trách nhiệm của công chúng thế hệ Z trong tương tác với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ............ 151 Bảng 3.3. Công chúng thế hệ Z tạo nội dung mới chia sẻ trong mục bình luận mạng xã hội - tương quan nhóm tuổi................................................................................ 154 Bảng 3.4. Tin tức có các yếu tố: nội dung phù hợp với nhu cầu của thế hệ Z........ 171 Bảng 3.5. Tin tức có các yếu tố: Nội dung phù hợp với thị hiếu thế hệ Z .............. 171
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Zing.vn với cột mốc chính thức trở thành báo điện tử số 1 Việt Nam năm 2018 .................................................................................................................. 96 Biểu đồ 2.2. Mức độ thường xuyên đọc báo của NTL ............................................. 99 Biểu đồ 2.3. Mức độ cập nhật tin tức báo chí trên các ứng dụng Báo Mới, ZingNews và Thanhniên News của NTL ................................................................................. 101 Biểu đồ 2.4. Thời điểm cập nhật tin tức báo chí trên các ứng dụng Báo Mới, ZingNews và Thanhniên News của NTL ............................................................... 102 Biểu đồ 2.5. Tình trạng cài và sử dụng ứng dụng tin tức di động của NTL ........... 104 Biểu đồ 2.6. Mức độ tiếp nhận tin tức của NTL trên các ứng dụng tin tức di động ................................................................................................................................ 106 Biểu đồ 2.7. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di dộng thuộc diện khảo sát .................................................................... 108 Biểu đồ 2.8. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với các đối tượng thông qua tin tức báo chí trên ứng dụng di động - tương quan nhóm tuổi ....................... 110 Biểu đồ 2.9. Tần suất tương tác hàng ngày của công chúng thế hệ Z với nội dung tin tức trên ZingNews ............................................................................................. 119 Biểu đồ 2.10. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với nội dung tin tức báo chí trên ứng dụng Thanhniên News ....................................................................... 120 Biểu đồ 2.11. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với định dạng tin tức trên Báo Mới .................................................................................................................. 122 Biểu đồ 2.12. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với định dạng tin tức trên ZingNews ................................................................................................................ 122 Biểu đồ 2.13. Tần suất tương tác của công chúng thế hệ Z với định dạng tin tức trên Thanhniên News ..................................................................................................... 123 Biểu đồ 2.14. Số NTL được đăng tin tức trên báo, tạp chí và số bài được đăng ......... 138 Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố của tin tức đến tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ...................................................... 150 Biểu đồ 3.2. Tìm kiếm và nghiên cứu thêm trước khi công chúng thế hệ Z quay lại bình luận ................................................................................................................ 153 Biểu đồ 3.3. Điều kiện về chính trị, pháp lý và kinh tế trong tương tác của công chúng thế hệ Z ........................................................................................................ 154 Biểu đồ 3.4. Mức chi tiêu bình quân hàng tháng của NTL cho thiết bị sử dụng ứng dụng tin tức báo chí chia theo địa bàn cư trú .......................................................... 155
- DANH MỤC CÁC HÌNH, MÔ HÌNH Hình 1.1. Các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến phổ biến hàng tuần của thế hệ Z tại Việt Nam .............................................................................................................. 52 Hình 1.2. Các ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất của thế hệ Z tại Việt Nam ..... 53 Hình 2.1. Thống kê truy cập của BaoMoi.Cóm ........................................................ 97 Hình 2.2. Chức năng “bình luận bài viết” của ứng dụng Zing News được mở ra khi người dùng chạm vào để bình luận và ứng dụng mở ra trường nhập văn bản ......... 97 Hình 2.3. Giao diện ứng dụng Thanh Niên News .................................................... 98 Mô hình 1.1. Phản hồi và tương tác của Raffeli ....................................................... 74
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu công chúng là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng của truyền thông. Bối cảnh truyền thông số tạo ra những thay đổi có tính cốt lõi trong hệ thống các loại hình phương tiện truyền thông và cách thức tiếp cận thông tin của công chúng. Trong đó, thế hệ Z, là nhóm người sinh sau đầu thế kỷ 21, đang trở thành một đối tượng quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu công chúng. Thế hệ Z là thế hệ đã sinh ra và lớn lên trong môi trường số, sử dụng các thiết bị điện tử và kết nối internet từ nhỏ. Điều này đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong cách tiếp cận và sử dụng thông tin so với các thế hệ trước đó. Thế hệ Z có xu hướng tìm kiếm thông tin trên các nền tảng số và có khả năng tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, hiểu về công chúng thời đại số và hành vi của công chúng trên các nền tảng số trở thành một nhu cầu tất yếu của các cơ quan báo chí, các nhà cung cấp nội dung cũng như các nhà quản lý thông tin, báo chí tại Việt Nam. Những nghiên cứu này giúp ta hiểu rõ hơn về các xu hướng tiêu thụ nội dung của thế hệ Z, cách họ tương tác trên các nền tảng số, nhận biết được yếu tố ảnh hưởng đến sự tương tác của công chúng và đề xuất các giải pháp để tăng cường tương tác giữa công chúng và tin tức trên các nền tảng báo chí, truyền thông số. Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động (gọi tắt là Ứng dụng di động, hoặc Ứng dụng; tiếng Anh: Mobile application hoặc Mobile app hoặc app) là phần mềm được thiết kế để chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động. Ứng dụng di động ngày nay chi phối mọi hoạt động của con người, phục vụ mọi nhu cầu: từ gọi xe, đặt đồ ăn tới nghe nhạc, xem phim, thanh toán các dịch vụ sinh hoạt… Tổng số ứng dụng di động được phân phối trên hai nền tảng lớn nhất App store (iOS-Apple) và Play store (Android - Google) đến năm 2022 là 4,82 triệu ứng dụng, tạo ra doanh thu hàng năm là 133 tỷ đô la, với mức tăng trưởng 19,1% mỗi năm (theo
- 2 “Business of Apps”). Trong đó, riêng nhằm phục vụ nhu cầu tin tức của công chúng thì cũng có tới hàng trăm ứng dụng của các toà soạn, cơ quan báo chí, nhà cung cấp nội dung. Việt Nam là một thị trường tiềm năng bởi chúng ta là một trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng internet và sử dụng các thiết bị di động cao nhất trên thế giới. Hiện nay cả nước có hơn 156 triệu thuê bao điện thoại di động trong đó lượng người sử dụng điện thoại thông minh chiếm đến 94,6% [232]. Các thống kê của hãng nghiên cứu WeAreSocial tháng 2 năm 2022 cho thấy số lượng người truy cập internet qua điện thoại di động tại Việt Nam liên tục tăng nhanh, vượt qua số lượng người truy cập internet bằng các loại hình thiết bị khác như máy vi tính để bàn hay xách tay. Đây dần trở thành một thói quen của công chúng và có thể trở thành một xu hướng tiếp cận mới của các ngành nghề kinh doanh, trong đó có báo chí, truyền thông tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của thị trường điện thoại thông minh, các ứng dụng di động đa nền tảng (có thể chạy trên tất cả các hệ điều hành di động phổ biến như: iOS của Apple, Android của Google...) ngày càng được cải tiến đã biến chiếc điện thoại thông minh thành một cổng thông tin đa nhiệm, làm thay đổi hành vi tiếp nhận thông tin báo chí và tương tác của công chúng. Đây là cách thức tiếp nhận thông tin nhanh, có tính cá nhân hoá cao và đặc biệt là luôn di động, phù hợp với xu hướng vận động liên tục của thông tin cũng như phong cách sống hiện đại của công chúng kỷ nguyên kỹ thuật số. Sự xuất hiện của các nền tảng và các phần mềm ứng dụng di động làm xuất hiện loại hình báo chí mới: báo chí di động. Ứng dụng tin tức di động (app tin tức di động) là phần mềm ứng dụng tin tức được cài đặt trên thiết bị di động nhằm đáp ứng nhu cầu đọc, nghe, xem và tương tác trực tuyến của công chúng báo chí truyền thông. Theo tác giả Paula M. Pointdexter của Đại học Syracuse University trong một nghiên cứu tiến hành tại Mỹ năm 2016 [171, tr.36-38], 37% chủ sở hữu thiết bị di động sử dụng ứng dụng để nhận tin tức, tiếp theo là 20% sử dụng trình duyệt và 19% tương tác với tin tức trên Facebook. Ít hơn 1/10 (9%) tham gia sử dụng cảnh báo tin tức nóng hổi, 7%
- 3 sử dụng công cụ tìm kiếm và chỉ 4% tương tác với tin tức trên thiết bị di động của họ thông qua Twitter. Thế hệ Z là thế hệ sinh ra và lớn lên trong thời đại số hóa (sinh từ 1996), là thế hệ gắn liền với cách mạng công nghệ thông tin, truyền thông và các các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông mới; là thế hệ nòng cốt của xã hội thông tin và là thế hệ đầu tiên của thời đại siêu kết nối. Công chúng thế hệ Z ngay từ khi sinh ra đã tiếp cận và lớn lên cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng về công nghệ. Công chúng thế hệ Z là công chúng số, có năng lực tiếp cận, tiếp nhận và tương tác với tất cả các dòng thông tin trong xã hội hội thông tin. Đây đồng thời là công chúng truyền thông đa phương tiện, “có thể tương tác với nội dung đa phương tiện ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, Họ được quyền lựa chọn cao nhất về nội dung thông qua sự hỗ trợ của các nền tảng hay các ứng dụng kỹ thuật công nghệ. Nội dung tương tác trong truyền thông đa phương tiện là đa chiều, trực tiếp (do truyền thông đa phương tiện đáp ứng được tính chất thời gian thực - real-time” [38, tr.32]. Các phương tiện truyền thông mới như internet, điện thoại di động đã và đang thể hiện vai trò ngày càng quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của họ. Nhu cầu thông tin và chia sẻ thông tin thể hiện rõ tính tương tác của thế hệ Z với tin tức báo chí trên các nền tảng công nghệ số hiện nay. Xu hướng phát triển các nền tảng di động đã tạo ra những nét đột phá trong thị trường truyền thông toàn cầu cũng như trong nước. Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông kỷ nguyên số trên thế giới và ở Việt Nam đang đặt ra các câu hỏi: Hành vi tương tác của thế hệ Z có đặc trưng gì, khác gì so với các thế hệ trước đó (thế hệ tĩnh lặng, thế hệ trung tuổi, thế hệ X, thế hệ Y)? Đặc trưng của tin tức báo chí trên ứng dụng di động là gì? Tần suất, đặc tính, phương thức tương tác giữa công chúng nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ở Việt Nam là như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng, tác động đến tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ở Việt Nam hiện nay? Có sự khác biệt gì về tần suất, đặc tính, phương thức tương
- 4 tác giữa công chúng nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng với tin tức báo chí trên ứng dụng di động và tin tức truyền thống (xuất bản trên báo in, các chương trình phát thanh, truyền hình và phiên bản báo mạng điện tử trên màn hình máy tính thông thường)? Tin tức báo chí với tiêu chí như thế nào, nền tảng ứng dụng động của các cơ quan báo chí cần được thiết kế, xây dựng với hệ thống điều khiển và chương trình tương tác như thế nào thì góp phần thúc đẩy gia tăng tương tác giữa công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên nền tảng các ứng dụng di động? Đó chính là lý do để NCS chọn đề tài "Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ Báo chí học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận; khảo sát nhằm nhận diện thực trạng tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động; từ đó nhận diện xu hướng, đề xuất giải pháp tăng cường tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí, phát triển các hệ sinh thái nội dung, thông tin báo chí tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển báo chí đa phương tiện và đa nền tảng hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài nghiên cứu tập trung thực hiện những nhiệm vụ cốt lõi sau đây: - Một là, hệ thống hoá lý luận về tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động. - Hai là, khảo sát thực trạng tương tác giữa công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí ở các cơ quan báo chí và các ứng dụng di động tại Việt Nam - Ba là, nhận diện xu hướng và đề xuất giải pháp cả về nội dung lẫn phát triển các ứng dụng tăng cường tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động tại Việt Nam hiện nay.
- 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này “Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên ứng dụng di động tại Việt Nam”. 4.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu và phạm vi khảo sát Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu sự tương tác của nhóm đối tượng công chúng thế hệ Z với nội dung tin tức báo chí, thông qua: số liệu truy cập, các phiên bản, giao diện và chức năng tương tác trên các ứng dụng di động là Báo Mới (Trang tin tức tổng hợp tự động của công ty cổ phần công nghệ EPI Technologies, thuộc tập đoàn VNG); ZingNews (ứng dụng di động của Tạp chí Tri thức trực tuyến (ZingNews), thuộc Hội xuất bản Việt Nam) và Thanhniên News (ứng dụng di động của báo Thanh Niên, thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam). Công chúng thế hệ Z Việt Nam được khảo sát tập trung ở các tỉnh, thành phố sau: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đắk Lắk. Khảo sát tiến hành cả ở khu vực thành thị và nông thôn, hải đảo (Quảng Ninh, Đà Nẵng). Lấy danh sách xã phường của từng vùng, dùng phần trăm cộng dồn để chọn, mỗi vùng sẽ có cận dưới (tối thiểu) là 371 trường hợp thì tổng dung lượng mẫu cận dưới là 2.226. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, NCS lựa chọn dung lượng mẫu là 3.600 với cơ cấu mỗi địa phương 600 mẫu. 4.3. Phạm vi thời gian Về thời gian khảo sát: Trong khoảng thời gian là từ 1/2021 đến hết tháng 9/2022. Đây là khoảng thời gian mà các nền tảng ứng dụng di động thuộc diện khảo sát chú trọng đẩy mạnh việc đầu tư vào tin tức di động, các phiên bản ứng dụng di động liên tục được phát hành và cập nhật. Đặc biệt trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 7 năm 2021 là giai đoạn tác giả đề tài được làm việc trực tiếp với đội ngũ quản lý các ứng dụng này và được chia sẻ những dữ liệu, số liệu của hệ thống về người dùng. Những số liệu thu thập được có độ chính xác cao do nó được tổng hợp bằng các công cụ đo đếm kỹ thuật số chính xác nằm trong chính phần mềm quản trị hệ thống của các ứng
- 6 dụng, nên có giá trị rất lớn trong việc phân tích, đánh giá của tác giả. Những số liệu này cũng giúp tác giả định hình được các khu vực có lượng truy cập lớn nhất của công chúng đối với 3 ứng dụng được khảo sát, để từ đó xây dựng phương án về chọn mẫu, chọn địa điểm tiến hành khảo sát. Nguyên tắc là phải có truy cập của công chúng thì mới có thể có các mức độ khác nhau của tương tác. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa lý thuyết của việc chọn mẫu khảo sát với số liệu đo đếm chính xác của hệ thống thống kê trên nền tảng số chính là một phương pháp nghiên cứu vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa tận dụng những giá trị ưu việt của công nghệ số. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5.1. Giả thuyết nghiên cứu 1 - Công chúng thế hệ Z có năng lực và điều kiện tiếp cận, tiếp nhận và tương tác với tin tức báo chí trên ứng dụng di động. 2- Các nền tảng di động tạo ra sự khác biệt về tần suất, mức độ, đặc tính, phương thức tương tác giữa công chúng thế hệ Z ở Việt Nam với tin tức báo chí xuất bản trên các nền tảng đó. 3- Cùng với tính xu hướng, chất lượng nội dung và phương thức sản xuất, phân phối tin tức xuất bản trên nền tảng di động; việc xây dựng và phát triển các phiên bản ứng dụng với các chức năng cập nhật có ảnh hưởng đến tần suất, mức độ, đặc tính và phương thức tương tác của công chúng với tin tức báo chí trên nền tảng di động. 4- Nếu xác định rõ được tần suất, mức độ, đặc tính, phương thức tương tác giữa công chúng nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng với tin tức báo chí trên ứng dụng di động ở Việt Nam; Yêu cầu và điều kiện đối với các cơ quan báo chí trong sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất, phân phối nội dung tin tức trên các ứng dụng di động, thì có cơ sở xây dựng giải pháp chiến lược phát triển hệ sinh thái nội dung số phù hợp nhằm phát triển công chúng số nói chung và công chúng thế hệ Z nói riêng, từ đó có giải pháp tối ưu hoá công tác quản lý báo chí truyền thông và hoạch định các chính sách quản lý, thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan báo chí hiện nay.
- 7 5.2. Khung phân tích 6. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý thuyết: Luận án tiếp cận mục tiêu và các nội dung nghiên cứu dựa trên những lý thuyết chính sau đây: - Lý thuyết báo chí đa nền tảng và truyền thông đa phương tiện Luận án sử dụng lý thuyết về đặc điểm của tin tức báo chí là các tác phẩm báo chí và sản phẩm truyền thông đa phương tiện có thành phần cốt lõi là thông tin báo chí, được các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Báo chí (nay là
- 8 Viện Báo chí), Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố trong các giáo trình: Tạ Ngọc Tấn (1993), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, trong đó nêu rõ đặc điểm của thông tin báo chí, chức năng và nguyên tắc hoạt động báo chí và tin tức báo chí; Nguyễn Thị Thoa (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng Thu (2011), Tác phẩm báo chí đại cương, Nxb Giáo dục đã xây dựng lý thuyết các yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm báo chí, trong đó có thể loại tin tức. Giáo trình Ảnh tin của Vũ Huyền Nga (2016), Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội; Nguyễn Thị Trường Giang (2017), “Phát triển báo mạng dành cho thiết bị di động - xu hướng tất yếu” [25, tr.77-86]. Tin tức báo chí trên ứng dụng di động là sản phẩm báo chí xuất bản trên nền tảng di động- là tác phẩm, sản phẩm báo chí di động, được sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất phân phối như là một sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Đỗ Thị Thu Hằng và cộng sự (2022) tại Viện Báo chí, Học viện báo chí và Tuyên truyền, trong cuốn Giáo trình Nhập môn Truyền thông đa phương tiện đã xây dựng khái niệm, đặc điểm, tính chất mô hình truyền thông đa phương tiện, trong đó nhấn mạnh: “Thông điệp truyền thông đa phương tiện là nội dung chéo dựa trên các yếu tố đa phương tiện, các chương trình tương tác, được tạo lập, ứng dụng trong hệ sinh thái số” [38, tr.30]. Theo đó, sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện dựa trên 3 yếu tố: nội dung số, công nghệ số và mỹ thuật số. Một trong những tính chất của Truyền thông đa phương tiện là “tính tương tác”, trong đó nhấn mạnh: “Truyền thông đa phương tiện có độ mở cao nhất về không gian và trải nghiệm tương tác”. - Lý thuyết về tương tác của công chúng với tác phẩm, sản phẩm báo chí trên nền tảng di động - ứng dụng di động Luận án sử dụng cơ sở lý thuyết về công chúng báo chí, phát triển công chúng báo chí, phương pháp nghiên cứu công chúng báo chí; lý thuyết xã hội học truyền thông và truyền thông đại chúng (TTĐC) nghiên cứu sâu về tương tác công chúng với tác phẩm - sản phẩm truyền thông
- 9 Lý thuyết về tương tác được sử dụng trong luận án bao gồm: + Lý thuyết tương tác của Raffaeli Lý thuyết về tương tác của Rafaeli đưa ra năm 1986 thì tập trung vào vai trò của công chúng trong quá trình tương tác, thay vì phương tiện truyền thông hay nội dung của thông điệp. Lý thuyết tương tác này ban đầu giải thích cách quá trình giao tiếp trên nền tảng web xuất hiện, thông qua các phòng “chat” (tán gẫu) trực tuyến. Khi công nghệ phát triển, các giao tiếp này không chỉ xuất hiện trong phòng “chat” trực tuyến mà còn trên các trang web, các mạng xã hội và nhiều không gian khác trên mạng internet. Lý thuyết tương tác này tiếp tục được phát triển bởi trước đó hầu hết các lý thuyết truyền thông đều cho rằng công chúng có vai trò thụ động trong giao tiếp; trong khi thực tế công nghệ, mạng internet đã giúp công chúng có vai trò chủ động hơn, thậm chí là tham gia vào cả các chương trình nghị sự, thông qua hành vi tương tác trên các phương tiện truyền thông. + Lý thuyết hiệu ứng của truyền thông tương tác (TIME) của Sundar Theo lý thuyết này: hình ảnh, văn bản, video, và âm thành đều là các thể thức trình bày thông tin khác nhau. Khả năng thay đổi thể thức là một đặc tính sử dụng của truyền thông số, đặc biệt là truyền thông tương tác, nhưng đây cũng là một đặc tính của các phương tiện truyền thông truyền thống. Lý thuyết này giải thích cách mà các yếu tố truyền thông tương tác, bao gồm tính tương tác của công nghệ, tính chất của tin tức và tính tương tác của người dùng, có thể ảnh hưởng đến hiệu ứng của truyền thông. Theo lý thuyết TIME, các yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến năm mặt của hiệu ứng truyền thông: đó là chức năng, trải nghiệm, nhận thức, tham gia và chuyển đổi. Chức năng liên quan đến mục đích của người dùng khi sử dụng ứng dụng di động và cảm giác họ nhận được từ đó. Trải nghiệm liên quan đến cảm giác thực tế của người dùng khi sử dụng ứng dụng di động. Nhận thức liên quan đến các quan điểm của người dùng về tin tức và tương tác của họ với nó. Tham gia liên quan đến mức độ tương tác của người dùng với nội dung tin tức. Chuyển đổi liên quan đến mức độ mà người dùng chia sẻ nội dung tin tức với những người khác.
- 10 Lý thuyết TIME cho thấy rằng các yếu tố trên có thể ảnh hưởng đến hiệu ứng của truyền thông và cần được xem xét khi thiết kế nội dung tin tức trên ứng dụng di động để tạo ra tương tác cao với công chúng thế hệ Z. + Lý thuyết xã hội học truyền thông và truyền thông đại chúng (TTĐC) nghiên cứu sâu về tương tác công chúng với tác phẩm - sản phẩm truyền thông. Thể hiện trong các công trình nghiên cứu chủ yếu sau đây: Mai Quỳnh Nam (2001), Đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng, công bố trong cuốn Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn, Tập 1, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, “Truyền thông đại chúng: Tương tác văn hoá”, trong đó nhấn mạnh: Tương tác công chúng với các kênh truyền thông đại chúng là “tương tác gián tiếp thông qua trao đổi và tác động lẫn nhau"; Theo Mai Quỳnh Nam, “uy tín nguồn tin là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên các tương tác xã hội, trong đó có các tương tác văn hoá với công chúng". Ông cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là thiết chế cơ bản trong xã hội hiện đại “phải chuẩn mực, phải duy trì các giá trị, phải tạo dựng khuôn mẫu văn hóa”. - Lý thuyết về công chúng thế hệ Z và công chúng báo chí thế hệ Z Luận án sử dụng lý thuyết thế hệ truyền thông (media generations) của G. Bolin (2017) khi định nghĩa các thế hệ gắn liền với cách mạng công nghệ thông tin, truyền thông và các các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông mới. Đỗ Thị Thu Hằng (2013,2015), khi phân tích vòng đời và đặc điểm tâm lý các thế hệ công chúng báo chí đã phân tích tâm lý các thế hệ: thế hệ tĩnh lặng, thế hệ trung tuổi, thế hệ X, thế hệ Y, thế hệ Z với 6 dấu hiệu nhận diện, bao gồm: Năm sinh, Phương tiện truyền thông mới (với họ); Cái tôi và xã hội; Mối quan hệ với pháp luật; Vai trò với công nghệ; Giá trị cốt lõi [36, tr.57-57]. Luận án cũng sử dụng lý thuyết về tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng; trong Giáo trình Tâm lý học báo chí, chương 2, Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí [36, tr.21-68]. Luận án sử dụng lý thuyết về công chúng báo chí với các nghiên cứu của Mai Quỳnh Nam, Trần Hữu Quang, Trần Bá Dung; lý thuyết về “công chúng báo chí di dộng” được nhóm tác giả Lê Thu Hà (Chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng,
- 11 Nguyễn Thị Bích Yến, Nhạc Phan Linh (Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng năm 2020, trong đó khẳng định: “Công chúng báo chí là đối tượng mà báo chí (bao gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, báo chí di động) hướng vào để tác động, lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình. Đồng thời, công chúng còn tương tác trở lại, tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm - phát tán thông tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của tác phẩm báo chí”. Theo lý thuyết này, công chúng của tin tức báo chí trên ứng dụng di động là công chúng báo chí di động [29, tr.9-11]. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng với mục đích tìm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống lý thuyết, phân tích thực trạng tin tức báo chí trên các ứng dụng di động, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu sẵn có; làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá các kết quả khảo sát, tìm ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. Các nguồn tài liệu, số liệu liên quan đến luận án, bao gồm các công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu về công chúng của báo chí, truyền thông, các báo cáo kinh doanh có số liệu chi tiết về người dùng như tần suất, thói quen, sở thích người dùng trên các kênh truyền thông, mạng xã hội. Thông tin khoa học được thu thập qua các tài liệu, sách, báo, tạp chí và công trình khoa học các cấp, các số liệu, số liệu trực tuyến và cập nhật của các hãng thống kê, đo lường nội dung số... Ngoài các dữ liệu được chia sẻ miễn phí trong các báo cáo, thống kê từ nhiều nguồn, tác giả đã tiếp cận và thuyết phục các nhà quản lý vận hành của các ứng dụng di động để tiếp cận và sử dụng những số liệu cập nhập, được thống kê từ chính phần mềm hệ thống quản trị nội dung của các ứng dụng đó. Đây là những số liệu có độ chính xác tuyệt đối mà các nhà quản lý dùng để xây dựng phương án kinh doanh, gọi vốn đầu tư… nên có giá trị sử dụng rất cao đối với tác giả luận án.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu thế 3 phát triển của Báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
223 p | 184 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề tổ chức xây dựng Đảng
264 p | 55 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phẩm chất nghề nghiệp nhà báo Việt Nam hiện nay - Tiếp cận từ quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh
18 p | 104 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Truyền thông chính sách kinh tế trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
290 p | 44 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí: Phản biện xã hội trên báo điện tử
28 p | 107 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng phát triển thông tin chuyên đề trên báo in Việt Nam hiện nay (Khảo sát chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Lao Động cuối tuần, báo An ninh thế giới cuối tháng, trong 3 năm, 2012-2014)
221 p | 118 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo chí truyền thông về chính sách cải cách hành chính nhà nước Việt Nam
333 p | 36 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách tản văn báo chí của Ngô Tất Tố
166 p | 104 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
214 p | 36 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
201 p | 47 | 10
-
Luận án tiến sĩ Báo chí học: Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
257 p | 121 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Báo chí học: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
28 p | 70 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Báo chí: Thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam trên báo điện tử từ góc nhìn văn hóa Việt
284 p | 45 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945
28 p | 54 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Thông điệp ảnh báo chí trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
27 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Truyền thông chính sách kinh tế trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
27 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Tương tác của công chúng thế hệ Z với tin tức báo chí trên các ứng dụng di động tại Việt Nam
27 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn