intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về bầu cử và bầu cử đại biểu HĐND các cấp; đánh giá thực trạng của hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam những nhiệm kỳ tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HOA LÊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HOA LÊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính trị học Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS. Dương Xuân Ngọc HÀ NỘI - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày…...tháng…... năm 2020 Tác giả Trần Thị Hoa Lê
  4. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CQĐP Chính quyền địa phương 2 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 MTTQ Mặt trận tổ quốc 5 QH Quốc hội 6 UBND Uỷ ban nhân dân
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ................................ ii MỤC LỤC ........................................................ iiError! Bookmark not defined. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG .......................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ LUẬN ÁN ...................................................................................................... 8 1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về bầu cử, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ............................................................................................. 8 1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng, giải pháp bầu cử, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam .............................................. 20 1.3. Đánh giá kết quả các công trình đã công bố liên quan đến đề tài và những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu ....................................... 30 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP ....................................................................................... 34 2.1. Về Hội đồng nhân dân các cấp ............................................................ 34 2.2. Về bầu cử, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp .......................... 43 2.3. Chất lượng và các nhân tố tác động đến chất lượng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ..........................................................................................64 Chương 3: THỰC TRẠNG BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở VIỆT NAM .................................................................................. 71 3.1. Thực trạng xác lập những quy định pháp lý về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ......................................................................................... 71 3.2. Thực trạng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý của chính quyền đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ....................... 77 3.3. Thực trạng về sự tham gia của công dân và vai trò của các tổ chức bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp .......................................................................................................88
  6. iv 3.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp .............................................................................................99 3.5. Thực trạng thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta. .............................................................................. 106 3.6. Nguyên nhân của thực trạng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay ..................................................................................... 114 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHỮNG NHIỆM KỲ TỚI ................. 119 4.1. Đổi mới, hoàn thiện pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp .................................................................................................. 119 4.2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. ........ 125 4.3. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân; phát huy vai trò của các tổ chức bầu cử, Mặt trận tổ quốc đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 131 4.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. ........................................................ 139 4.5. Hoàn thiện quy trình, thủ tục bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. .... 144 4.6. Kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các giá trị, kinh nghiệm quốc tế về bầu cử phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam ................................. 146 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG Biểu đồ 2.1. Kết quả tỷ lệ lựa chọn đánh giá các nhân tố tác động đến bầu cử đại biểu HĐND. ................................................................................... 69 Biểu đồ 3.1. Kết quả tỷ lệ trả lời Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở đâu? .....95 Biều đồ 3.2. Kết quả tỷ lệ lựa chọn phương tiện tiếp cận thông tin về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. ................................................. 100 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tham gia hoạt động tìm hiểu và tiếp xúc cử tri trước khi tiến hành bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp của công dân. .... 104 Bảng 4.1. Kết quả tỷ lệ khảo sát giải pháp nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay. ..................... 132
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền lực chính trị là phạm trù cơ bản, giữ vị trí trung tâm của chính trị học. Chính vì vậy mà chính trị học là khoa học của các quy luật, tính quy luật về đấu tranh giai cấp xoay quanh việc giành, giữ, tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực chính trị trong xã hội được tổ chức thành nhà nước. Ngày nay, nếu coi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là cái đích mà các chủ thể chính trị đều hướng đến thì bầu cử chính là con đường để đi đến cái đích quyền lực đó. Là một trong những chế định quan trọng trong hoạt động chính trị, bầu cử là quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra các cá nhân có những điều kiện cần và đủ để nắm giữ các chức vụ của chính quyền nhà nước. Bầu cử được xem là cơ chế thông qua đó, các nền dân chủ đương đại phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp và ở chính quyền địa phương của các quốc gia. Là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước, bầu cử có một vị trí quan trọng trong nền chính trị đương đại. Có thể khái quát các mô hình bầu cử trên thế giới đương đại, ngoại trừ tính đặc thù, bao gồm ba mô hình tiêu biểu: Mô hình bầu cử của thể chế quân chủ (gồm quân chủ đại nghị, quân chủ cộng hòa); mô hình bầu cử của thể chế cộng hòa tổng thống và mô hình bầu cử của thể chế hỗn hợp. Nhìn vào thể chế bầu cử người ta có thể hiểu được sự phát triển cũng như trình độ văn minh của một chế độ chính trị - xã hội nói chung và thể chế chính trị của các quốc gia nói riêng. Cũng chính qua đây, tính chất dân chủ của hệ thống chính trị được thể hiện rõ nét, vì thông qua hoạt động bầu cử, các cơ chế giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị được bộc lộ một cách sâu sắc nhất. Trong nền chính trị hiện đại, các cuộc bầu cử tự do và công bằng chính là phương thức để đảm bảo cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân, bởi thuật ngữ bầu cử luôn gắn bó mật thiết với khái niệm dân chủ. Trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân. Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng.
  9. 2 Được tiến hành lần đầu tiên vào 06/01/1946, tại Việt Nam, các cuộc bầu cử nói chung và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp có một vị trí quan trọng, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước nói chung và cơ quan đại diện – cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng. Bầu cử chọn ra các đại biểu đại diện nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Việc bầu cử ở Việt Nam hiện nay bao gồm bầu cử Quốc hội (ở Trung ương) và bầu cử đại biểu HĐND các cấp (ở địa phương). Như Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” [27]. Thông thường, các cuộc bầu cử được tiến hành khi các cơ quan dân cử (cơ quan quyền lực nhà nước) hết nhiệm kỳ. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiệm kỳ của Quốc hội (QH) mỗi khóa là năm năm, tương tự, năm năm cũng là nhiệm kỳ của HĐND các cấp. Chính vì vậy, cứ năm năm một lần, đất nước ta lại định kỳ tiến hành bầu cử QH và HĐND các cấp. Hội đồng nhân dân ở nước ta được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (lúc đó là Hồ Chí Minh). Theo sắc lệnh này, HĐND được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân với nhiệm kỳ khi đó chỉ 2 năm. Theo điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (năm 2003) quy định: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [73]. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân” thích ứng với đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh
  10. 3 đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị...” [10]. Nhiệm vụ này đặt ra yêu cầu phải đổi mới, hoàn thiện thể chế bầu cử, trong đó có bầu cử đại biểu HĐND các cấp theo hướng đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, bảo đảm tính thực quyền cho HĐND các cấp. Bởi thông qua các cuộc bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND, quyền công dân, quyền làm chủ của dân được thể hiện đúng với bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Từ năm 2001, Đảng ta đã chỉ rõ cần phải “Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, hoàn thiện những qui định về bầu cử, ứng cử và tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ”. Để thực hiện được các mục tiêu này, một trong những giải pháp quan trọng, là xây dựng và cơ chế dân chủ, thực hiện quyền dân chủ của người dân thông qua hoạt động bầu cử nói chung và bầu cử đại biểu HĐND nói riêng. Bởi thực tế cho thấy, hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở nước ta mặc dù diễn ra rất sôi nổi, thu hút được đông đảo người dân tham gia, song vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhất định đang đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết. Xuất phát từ những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn trên, việc nghiên cứu đề tài “Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và nhìn nhận đúng đắn cơ sở lý luận về bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam. Phân tích thực trạng hoạt động này để chỉ ra được những thành tựu và hạn chế để đề xuất những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng của hoạt động bầu cử nói chung và bầu cử đại biểu HĐND nói riêng. Từ đó, phát huy quyền và nghĩa vụ công dân trong việc bầu ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí và nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về bầu cử và bầu cử đại biểu HĐND các cấp; đánh giá thực trạng của hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các
  11. 4 cấp ở Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam những nhiệm kỳ tới. 2.2. Nhiệm vụ Để hoàn thành mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 2) Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về HĐND các cấp và bầu cử đại biểu HĐND các cấp 3) Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam. 4) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam những nhiệm kỳ tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án đó là những vấn đề lý luận và thực tiễn về bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung của Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam. - Không gian nghiên cứu của Luận án: Hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam (cấp tỉnh, huyện, xã) - Thời gian nghiên cứu của Luận án: Luận án nghiên cứu hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ: 2011 – 2016; 2016 – 2021 (từ 2011 đến nay) 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về bầu cử, bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Bên cạnh đó, luận án cũng tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về bầu cử đại biểu HĐND các cấp của các công trình nghiên cứu đã công bố. Luận án cũng sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu của một số lý thuyết về bầu cử; lý thuyết dân chủ chính trị; lý thuyết về chủ quyền nhân dân; lý thuyết về xây dựng nhà nước pháp quyền, về tự do, dân chủ, quyền con người…
  12. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân tích theo hệ thống, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp Logic- lịch sử; phương pháp so sánh để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong Luận án. Chương 1: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích tài liệu nhằm chỉ ra những giá trị mà các kết quả nghiên cứu đạt được, so sánh và khái quát thành những đánh giá và quan điểm của tác giả về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Để xây dựng khung lý thuyết, tác giả luận án sử dụng các phương pháp phân tích theo hệ thống, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp so sánh, tổng hợp. Chương 3: Để đánh giá thực trạng hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các cấp, tác giả luận án sử dụng phương pháp logic - lịch sử, phân tích, so sánh, phương pháp nghiên cứu hệ thống; phương pháp cấu trúc chức năng, phương pháp thống kê để đánh giá thực hiện cơ chế pháp lý thực hiện hoạt động bầu cử đại biểu tại HĐND các cấp. Đặc biệt là phương pháp điều tra xã hội học, lấy địa bàn khảo sát điểm là thành phố Hà Nội, thực hiện với 480 phiếu. Với phương pháp và kết quả nghiên cứu này đã được tác giả sử dụng trong các nội dung thuộc chương 3 và chương 4 của luận án. Chương 4: Tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, lý thuyết hệ thống nhằm chỉ ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động bầu cử đại biểu HĐND ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án đã đóng góp một phần vào xây dựng hướng nghiên cứu mới và rõ hơn về bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam trên các nội dung: - Luận án nghiên cứu các công trình về bầu cử làm cơ sở trình bày có hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động bầu cử gồm: khái niệm; vai trò, nguyên tắc. Xây dựng khung lý thuyết về nguyên tắc, nội dung, quy trình bầu cử đại biểu HĐND, các nhân tố tác động; vai trò của bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
  13. 6 - Trên cơ sở phân tích, đánh giá quy trình, nội dung hoạt động bầu cử đại biểu HĐND các cấp ở Việt Nam đặc biệt chỉ ra bất cập, hạn chế trong hoạt động này cần xử lý giải quyết trong quá trình nâng cao hoạt động bầu cử, bầu cử đại biểu HĐND các cấp. - Luận án đề xuất hệ giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bầu cử đại biểu HĐND ở Việt Nam trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu phát huy vai trò của HĐND và dân chủ hóa xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án là công trình có ý nghĩa trên các mặt sau đây: 6.1. Về lý luận Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án góp phần trong việc hệ thống hoá các thông tin, các quan điểm, các học thuyết về chế độ bầu cử nói chung và bầu cử HĐND ở Việt Nam nói riêng, từ đó góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về hoạt động bầu cử HĐND và thực tế việc hoàn thiện cơ chế bầu cử HĐND các cấp ở nước ta. Luận án là công trình có ý nghĩa trong việc góp phần bổ sung những kiến thức lý luận về vị trí, vai trò, quy trình bầu cử đại biểu HĐND giúp người đọc thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này trong việc thực hiện quyền lực nhân dân, thực hành dân chủ và trong quá trình thành lập, hoạt động của nhà nước. 6.2. Về thực tiễn Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, quản lý hoặc giảng dạy về chính trị học, về nhà nước và pháp luật. Kết quả luận án có thể được sử dụng phục vụ cho hoạt động đào tạo học viên cao học, sinh viên đại học tại các cơ sở đào tạo ngành chính trị học và các ngành khoa học xã hội có liên quan. Những kết quả nghiên cứu và kết luận rút ra từ luận án có thể được các cơ quan hữu quan từ trung ương đến địa phương sử dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ việc đề ra các giải pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trong nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung (hoặc xây dựng mới) các Luật bầu cử nói chung và bầu cử đại biểu HĐND ở nước ta trong thời gian tới.
  14. 7 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu nghiên cứu. Luận án gồm 4 chương, 18 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Một số vấn đề lý luận về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Chương 3: Thực trạng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam nhưng nhiệm kỳ tới.
  15. 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về bầu cử, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về bầu cử Trên phạm vi thế giới, các cuộc bầu cử dân chủ bắt đầu được tổ chức từ thế kỷ 17 ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Và ngay khi hoạt động này được tiến hành thì những nghiên cứu về bầu cử của các nhà khoa học cũng ra đời. Bầu cử được xem là hoạt động gắn liền với chế độ dân chủ đại diện, nên vai trò của nó được đề cao trong các nền dân chủ đương đại. Tính đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về bầu cử nói chung khá phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số ấn phẩm tiêu biểu về bầu cử của các học giả nước ngoài như: Nghiên cứu của tập thể các tác giả Mark Anstey, Christopher Bennett, David Bloomfield, K. M. de Silva, Nomboniso Gasa, Yash Ghai, Peter Harris, Luc Huyse, Rasma Karklins, Michael Lund, Charles Nupen, David M. Olson, Anthony J. Regan, Ben Reilly, Andrew Reynolds, Carlos Santiso và Timothy D. Sisk (1998) với ấn phẩm “Democracy and Deep-Rooted Conflict: Options for Negotiators” do International IDEA (International Institute for Democracy and Electoral Assistance – Viện Quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử) xuất bản. Trên cơ sở làm rõ bốn vấn đề của các chế độ chính trị - xã hội hiện nay: (1) – Bản chất thay đổi của xung đột và quản lý xung đột; (2) – Phân tích xung đột; (3) Quy trình đảm phán; (4) Các đòn bẩy dân chủ để quản lý xung đột Các nhà nghiên cứu của công trình này chỉ rõ rằng, việc lựa chọn một chế độ bầu cử phù hợp đối với từng quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết mang tính gốc rễ các xung đột xã hội bằng phương pháp hòa bình. Denis Petit (2000), Resolving Election Disputes in the OSCE Area: Towards a Standard Election Dispute Monitoring System, ODIHR Rule of Law Expert, Warsaw, 2000, © OSCE/ODIHR. Tác giả cho rằng, trong những năm
  16. 9 gần đây, cộng đồng quốc tế ngày càng tập trung vào các cuộc tranh chấp bầu cử. Điều này xuất phát từ kết quả của những tranh cãi về các hoạt động bầu cử chính trị và cảm giác không tin tưởng vào các thủ tục khiếu nại và khiếu nại ở nhiều quốc gia. Không chỉ có hệ thống tư pháp và các cơ quan bầu cử mâu thuẫn với nhau mà sự khác biệt và sơ sở trong luật pháp của các quốc gia cũng là nguyên nhân dẫn đến việc không rõ ràng trong việc giải quyết các khiếu nại của cử tri. Chính vì vậy, Báo cáo đã dựa trên kết quả của Chương trình Tiêu chuẩn Bầu cử quốc tế của OSCE cho các tổ chức dân chủ và quyền con người (1998) nhằm phác thảo các phương pháp tối ưu nhất trong việc giải quyết các tranh chấp, xung đột trong quá trình bầu cử và sau bầu cử taị các quốc gia. Các nhà nghiên cứu của International IDEA bao gồm: Andrew Reynolds, Ben Reilly and Andrew Ellis With José Antonio Cheibub, Karen Cox, Dong Lisheng, Jørgen Elklit, Michael Gallagher, Allen Hicken, Carlos Huneeus, Eugene Huskey, Stina Larserud, Vijay Patidar, NigelS. Roberts, Richard Vengroff, Jeffrey A. Weldon, là đồng tác giả xuất bản ấn phẩm của chuyên khảo “Electoral System Design: The New International IDEA Handbook” (2005). Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu rất tiêu biểu về chế độ bầu cử. Cuốn sách này đề cập một cách trực tiếp và toàn diện đến những vấn đề lý luận, thực tiễn về hệ thống bầu cử ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ở góc độ khái quát nhất về các hệ thống bầu cử phổ biến trên thế giới dựa trên tiêu chí của đơn vị bầu cử; phân tích những ưu điểm, những hạn chế của từng hệ thống bầu cử. Dựa trên cơ sở về đơn vị bầu cử, cuốn sách giới thiệu chế độ bầu cử của một số nước điển hình. Nhận thấy những hạn chế nhất định của phụ nữ trong việc tham gia vào các hoạt động và vị trí quyền lực trong hoạt động chính trị trên thế giới, Ấn phẩm “Women and Elections: Guide to Promoting the Participation of Women in Elections” (2005) do Liên hợp quốc xuất bản. Trên cơ sở việc nhìn thấy sự hạn chế nhất định của phụ nữ trong các cơ quan dân biểu và trong hệ thống chính trị, Nghiên cứu của Liên hợp quốc như một cẩm nang hướng dẫn việc thúc đẩy, tăng cường mở rộng sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động bầu cử sau các xung đột chính trị - xã hội tại các quốc gia.
  17. 10 Andrew Kaplan, IFES Consultant (2005), “A Guide Transparency in Election Administration”. Cuốn sách sách của tác giả có giá trị như một cẩm nang cung cấp các thông tin nhằm phục vụ cho việc triển khai nguyên tắc minh bạch trong quá trình bầu cử và quản lý bầu cử. Theo đó, tác giả khẳng định tính minh bạch rất cần thiết trong quá trình bầu cử vì nó giúp loại bỏ sự xuất hiện của khả năng gian lận trong bầu cử, làm cho các cuộc bầu cử trở nên “tự do và công bằng” hơn. Tác giả cũng nói đến hai cách thức để góp phần minh bạch hơn trong quá trình bầu cử đó là phải rõ ràng, minh bạch ngay trong các điều khoản của bầu cử, thứ hai là đi kèm với luật về bầu cử, quy tắc trong quá trình bầu cử phải luôn có sự theo dõi, giám sát của các viên chức, cơ quan quản lý bầu cử. John S. And Jame L. Knight (2005), Buiding Confidence in U.S Election Report of the Commission on Federal Election Reform, September. Cuốn sách với dung lượng 113 trang đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về cách thức xây dựng niềm tin trong các cuộc bầu cử tại Mỹ của Uỷ ban cải cách bầu cử Liên bang. Công trình đã nêu lên 10 vấn đề quan trọng trong quá trình bầu cử tại Mỹ bao gồm: Mục tiêu và thách thức đối với chế độ bầu cử; Đăng ký và Nhận diện cử tri; Công nghệ bầu cử; Cách thức để mở rộng quyền truy cập bầu cử; Cải thiện sự toàn vẹn của phiếu bầu cử; Quản lý bầu cử; Phạm vi truyền thông trong bầu cử. Giám sát bầu cử; Lựa chọn các ứng cử viên và Tổng tuyển cử. Nghiên cứu của tác giả Guy S. Goodwin - Gill với cuốn sách “Free and Fair Elections-New Expanded Edition” (2006), do Liên minh Nghị viện thế giới xuất bản, dưới sự tài trợ của International IDEA. Công trình nghiên cứu đã dựa trên trên cơ cở các văn kiện quốc tế, đặc biệt là Tuyên bố về tiêu chuẩn cho bầu cử tự do và công bằng (The Declaration on Criteria for Free and Fair Elections) do Liên minh Nghị viện thế giới thông qua tại phiên họp lần thứ 154 vào ngày 26/3/1994 tại Paris làm cơ sở để mang phân tích và mang đến một cái nhìn tương đối toàn diện về bầu cử tự do và công bằng. Công trình cũng nói đến các biểu hiện cụ thể của hoạt động bầu cử dưới dạng các quyền, nghĩa vụ của các ứng cử viên, các đảng phái chính trị, các cách thức tổ chức bầu cử, trách nhiệm và đảm bảo của nhà nước cho bầu cử tự do và công bằng.
  18. 11 Các học giả Alan Wall, Andrew Ellis, Ayman Ayoub, Carl W. Dundas, Joram Rukambe, Sara Staino (2006) với công trình “Electoral Management Design: The International IDEA Handbook”. Cuốn sách khẳng định: Sự lựa chọn của hệ thống bầu cử là một trong những quyết định thể chế quan trọng đối với bất kỳ nền dân chủ nào. Trong hầu hết các trường hợp, sự lựa chọn của một hệ thống bầu cử cụ thể có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị tương lai của đất nước; Từ đó, nghiên cứu đã đề cập đến các cách thức tổ chức bầu cử, những nguyên tắc tổ chức, quản lý để các cuộc bầu cử đảm bảo tính khách quan, trung thực. Judith Large, Timothy D. Sisk (2006) thể hiện trong tác phẩm “Democracy, Conflict and Human Security: Pursuing Peace in the 21st Century”. Nội dung của công trình nghiên cứu chia thành hai tập, trong đó tập 1 các tác giả đi vào khám phá các cách thức thực hành dân chủ có thể góp phần vào việc quản lý xung đột đương thời và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu an ninh và phát triển. Tập 2 tập trung vào vấn đề bầu cử trong đóc các tác giả bàn về Vai trò của chế độ bầu cử trong việc phát huy dân chủ, xây dựng xã hội đồng thuận, đảm bảo quyền con người. Tác giả David Beetham(2006) thông qua tác phẩm “Parliament and Democracy in The Twenty- First Century a Guide to Good Practice”(2006). Đây là một cuốn sách có giá trị như một cuốn cẩm nang đã cung cấp một cái nhìn toàn diện và có hệ thống về vai trò trung tâm của nền dân chủ đó là Nghị viện (Quốc hội) đã phân tích vai trò của Nghị viện ( Quốc hội) - sản phẩm của chế độ bầu cử trong việc thực thi dân chủ với 5 tiêu chí đó là: tính đại diện, minh bạch, gần gũi, có trách nhiệm và hiệu quả. Ở Việt Nam, chế độ bầu cử phổ thông xuất hiện khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời vào 2/9/1945. Từ đó cho đến nay, bàn về bầu cử chính trị nói chung và bầu cử ở Việt Nam nói riêng bao gồm bầu cử Đại biểu quốc hội và bầu cử đaị biểu Hội đồng nhân dân các cấp được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các học giả giành nhiều thời gian và công sức nghiên cứu với các công trình, bài viết rất đa dạng và phong phú. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như:
  19. 12 Vũ Hồng Anh (1997), “Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới”, NXB chính trị quốc gia Hà Nội. Trong cuốn sách giả Vũ Hồng Anh đã làm rõ khái niệm cơ bản đó là bầu cử và chế độ bầu cử: “Bầu cử là thủ tục mà theo đó, một nhóm người xác định (nhân dân, cử tri, tập thể, cá nhân) bầu ra một hay nhiều người để thực hiện chức năng xã hội nào đó”; Còn chế độ bầu cử là tổng thể các quan hệ xã hội có trật tự gắn với cuộc bầu cử vào cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương. Những quan hệ xã hội này hợp thành trình tự bầu cử. Bên cạnh đó, cũng trong công trình nghiên cứu này, Tác giả Vũ Hồng Anh đã giới thiệu khái quát về các nguyên tắc cơ bản trong bầu cử cùng các phương pháp phân ghế đại biểu… để từ đó làm nền tảng cơ sở cho việc trình bày về chế độ bầu cử, của các 15 quốc gia điển hình trên thế giới như Anh, Ấn Độ, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha… Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, “Chính trị học Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. Trong cuốn sách, ở chương 5 về Đặc điểm thể chế chính trị Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc phân tích về hiến pháp, Đảng Cộng sản Việt Nam, thể chế Nhà nước, các Đoàn thể nhân dân, các tác giả cũng đã bàn đến thể chế bầu cử của nước ta. Trong đó nêu rõ các nguyên tắc bầu cử bao gồm: nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc bầu cử trực tiếp, nguyên tắc bỏ phiếu kín; nguyên tắc bình đẳng; tiến trình của một cuộc bầu cử bao gồm các giai đoạn: thứ nhất, ấn định ngày bầu cử; thứ hai, thành lập hội đồng bầu cử; thứ ba, phân chia các đơn vị bầu cử; thứ tư, giới thiệu ứng cử viên; thứ năm, quá trình thành lập danh sách cử tri; thứ sáu, tiến hành bỏ phiếu; thứ bảy, kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử. Về bãi miễn đại biểu, khi có quá nửa tổng số cử tri đơn vị bầu cử bỏ phiếu bãi nhiệm, hoặc 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội (đối với đại biểu Quốc hội) hoặc Hội đồng nhân dân (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân) bỏ phiếu bãi nhiệm. Lưu Văn Quảng (2009): “Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp – lý thuyết và hiện thực” NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung cuốn sách gồm ba chương, chương 1 tác giả đã trình bày khái quát về những vấn đề lý luận về hệ thống bầu cử ở các nước phương tây như: khái niệm hệ thống bầu cử; chức năng của hệ thống bầu cử trong nền chính trị phương Tây hiện đại; các nguyên tắc và
  20. 13 trình tự tiến hành bầu cử; các hệ thống bỏ phiếu chính; hệ thống bỏ phiếu và những hệ quả chính trị của nó. Chương 2, tác giả đã phân tích hoạt động bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp từ giai đoạn tổ chức và trình tự tiến hành bầu cử; các nhân tố tác động đến quá trình bầu cử; hành vi bầu cử của cử tri cùng những đặc trưng của những người được bầu. Trên cơ sở đó, chương 3 tác giả nêu lên những giá trị phổ biến, những hạn chế của hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ, Pháp và những gợi mở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác bầu cử ở Việt Nam. Vũ Văn Nhiêm (2009), “Chế độ bầu cử ở nước ta những vấn đề lý luận và thực tiễn", luận án Tiến sỹ ngành Lịch sử Nhà nước và Pháp luật. Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận về chế độ bầu cử trong xã hội dân chủ nói chung và ở Việt Nam nói riêng về: khái niệm, bản chất, vai trò của chế độ bầu cử; những nội dung cơ bản của chế độ bầu cử, như những nguyên tắc bầu cử, quyền bầu cử, ứng cử, hiệp thương giới thiệu người ứng cử, vận động bầu cử, đơn vị bầu cử, các tổ chức phụ trách bầu cử, phương pháp xác định kết quả bầu cử. Tác giả Vũ Văn Nhiêm đã phân tích sự phát triển của chế độ bầu cử ở nước ta từ cuộc tổng tuyển cử bầu quốc dân đại hội năm 1946 đến nay. Căn cứ vào những vấn đề lý luận này, đặc biệt là các nguyên tắc đã bầu cử, tác giả Vũ Văn Nhiêm làm rõ những thành tựu trong việc xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân từ cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đến nay và những vấn đề còn tồn tại còn bất cập của chế độ bầu cử nước ta hiện nay. Ở chương 3, tác giả phân tích tính tất yếu khách quan về sự đổi mới chế độ bầu cử, phương hướng đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử, những giải pháp hoàn thiện chế độ bầu cử trong điều kiện phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Bùi Hải Thiêm (2011), “So sánh một số hệ thống bầu cử trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 4/2011. Trên cơ sở khẳng định trong các nền dân chủ đại diện hiện đaị, bầu cử là cơ chế phổ biến nhất để chọn lưạ ra người đại diện vào nắm giữu vị trí công quyền, thực thi quyền lực nhà nước. Theo tác giả, xét tổng quan trên thế giới, các hệ thống bầu cử rất đa dạng và khác nhau theo từng quốc gia. Tuy nhiên, dù có sự đa dạng như vậy, nhưng về đại thể, các hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2