Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 20
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cầm quyền của Đảng CSVN, luận án đánh giá thực trạng, chỉ rõ những vấn đề đặt ra và đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CÙ VĂN TRUNG NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CÙ VĂN TRUNG NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Chính trị học Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS DƢƠNG XUÂN NGỌC Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Dương Xuân Ngọc. Các số liệu và kết quả sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Cù Văn Trung i
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án. .................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .............................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................... 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4 5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận án .............................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................... 6 7. Kết cấu luận án ............................................................................................... 6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản ..................................................................................................................... 7 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đảng chính trị............................................. 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo: ....................................... 10 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về đảng cầm quyền...................................... 12 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về đảng cộng sản cầm quyền, năng lực cầm quyền của đảng cộng sản .......................................................................... 17 1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.................................................................................................. 20 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp tăng cƣờng và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ...................................... 30 1.4. Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ................................................................... 33 1.4.1. Khái quát những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................................................................. 33 1.4.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...................................... 35 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 36 Chƣơng 2: NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ...................................................................... 38 ii
- 2.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 38 2.1.1. Đảng chính trị ......................................................................................... 38 2.1.2. Đảng lãnh đạo ........................................................................................ 40 2.1.3.Đảng cầm quyền ......................................................................................42 2.1.4. Đảng Cộng sản cầm quyền .....................................................................45 2.1.5 Khái niệm năng lực cầm quyền của Đảng ............................................... 49 2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cầm quyền, năng lực cầm quyền của ĐCS. .......................................... 52 2.2.1 Quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen .......................................................... 52 2.2.2 Quan điểm của V.I. Lênin ....................................................................... 54 2.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh ............................................................................ 57 2.3. Tiêu chí về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam .................. 62 2.4. Những nhân tố cơ bản tác động đến năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.................................................................................................. 69 2.4.1. Nhân tố khách quan ................................................................................69 2.4.2 Nhân tố chủ quan .....................................................................................76 Tiểu kết Chƣơng 2 ................................................................................................... 81 Chƣơng 3: NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................................... 83 3.1. Thực trạng năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay. ........................................................................................................... 83 3.1.1 Những kết quả đạt được ..........................................................................83 3.1.2 Hạn chế, yếu kém. .................................................................................104 3.2. Những vấn đề đặt ra về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay ......................................................................................................... 110 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 119 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ................................................ 121 4.1. Quan điểm về nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam .121 iii
- 4.1.1. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến vai trò, sứ mệnh của Đảng đối với đất nước và dân tộc ..................121 4.1.2. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng phải gắn với xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, nhất là cán bộ chiến lược và người đứng đầu .........................................................124 4.1.3. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng phải gắn với đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ................................... 127 4.1.4. Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng phải gắn với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa .................................................................128 4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng ....................................129 4.2.1. Giải pháp về xây dựng, phát triển lý luận, cương lĩnh, đường lối của Đảng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong giai đoạn mới. ....................................................................................... 129 4.2.2. Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ của Đảng ................................................... 132 4.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. ..............................................................................140 4.2.4. Giải pháp về tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng...............................................................................145 4.2.5. Giải pháp về nâng cao năng lực dự báo và xử lý các tình huống do thực tiễn đặt ra, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển...150 Tiểu kết Chƣơng 4 ................................................................................................. 155 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 157 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................... 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 161 iv
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban chấp hành trung ương BMNN Bộ máy nhà nước BLLĐ Bạo loạn lật đổ DBHB Diễn biến hòa bình CCHC Cải cách hành chính CCHCNN Cải cách hành chính Nhà nước CCKT Cải cách kinh tế CMTS Cách mạng tư sản CNCS Chủ nghĩa cộng sản CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội CNXHKH Chủ nghĩa xã hội khoa học CMVN Cách mạng Việt Nam CMVS Cách mạng vô sản CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc CSVN Cộng sản Việt Nam DCCH Dân chủ cộng hòa ĐCS Đảng cộng sản HNQT Hội nhập quốc tế KTTT Kinh tế thị trường KTGS Kiểm tra giám sát MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam NDLĐ Nhân dân lao đông v
- NLCQ Năng lực cầm quyền NNPQ Nhà nước pháp quyền PCTN Phòng chống tham nhũng QLNN Quyền lực nhà nước QLXH Quản lý xã hội TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cáo TBCN Tư bản chủ nghĩa VKSND Viện kiểm sát nhât dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa XH-CT Xã hội chính trị vi
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là sự kiện đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi vĩ đại: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - đưa Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, tạo ra thế và lực mới để Đảng lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng CSVN từ một tổ chức hoạt động bí mật lần lượt bước lên vũ đài chính trị với tư cách là tổ chức chính trị lãnh đạo cách mạng Việt Nam và xác lập vai trò là đảng cầm quyền duy nhất chính đáng trong đời sống chính trị-xã hội đất nước; khẳng định năng lực cầm quyền của chính đảng mácxít chân chính trong thực tiễn lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Trở thành Đảng cầm quyền, Đảng ta luôn giữ vững được bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng, khoa học và sáng tạo, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, khẳng định được vị trí cầm quyền chính đáng của mình trước dân tộc và thời đại. Vai trò, sứ mệnh lãnh đạo, cầm quyền của Đảng không chỉ là một tất yếu khách quan được khẳng định bằng lịch sử chín thập kỷ lãnh đạo CMVN và hơn bảy thập kỷ lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) mà còn được hiến định, bằng lý trí, ý chí, tình cảm của toàn thể dân tộc. Là đảng cầm quyền đã trải qua nhiều thử thách, Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân tin yêu và trao cho vai trò lãnh đạo thực hiện sứ mệnh thống nhất tổ quốc, đưa đất nước phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt 1
- Nam xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, năng lực cầm quyền và nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN là vấn đề luôn mới bởi những những điều kiện cụ thể và nhân tố ảnh hưởng luôn có sự thay đổi. Trải qua hơn 30 năm đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự đổi mới, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng ở Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với những thành công đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài chậm được khắc phục, làm giảm s t lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Vấn đề này nếu không được sửa chữa s là thách thức không chỉ đối với vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, mà còn đối với cả sự tồn vong của chế độ. Đặc biệt, là tình trạng tự diễn biến tự chuyển hóa , suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn diễn ra nghiêm trọng. Thêm vào đó, nhiều tổ chức cơ sở đảng thiếu sức chiến đấu và không đủ năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh,…[25, tr.192]. Tình trạng này không chỉ làm phương hại tới vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng trong công cuộc đổi mới, làm suy giảm niềm tin của dân đối với vai trò lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng, mà trên một phương diện nào đó, còn có ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cầm quyền của Đảng ta. Mặt khác, những biến động đầy phức tạp trong khu vực và trên trường quốc tế cộng với những vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết trong phát triển kinh tế thị trường, trong đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam những năm qua; thêm vào đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn không ngừng thực hiện Chiến lược diễn biến hòa bình , gây bạo loạn lật đổ, sử dụng nhiều chiêu bài hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò cầm 2
- quyền của Đảng đã ảnh hưởng nhất định đến vai trò lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế này đặt Đảng ta trước yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền để hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà dân tộc, nhân dân giao phó, hoặc s bị lịch sử vượt qua. Thực tế hơn 90 năm lãnh đạo, mỗi khi cách mạng gặp khó khăn, lịch sử dân tộc trước kh c quanh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh, bản chất khoa học, cách mạng và sáng tạo, thực sự trở thành niềm tin yêu của nhân dân, của dân tộc. Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo; đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải quyết; sự phát triển của thực tiễn đổi mới đang đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, để hoàn thành vẻ vang sứ mệnh của Đảng cầm quyền, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của nhân dân, hơn bao giờ hết đòi hỏi Đảng CSVN phải nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền. Đây cũng là mệnh lệnh của cuộc sống, là nhu cầu nội tại khách quan của tình hình đất nước, xu hướng phát triển của chính trị quốc tế và các yếu tố mang tính thời đại cho thấy: Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN là nhiệm vụ vừa cấp bách và thường xuyên của toàn Đảng, đồng thời cũng là đòi hỏi của chính thực tiễn của công cuộc đổi mới, HNQT vì sự phát triển bền vững của đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cầm quyền của Đảng CSVN, luận án đánh giá thực trạng, chỉ rõ những vấn đề đặt ra và đề 3
- xuất quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới của đất nước. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản. Thứ ba, phân tích, đánh giá đ ng thực trạng và những vấn đề đặt ra về năng lực cầm quyền của Đảng CSVN. Thứ tư, đề xuất những quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới của đất nước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN ở cấp Trung ương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: nghiên cứu năng lực cầm quyền của Đảng CSVN - Về thời gian: từ Đại hội VI của Đảng (1986) đến năm 2021. - Về không gian: tập trung nghiên cứu năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ở cấp Trung ương. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Luận án thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng CSVN về ĐCS cầm quyền và năng lực cầm quyền của ĐCS. - Luận án cũng sử dụng, kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế về ĐCS cầm quyền và năng lực cầm quyền của ĐCS. 4
- 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp và tương thích với từng nội dung luận án, trong đó có những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Chương 1: Tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa để đánh giá các đề tài, các công trình nghiên cứu có liên quan tới năng lực cầm quyền của Đảng CSVN. Chương 2: Tập trung nghiên cứu luận giải các khái niệm, phạm trù cơ bản và các quan điểm về ĐCS và đảng cầm quyền - là những vấn đề có tính lý luận cơ bản. Do đó, tác giả sử dụng các phương pháp logic-lịch sử, phân tích và tổng hợp để khảo sát các quan niệm khác nhau trong các lý thuyết chính trị về năng lực cầm quyền của ĐCS đồng thời sử dụng phương pháp quy nạp để xây dựng các khái niệm công cụ của luận án. Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp chủ đạo để tiến hành nghiên cứu chuyên đề. Chương 3: Phù hợp với yêu cầu nội dung, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử và phương pháp định tính để khảo sát, phân tích, nhận định năng lực cầm quyền của Đảng CSVN từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đến nay. Trên cơ sở đó làm rõ thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân của thành công - hạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối với năng lực cầm quyền của Đảng CSVN. Chương 4: Các phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm phân tích, luận giải những thành công, hạn chế và những quan điểm về nâng cao năng lực cầm quyền và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN hiện nay. 5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận án Một là, trên cơ sở hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận về đảng cầm quyền, ĐCS cầm quyền, năng lực cầm quyền của ĐCS; luận án làm rõ năng 5
- lực cầm quyền của Đảng CSVN, bộ tiêu chí về năng lực cầm quyền của Đảng CSVN, khái quát những yếu tố tác động đến năng lực cầm quyền của Đảng CSVN. Hai là, luận án khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực cầm quyền của Đảng CSVN trong giai đoạn tiến hành đổi mới toàn diện đất nước (từ năm 1986 đến nay), trên cơ sở bộ tiêu chí được xây dựng bởi tác giả luận án; đặc biệt chỉ ra những thành công - hạn chế và những vấn đề đặt ra về năng lực cầm quyền của ĐCSVN Ba là, luận án đề xuất hệ quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN trong thời kỳ mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận, nội dung và kết quả của luận án s góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về Đảng cầm quyền và năng lực cầm quyền của Đảng CSVN. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành Chính trị học, các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn có liên quan ở Việt Nam. Luận án cũng là tài liệu bổ ích gi p các cơ quan có thẩm quyền khai thác, vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng CSVN trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đảng chính trị Là nơi ra đời, phát triển các đảng chính trị và nghiên cứu đảng chính trị sớm trên thế giới, phương Tây đã để lại nhiều công trình nghiên cứu đảng phái chính trị với những công trình tiêu biểu như: - Các hệ thống chính trị Đông Âu và Các hệ thống chính trị Tây Âu (W.Ismayr chủ biên, 2002-2003); Các chính Đảng châu Âu trong hợp tác và hội nhập (chủ biên K.M. Johanson/P. Zervakí, ed., 2002). Hai tác phẩm này đã đề cập đến các đảng chính trị ở Anh, Pháp; tuy nhiên nội dung nghiên cứu chủ yếu mới dừng lại ở so sánh một số đặc điểm và ưu thế của các đảng chính trị ở hai quốc gia này. - Political parties and political development (chủ biên Joseph LaPalombara, Myron Weiner, 1966). Công trình này tập hợp một số chuyên đề về đảng chính trị, sự tồn tại và phát triển của đảng chính trị; chưa đi sâu vào nguồn gốc, bản chất của đảng chính trị. - Các đảng phái chính , chủ biên Maurice Duverger (1969): các tác giả của công trình này bàn về lý thuyết hệ thống đảng chính trị, văn hóa chính trị và lý thuyết bầu cử. - Công trình nghiên cứu Đảng chính trị của các tác giả nước ngoài được dịch sang tiếng Việt: Đảng chính trị-Chiến lược và sự quản lý (chủ biên V.V.Meytus, V.Iu. Meytus, 2010) chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận về đảng chính trị, xây dựng chiến lược phát triển và duy trì sự tồn tại của Đảng, về cơ cấu tổ chức đảng chính trị ở Mỹ. 7
- - Sách Đảng chính trị phương Tây và Cộng hòa Liên bang Đức (Lương Văn Kế chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009) cung cấp những vấn đề lý luận về đảng chính trị, thể chế chính trị ở một số nước phương Tây. Tác giả đã giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của các đảng chính trị; những kinh nghiệm về lãnh đạo, tranh quyền và cầm quyền, xây dựng và phát triển của các đảng chính trị; kinh nghiệm điều chỉnh chiến lược, sách lược của các đảng chính trị hiện nay. Tác giả cũng quan tâm nhận diện về đảng cánh tả và đảng cánh hữu ở phương Tây mà rõ nhất là ở nước Đức và Mỹ. Ông cho rằng: ở phương Tây cũng không có sự thống nhất về tiêu chí phân chia khuynh hướng tư tưởng chính trị thành cánh tả và cánh hữu. Người châu Âu hiểu đảng cánh tả là đảng mang cách nhìn chiều ngang (horizontal), ủng hộ sự công bằng, cải cách xã hội và hướng tới tương lai; còn đảng cánh hữu có khuynh hướng nhìn theo chiều thẳng đứng (vertical), theo đuổi quan điểm duy trì tôn ti, có tính bảo thủ, công bằng xã hội và coi trọng giá trị tôn giáo. Trong khi đó người Mỹ cho rằng, không riêng gì các đảng cánh tả theo đuổi giá trị công bằng mà ngay các chính đảng thiên hữu cũng nói nhiều về công bằng (justic). Có người hiểu tả là vì lợi ích của người lao động, ủng hộ sự can thiệp của nhà nước đối với kinh tế; còn hữu là vì lợi ích của giới chủ, khước từ can thiệp của nhà nước. Tuy nhiên trên đại thể, các thủ lĩnh chính đảng khá nhất trí với nhau rằng: phân chia tả - hữu là những khuôn khổ định hướng nhằm tranh thủ cử tri trong bầu cử. Đây là cuốn sách rất có giá trị cho những ai quan tâm nghiên cứu các đảng chính trị ở phương Tây, đặc biệt là đảng chính trị ở nước Đức. - Bài báo Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hiện đại (Qua khảo sát một số mô hình tiêu biểu) của Nguyễn Xuân Tế và Đặng Đình Thành (2013), Tạp chí Khoa học pháp lý (1), tr.24-20. Bài viết được thiết kế theo hai hướng trọng điểm chính: 8
- Thứ nhất: Vị trí đảng chính trị và đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị (HTCT) ở các nước tư bản. Theo hướng này, các tác giả chỉ ra rằng: Đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong HTCT của các nước tư bản. Nó có vai trò là một trong những thành phần cơ bản của chế độ chính trị, của xã hội công dân hiện đại, có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của HTCT. Đây là một tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp, nó liên kết, lãnh đạo những người đại diện tích cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó để cùng thực hiện đạt những mục tiêu và lý tưởng nhất định. Một trong những vai trò rất quan trọng của các Đảng chính trị là vai trò đối lập của đảng không cầm quyền. Sự đối lập này thể hiện rất rõ trong hoạt động các đảng chính trị của nhà nước tư sản Anh, Mỹ - nơi điển hình của hệ thống lưỡng đảng. Ngoài Chính phủ đang cầm quyền, pháp luật Anh còn cho phép thành lập Nội các trong bóng tối của các đảng đối lập, có nhiệm vụ tìm ra những khiếm khuyết trong chính sách của đảng cầm quyền, giám sát những người đang làm nhiệm vụ cai trị đất nước dưới sự hướng dẫn của đảng cầm quyền. Đây được gọi là sự đối lập có trách nhiệm, ch ng có tác dụng nhất định gi p nhà nước tư sản thận trọng hơn khi đưa ra các quyết định của mình . Thứ hai: nghiên cứu vai trò đảng cầm quyền đối với nhà nước, các tác giả cho rằng: Muốn trở thành đảng cầm quyền thì đảng chính trị phải giành quyền lực nhà nước và trở thành đảng cầm quyền thông qua con đường tuyển cử và đấu tranh ở Quốc hội. Mặt khác, để các đảng chính trị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và được điều hành ổn định, cần phải xây dựng và thực hiện một chế độ bầu cử trên nguyên tắc dân chủ, tự do, công bằng. Đồng thời, phương pháp chọn đại biểu và quy chế về khu vực bầu cử cũng cần được quan tâm, tính toán sao cho phù hợp với cơ cấu chính trị và truyền thống của quốc gia . 9
- Nội dung cốt lõi nhất của bài viết này là các tác giả đề cập đến điều kiện một đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền một cách hợp pháp bằng các giá trị mới. Phương thức này thể hiện qua cương lĩnh tranh cử, thông qua con đường bầu cử hợp pháp, công bằng và dân chủ. Công trình này có giá trị tham chiếu quan trọng trong quá trình phân tích lịch sử phát triển của đảng cầm quyền tại Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về Đảng lãnh đạo: - Nguyễn Hữu Đổng và Ngô Huy Đức (2013), Nhận thức khái niệm Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận Chính trị (27/9). Hai nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đảng lãnh đạo cơ bản kế thừa quan điểm của V.I.Lênin, và theo Người: Lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân, đảng lãnh đạo nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào - đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân . Các tác giả cũng làm rõ các nội dung chủ yếu Đảng lãnh đạo và một phần về Đảng cầm quyền theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Thứ nhất, Đảng lãnh đạo là một khái niệm chỉ sự tác động, ảnh hưởng của đảng qua các tổ chức đảng và đảng viên đến với quần ch ng nhân dân. Thứ hai, Đảng lãnh đạo là một khái niệm không gắn với quyền lực - Tức là đảng không dựa vào quyền lực (quyền lực được hiểu theo nghĩa có sự cưỡng bức, ép buộc) trong sự ảnh hưởng, trong quá trình tác động của chủ thể lãnh đạo là đảng đến đối tượng lãnh đạo là quần ch ng nhân dân (hay sự lãnh đạo của đảng đối với quần ch ng nhân dân có đặc điểm là sự vận động mang tính thuyết phục). Thứ ba, khái niệm Đảng lãnh đạo được hiểu như một hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp cả trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tiếp theo, các tác giả chỉ ra Đảng cầm quyền là một khái niệm được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây ngay khi xã hội bắt 10
- đầu hình thành các đảng chính trị. Các nội dung trong bài viết là tài liệu tham khảo có giá trị trong luận án. Nguyễn Hữu Đổng (2012), Phân biệt hoạt động lãnh đạo và cầm quyền của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay , Tạp chí Lý luận Chính trị số 1. Trong bài viết, tác giả cho rằng, trong HTCT của bất kỳ quốc gia nào hiện nay đều có các bộ phận cấu thành cơ bản, đó là: Đảng chính trị; nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Đảng chính trị thực chất là các tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội liên kết những đại diện ưu t nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục tiêu và lý tưởng nhất định. Mục tiêu của đảng chính trị nói chung trước hết là giành quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó để thực hiện các định hướng chính trị, đạt được lợi ích của đảng. Khi giành được quyền lực nhà nước, đảng đó trở thành đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là khái niệm được sử dụng rộng rãi ở các nước phương Tây ngay từ khi trong xã hội bắt đầu hình thành các đảng chính trị. Đảng cầm quyền được hiểu là đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt của bộ máy nhà nước (BMNN) để kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi các chính sách quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa, đảng cầm quyền là đảng điều khiển, kiểm soát người của mình trong BMNN thực hiện các mục tiêu phát triển của đảng thông qua các chính sách của nhà nước. Đảng cầm quyền và đảng lãnh đạo là hai khái niệm không đồng nhất với nhau. Đây là quan điểm nhìn nhận đảng lãnh đạo và đảng cầm quyền dưới góc độ so sánh tính chất dựa trên các hoạt động và mục đích hoạt động chính trị mà tác giả đã đi đến kết luận có sự khác nhau nhưng tựu chung các đảng chính trị đều có xu hướng đấu tranh để trở thành đảng cầm quyền. Những thông số về quy trình đấu tranh để giành quyền lãnh đạo nhà nước cho các đảng trong bài viết có giá trị cung cấp thêm thông tin tham khảo cho luận án. 11
- 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về đảng cầm quyền Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo chính quyền, năng lực cầm quyền là một chủ đề lớn, được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Có những công trình tiêu biểu sau đây: Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.04.03/16-20 (2019), Nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng CSVN trong tình hình mới do Trương Ngọc Nam làm chủ nhiệm. Trên cơ sở làm rõ lý luận về Đảng CSVN cầm quyền trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; những vấn đề lý luận và thực tiễn về nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng CSVN, đề tài đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp đổi mới nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng CSVN đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh m KTTT định hướng XHCN; xây dựng NNPQ XHCN và nền dân chủ XHCN; đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động HNQT; cung cấp luận cứ khoa học cho việc soạn thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX 03.10 (2005), Một số vấn đề lý luận về Đảng và xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền duy nhất lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH do Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm và Đề tài khoa học mã số KX.04.31/06-10 Đảng Cộng sản cầm quyền, nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng do Nguyễn Văn Huyên làm chủ nhiệm đã phân tích quá trình phát triển lý luận của Đảng từ đảng lãnh đạo đến đảng cầm quyền, điều kiện và yêu cầu mới về xây dựng Đảng cầm quyền, điều kiện đảm bảo sự cầm quyền của Đảng; đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung, phương thức cầm quyền của Đảng đối với các thành tố của HTCT; đối với các lĩnh vực công tác; ở cấp địa phương và một số khu vực kinh tế. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu khác như các đề tài khoa học cấp nhà nước: Đề tài khoa học Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới (KX 04.05/11-15) do Lương 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay
177 p | 286 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
179 p | 244 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
171 p | 206 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 196 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 44 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
12 p | 145 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 36 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 18 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
285 p | 17 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 167 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 31 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 16 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
27 p | 120 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào từ năm 2012 đến nay
26 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn