intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

45
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường công tác này đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TÔ VĂN PHÚ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA PHẬT TỬ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TÔ VĂN PHÚ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA PHẬT TỬ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Chuyên ngành : Công tác tư tưởng Mã số : 9310201 Người hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn 1 Người hướng dẫn 2 PGS, TS. Nguyễn Phú Lợi TS. Lương Ngọc Vĩnh HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Nguyễn Phú Lợi và TS. Lương Ngọc Vĩnh. Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận án là đáng tin cậy và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Tô Văn Phú
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Hội đồng Nhân dân HĐND 2. Uỷ ban Nhân dân UBND 3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam MTTQVN 4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHPGVN 5. Hội đồng Trị sự HĐTS 6. Sinh hoạt tôn giáo SHTG 7. Đồng bằng sông Hồng ĐBSH 8. Mê tín dị đoan MTDĐ 9. Mạng xã hội MXH 10. Nhà xuất bản Nxb
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu về mê tín dị đoan và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử 11 1.2. Các công trình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật 13 tử 1.3. Kết quả và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu 35 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA PHẬT TỬ 37 2.1. Khái niệm, biểu hiện và tác động của mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử 37 2.2. Vai trò của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử 55 2.3. Cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý của truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử 58 2.4. Các yếu tố cấu thành hoạt động truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử 62 Chương 3: TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA PHẬT TỬ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 74 3.1. Thực trạng Phật giáo và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay 74 3.2. Thực trạng truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 81 3.3. Những vấn đề đặt ra trong truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 120
  6. Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MÊ TÍN DỊ ĐOAN TRONG SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA PHẬT TỬ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG 132 HỒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN NĂM 2030 4.1. Những thuận lợi, khó khăn và quan điểm tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 132 4.2. Giải pháp tăng cường truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 144 KẾT LUẬN 172 CÁC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176 PHỤ LỤC 195
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mê tín dị đoan (MTDĐ), là hiện tượng xã hội tiêu cực, thường gây tác hại cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo, nên đều bị chính quyền và các tôn giáo phê phán, phản đối. Nhưng, MTDĐ lại có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng, tôn giáo, luôn song hành và thường đan xen, len lỏi vào sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là cái nôi của nền văn hoá người Việt, cũng là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước. Phật giáo ở các tỉnh ĐBSH có lịch sử lâu đời, hoà nhập vào văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của người Việt, tiếp biến các nghi lễ của Nho giáo, Đạo giáo, trở thành một thứ “Phật giáo dân gian” mang đặc trưng của người Việt. Nhưng đó cũng là điều kiện cho MTDĐ có cơ hội phát triển trong sinh hoạt tôn giáo (SHTG) của Phật tử. Hiện nay, do tác động của kinh tế thị trường, MTDĐ càng có cơ hội, điều kiện trỗi dậy tràn lan, tình trạng lợi dụng Phật giáo để hành nghề MTDĐ trục lợi diễn ra ở nhiều nơi, như Đảng ta đã chỉ rõ: “Một số người còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan” [55, tr.47]. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản, chính sách, pháp luật về phòng chống MTDĐ, trong đó nhấn mạnh: “Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan” [66, tr.144]. Thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), cũng có những văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, yêu cầu các tăng, ni, trụ trì chùa thực hiện: “Các nghi lễ phải đúng chính pháp, tránh lãng phí, không mang hình thức mê tín dị đoan” [92, tr.574]. Quán triệt chủ trương đó, các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương và các cấp GHPGVN, các chức sắc Phật giáo ở các tỉnh ĐBSH đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Nhờ vậy, công tác truyền thông phòng, chống MTDĐ trong sinh hoạt tôn giáo đã đạt được kết quả bước đầu tích cực, huy động cả hệ thống truyền truyền
  8. 2 thông của nhà nước và của GHPGVN, nhất là báo chí truyền thông, các tăng, ni tham gia đấu tranh ngăn chặn nên tình trạng MTDĐ trong SHTG của Phật tử đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác truyền thông vẫn còn hạn chế, bất cập, tình hình hoạt động MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH, nhất là trong môi trường không gian mạng, thời đại kỹ thuật số vẫn diễn biến phức tạp. Một số cấp uỷ, chính quyền và giáo hội trong khu vực chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG; trình độ nhận thức, hiểu biết của một bộ phận Phật tử còn hạn chế, đặc biệt một số tăng, ni chưa thực sự chủ động, tích cực tham gia truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Điều đó đòi hỏi có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra giải pháp tăng cường truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH hiện nay. Với những lý do đó, là một chức sắc Phật giáo, tôi chọn chủ đề: “Truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra về truyền thông phòng, chống mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, luận án đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường công tác này đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có nhiệm vụ sau: Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu.
  9. 3 Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận, luận án xây dựng khung lý thuyết truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Ba là, Làm rõ thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH hiện nay. Bốn là, đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là công tác truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH của hệ thống chính trị và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại các tỉnh ĐBSH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Truyền thông là một vấn đề rộng lớn với nhiều loại hình khác nhau, trong khuôn khổ và mục đích, yêu cầu của đề tài luận án chính trị học trên lĩnh vực tư tưởng, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu hoạt động truyền thông đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các quy định của GHPGVN đến với Phật tử, thực chất đây là hoạt động tuyên truyền, một bộ phận của công tác tư tưởng. Hoạt động tuyên truyền trong Phật giáo gọi chung là truyền thông, GHPGVN ở Trung ương và các tỉnh, thành có Ban thông tin - truyền thông. Do đó, trong đề tài này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ truyền thông để tránh những rào cản không cần thiết trong quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào các hoạt động của Phật giáo. Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh ĐBSH, trong đó khảo sát thực tế, điều tra bằng phiếu và phỏng vấn sâu ở một số tỉnh, thành phố là Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, tác giả luận án cũng xử dụng một số kết
  10. 4 quả nghiên cứu, khảo sát của các đồng nghiệp tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định. Về thời gian: nghiên cứu truyền thông phòng, chống từ năm 2014 (khi có Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch với Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo), đến năm 2023. 4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận, khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác tư tưởng, truyền thông; về tôn giáo, tín ngưỡng và phòng, chống MTDĐ; quy định của GHPGVN về MTDĐ. Luận án dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, những lý thuyết tham chiếu khác cũng được áp dụng vào nghiên cứu của đề tài luận án. 4.2.2. Cách tiếp cận Cách tiếp cận chính trị học. Đây là cách tiếp cận nhằm xác định rõ cấu trúc, chỉ ra các bộ phận cấu thành của truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử, từ đó xác định rõ vai trò của từng bộ phận và mối liên hệ giữa chúng. Trong cấu trúc đó, truyền thông xã hội do các cơ quan nhà nước giữ vai trò chủ đạo, trong khi truyền thông của Giáo hội giữ vai trò quan trọng trong việc phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Cách tiếp cận chính trị tư tưởng nhằm giải thích vị trí, vai trò của các nguồn phát, thông điệp, kênh truyền tải, đối tượng tiếp nhận và kết quả đạt được từ truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Cách tiếp cận xã hội học. Cách tiếp cận này nhằm làm rõ thực trạng, hiệu quả, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra của công tác truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH thông qua điều
  11. 5 tra xã hội học (cả trên báo chí và thực tế). Qua đó, có thể thấy những chuyển biến trong nhận thức và thực hành của Phật tử về MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH, được minh chứng bằng các thông tin định tính và định lượng. Cách tiến cận tôn giáo học. Cách tiếp cận này nhằm giải thích rõ mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với MTDĐ; hoạt động MTDĐ trong SHTG của Phật tử; từ đó xác định nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Trên cơ sở ấy, luận án sẽ đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả của truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH hiện nay. 4.2.3. Khung lý thuyết nghiên cứu 4.2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Truyền thông phòng chống MTDĐ trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử có điểm gì khác biệt với các hoạt động truyền thông khác? - Tình trạng MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH như thế nào? Hậu quả có nó ra sao? - Thực trạng công tác thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH ra sao? Hết quả, ưu điểm và hạn chế ra sao? - Vì sao nghiên cứu truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử lại chọn các tỉnh ĐBSH? -Truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử cần lưu ý đến vấn đề gì? Cần có giải pháp gì để tăng cường truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH hiện nay? 4.2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử nhưng rất ít hoặc chưa có công trình nghiên cứu về truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
  12. 6 Giả thuyết thứ hai: truyền thông phòng, chống MTDĐ là một hoạt động phổ biến và quan trọng trong công tác tư tưởng của cấp ủy, chính quyền các cấp. Tuy nhiên, truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử là một hoạt động đặc biệt có những đặc điểm riêng vì gắn với sinh hoạt tôn giáo và đối tượng đặc thù đó là Phật tử. Theo lô gic đó, truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử sẽ có chủ thể, nội dung, phương thức, đối tượng riêng. Giả thuyết thứ ba: Các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung đông đảo Phật tử, đặc điểm truyền thông phòng chống MTDĐ trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở khu vực này có sự khác biệt với các địa phương khác trong cả nước về nhiều mặt. Những năm qua, truyền thông phòng, chống MTDĐ trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở khu vực này đạt được những kết quả tích cực, những cũng còn một số hạn chế, yếu kém, đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Giả thuyết thứ tư: Trong thời gian tới, tình hình MTDĐ trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, yêu cầu về truyền thông phòng, chống MTDĐ trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng ngày càng cao. Nếu có quan điểm và giải pháp đúng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ mới. 4.2.3.3. Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và lý thuyết truyền thông. Lý thuyết này do các nhà khoa học thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền xây dựng từ những năm 1990. Lý thuyết này chỉ bản chất của công tác tư tưởng, hệ thống cấu trúc của công tác tư tưởng gồm các bộ phận như: công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động và các yếu tố cấu thành như: chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức, hiệu quả… Lý thuyết truyền thông là một ngành trong khoa học xã hội, nghiên cứu về bản chất và kết quả của truyền thông đại chúng đối với các cá nhân và xã hội, cũng như
  13. 7 phân tích những nội dung truyền thông và các biểu hiện truyền thông trong thực tế. Với tư cách là một bộ môn khoa học liên ngành, nghiên cứu truyền thông sử dụng các phương pháp và lý thuyết của các ngành khoa học khác như chính trị học, xã hội học, văn hoá học, tâm lý học, tôn giáo học, lý thuyết nghệ thuật, lý thuyết thông tin và kinh tế học. Sử dụng lý thuyết về công tác tư tưởng cho phép luận án làm rõ khái niệm, cấu trúc, loại hình của truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH. Lý thuyết này được sử dụng trong chương 2 phần thao tác khái niệm truyền thông, truyền thông phòng chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Lý thuyết này được sử dụng để làm rõ quan điểm về truyền thông phòng, chống MTDĐ của Đảng, Nhà nước ta và của GHPGVN, chỉ ra những vấn đề cần lưu ý của truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Lý thuyết cấu trúc - chức năng. Lý thuyết này do Durkheim, Weber khởi xướng, được E. Tylor, B. Malinowski phát triển, được xử dụng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội học tôn giáo. Lý thuyết này cho phép luận án nghiên cứu cộng đồng Phật tử ở ĐBSH là một thực thể xã hội đặc biệt, có hệ thống cấu trúc gồm nhiều bộ phận, thiết chế cấu thành và chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể. Đồng thời chỉ ra cấu trúc các loại truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử như các bộ phận trong hệ thống truyền thông phòng, chống MTDĐ được liên kết với nhau thông qua việc thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống MTDĐ trong SHTG. Chức năng để chỉ ra vai trò của truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử trong việc dự phòng và ngăn chặn MTDĐ. Tiếp cận lý thuyết chức năng khi nghiên cứu truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG để thấy được vai trò, tác động, ảnh hưởng của truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Lý thuyết cấu trúc - chức năng được áp dụng ở chương 2 và chương 3 để chỉ ra vai trò, kết quả, tác
  14. 8 động, ảnh hưởng của truyền thông đối với việc phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH hiện nay. 4.2.3.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Toàn bộ các tài liệu, tư liệu thu thập được như sách, báo, tạp chí, báo cáo của chính quyền và Giáo hội, các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án,… tác giả sẽ phân tích, tổng hợp, khái quát để đưa ra những nhận định, đánh giá về công tác truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH. Phương pháp này được sử dụng trong chương tổng quan, chương 2 và chương 3 để phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu, các kết quả đạt được. - Phương pháp điều tra xã hội học. Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và khảo sát qua hệ thống báo chí mạng. Điều tra xã hội học là phương pháp thu thập thông tin qua bảng hỏi với 310 phiếu khảo sát, điều tra ở các tỉnh Ninh Bình (163 phiếu, chiếm 52,58%), Vĩnh Phúc (78 phiếu, 25,16%) và Hà Nội (69 phiếu, 22,25%). Bên cạnh phương pháp định lượng, luận án thực hiện phương pháp định tính với 13 phỏng vấn sâu các chức sắc, Phật tử. Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022 tại một số chùa ở các tỉnh Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Phiếu điều tra đã được xử lý và tổng hợp phục vụ cho việc phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề của đề tài. Để làm rõ thực trạng, nội dung truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử, chúng tôi thống kê các bài viết liên quan đến vấn đề mê tín dị đoan trên báo điện tử, mạng xã hội từ năm 2014 đến đầu năm 2023, với 238 lượt tin, bài về MTDĐ. Trong đó, có 192 bài trên báo chí, mạng xã hội ngoài Phật giáo và 46 bài trên báo trí, báo mạng Phật giáo. - Phương pháp định tính, tác giả luận án tiến hành phỏng vấn sâu một số chức sắc, Phật tử về truyền thông phòng, chống MTDĐ và hiệu quả của truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Qua đó, làm cơ sở cho
  15. 9 những nhận định của mình về truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH hiện nay. - Phương pháp hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. Luận án sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống hóa nguồn tư liệu, tài liệu; phương pháp thống kê để thống kê các số liệu qua các báo cáo, thống kê của các cơ quan nhà nước và của Giáo hội, các tư liệu, tài liệu của tác giả thu thập được qua khảo sát thực tế. Qua đó, tổng hợp, phân tích và so sánh đưa ra những nhận xét, đánh giá về hoạt động MTDĐ và kết quả của truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH hiện nay. 5. Đóng góp mới về khoa học - Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, hệ thống về truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH trên phương diện của khoa học chính trị về công tác tư tưởng. - Đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tính ĐBSH đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án - Xây dựng được hệ thống khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành của truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử, góp phần kiểm chứng, bổ sung, phát triển lý thuyết nghiên cứu về truyền thông và truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG. - Chỉ ra được những mâu thuẫn, thách thức trong truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng nhằm tăng cường truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử ở các tỉnh ĐBSH đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030.
  16. 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả của luận án là cơ sở khoa học làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng của nhà nước, các địa phương hoạch định chính sách cũng như cho GHPGVN trong việc tăng cường truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy trên phương diện chính trị, tư tưởng cũng như những ai quan tâm đến truyền thông phòng, chống MTDĐ trong SHTG của Phật tử. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương 12 tiết.
  17. 11 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về mê tín dị đoan và mê tín dị đoan trong sinh hoạt tôn giáo của Phật tử 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước Mê tín dị đoan là hiện tượng xã hội phổ biến trong lịch sử nhân loại, ở khắp nơi trên thế giới, thu hút được nhiều nhà khoa học nước ngoài quan tâm với nhiều công trình về MTDĐ được công bố. Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ) (1651), Phép giảng tám ngày, dùng thuật ngữ “mê tín dị đoan”, để chỉ các tôn giáo như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng của người Việt. Dưới cái nhìn của giáo sĩ (linh mục) Công giáo, ông xem việc thờ thần, thánh, Phật, tín ngưỡng, tôn giáo khác đều là mê tín (sai lầm); Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo là “dị đoan” (sai lạc, không chính thống, trái với giáo lý Kitô giáo), đạo “dối”, “tà đạo”, trái với “đạo thật”, “đạo thánh” thờ Đức Chúa trời của Công giáo [153, tr.51]. Cuốn Histoire du royaume de Tunquin (Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài), (1651), (154), Đắc Lộ nhận xét người Việt có “rất nhiều dị đoan”, theo ba tôn giáo gọi là tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) và “họ còn thêm nhiều dị đoan khác và trở nên mê tín hơn cả người Tàu” [154, tr.44]. F. Askevis Leherpeux (1988), La supersition (Mê tín dị đoan), định nghĩa mê tín của những người cùng một cộng đồng tôn giáo hay xã hội: “Đó là những niềm tin của một thời kỳ lịch sử nhất định, nay đã trái ngược với những luận thuyết và thực hành của bộ phận đa số của cộng đồng khoa học và/hay của cộng đồng tôn giáo mang tính văn hóa quan trọng nhất” [207, tr.143-144]. Marguerite và Marie Thiollier (1995), Dictionnaire des Religion (Từ điển Tôn giáo học), (180), cho rằng mê tín dị đoan (superstition) là toàn bộ những tín ngưỡng sai lệch với ý thức tôn giáo, thường là những di tích của các
  18. 12 nghi thức có hiệu lực qua các nền văn minh khác nhau. Voltaire cho rằng mê tín đối với tôn giáo cũng như chiêm tinh học đối với thiên văn học, nó là “cô con gái rất điên cuồng của một bà mẹ rất sáng suốt”. Mê tín là những tàn dư ma thuật - tôn giáo thuộc một tâm thức nguyên thuỷ (những điềm xấu đến từ phía bên trái) thường là một phần của folklore, của những ngạn ngữ và tục ngữ. “Mê tín là điều tự nhiên đối với con người, là một phần trong ứng xử, trong thiên kiến của con người: nó mang lại tính chất thiêng liêng cho một số hoàn cảnh; cho cái phi lý hay cái giả khoa học (chiêm tinh): những bái vật, đạo bùa, ngạn ngữ, điềm triệu, vật lấy khước…vẫn còn chứng tỏ tính hiện thực của nó” [180, tr.590-591]. Đới Thần Kinh (2006): Sự phân rã của tín ngưỡng với mê tín (106), cho rằng mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Chẳng hạn, các hiện tượng ma thuật như gọi hồn, xua tà, đuổi quỷ, cầu thần giáng tiên, bói toán, xem tướng, đoán số, cầu cơ, phong thủy âm dương,… vốn là tín ngưỡng của người nguyên thủy, nhưng đến thời phong kiến và thời hiện đại, ma thuật trở thành mê tín, bị các tôn giáo và xã hội phản đối, nghiêm cấm. Mê tín và tín ngưỡng, tôn giáo có quan hệ mật thiết với nhau, có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định, vì vậy cần phải nhìn nhận chúng một cách biện chứng, không cứng nhắc mối quan hệ này. Tác phẩm trên cung cấp cho tác giả cách thức nhìn nhận về mối quan hệ giữa tôn giáo, trong đó có Phật giáo với mê tín, dị đoan. Các tác giả, Jean - BrunẢ Renard, Patrick Legros (2011): Superstitions Croyances et pratiques liées à la chance et à la malchance, từ quan niệm MTDĐ trong mối quan hệ với tôn giáo, lý trí và khoa học, khảo cứu diễn tiến của khái niệm MTDĐ qua một số từ điển. Các học giả phương Tây coi MTDĐ là “sự sợ hãi thần linh thái quá”, là “phù phiếm và đê tiện”; có thể “gây hại và nguy hiểm”, là “kẻ thù của tôn giáo”. Mê tín đối lập với lý trí, “sai lầm, hướng xấu”, trái với lý trí. Nguyên nhân do “dân dốt và khổ” nên sinh ra MTDĐ. Theo
  19. 13 Voltaire “rất khó để chỉ ra giới hạn của sự mê tín”, chừng nào còn bị mù quáng bởi những giới hạn của nền văn hóa và kiến thức của mình [215, tr.16-30]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Nguyễn Đức Lữ (1992, 2007), “Bàn thêm về tín ngưỡng và mê tín dị đoan”; “Hiện tượng mê tín dị đoan ở nước ta hiện nay - Thực trạng, biểu hiện và đặc điểm”, trong sách Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam cho rằng, MTDĐ là hiện tượng xã hội tiêu cực phổ biến trên thế giới nên đều bị các nước phê phán, nhưng nó thường “ăn nhờ ở gửi vào những SHTG làm cho đời sống tâm linh bị vẩn đục” [115, tr.181]. Tín ngưỡng, tôn giáo và MTDĐ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi chúng có điểm chung là miền tin vào cái siêu nhiên, thần bí, ranh giới giữa chúng là rất mong manh, khó xác định. Tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa tín ngưỡng, tôn giáo với MTDĐ, trong khi tín ngưỡng, tôn giáo được xã hội thừa nhận, còn MTDĐ là hiện tượng xã hội tiêu cực, không được xã hội thừa nhận, một niềm tin mê muội, phi nhân tính, phản văn hoá, “đối với người Phật tử trái với Phật pháp là mê tín” [115, tr.185], gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội và cho chính những người có hành vi đó. Mê tín dị đoan biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đã thâm nhập vào SHTG của Phật tử. Việc xác định MTDĐ cần dựa vào hậu quả xã hội tiêu cực của nó; nêu thực trạng, biểu hiện, đặc điểm, loại hình, nguyên nhân và hậu quả của MTDĐ, đề tác giả xuất một số giải pháp, nhấn mạnh đến công tác truyền thông phòng, chống MTDĐ trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Đặng Nghiêm Vạn (1996, 1998, 2003): Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay (198), Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam và Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, cho rằng: “Mê tín thường được coi là niềm tin mê muội, thiếu suy nghĩ, niềm tin vào cái ta coi là nhảm nhí” [198, tr.28]. Nhưng “niềm tin và hành vi” mê tín có khi “nằm ngay trong tôn giáo cả giáo lý lẫn lễ nghi” ở tất cả các tôn giáo, nó “vẫn là một thực thể khách quan cần giáo dục để đi đến từ bỏ” [198, tr.30]. Mê tín là hiện tượng tiêu cực,
  20. 14 gây tác hại cho xã hội, song khó có một ranh giới rõ ràng với những hành vi tôn giáo, tín ngưỡng nên thái độ đối với mê tín cần thận trọng, chỉ nên căn cứ vào hậu quả của hành vi này mà xem xét. Đối với tình trạng MTDĐ trong sinh hoạt Phật giáo, ông viết: “Các chùa cũng tăng phần chay đàn, cầu siêu, cúng sao giải hạn, cầu an, cúng cô hồn, thậm chí cả xóc quẻ, bói toán, mở hàng quán, tổ chức văn nghệ trong chùa để kinh doanh, tăng hòm công đức” [200, tr.287]. Ông đề xuất giải pháp bên cạnh hoàn thiện chính sách, pháp luật cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân. Lê Trung Vũ (2001), Mê tín - biểu hiện và quan niệm (205), liệt kê nhiều hình thức MTDĐ liên quan đến SHTG của Phật tử, như vàng mã, bói toán, cầu cúng người chết; xem ngày, giờ, cầu tự nơi cửa chùa, tử vi, đồng bóng, giải hạn…; chỉ ra ranh giới rất mong manh, khó tách biệt giữa hoạt động MTDĐ và sinh hoạt tôn giáo; MTDĐ nảy sinh trong SHTG do tác động của cơ chế thị trường, gây nên tác hại cho đời sống xã hội, nên cần phải có biện pháp xử lý theo pháp luật; tăng cường vận động, nhất là công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng, chống hoạt động MTDĐ. Đỗ Quang Hưng (2005, 2011), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn (100) và Đời sống tôn giáo Thăng Long - Hà Nội (101), đã chỉ ra những vấn đề “gay gắt” trong SHTG của Phật giáo ở Hà Nội và các tỉnh ĐBSH hiện nay: “Ở nhiều nơi, sinh hoạt Phật giáo có khi trở nên nặng nề, cầu tài, cầu lộc và xen vào đó không ít những biểu hiện thiếu lành mạnh, phô trương và trục lợi” [101, tr.463-464]. Lê Văn Lợi (2012), “Mối quan hệ giữa tôn giáo với đạo đức ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” cho rằng, MTDĐ là hiện tượng xã hội tiêu cực mà bất cứ tôn giáo nào cũng phê phán mê tín, hủ tục, nhưng do tính chất hoang đường, hư ảo, nên tôn giáo là mảnh đất dung dưỡng các hiện tượng mê tín, hủ tục, như hiện tượng đồng cốt, xóc thẻ, bói toán, cầu hồn… vẫn xen vào SHTG. Mê tín,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2